Luận văn Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên hiện nay

Hiện nay, vấn đề dân tộc đang là một trong những vấn đề thời sự có tính bức thiết trong đời sống chính trị xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ tính từ thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, trong hơn 80 cuộc xung đột, thì có tới 64 cuộc liên quan tới xung đột giữa các tộc người. Hậu quả của các xung đột dân tộc là tình trạng nội chiến kéo dài, phân ly dân tộc mà hậu quả trực tiếp của nó là sự đau khổ và mất mát thuộc về những người dân trong các cộng đồng dân tộc.

Ở Việt Nam, đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam độc lập thống nhất, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội, xã hội chủ nghĩa do nhân dân xây dựng là: “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ” [10, tr.2]. Trong thời gian qua cùng với công cuộc đổi mới về các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những giá trị tinh thần truyền thống trong lịch sử và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của từng địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung của đất nước.

Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới phía Tây bắc của tổ quốc, có địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là nơi có 21 dân tộc anh em sinh sống. Trong lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Điện Biên có truyền thống đoàn kết để sinh sống, sản xuất. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Điện Biên đã góp phần cùng với cả nước làm lên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Điện Biên cũng đã từng bước phát triển đi lên cùng với sự chuyển mình của cả nước. Việc thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, Điện Biên là một tỉnh nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn: thu nhập thấp, tình trạng thiếu đói, thất học với tỷ lệ tương đối cao.

Các thế lực thù địch lợi dụng những sai sót, yếu kém trong việc thực thi chính sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiện “Âm mưu diễn biến hòa bình” gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

 

doc93 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề dân tộc đang là một trong những vấn đề thời sự có tính bức thiết trong đời sống chính trị xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ tính từ thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, trong hơn 80 cuộc xung đột, thì có tới 64 cuộc liên quan tới xung đột giữa các tộc người. Hậu quả của các xung đột dân tộc là tình trạng nội chiến kéo dài, phân ly dân tộc mà hậu quả trực tiếp của nó là sự đau khổ và mất mát thuộc về những người dân trong các cộng đồng dân tộc. ở Việt Nam, đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam độc lập thống nhất, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội, xã hội chủ nghĩa do nhân dân xây dựng là: “Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ” [10, tr.2]. Trong thời gian qua cùng với công cuộc đổi mới về các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Việc hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những giá trị tinh thần truyền thống trong lịch sử và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của từng địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới phía Tây bắc của tổ quốc, có địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là nơi có 21 dân tộc anh em sinh sống. Trong lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Điện Biên có truyền thống đoàn kết để sinh sống, sản xuất. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Điện Biên đã góp phần cùng với cả nước làm lên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Điện Biên cũng đã từng bước phát triển đi lên cùng với sự chuyển mình của cả nước. Việc thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, Điện Biên là một tỉnh nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn: thu nhập thấp, tình trạng thiếu đói, thất học… với tỷ lệ tương đối cao. Các thế lực thù địch lợi dụng những sai sót, yếu kém trong việc thực thi chính sách dân tộc để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích dân tộc, truyền đạo trái phép… nhằm thực hiện “Âm mưu diễn biến hòa bình” gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình đó, đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế -xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh, nhằm ổn định đời sống, bảo vệ quốc phòng-an ninh đang được đặt ra cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên hiện nay" không chỉ có ý nghĩa lý luận chung mà còn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn là mục tiêu quan trọng có tính chất chiến lược cách mạng do vậy luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và hệ thống pháp luật của nhà nước. Ngoài ra trong thời gian gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đề tài, bài viết liên quan tới vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta như: - Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2001. Cuốn sách đề cập tới các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Bên cạnh đó các tác giả cũng nêu ra các đặc điểm nổi bật của dân tộc Việt Nam và công tác dân tộc cần thực hiện trong sự nghiệp cách mạng nước ta. - Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt Nam, ủy ban Dân tộc và miền núi, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Đề tài đã nghiên cứu tư tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và hướng giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh. - Tập bài giảng lý luận dân tộc và các chính sách dân tộc của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), cuốn sách gồm 6 chuyên đề trình bày vấn đề quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về vấn đề dân tộc và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta … - Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Uỷ ban dân tộc và miền núi (2001), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đưa ra vấn đề tìm hiểu quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước và yêu cầu nhiệm vụ với các cán bộ làm công tác dân tộc hiện nay. - “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi, cải tiện đời sống nhân dân" của Đặng Vũ Liêm trong Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 2 /1999. Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, tác giả nêu ra những giải pháp trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi. Cuốn sách là cơ sở hoạch định chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và là những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế hàng hóa cho phù hợp với chính sách của từng vùng, miền. Ngoài ra, còn có các luận văn, luận án nghiên cứu về vấn đề dân tộc như: “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)" của tác giả Nguyễn Phương Thủy (năm 2001). "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay” của tác giả Ngô Kim Y (năm 2001). “Một số suy nghĩ về vấn đề dân tộc ở tỉnh Yên Bái” của tác giả Hà Văn Định (năm 1995). “Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay” của tác giả Lâm Thị Bích Nguyệt (năm 2005). Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ở cấp trung ương và địa phương có giá trị rất lớn về mặt khoa học và thực tiễn nhằm tạo giải pháp tốt cho việc thực hiện chính sách sách của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên đề tài "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay" chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập tới vấn đề này. Do đó, nội dung này cần được nghiêm túc nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm sáng tỏ vấn đề sẽ có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Điện Biên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Điện Biên, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. * Nhiệm vụ của luận văn: - Hệ thống hóa và phân tích quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc - Phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc và yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới chính sách dân tộc tại tỉnh Điện Biên. - Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Điện Biên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc từ giai đoạn đổi mới cho tới nay và yêu cầu đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận và thực tiễn: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng đời sống kinh tế-xã hội và văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Điện Biên * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logíc, phân tích tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn góp phần đánh giá thực trạng và những yêu cầu khách quan đòi hỏi phải đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Điện Biên nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Điện Biên. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn * ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dậy các vấn đề có liên quan đến vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. * ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sơ phân tích thực trạng, luận văn góp phần tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Điện Biên, do vậy luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành, các cấp quản lý của tỉnh Điện Biên trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc đối với các vùng đồng bào dân tộc của tỉnh. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn kết cấu gồm 3 chương 7 tiết. Chương 1 Quan điểm của đảng và nhà nước ta về chính sách dân tộc và sự cần thiết phải đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc 1.1.1. Quan niệm về chính sách dân tộc Chính sách dân tộc là một hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước để giải quyết vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệ thống các chủ trương, giải pháp, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các tộc người, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong các văn bản của nhà nước ta, chúng ta thường bắt gặp các thuật ngữ như: Chính sách dân tộc miền núi, chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số… tuy nhiên theo quan niệm cơ bản của Đảng ta chính sách dân tộc được hiểu là những chính sách tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ dân tộc nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực cơ bản của đời sống kinh tế- xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng- an ninh ở các vùng dân tộc thiểu số; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. * Chính sách dân tộc có cả những nội dung của chính sách miền núi: Do điều kiện tự nhiên, địa lý, đất nước ta "tam sơn, tứ hải, nhất phần điền" nghĩa là ba phần núi, bốn phần biển và một phần đất liền. Điều kiện tự nhiên đã tạo ra các loại hình canh tác khác nhau, điều kiện cư trú khác nhau. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội miền núi thường gặp nhiều khó khăn. Đồng bào các dân tộc thiểu số có số dân chiếm khoảng 14 % dân số, chỉ có một số cư trú ở đồng bằng ven biển, còn lại cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu chiếm 3/4 diện tích cả nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sống ở miền núi vì vậy chính sách dân tộc có cả những nội dung của chính sách miền núi, thực hiện chính sách miền núi có nội dung quan trọng là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất phục vụ đời sống đồng bào các dân tộc miền núi như như nghị quyết 22 của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội miền núi; quyết định 72, quyết định 656/TTg chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên và nhiều chính sách trợ giá, trợ cước cho miền núi. Trong quá trình phát triển, các dân tộc ở nước ta nhìn chung sống xen kẽ là chủ yếu, không dân tộc nào có lãnh thổ riêng biệt, trong xu thế hiện nay, tình trạng xen kẽ ngày càng tăng. Sự cư trú xen kẽ đã tạo thành cộng đồng đa dân tộc với sự đa dạng về ngôn ngữ, bản sắc văn hóa. Chính sách miền núi luôn thể hiện sự ưu tiên, những khu vực miền núi có điều kiện khó khăn, nhưng chưa thể hiện rõ sự khác nhau này với các dân tộc và quan hệ dân tộc. Hiện nay, tỷ lệ người Kinh (dân tộc đa số) sống ở miền núi đã tăng lên đáng kể so với trước. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 56%, Tây Nguyên hơn 60%. Mặt khác đồng bào Chăm, Khơ Me, Hoa lại cư trú ở đồng bằng, thành thị, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đặc thù như: thông tư số 03 ngày 17/10/1991 về công tác đồng bào Chăm, chỉ thị số 45 ngày 23/09/1994 về một số công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mông... * Chính sách dân tộc có quan hệ với chính sách xã hội: Chính sách xã hội là chính sách về con người, chăm lo, phát huy nguồn lực con người. Chính sách xã hội liên quan đến mọi tầng lớp dân cư trong việc giải quyết những vấn đề việc làm, phúc lợi xã hội, văn hóa, dân số, môi trường, xóa đói giảm nghèo... Chính sách xã hội bao quát đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, song không đồng nhất với chính sách dân tộc. Chính sách xã hội chưa phân biệt sự khác nhau giữa các dân tộc để có những giải pháp phù hợp. Đồng nhất chính sách dân tộc với chính sách xã hội sẽ không quán triệt đầy đủ tính chất, đặc điểm, tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các dân tộc, dễ dẫn đến những hạn chế, thậm chí mắc sai lầm trong quá trình thực thi chính sách dân tộc, nhưng lại phải thấy được chính sách dân tộc có những nội dung xã hội cần giải quyết. * Quan hệ giữa chính sách dân tộc với chính sách dân vận: Chính sách dân vận có đối tượng là các tầng lớp dân cư theo đặc điểm lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp, địa bàn cư trú và thông qua các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội... để tập hợp và vận động quần chúng nhân dân thực hiện quyền làm chủ và tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính sách dân tộc cũng vận động các thành viên của các dân tộc thuộc các đối tượng trên tham gia vào các tổ chức quần chúng của mình. Thực hiện chính sách dân vận góp phần quan trọng để đoàn kết dân tộc, thúc đẩy công tác dân tộc phát triển. Như vậy, chúng ta thấy rằng chính sách dân tộc có đối tượng tác động, nội dung nhiệm vụ rất rộng lớn và có liên quan mật thiết tới các chính sách khác. Bởi vậy, trong nhận thức không thể tách biệt, cô lập tuyệt đối thành một chính sách riêng rẽ. Trong thực tế chính sách dân tộc có nội dung và nhiệm vụ xen kẽ lẫn nhau trong hệ thống chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chính