Luận văn Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay

Tệ nạn ma tuý là một hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, một dân tộc nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do buôn lậu ma tuý và nghiện ma tuý gây ra cho đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình tệ nạn ma tuý diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn, khó lường, có xu hướng gia tăng về số người nghiện và các tội phạm về ma tuý, tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. Ma tuý làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống gia đình, gây xói mòn đạo lý, làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nguồn nhân lực, tài chính, huỷ hoại những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Nghiêm trọng hơn, ma tuý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây nhiễm đại dịch thế kỷ HIV/AIDS trên toàn cầu.

Do siêu lợi nhuận và lợi dụng tự do hoá thương mại, chính sách mở cửa thu hút đầu tư của các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, bọn tội phạm ma túy tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất, buôn bán ma tuý kết hợp với rửa tiền thông qua buôn bán ma tuý. Các nhóm vũ trang móc nối với bọn buôn lậu ma túy và khủng bố quốc tế để sản xuất ma tuý làm nguồn tài chính phục vụ ý đồ chính trị và khủng bố quốc tế.

Năm 2006, Hiệp định AFTA về tự do hoá thương mại giữa các nước ASEAN có hiệu lực, Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt là từ năm 2010, khi Cộng đồng ASEAN xây dựng nhiều thiết chế trong quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch con đường xuyên Á, hành lang kinh tế Đông Tây mở, việc đầu tư, liên doanh, liên kết sản xuất, buôn bán, dịch vụ giữa các nước Đông Nam Á cùng các nước trên thế giới sẽ diễn ra rất sôi động. Đây là thời cơ thuận lợi để tội phạm ma tuý lợi dụng hoạt động, làm gia tăng tình hình buôn bán và sử dụng ma tuý ở trong nước.

Với diễn biến phức tạp của tệ nạn ma tuý ở các nước trong khu vực nói chung, ở Việt Nam nói riêng, hàng năm số người nghiện ma tuý ở nước ta vẫn tăng bình quân 11%. Tính đến hết tháng 12/2005, toàn quốc có khoảng 160.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng hơn 50% so với năm 2000. Song song với những biện pháp quyết liệt chống tội phạm buôn bán ma tuý, Nhà nước ta cũng đồng thời quan tâm đến việc tổ chức cai nghiện, giúp cho những người sa vào con đường nghiện ngập có thể cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, hành vi và nhân cách để có thể tái hoà nhập cộng đồng. Công tác cai nghiện phục hồi tuy đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng về cơ bản tính hiệu quả và bền vững chưa cao, tỷ lệ tái nghiện còn cao, có những nơi lên tới 80-90%. Trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, không có việc làm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên.

Tạo việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp đối tượng trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. Chủ trương này thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ như Chỉ thị 33-CT/TƯ, Chỉ thị 52-CT/TƯ, Nghị quyết 06/CP của Chính phủ và gần đây nhất là Chỉ thị 21/CT-TƯ.

Tuy nhiên, trên thực tế kết quả giải quyết việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế. Hàng năm, số đối tượng được tạo việc làm ở cộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số đối tượng được chữa trị, phục hồi. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài những khó khăn khách quan của nền kinh tế thị trường còn do nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể ở các cấp chưa cao, đặc biệt là chính quyền cấp xã, cộng đồng, khu phố, thôn xóm ít quan tâm. Về phía bản thân đối tượng và gia đình họ còn ỷ lại xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm. Mặt khác, Nhà nước ta cũng chưa có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động nhiều thành phần kinh tế - xã hội tham gia giải quyết việc làm cho đối tượng.

Do vậy, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm, có thu nhập ổn định không những là một nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện mà còn là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện có hiệu quả. Điều đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay là cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý để giúp họ thực sự tái hoà nhập cộng đồng và có cuộc sống yên ổn, trở thành người có ích cho xã hội.

Để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

 

