Luận văn Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng

Quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 102/2005/CP ngày 05/08/2005 của Chính phủ trên cơ sở 3 xã của huyện Hòa Vang và phường Khuê Trung - quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, để hình thành nên 6 phường trực thuộc quận. Sự hình thành quận Cẩm Lệ là kết quả của quá trình xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua nhằm phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội và là động lực phát triển của khu vực kinh tế miền Trung và Tây Nguyên trong thời kỳ CNH - HĐH theo tinh thần Nghị quyết 33- NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, với sự hình thành quận Cẩm Lệ, đây là bước phát triển mới nhằm mở rộng và phát triển không gian đô thị của thành phố về phía tây nam theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 903/1997/QĐ- TTg ngày 23/10/1997. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển quận Cẩm Lệ trong thời kỳ CNH - HĐH giai đoạn 2006 - 2010 là một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu trên.

Với đặc thù là một quận mới thành lập còn mang tính chất của một vùng "nửa thành thị, nửa nông thôn", có vị trí địa lý ở cửa ngõ về phía tây nam của thành phố, đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân còn thấp. Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền của quận trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm về sau là nhanh chóng khắc phục những hạn chế, nhược điểm, khai thác những tiềm năng và điều kiện hiện có để đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển quận trên địa bàn nhằm xây dựng quận trở thành một địa bàn phát triển, một vùng đô thị mới hiện đại văn minh đang trở thành vấn đề cấp thiết không những là nỗi trăn trở của Đảng bộ và nhân dân quận Cẩm Lệ mà còn là nhiệm vụ nặng nề của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.

Là người trực tiếp tham gia quản lý nhà nước của quận, trước vấn đề đặt ra như trên, tôi chọn đề tài: "Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng " làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành: Quản lý kinh tế.

 

doc93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quận Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 102/2005/CP ngày 05/08/2005 của Chính phủ trên cơ sở 3 xã của huyện Hòa Vang và phường Khuê Trung - quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, để hình thành nên 6 phường trực thuộc quận. Sự hình thành quận Cẩm Lệ là kết quả của quá trình xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua nhằm phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội và là động lực phát triển của khu vực kinh tế miền Trung và Tây Nguyên trong thời kỳ CNH - HĐH theo tinh thần Nghị quyết 33- NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, với sự hình thành quận Cẩm Lệ, đây là bước phát triển mới nhằm mở rộng và phát triển không gian đô thị của thành phố về phía tây nam theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 903/1997/QĐ- TTg ngày 23/10/1997. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển quận Cẩm Lệ trong thời kỳ CNH - HĐH giai đoạn 2006 - 2010 là một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu trên. Với đặc thù là một quận mới thành lập còn mang tính chất của một vùng "nửa thành thị, nửa nông thôn", có vị trí địa lý ở cửa ngõ về phía tây nam của thành phố, đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân còn thấp. Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền của quận trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm về sau là nhanh chóng khắc phục những hạn chế, nhược điểm, khai thác những tiềm năng và điều kiện hiện có để đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển quận trên địa bàn nhằm xây dựng quận trở thành một địa bàn phát triển, một vùng đô thị mới hiện đại văn minh đang trở thành vấn đề cấp thiết không những là nỗi trăn trở của Đảng bộ và nhân dân quận Cẩm Lệ mà còn là nhiệm vụ nặng nề của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng trong những năm tới. Là người trực tiếp tham gia quản lý nhà nước của quận, trước vấn đề đặt ra như trên, tôi chọn đề tài: "Định hướng và giải phỏp quản lý nhà nước nhằm phỏt triển kinh tế trờn địa bàn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng " làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành: Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trên phạm vi cấp quận (huyện) về kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn. Đã có một số tạp chí chuyên ngành, một số luận văn, luận án, có nghiên cứu xoay quanh nội dung quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trên các ngành, lĩnh vực cụ thể như thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp… Kể từ khi triển khai Chương trình Nghị sự số 21 về phát triển bền vững, công tác quản lý nhà nước về kinh tế cấp quận được chú ý hơn và được gắn với phát triển bền vững. Tuy nhiên, hầu hết các bài báo, tạp chí tập trung khai thác một số khía cạnh cụ thể của công tác quản lý nhà nước về kinh tế trên các lĩnh vực nhất định. Luận văn, luận án nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước khá đồ sộ, tập trung giải quyết hầu hết các lĩnh vực của công tác quản lý nhà nước như luận án tiễn sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Hữu Từ (2005) với tiêu đề: "Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về tài chính ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" hay luận án của tác giả Phạm Văn Vận với đề tài: "Một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với công nghiệp trên lãnh thổ trong cơ chế thị trường (lấy tỉnh Nam Hà làm ví dụ)"; luận án tiễn sĩ của Trịnh Quang Hảo: "Đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cho phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam"… Công trình khá gần với đề tài phải kể đến luận án PTS Khoa học Kinh tế của tác giả Trần Đình Song (1993): "Nâng cao hiệu quả việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền cấp quận". Mặc dù đối tượng nghiên cứu đều tập trung vào quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn cấp quận nhưng thời gian nghiên cứu của luận án từ trước 1993 do đó một số nội dung trong công tác quản lý nhà nước đã có nhiều thay đổi, mặt khác đề tài này tác giả nghiên cứu cấp quận nói chung, do đó những kết luận rút ra mang tính định hướng chung và cần được xem xét khi vận dụng vào một địa bàn cụ thể với những điều kiện đặc thù. Tóm lại, mặc dù có nhiều công trình tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trên địa bàn quận nhưng chưa có công trình nào giải quyết một cách toàn diện, thấu đáo nội dung quản lý nhà nước về kinh tế ở Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng về tiềm năng, thế mạnh riêng và những hạn chế mang tính đặc thù. Để thực hiện đề tài, tác giả có chú trọng kế thừa một số ý tưởng trong các công trình đã công bố nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản, cũng như tìm kiếm các giải pháp cho địa bàn nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ căn cứ lý luận, phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu - Xây dựng căn cứ lý luận làm khung lý thuyết về vai trò quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn quận nói riêng. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu để làm cơ sở, tiêu chuẩn đo lường về những vấn đề cần giải quyết của đề tài. - Tổng hợp, phân tích và đánh giá về tình hình phát triển kinh tế và thực trạng quản lý nhà nước tác động tới phát triển kinh tế trong một số năm qua trên địa bàn nghiên cứu. Qua đó rút ra được những hạn chế cần giải quyết. - Xác định quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế của quận trong giai đoạn 2006 - 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế của cấp quận. Trong đó trọng tâm là vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước cấp quận tác động tới sự phát triển kinh tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những nhân tố kinh tế chủ yếu trực tiếp chi phối sự phát triển kinh tế, nội dung chủ yếu về chức năng, quyền hạn của quản lý nhà nước cấp quận đối với lĩnh vực kinh tế; các nội dung khác của quản lý nhà nước cấp quận chỉ được đề cập ở mức độ nhất định để phục vụ cho mục tiêu của đề tài. - Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng từ năm 2005 đến nay và đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài - Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết về phát triển KT-XH của Thành phố Đà Nẵng, các lý thuyết kinh tế hiện đại có sự lựa chọn thích hợp với điều kiện Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hóa những vấn đề chung về phát triển kinh tế, những căn cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế cấp quận trong điều kiện hiện nay. Phương pháp phân tích số liệu định lượng: Trên cơ sở những số liệu thu thập được và những số liệu qua khảo sát thực tế, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng theo nhóm vấn đề nghiên cứu nhằm phục vụ nội dung nghiên cứu và các kết luận tổng hợp. Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh nhằm đề xuất những kết luận về định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn quận Cẩm Lệ. Phương pháp phỏng vấn sâu, ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia trên lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời tham khảo ý kiến của những người trực tiếp hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với cấp quận trong giai đoạn hiện nay. - Vai trò, vị trí của chính quyền cấp quận đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế thời kỳ CNH - HĐH trong điều kiện hội nhập quốc tế. 6.2. Về thực tiễn - Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình của quận trong các năm qua, nhằm làm rõ bức tranh toàn cảnh về các lĩnh vực KT - XH của quận trong mối tương quan với các địa phương bạn trong thành phố và cả thành phố nói chung. Điều này là rất cần thiết cho cấp uỷ Đảng và chính quyền quận trong việc hoạch định kế hoạch phát triển KT - XH của quận mình trong giai đoạn 5 năm tới và những năm tiếp theo. - Góp phần xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển của quận trong giai đoạn 2006 - 2010. Đồng thời đề xuất các giải pháp cần tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu phát triển của quận Cẩm Lệ thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. - Là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan quản lý nhà nước của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết thành 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế cấp quận trong giai đoạn hiện nay 1.1. Những căn cứ để xác định chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế cấp quận 1.1.1. Phát triển kinh tế và thước đo phát triển kinh tế * Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng của đời sống kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế. Muốn phát triển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trước hết xã hội phải có thêm của cải, tức là năng lực của nền sản xuất phải được mở rộng hay nền kinh tế phải tăng trưởng. Những nước có nền kinh tế phát triển trước hết nền kinh tế phải tăng trưởng với tốc độ cao trong thời gian dài. Cũng vì vậy, các nước nghèo, lạc hậu muốn tạo ra sự phát triển kinh tế phải coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu số 1 trong chiến lược kinh tế - xã hội của mình. Tăng trưởng kinh tế được quan niệm là sự gia tăng về số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, là kết quả của tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng bằng cách đầu tư thêm tư liệu sản xuất, sức lao động và theo chiều sâu bằng cách ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, nâng cao tri thức, trình độ lành nghề, kỷ luật cho người lao động… Tăng trưởng kinh tế còn được quan niệm là sự gia tăng của thu nhập bình quân trên đầu người. Xét trên góc độ kinh tế, tăng trưởng kinh tế có tính hai mặt: lợi ích và chi phí. Tăng trưởng kinh tế có rất nhiều lợi ích, là cơ sở, là điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề quan trọng bậc nhất để phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế - xã hội như: khoa học, giáo dục, y tế, thể dục thể thao… Do những lợi ích đó, tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết với tất cả các quốc gia. Với các nước nghèo, lạc hậu, tăng trưởng kinh tế càng quan trọng vì mức thu nhập, mức sống của dân cư rất thấp, nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội còn ở trình độ thấp, lạc hậu… Mặt thứ hai của tăng trưởng kinh tế là chi phí. Nền kinh tế tăng trưởng càng nhanh, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên càng lớn và vì vậy tài nguyên càng sớm bị cạn kiệt, môi trường càng bị tổn hại, ô nhiễm. Nền kinh tế tăng trưởng càng nhanh, càng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: phân hóa giàu nghèo, sự phát triển của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội… Nền kinh tế tăng trưởng càng nhanh, chi phí càng lớn. Thứ hai, cơ cấu kinh tế theo ngành thay đổi theo hướng tiến bộ. Theo cách phân chia hiện đại, nền kinh tế gồm ba khu vực: khu vực I bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng; khu vực II gồm có công nghiệp và xây dựng; khu vực III là khu vực dịch vụ bao gồm các ngành như ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, giao thông vận tải, thông tin bưu điện… Khu vực I có hai đặc điểm: phụ thuộc nặng nề vào