sách dân tộc luôn gắn bó một cách hữu cơ với các chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách dân vận, chính sách miền núi, chịu tác động của chính sách chung, đồng thời luôn tác động trở lại với các chính sách đó. Hàng loạt các chính sách cụ thể như chính sách định canh, định cư, chính sách phát triển kinh tế miền núi, chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống tộc người…cũng đều phản ánh nội dung chính sách dân tộc và được đặt trong mối tương quan với cả hệ thống chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta. Từ đó việc phân định “Chính sách dân tộc” theo tên gọi thì chủ yếu là căn cứ vào đối tượng tác động trực tiếp là các dân tộc và các quan hệ dân tộc. Thông qua các hệ thống văn bản của Đảng và chính phủ, văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được quan tâm cả trong phương diện hoạch định chính sách đến việc thể chế hóa và thực hiện trong đời sống xã hội. Chính sách dân tộc còn xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể, mục tiêu cần thực hiện trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử cụ thể, mục tiêu cụ thể. Do vậy, cần hiểu nội dung của chính sách dân tộc trên các phương diện cơ bản sau: Về phương diện kinh tế: Nội dung, nhiệm vụ kinh tế trong chính sách dân tộc chính là các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi và các vùng dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện để các dân tộc phát huy tiềm năng và các thế mạnh, các nguồn lực, nhằm đẩy mạnh quá trình sản xuất và kinh doanh, phát triển kinh tế hàng hóa, từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc thiểu số và đa số. Nội dung kinh tế trong chính sách dân tộc bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều chương trình cụ thể liên quan đến các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và các cơ sở. Vấn đề cơ bản đặt ra là việc xây dựng cơ cấu kinh tế ở miền núi và các vùng dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đến việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phục vụ cho quá trình sản xuất và đời sống. Từ đổi mới cơ cấu kinh tế đến việc đổi mới cơ chế quản lý đối với các cơ sở, đơn vị kinh doanh ở miền núi, vùng dân tộc ít người đến việc phát triển, giao lưu liên kết giữa miền núi và miền xuôi, phát triển kinh tế đối ngoại ở các địa phương, miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số…Vấn đề phát triển kinh tế miền núi luôn gắn liền với những nhiệm vụ cụ thể trong điều chỉnh quan hệ sản xuất, trong đổi mới cơ chế quản lý, trong giải phóng các nguồn lực sản xuất ở miền núi và các vùng dân tộc thiểu số. Các chính sách, chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ nông dân, định canh, định cư, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân…phù hợp với từng địa bàn và đặc điểm canh tác, sản xuất của các tộc người. Về phương diện kinh tế nội dung kinh tế của chính sách dân tộc cũng thể hiện yêu cầu phải xây dựng các kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện phát triển giao thông, thông tin liên lạc, thủy lợi để phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Về phương diện chính trị: Nội dung bao trùm xuyên suốt của chính sách dân tộc là thực hiện sự bình đẳng đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển. Đồng bào các dân tộc đều có quyền làm chủ, bảo đảm đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ công dân, có quyền lợi và trách nhiệm xây dựng hệ thống chính trị mới, phát huy vai trò hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số. Dân chủ hóa đời sống chính trị đã được thực hiện ở các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. ý thức chính trị, văn hóa chính trị (trước hết là những thông tin, tri thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền lợi, nghĩa vụ công dân …) được chú ý quan tâm trong chính sách dân tộc. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ ở các vùng dân tộc thiểu số; việc giáo dục tuyên truyền, xây dựng tư tưởng và đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh cho cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên và các tầng lớp nhân dân ở các vùng nông thôn miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số và vùng căn cứ địa cách mạng đã phản ánh nội dung chính trị trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Về phương diện văn hóa: Nội dung nhiệm vụ văn hóa cũng được phản ánh phong phú trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.Vấn đề cốt lõi là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bao hàm các nội dung bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Hàng loạt nhiệm vụ cụ thể, các chương trình hoạt động liên quan đến các lĩnh vực thuộc văn hóa như: Chính sách ngôn ngữ dân tộc, phát triển văn hóa, giáo dục vùng dân tộc