Luận văn Di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa (1986-2009), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung với hai thành phần chính là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, đến năm 1989, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được chính thức thừa nhận và nhanh chóng trở thành một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Sự ra đời của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong đó hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao lưu hàng hoá, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh hơn, làm tăng tính linh hoạt, đa dạng của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng luôn gắn với vai trò tích cực của lao động nữ, nhất là trong một số ngành nghề do đặc thù, tính chất của công việc khó có thể thay thế lao động nữ như các ngành dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất cả nước và là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2006, Thành phố có 15 khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được 1.092 dự án với vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD, 815 doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho khoảng 200 nghìn lao động. Sự phát triển mô hình KCN, KCX ở thành phố Hồ Chí Minh khiến cho đây trở thành nơi tập trung số lượng công nhân công nghiệp đông nhất của cả nước. Trong tổng số gần 7,7 triệu lao động công nghiệp cả nước thì Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 18%; trong tổng số 1.200.000 công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất cả nước thì có tới 15% (khoảng 200.000 người) hiện đang làm việc tại đây. Cơ hội việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh là khá lớn, do vậy, thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực phổ thông từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh thu hút khoảng 50.000 đến 70.000 lao động công nghiệp.

Với chính sách mở cửa, thực hiện sự hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài. Việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã kéo theo sự hình thành của đội ngũ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp này như một nhóm xã hội đặc thù. Trong đó, đáng chú ý là nhóm nữ công nhân lao động. Theo thống kê của Sở Lao động và Thương binh xã hội thành phố Hồ Chí Minh (8/2006) số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố là 342.718 người, trong đó lao động nữ là 240.505 người (chiếm 70,2%). Họ được thu hút vào những ngành nghề như dệt, may, da giầy, thực phẩm Trong nhóm nữ công nhân này, đại đa số là lao động ngoại tỉnh, ngoài ra có một bộ phận thuộc cư dân thành phố Hồ Chí Minh do đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng nay vào làm ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nhiệp. Hầu hết nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là lao động giản đơn làm việc trong các dây chuyền sản xuất, trình độ chuyên môn thấp (thậm chí chỉ biết thao tác một vài công đoạn sản phẩm), lại không được đào tạo nâng cao tay nghề nên khả năng thăng tiến trong công việc của họ hầu như không có. Bên cạnh đó, xu hướng luân chuyển nghề nghiệp nhiều lần của nhóm nữ công nhân này đang là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, mức luân chuyển lao động giữa các công ty nước ngoài là 43%. Do sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động, đặc biệt là lao động nữ không cao, nên đa số họ sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp để chuyển sang một doanh nghiệp khác có những điều kiện làm việc hấp dẫn hơn. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới. Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất - kinh doanh, có doanh nghiệp phá sản, nhiều công nhân phải chuyển đổi công việc hoặc bị mất việc làm. Trong tương quan chung, lao động nữ càng bị tác động mạnh của thực trạng này và gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất - kinh doanh và tổ chức đời sống.

 

doc112 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
di ®éng x· héi cña n÷ c«ng nh©n trong c¸c doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi ë khu c«ng nghiÖp t©n b×nh, thµnh phè Hå ChÝ Minh HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13 1.1. Một số khái niệm 13 1.2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu 22 1.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động nữ 31 Chương 2: THỰC TRẠNG DI ĐỘNG Xà HỘI CỦA NỮ CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 39 2.2. Thực trạng di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình 45 Chương 3: : MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG DI ĐỘNG Xà HỘI CỦA NỮ CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 58 3.1. Một số yếu tố tác động đến di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình 58 3.2. Xu hướng di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh 70 3.3. Một số giải pháp nâng cao vị thế của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 72 KẾT LUẬN 82 KHUYẾN NGHỊ 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 94 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNSX : Công nhân sản xuất CNKT : Công nhân kỹ thuật DN : Doanh nghiệp HĐLĐ : Hợp đồng lao động KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông THCN : Trung học chuyên nghiệp TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Sự biến đổi cơ cấu ngành công nghiệp TP HCM năm 2001 – 2005 40 Bảng 2.2. Sự phát triển của lực lượng lao động ở các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh từ 1993 - 2006 42 Bảng 2.3. Lao động Việt Nam làm việc ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2000 - 2005 46 Bảng 2.4. Nghề nghiệp cha, mẹ của đối tượng điều tra trước khi trở thành công nhân trong KCN 50 Bảng 3.1. Thời gian đào tạo nghề của nữ công nhân 61 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nơi ở trước khi trở thành công nhân KCN 46 Biểu đồ 2.2. Lý do trở thành công nhân trong khu công nghiệp 48 Biểu đồ 2.3. Tương quan giữa giới tính và công việc hiện nay 51 Biểu đồ 2.4. Tương quan giữa thâm niên công tác và mức độ thay đổi nơi làm việc 54 Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa giới tính và trình độ học vấn 59 Biểu đồ 3.2. Mong muốn của nữ công nhân trong quá trình sản xuất 66 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa (1986-2009), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung với hai thành phần chính là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, đến năm 1989, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được chính thức thừa nhận và nhanh chóng trở thành một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Sự ra đời của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong đó hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao lưu hàng hoá, khai thác những tiềm năng sẵn có để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh hơn, làm tăng tính linh hoạt, đa dạng của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng luôn gắn với vai trò tích cực của lao động nữ, nhất là trong một số ngành nghề do đặc thù, tính chất của công việc khó có thể thay thế lao động nữ như các ngành dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản… Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất cả nước và là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2006, Thành phố có 15 khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được 1.092 dự án với vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD, 815 doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho khoảng 200 nghìn lao động. Sự phát triển mô hình KCN, KCX ở thành phố Hồ Chí Minh khiến cho đây trở thành nơi tập trung số lượng công nhân công nghiệp đông nhất của cả nước. Trong tổng số gần 7,7 triệu lao động công nghiệp cả nước thì Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 18%; trong tổng số 1.200.000 công nhân của các khu công nghiệp, khu chế xuất cả nước thì có tới 15% (khoảng 200.000 người) hiện đang làm việc tại đây. Cơ hội việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh là khá lớn, do vậy, thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực phổ thông từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh thu hút khoảng 50.000 đến 70.000 lao động công nghiệp. Với chính sách mở cửa, thực hiện sự hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài. Việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã kéo theo sự hình thành của đội ngũ công nhân làm việc trong các doanh nghiệp này như một nhóm xã hội đặc thù. Trong đó, đáng chú ý là nhóm nữ công nhân lao động. Theo thống kê của Sở Lao động và Thương binh xã hội thành phố Hồ Chí Minh (8/2006) số lượng công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố là 342.718 người, trong đó lao động nữ là 240.505 người (chiếm 70,2%). Họ được thu hút vào những ngành nghề như dệt, may, da giầy, thực phẩm… Trong nhóm nữ công nhân này, đại đa số là lao động ngoại tỉnh, ngoài ra có một bộ phận thuộc cư dân thành phố Hồ Chí Minh do đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng nay vào làm ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nhiệp. Hầu hết nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là lao động giản đơn làm việc trong các dây chuyền sản xuất, trình độ chuyên môn thấp (thậm chí chỉ biết thao tác một vài công đoạn sản phẩm), lại không được đào tạo nâng cao tay nghề nên khả năng thăng tiến trong công việc của họ hầu như không có. Bên cạnh đó, xu hướng luân chuyển nghề nghiệp nhiều lần của nhóm nữ công nhân này đang là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, mức luân chuyển lao động giữa các công ty nước ngoài là 43%. Do sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động, đặc biệt là lao động nữ không cao, nên đa số họ sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp để chuyển sang một doanh nghiệp khác có những điều kiện làm việc hấp dẫn hơn. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới. Sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất - kinh doanh, có doanh nghiệp phá sản, nhiều công nhân phải chuyển đổi công việc hoặc bị mất việc làm. Trong tương quan chung, lao động nữ càng bị tác động mạnh của thực trạng này và gặp nhiều khó khăn hơn trong sản xuất - kinh doanh và tổ chức đời sống. Đây là những lý do để tác giả lựa chọn vấn đề: Di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Giai cấp công nhân là chủ đề nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có Xã hội học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về giai cấp công nhân như sau: Cuốn sách “Xu hướng biến động của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI” của Viện Công nhân và công đoàn - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xuất bản năm 2001 đã chỉ ra những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam trong nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; sự biến đổi cơ cấu đội ngũ của công nhân trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cuốn sách cũng đã đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam, những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến xu hướng biến đổi đó; đặc biệt là sự tác động của toàn cầu hóa và kinh tế tri thức lên đội ngũ công nhân. Từ đó, đưa ra những phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cuốn“Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” do Viện Công nhân và công đoàn xuất bản năm 2003. Cuốn sách đã khái quát tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thực trạng đội ngũ công nhân, lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đội ngũ công nhân, lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được mô tả khá toàn diện về cơ cấu, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, quan hệ lao động (hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thu nhập và đời sống, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện làm việc, an toàn và vệ sinh lao động, tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động). Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập tới thực trạng hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, những tồn tại và bài học kinh nghiệm về hoạt động công đoàn ở các doanh nghiệp này. Từ đó, đưa những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Viện Công nhân và công đoàn xuất bản năm 2004. Cuốn sách đã tập trung làm rõ khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam, thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam về cơ cấu xã hội, chất lượng, tình hình việc làm và đời sống của công nhân, vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đổi mới. Cuốn sách cũng chỉ ra những nhân tố tác động và xu hướng biến động của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Từ đó đề ra những giải pháp xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng quan khoa học: “Thực trạng của đội ngũ công nhân thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ này trong giai đoạn hiện nay” của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do PGS, TS. Nguyễn Đăng Thành làm chủ nhiệm đề tài (tháng 8 năm 2007). Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá, tổng kết thực trạng và chỉ ra những vấn đề của đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, phân tích dự báo một số xu hướng biến đổi của công nhân trong bối cảnh của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đề xuất một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của đội ngũ công nhân thành phố Hồ Chí Minh góp phần vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Bên cạnh đó còn có nghiên cứu của Viện Xã hội học về “Nguồn bổ sung lực lượng cho đội ngũ công nhân trong những năm qua” (trường hợp thành phố Hà Nội). Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung vào tìm hiểu và phân tích sự thay đổi trong nguồn bổ sung lực lượng cho đội ngũ công nhân trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua. Như vậy, có thể thấy những công trình nghiên cứu, sách báo, bài viết có liên quan đến đề tài giai cấp công nhân đã đi vào ba nội dung chính: Thứ nhất, mô tả thực trạng của giai cấp công nhân về cơ cấu, quan hệ lao động (hợp đồng lao động, tiền lương, điều kiện lao động…) Thứ hai, dự báo xu hướng phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI. Thứ ba, đề xuất mục tiêu, phương hướng, giải pháp để xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, di động xã hội của công nhân, đặc biệt là nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa trở thành đối tượng nghiên cứu và tiếp cận theo hướng Xã hội học. Bằng việc lựa chọn đề tài “Di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả hy vọng luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực nghiên cứu về giai cấp công nhân và khía cạnh nghiên cứu về giới ở nước ta hiện nay. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Làm rõ thực trạng di động xã hội và những nhân tố cơ bản tác động đến sự di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở đó đưa ra một số dự báo về xu hướng biến đổi của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật lao động và chính sách xã hội đối với lao động nữ trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài; Vận dụng các lý thuyết, cách tiếp cận và khái niệm liên quan vào lý giải, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Cụ thể: Lý thuyết sự lựa chọn duy lý, lý thuyết cung - cầu, lý thuyết tiếp cận giới trong phân tích về di động xã hội của lao động nữ; các khái niệm: di động xã hội, công nhân lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI)... - Khảo sát, mô tả và phân tích thực trạng di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu những nhân tố cơ bản tác động đến sự di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình . - Đưa ra một số dự báo về xu hướng biến đổi của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Khách thể nghiên cứu Nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: Tháng 5, 6 năm 2009. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận - Quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lao động nữ. - Vận dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý; lý thuyết cung - cầu; lý thuyết giới vào tìm hiểu di động xã hội của nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp định tính (phỏng vấn sâu): tiến hành phỏng vấn sâu 10 trường hợp. Trong đó, phỏng vấn sâu 5 nữ công nhân; 2 cán bộ công đoàn cơ sở; 2 cán bộ quản lý trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 1 cán bộ quản lý khu công nghiệp Tân Bình. - Phương pháp định lượng: Phỏng vấn bằng bảng ankét. Sử dụng 250 bảng Ankét với 140 nữ và 110 công nhân nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình. Dữ liệu thu thập được nhập vào phần mềm SPSS version 15.0 để tiến hành phân tích: Phân tích mô tả (bảng tần xuất): cung cấp thông tin chung về di động xã hội của nữ công nhân làm việc trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Phân tích nhị biến (tương quan hai chiều): Kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng biến độc lập với di động xã hội của nữ công nhân. Kiểm định X2 được sử dụng để xem xét mức độ mối quan hệ giữa các biến số. - Phương pháp chọn mẫu: Đề tài lựa chọn phương pháp chọn mẫu cụm (cluster sampling) và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn được 250 công nhân (140 công nhân nữ và 110 công nhân công nhân nam) để tiến hành nghiên cứu. Bước 1: Phân chia các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình thành 5 nhóm theo ngành sản xuất: Nhóm 1: Chế biến thực phẩm Nhóm 2: Dệt may, da giày Nhóm 3: Bao bì, giấy Nhóm 4: Cơ khí, máy móc, điện tử Nhóm 5: Khác Mỗi nhóm ngành này được coi là một cụm. Lập danh sách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc 5 cụm và dùng danh sách này làm khung mẫu. Bước 2: Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra từ mỗi cụm 1 doanh nghiệp. Như vậy, đến bước thứ 2 này đã chọn được 5 doanh nghiệp thuộc 5 nhóm ngành khác nhau. Đó là các doanh nghiệp sau: 1. Công ty TNHH ACECOOK Việt Nam (Lô II, đường số 11, nhóm CN II, KCN Tân Bình): sản xuất mì ăn liền. 2. Công ty TNHH Han Yang ES Vina (Lô III 1A nhóm CN III, KCN Tân Bình): Sản xuất các sản phẩm dệt may, thêu. 3. Công ty Liên doanh bao bì Mivi Pack (Lô III – 12, đường số 1, nhóm CN III, KCN Tân Bình): Sản xuất và in bao bì nhựa. 4. Công ty TNHH Gulliver (MGA Corp) (Lô III 1B cụm 3, đường số 1, nhóm CN II, KCN Tân Bình): Sản xuất các sản phẩm nhựa, linh kiện điện tử, xe máy, xe hơi. 5. Công ty TNHH in ấn SHENG HWAFONG (Lô II – 6D nhóm CN II, đường 11, KCN Tân Bình): Sản xuất các loại nhãn hàng hóa, dây đai, các loại máy đóng gói bao bì. Theo báo cáo của đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát đây là 5 công ty có tỷ lệ lao động nữ khá cao: trường hợp đặc biệt như công ty TNHH Han Yang ES Vina do tính chất may, thêu phù hợp với nữ nên tỷ lệ lao động nữ trong công ty chiếm gần 80%. Tỷ lệ lao động nữ của công ty TNHH ACECOOK Việt Nam là 62%; công ty Liên doanh bao bì Mivi Pack là 54%, công ty TNHH Gulliver là 40% và công ty TNHH in ấn SHENG HWAFONG là 51%. Bước 3: Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mỗi doanh nghiệp 28 công nhân nữ và 22 công nhân nam để tiến hành nghiên cứu. Việc thực hiện các bước như trên đảm bảo cho số công nhân được nghiên cứu hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người nghiên cứu. Đảm bảo mọi công nhân, đặc biệt là công nhân nữ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình đều có cơ hội được lựa chọn để nghiên cứu. 6. Giả thuyết, các biến và khung lý thuyết nghiên cứu 6.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đa số là lao động công nghiệp di cư từ lao động nông nghiệp, nông thôn. Giả thuyết 2: Trên thị trường lao động, di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chủ yếu là di động ngang. Giả thuyết 3: Nhu cầu của doanh nghiệp và năng lực cá nhân có tác động đến sự di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 6.2. Khung lý thuyết và hệ biến số Hệ biến số * Biến số độc lập: - Chất lượng của nữ công nhân trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài + Trình độ học vấn + Trình độ chuyên môn - Mức độ gắn kết giữa nữ công nhân với doanh nghiệp. - Mong muốn của nữ công nhân trong quá trình sản xuất. - Cơ chế tuyển dụng và sử dụng lao động nữ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. * Biến số phụ thuộc: Di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó có: - Di động nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình nữ công nhân (2 thế hệ: bố, mẹ - con). - Di động nghề nghiệp trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN - Di động về nghề nghiệp trên thị trường lao động. * Biến số can thiệp: - Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; - Chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với lao động nữ; Khung lý thuyết Cơ chế tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động nữ của DN Chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế Thị trường lao động Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của nữ công nhân Di động xã hội của nữ công nhân: - Di động nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình - Di động xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. - Di động nghề nghiệp trên thị trường lao động. Mong muốn của nữ công nhân trong quá trình sản xuất Mức độ gắn kết của nữ công nhân với doanh nghiệp 7. Đóng góp về khoa học của luận văn - Bổ sung thêm thông tin hữu ích cho những nghiên cứu về cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay cũng như những nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này, cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách liên quan đến lao động nữ. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy, nghiên cứu về chủ đề này. 8. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm: mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số yếu tố tác động và xu hướng di động của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số kiến nghị về chính sách xã hội đối với lao động nữ. NỘI DUNG CHƯƠNG 1:Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Di động xã hội Di động xã hội, còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội là khái niệm xã hội học dùng để chỉ sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội. Thực chất di động xã hội là sự thay đổi vị trí trong hệ thống phân tầng xã hội. Vấn đề di động xã hội liên quan đến việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan tới điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội. Nội dung của di động xã hội bao gồm các vấn đề về cường độ, khối lượng, phương hướng, phương pháp, sự ổn định các xu hướng chuyển dịch, những thay đổi về cơ cấu xã hội và các mối liên hệ của nó với những biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và các lĩnh vực đời sống xã hội khác. Những chuyển dịch theo chiều hướng lên cao hoặc xuống thấp, có thể mang tính tạm thời hay kiên định. Người ta có thể phân biệt di động xã hội theo hai khía cạnh khác nhau. Một là di động giữa các thế hệ (intergenerational mobility): thế hệ con cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn so với địa vị của thế hệ cha mẹ họ. Đây là một trong những hình thức di động quan trọng trong xã hội. Khi nghiên cứu, xem xét những thay đổi về địa vị xã hội - nghề nghiệp của cá nhân hay nhóm xã hội cho thấy những nghề nghiệp, việc làm mà họ phải trải qua trong những giai đoạn nhất định, biểu đạt sự di động giữa các thế hệ của họ, nghĩa là sự thay đổi địa vị xã hội của họ so với cha mẹ họ. Hai là di động trong thế hệ (intragenerational mobility): Trong dòng di chuyển hiện nay của các cá nhân, nhóm xã hội sẽ có những cá nhân luôn thay đổi nơi cư trú, nghề nghiệp, việc làm. Và sau một thời gian nhất định, có thể so sánh sự thay đổi địa vị xã hội - nghề nghiệp cũng như địa vị xã hội - cư trú của họ. Di động xã hội được xác định như là sự vận động của các cá nhân hay một nhóm xã hội từ vị trí, địa vị xã hội này sang vị trí, địa vị xã hội khác. Vì vậy, khi nghiên cứu di động xã hội, các nhà xã hội học còn chú ý tới các hính thức di động khác: di động theo chiều dọc và di động theo chiều ngang. Di động ngang chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân hay nhóm xã hội trong cùng một tầng lớp xã hội. Điều này thể hiện rõ trong sự dịch chuyển địa vị việc làm. Đó chính là sự chuyển dịch từ một vị trí này tới một vị trí khác trong cùng một hạng tương ứng trong cấu trúc nghề nghiệp. Di động dọc là khái niệm chỉ sự thay đổi địa vị xã hội của cá nhân hay nhóm xã hội từ địa vị xã hội thấp lên tầng lớp có địa vị xã hội cao trong hệ thống xã hội (thăng tiến xã hội) hay ngược lại, từ tầng lớp có địa vị xã hội cao sang tầng lớp xã hội có địa vị xã hội thấp (suy giảm xã hội). Hay nói cách khác, di động dọc là sự chuyển dịch từ một vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác thuộc thứ hạng cao hơn hay thấp hơn. Đáng chú ý là, di động xã hội trong xã hội học chủ yếu nói tới dạng địa vị đạt được (giành được), chứ không phải là địa vị gắn cho (sẵn có). Ngoài các dạng di động xã hội nêu trên có thể nêu hai loại nữa. Thứ nhất, di động cơ cấu: Đây là sự di động xã hội với tư cách là kết quả của sự thay đổi trong quá trình phân phối các địa vị trong xã hội. Di động cơ cấu diễn ra bất chấp quy tắc thống trị của địa vị. Thứ hai, là di động trao đổi. Trong dạng di động này, một số người thăng tiến (di động lên) thay vào vị trí của một số người khác di động xuống, kết quả tạo nên sự cân bằng của cơ cấu xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng tới di động xã hội như: điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ học vấn, yếu tố giới, nơi cư trú, thành phần xuất thân, thâm niên công tác, lứa tuổi, tôn giáo… Ngoài các loại di động xã hội ở trên đề tài còn tìm hiểu sự di động về địa lý (di động về cư trú) và di động trong công việc của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Di động về địa lý: Tính di động về địa lý hay không gian được định nghĩa như là sự thay đổi của các cá thể giữa các đơn vị của một hệ thống không g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan_van.doc
Tài liệu liên quan