tự nhiên; năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, trong cơ cấu các ngành kinh tế, khu vực I càng chiếm tỷ trọng lớn, khu vực II và III càng chiếm tỷ trọng nhỏ thì nền kinh tế càng phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng thấp. Và ngược lại, khu vực I chiếm tỷ trọng càng nhỏ… nền kinh tế càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng cao. Bởi vậy, cơ cấu kinh tế theo ngành thay đổi theo hướng: khu vực I giảm về tỷ trọng, khu vực II và III tăng về tỷ trọng được coi là tiến bộ và sự thay đổi đó là một nội dung của phát triển kinh tế. Thứ ba, những tiến bộ kinh tế chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Nền kinh tế tăng trưởng, cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi tiến bộ chủ yếu phải do các nguyên nhân bên trong, do các nguồn lực trong nước. Do vậy, việc đề cao nội lực là cần thiết và đúng đắn. Thứ tư, chất lượng cuộc sống của dân cư không ngừng được nâng cao, người dân phải được thụ hưởng những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Chất lượng cuộc sống được thể hiện ở mức thu nhập; tuổi thọ; mức độ thụ hưởng các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục; cơ hội lựa chọn trong việc thoả mãn các nhu cầu; sự đảm bảo về an ninh… Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế có nội dung rộng hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế mới chỉ đề cập tới những thay đổi về lượng của nền kinh tế thì phát triển kinh tế không những đề cập tới những thay đổi về lượng, mà còn bao hàm cả những thay đổi về chất. * Các thước đo phát triển kinh tế Để đo lường mức độ phát triển kinh tế có rất nhiều thước đo. Có thể chia các thước đo thành bốn nhóm cơ bản sau đây: Nhóm 1: Các thước đo tăng trưởng kinh tế a. Tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân Để xác định được mức tăng trưởng của nền kinh tế, trước hết phải xác định được quy mô của nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) là giá trị của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và cung ứng bởi các yếu tố sản xuất trên phạm vi một quốc gia (hay lãnh thổ) trong một năm. Đây là thước đo quan trọng, phản ánh tương đối chính xác quy mô của các hoạt động kinh tế của một quốc gia, một ngành, địa phương hay khu vực. Theo các cách xác định trên đây, GDP phản ánh năng lực sản xuất, mức thu nhập hoặc mức tiêu dùng trong phạm vi một quốc gia, một ngành, một địa phương mà không kể đến quyền sở hữu năng lực sản xuất, mức thu nhập đó. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product) là toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ do công dân của một nước sản xuất và cung ứng bất kể là ở trong nước hay ở nước ngoài trong một năm. Như vậy, GNP phản ánh năng lực sản xuất hoặc mức thu nhập thật sự của nhân dân một nước. Khi sử dụng thước đo GDP và GNP chỉ đo lường được quy mô của các hoạt động kinh tế mà không đo lường đầy đủ hiệu quả của chúng; ở các nước đang phát triển, GDP và GNP danh nghĩa thường nhỏ hơn quy mô các hoạt động kinh tế vì tính chất tự cung, tự cấp còn rất đậm nét và vì thế một bộ phận sản phẩm và dịch vụ không phải là hàng hóa do đó không tính được hết vào GDP và GNP. b. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đó là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa phần tăng thêm của GDP (hoặc GNP) so với GDP (hoặc GNP) của năm gốc so sánh. Đây là thước đo hết sức quan trọng, trực tiếp đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể tính cho quy mô của nền kinh tế hay theo bình quân đầu người. c. Chỉ số giá cả CPI (Consumer Price Index) Sự thay đổi của GDP và GNP có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thay đổi của giá cả. Muốn biết tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế là bao nhiêu, người ta phải loại bỏ tác động của giá cả bằng cách lấy GDP hoặc GNP danh nghĩa chia cho chỉ số giá cả. d. Sức mua ngang giá PPP (Purchasing Power Parity) Mức giá của hàng hóa và dịch vụ ở các quốc gia không giống nhau. Do đó, để có thể so sánh chính xác hơn GDP hoặc GNP của các quốc gia, cần phải sử dụng thước đo sức mua ngang giá PPP. Nhóm 2: Các thước đo cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là một nội dung của phát triển kinh tế. Để đo lường cơ cấu kinh tế, người ta sử dụng các thước đo chủ yếu sau đây: a. Tỷ trọng các ngành trong GDP Đây là thước đo trực tiếp đo lường cơ cấu kinh tế. Thước đo này cho biết mức độ phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế thể hiện ở chỗ: tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng ngày càng giảm xuống; tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng lên. b. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế do cơ cấu các ngành kinh tế quy định. Do đó, cơ cấu lao động là sự phản ánh trình độ phát triển của cơ cấu kinh tế. c. Cơ cấu dân cư theo khu vực thành thị - nông thôn Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ cũng là quá trình đô thị hóa. Điều đó làm cho tỷ lệ dân cư sống ở thành thị ngày càng tăng, tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn ngày càng giảm. Bởi vậy, cơ cấu dân cư theo khu vực thành thị và nông thôn là thước đo cơ cấu kinh tế. d. Tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu trong GDP và cơ cấu xuất nhập khẩu Tỷ trọng và cơ cấu xuất nhập khẩu không chỉ phản ánh mức độ phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia, mà còn phản ánh cơ cấu các ngành kinh tế. Trong nền kinh tế mở, những ngành có tiềm năng, có lợi thế sẽ có điều kiện phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nhóm 3: Các thước đo động lực của các tiến bộ kinh tế a. Tỷ lệ vốn đầu tư nội địa trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế Vốn là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng, phát triển kinh tế. Nếu nguồn vốn trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế thì có thể kết luận rằng những tiến bộ kinh tế xuất phát từ nội lực. b. Tỷ lệ lao động kỹ thuật và lao động quản lý là người bản địa trong tổng lao động kỹ thuật và lao động quản lý trong nền kinh tế Lao động là một trong bốn nguồn lực cơ bản để tăng trưởng, phát triển kinh tế. Trong nguồn lực này, lao động kỹ thuật và lao động quản lý có vai trò rất quan trọng. Do đó, để đánh giá động lực của các tiến bộ kinh tế cần phải sử dụng thước đo này. c. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong những trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Kim ngạch xuất khẩu không chỉ thể hiện quy mô của nền kinh tế, sự phát triển của các quan hệ thị trường mà còn phản ánh cơ cấu các ngành kinh tế. Do đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đo lường được động lực của các tiến bộ kinh tế. Nhóm 4: Các thước đo chất lượng cuộc sống Để đo lường chất lượng cuộc sống, người ta sử dụng các thước đo chủ yếu sau đây: a. Thu nhập bình quân trên đầu người Mức thu nhập quyết định mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất và các nhu cầu tinh thần. Do vậy, thu nhập bình quân trên đầu người là thước đo hết sức quan trọng đo lường chất lượng cuộc sống. b. Các chỉ số về giáo dục Các chỉ số về giáo dục bao gồm; tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ người đi học trong các độ tuổi, số năm đi học bình quân, số giáo viên trên một nghìn dân, số sinh viên trên một nghìn dân, số người có trình độ đại học và trên đại học trên một nghìn dân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia và mức độ thụ hưởng các dịch vụ giáo dục của dân cư. c. Các chỉ số về y tế Các chỉ số về y tế bao gồm: tỷ lệ trẻ em trong các độ tuổi, tỷ lệ dân cư được tiêm phòng; số bác sĩ trên một nghìn dân; số người bệnh trên một nghìn dân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển y tế của một quốc gia và mức độ thụ hưởng các dịch vụ y tế của dân cư. d. Các chỉ số công bằng xã hội Đó là các chỉ số như: hệ số Gini, tỷ lệ nghèo đói, hệ số chênh lệch giàu nghèo…Các chỉ số này đo lường mức độ công bằng trong phân phối thu nhập. e. Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) Đây là chỉ số tổng hợp phản ánh trình độ phát triển con người và mức độ thụ hưởng các thành quả kinh tế của dân cư. Chỉ số này bao gồm ba chỉ số nhỏ: tuổi thọ trung bình; mức độ phổ cập giáo dục; thu nhập bình quân trên đầu người. Như vậy, HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đo lường cả mức sống tinh thần của dân cư và do đó chỉ số này đo lường chính xác hơn chất lượng cuộc sống của dân cư. Trên đây là những thước đo chất lượng cuộc sống chủ yếu. Ngoài ra, để đo lường chất lượng cuộc sống, các thước đo khác có thể được sử dụng như: số đầu sách/người/năm, số lần xem phim/người/năm, tỷ lệ các gia đình có tivi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại… 1.1.2. Vai trũ, chức năng của nhà nước đối với phỏt triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở nước ta * Vai trũ của nhà nước đối với phỏt triển kinh tế Từ thực tiễn 20 năm đổi mới, nhất là qua những năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, đó dần thấy rừ hơn những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa Việt Nam là: - Mụ hỡnh kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phỏt triển của kinh tế thị trường, phự hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của Việt Nam; là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuõn thủ theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trờn cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi cỏc nguyờn tắc bản chất của chủ nghĩa xó hội, nhằm mục tiờu “dõn giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh”. Trong quỏ trỡnh xõy dựng và phỏt triển nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, những yếu tố, phương tiện và cụng cụ của nền kinh tế thị trường được sử dụng và phỏt triển để tớnh chất xó hội chủ nghĩa của nền kinh tế ngày càng được hỡnh thành rừ nột hơn trong suốt thời kỳ quỏ độ lờn chủ nghĩa xó hội. Đõy là nền kinh tế thị trường cú tổ chức, cú sự lónh đạo của Đảng Cộng sản, vai trũ làm chủ xó hội của cụng dõn và sự quản lý của Nhà nước phỏp quyền xó hội chủ nghĩa, được nhõn dõn đồng tỡnh và là chủ thể xõy dựng, khụng phải là sự gỏn ghộp khiờn cưỡng, chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xó hội, mà là sự nắm bắt và tự giỏc vận dụng sỏng tạo xu thế vận động khỏch quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay, tiếp thu cú chọn lọc thành tựu của nền văn minh nhõn loại, sử dụng và phỏt huy cao độ vai trũ tớch cực đồng thời hạn chế tối đa những khuyết tật của tớnh tự phỏt trong kinh tế thị trường, nhằm thực hiện cú kết quả mục tiờu rỳt ngắn quỏ trỡnh cụng nghiệp húa, hiện đại húa sớm trở thành một nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất khụng ngừng được đổi mới và hoàn thiện, phự hợp với tớnh chất và trỡnh độ phỏt triển của lực lượng sản xuất, nhằm giải phúng triệt để và thỳc đẩy phỏt triển mạnh sản xuất, cải thiện nhanh đời sống của nhõn dõn, tạo ra sự đồng thuận cao trong xó hội, tạo động lực thu hỳt mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phỏt triển, và giữ vững ổn định chớnh trị - xó hội. Cỏc thành phần kinh tế hoạt động theo phỏp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa, bỡnh đẳng trước phỏp luật, hợp tỏc và cạnh tranh lành mạnh, cựng phỏt triển lõu dài; trong đú, kinh tế nhà nước giữ vai trũ chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo mụi trường và điều kiện thỳc đẩy cỏc thành phần kinh tế cựng phỏt triển; phỏt triển kinh tế tư nhõn là vấn đề chiến lược lõu dài trong phỏt triển nền kinh tế nhiều thành phần, là một động lực phỏt triển kinh tế - xó hội; nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài được thu hỳt mạnh. Thực hiện chế độ phõn phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đúng gúp vốn cựng cỏc nguồn lực khỏc và thụng qua phỳc lợi xó hội; thực hiện cụng bằng trong phõn phối để tạo động lực mạnh mẽ phỏt triển kinh tế - xó hội. Từ những tớnh chất trờn, đặc trưng vai trũ của nhà nước đối với phỏt triển kinh tế thể hiện ở những điểm cơ bản sau: - Nhà nước, bằng phỏp luật quy định tư cỏch chủ thể, tạo ra khung phỏp lý cho cỏc hoạt động kinh tế. - Nhà nước tạo ra mụi trường thuận lợi về an ninh, quốc phũng, chớnh trị, xó hội ngoại giao cho hoạt động kinh tế. - Nhà nước bằng phỏp luật ngăn ngừa và chống cỏc yếu tố phản thị trường, phản tự do kinh doanh; duy trỡ trật tự kinh tế, giữ gỡn nền văn húa và bản sắc dõn tộc trong phỏt triển nền KT - XH. - Nhà nước bằng phỏp luật định ra cỏc phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh tế và thực thi sứ mạng đảm bảo trật tự kinh tế. - Nhà nước thụng qua cỏc cụng cụ như chớnh sỏch tài chớnh, tiền tệ, tớn dụng, quy hoạch, kế hoạch… tỏc động đến nền kinh tế nhằm kiểm soỏt hạn chế hậu quả trong cỏc biến động bất lợi của thị trường. - Nhà nước thụng qua kinh tế nhà nước đảm bảo tớnh hiệu quả, tớnh ổn định của nền kinh tế quốc dõn, bảo đảm phỳc lợi chung cho toàn xó hội; - Nhà nước bằng phỏp luật bảo đảm sự phỏt triển hài hũa giữa kinh tế và xó hội, đảm bảo sử dụng khai thỏc hợp lý cỏc nguồn tài nguyờn, bảo vệ mụi sinh; - Nhà nước đúng vai trũ là người mở đường và bảo trợ cho nền kinh tế đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. * Chức năng của Nhà nước đối với phỏt triển kinh tế Để nhận thức chức năng của nhà nước thỡ cần phải đặt nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van sua.doc
  • docbia moi.doc
  • docPhô lôc 1.doc
Tài liệu liên quan