thiểu số, xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở vùng nông thôn, miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, xây dựng nếp sống mới, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, chống các tệ nạn xã hội. Xây dựng các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cổ động, hoạt động thể dục - thể thao văn nghệ, khai thác và phát huy vốn văn hóa cổ truyền của các tộc người, nâng cao mức thụ hưởng văn hóa nghệ thuật cho đồng bào dân tộc… đều bao hàm nội dung văn hóa trong chính sách dân tộc. Về phương diện xã hội: Chính sách dân tộc bao hàm nội dung giải quyết các vấn đề xã hội. Cũng có thể hiểu nội dung xã hội trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là sự cụ thể hóa của các chính sách xã hội nói chung và đối tượng cụ thể là các dân tộc - tộc người, trực tiếp là các dân tộc thiểu số. Có rất nhiều nội dung, nhiệm vụ cụ thể về các vấn đề xã hội được triển khai đan lồng trong nhiều chủ trương chính sách dân tộc như: Chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với các vùng nông thôn miền núi, chính sách tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc, chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách bảo trợ xã hội, chính sách về dân số- kế hoạch hóa gia đình, chính sách phòng chống dịch bệnh, tệ nạn xã hội… những chính sách đó đều phản ánh nội dung xã hội, phương diện xã hội trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Về phương diện quốc phòng - an ninh: Chính sách dân tộc được hoạch định và thực hiện cũng chính là tạo điều kiện củng cố, xây dựng tốt an ninh- quốc phòng của đất nước. Trên đất nước ta với 3/4 diện tích là rừng, núi và đây cũng là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số sống rải rác, xen kẽ trên chiều dài biên giới, hải đảo…Bởi vậy xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng chính là đáp ứng những yêu cầu về ổn định chính trị, đảm bảo an ninh- quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia. Như vậy, khi bàn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước chúng ta cần nhận thấy rằng đó là một chính sách mang tính đa ngành và tổng hợp nội dung của các chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên lãnh thổ cộng đồng dân tộc Việt nam. Nhận thức đầy đủ, toàn diện về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước thông qua các văn kiện của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của chính phủ, các cơ quan ban ngành chức năng… mới thấy được nội dung xuyên suốt bao trùm cũng như các nhiệm vụ cụ thể của chính sách dân tộc. Nhận thức và quán triệt theo tinh thần đó càng thấy rõ hơn ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Từ nhận thức một cách toàn diện và hệ thống về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta sẽ góp phần khắc phục, xóa bỏ sự nhận thức lệch lạc, mơ hồ chung chung trừu tượng về mảng chính sách rất quan trọng này trong hệ thống các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 1.1.2. Cơ sở cho việc hoạch định chính sách dân tộc * Cơ sở lý luận cho việc hoạch định chính sách dân tộc: Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của vấn đề dân tộc và cần thiết phải ban hành, thực hiện chính sách dân tộc nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái. Phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuất phát từ đặc điểm tình hình vận động, phát triển của các dân tộc, từ nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta từ khi thành lập đến nay luôn vận dụng đúng đắn nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc để giải quyết các mối quan hệ dân tộc. Tư tưởng chủ đạo của chính sách dân tộc của Đảng ta là: Gắn liền vấn đề dân tộc với giai cấp để giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc với giai cấp. Khi viết về vấn đề dân tộc, Mác, Ăngghen, Lênin đã gắn vấn đề dân tộc với giai cấp, gắn với cuộc đấu tranh cho bình đẳng xã hội. Trong cương lĩnh dân tộc Lênin đã khẳng định: "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hợp công nhân các dân tộc lại" [25, tr. 375]. Lênin luôn nhấn mạnh vấn đề dân tộc là thực hiện quyền bình đẳng hoàn toàn trên mọi lĩnh vực. Như vậy việc thực hiện bình đẳng xã hội là mục tiêu bao trùm có ý nghĩa quyết định việc bình đẳng dân tộc, ngược lại việc thực hiện bình đẳng dân tộc sẽ góp phần bình đẳng xã hội. Nếu không xóa bỏ được bất bình đẳng giữa người với người thì sẽ không bao giờ xóa bỏ được bất bình đẳng xã hội. Một xã hội được xây dựng trên nền tảng người bóc lột người thì không thể giải quyết được vấn đề bình đẳng dân tộc. Vì vậy, chỉ có tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở mỗi quốc gia dân tộc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mới có thể thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
  • docMục lục.doc
Tài liệu liên quan