doc116 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn ma tuý là một hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, một dân tộc nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do buôn lậu ma tuý và nghiện ma tuý gây ra cho đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình tệ nạn ma tuý diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn, khó lường, có xu hướng gia tăng về số người nghiện và các tội phạm về ma tuý, tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. Ma tuý làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống gia đình, gây xói mòn đạo lý, làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nguồn nhân lực, tài chính, huỷ hoại những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Nghiêm trọng hơn, ma tuý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây nhiễm đại dịch thế kỷ HIV/AIDS trên toàn cầu. Do siêu lợi nhuận và lợi dụng tự do hoá thương mại, chính sách mở cửa thu hút đầu tư của các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam, bọn tội phạm ma túy tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất, buôn bán ma tuý kết hợp với rửa tiền thông qua buôn bán ma tuý. Các nhóm vũ trang móc nối với bọn buôn lậu ma túy và khủng bố quốc tế để sản xuất ma tuý làm nguồn tài chính phục vụ ý đồ chính trị và khủng bố quốc tế. Năm 2006, Hiệp định AFTA về tự do hoá thương mại giữa các nước ASEAN có hiệu lực, Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt là từ năm 2010, khi Cộng đồng ASEAN xây dựng nhiều thiết chế trong quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch… con đường xuyên á, hành lang kinh tế Đông Tây mở, việc đầu tư, liên doanh, liên kết sản xuất, buôn bán, dịch vụ giữa các nước Đông Nam á cùng các nước trên thế giới sẽ diễn ra rất sôi động. Đây là thời cơ thuận lợi để tội phạm ma tuý lợi dụng hoạt động, làm gia tăng tình hình buôn bán và sử dụng ma tuý ở trong nước. Với diễn biến phức tạp của tệ nạn ma tuý ở các nước trong khu vực nói chung, ở Việt Nam nói riêng, hàng năm số người nghiện ma tuý ở nước ta vẫn tăng bình quân 11%. Tính đến hết tháng 12/2005, toàn quốc có khoảng 160.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng hơn 50% so với năm 2000. Song song với những biện pháp quyết liệt chống tội phạm buôn bán ma tuý, Nhà nước ta cũng đồng thời quan tâm đến việc tổ chức cai nghiện, giúp cho những người sa vào con đường nghiện ngập có thể cắt cơn, phục hồi sức khoẻ, hành vi và nhân cách để có thể tái hoà nhập cộng đồng. Công tác cai nghiện phục hồi tuy đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng về cơ bản tính hiệu quả và bền vững chưa cao, tỷ lệ tái nghiện còn cao, có những nơi lên tới 80-90%. Trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, không có việc làm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý trong thanh thiếu niên. Tạo việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp đối tượng trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. Chủ trương này thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ như Chỉ thị 33-CT/TƯ, Chỉ thị 52-CT/TƯ, Nghị quyết 06/CP của Chính phủ và gần đây nhất là Chỉ thị 21/CT-TƯ... Tuy nhiên, trên thực tế kết quả giải quyết việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi được chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế. Hàng năm, số đối tượng được tạo việc làm ở cộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số đối tượng được chữa trị, phục hồi. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài những khó khăn khách quan của nền kinh tế thị trường còn do nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể ở các cấp chưa cao, đặc biệt là chính quyền cấp xã, cộng đồng, khu phố, thôn xóm ít quan tâm. Về phía bản thân đối tượng và gia đình họ còn ỷ lại xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm. Mặt khác, Nhà nước ta cũng chưa có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động nhiều thành phần kinh tế - xã hội tham gia giải quyết việc làm cho đối tượng. Do vậy, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, tạo việc làm, có thu nhập ổn định không những là một nội dung quan trọng của quy trình cai nghiện mà còn là yêu cầu thiết yếu, tạo điều kiện cho đối tượng tái hoà nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện có hiệu quả. Điều đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay là cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý để giúp họ thực sự tái hoà nhập cộng đồng và có cuộc sống yên ổn, trở thành người có ích cho xã hội. Để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi chọn đề tài “Giải phỏp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tỳy ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu liờn quan đến đề tài Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau: Nhóm việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường: - Đề tài cấp nhà nước 70A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991. - Đề tài cấp nhà nước KX-04-04: “Luận cứ khoa học cho chính sách giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, của Bộ Lao động TB và XH, Hà Nội, 1994. - Đề tài cấp Nhà nước KX-07-05-05: “Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị”, do Tiến sỹ Nguyễn Đình Tấn - Giám đốc Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, 1995. - Đề tài “Quản lý nhà nước về việc làm ở Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế Trần Văn Tuấn, Hà Nội, 1995. - “Thị trường sức lao động thực trạng và giải pháp” của Phó Tiến sỹ Nguyễn Quang Hiển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995. - “Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001 -2010” của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Lao động xã hội, 2001. - Đề tài “Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội”, Luận án tiến sĩ kinh tế Đỗ Thị Xuân Phương, Hà Nội, 2005. Nhóm tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý: - “Kế hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 - 2010”, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Hà Nội, 2002. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai” 02-X07 của Tiến sỹ Nguyễn Thành Công, Hà Nội, 2003. - Báo cáo “Sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng Chính phủ về cai nghiện - phục hồi”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội, 2004. - Báo cáo “Tổng kết công tác cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 - 2005, phương hướng nhiệm vụ thời kỳ 2006 - 2010”, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, Hà Nội, 2006. - Tài liệu “Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có hiệu quả”, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội, 2007. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau. Có thể thấy rằng, các tài liệu mới chỉ đề cập rất ít tới vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, chưa có công trình khoa học nào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bố đó, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực tế ở một số địa phương, tôi có thể rút ra một số giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tác động tiêu cực của tệ nạn ma tuý tới đời sống kinh tế - xã hội, sự cần thiết phải tổ chức và quản lý sau cai nghiện ma tuý và đề xuất giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma túy ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về ma tuý, sử dụng ma tuý, cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện ma tuý. - Phân tích lý luận về hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiện, góp phần hạn chế và khắc phục tác động tiêu cực của tệ nạn ma tuý đối với kinh tế - xã hội. - Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý. - Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố tác động tới tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý, trọng tâm là cách thức tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong hỗ trợ tạo việc làm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý sau cai nghiện trên phạm vi cả nước. - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý từ năm 2001 đến năm 2007; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. - Về nội dung: tập trung nghiên cứu số liệu tổng hợp của các cơ quan quản lý có liên quan về hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý và tiến hành khảo sát các mô hình điểm ở một số địa phương trong cả nước. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các lý thuyết về sai lệch xã hội, tệ nạn xã hội và tội phạm của E. Durkheim, W. Weber…và vấn đề việc làm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có, số liệu tổng hợp, thống kê và một số đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra khảo sát của Cục phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của Văn phòng Thường trực phòng chống ma tuý - Bộ Công an, cũng như các báo cáo tổng kết của địa phương, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, khái quát hoá đồng thời tiến hành một số cuộc điều tra khảo sát tại các trung tâm, phường, xã nhằm mục đích minh hoạ. 6. ý nghĩa của luận văn 6.1. ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về ma tuý, sử dụng ma tuý, cai nghiện ma tuý, nguyên nhân và tác hại của sử dụng ma tuý, tái nghiện, quản lý sau cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng và hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma tuý. Hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả cho người sau cai nghiện nhằm nhân rộng các mô hình trong cả nước. 6.2. ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về tạo việc làm cho người sau cai nghiện, phù hợp với điều kiện, và tình hình ở mỗi địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống ma tuý, làm giảm tỷ lệ tái nghiện và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Một số vấn đề Lý luận chung về ma tuý, việc làm và hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý . Ma tuý và tác hại của nghiện ma tuý đối với kinh tế - xã hội . Một số khái niệm liên quan đến ma tuý * Ma tuý Thuật ngữ “ma túy” xuất hiện ở Việt Nam ban đầu có ý nghĩa là chỉ thuốc phiện, về sau còn được hiểu là các cây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dược gây nghiện khác. Có ý kiến giải thích thuật ngữ “ma tuý” đó là vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái. Nó chữa được một số bệnh có hiệu quả cao và làm tăng hưng phấn hoặc ức chế thần kinh, đồng thời làm cho con người mê mẩn, ngây ngất và tuý luý. Và như vậy, thuật ngữ “ma tuý” được ghép từ các từ ma thuật, ma quái và tuý luý. Chương trình kiểm soát ma tuý quốc tế của Liên Hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã xác định: “Ma tuý là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi xâm nhập và cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng”; theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “Ma tuý là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể”. Hay hiểu ngắn gọn theo cách định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt: “Ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn và dùng quen thành nghiện”. Từ các quan niệm nêu trên, có thể nêu khái niệm như sau: ma túy là những chất có nguồn gốc từ tự nhiên hay nhân tạo và khi dùng không được chỉ dẫn có thể gây nghiện, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người cũng như sự ổn định và phát triển của cộng đồng. * Nghiện ma tuý Khi dùng ma túy lần đầu, người ta thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu và thèm muốn dùng lại. Ma túy vào cơ thể vài lần sẽ tác động đến cơ quan cảm thụ, gây trạng thái quen thuốc, nếu không dùng tiếp sẽ rất khó chịu, đau đớn, vật vã…, thèm muốn được dùng lại và trở nên nghiện ma tuý. Do đó, nghiện ma tuý, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì đó là tình trạng một bộ phận trong xã hội gồm những người có thói quen dùng các chất ma tuý. Còn theo nghĩa hẹp thì nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma tuý, làm cho con người ta không thể quên và từ bỏ được ma tuý. Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về “nghiện ma tuý”, nhưng chưa có một khái niệm đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “Nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính có hại cho cá nhân và xã hội do dùng lặp lại một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp” [64, tr.4]. Theo định nghĩa mới đây của tổ chức DAYTOP quốc tế: “nghiện ma tuý là tình trạng rối loạn cơ thể con người về các mặt sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi do người đó sử dụng lặp đi lặp lại một hoặc nhiều loại ma tuý từ tự nhiên hay tổng hợp” * Người nghiện ma tuý Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như hút, hít, tiêm chích và bị lệ thuộc vào các chất này. Từ khái niệm nghiện ma túy có thể rút ra cách hiểu về người nghiện ma tuý như sau: người nghiện ma túy là người bị lệ thuộc đối với các chất ma túy và không thể quên hay từ bỏ được ma tuý. Nếu ngừng sử dụng thì người nghiện sẽ xuất hiện hội chứng cai. Như vậy, có thể hiểu người nghiện ma túy theo các cách định nghĩa khác nhau, nhưng nó có mấy điểm cơ bản là người nghiện ma tuý là người sử dụng lặp lại nhiều lần một chất ma túy tự nhiên hay tổng hợp và bị lệ thuộc vào nó, không thể quên hay từ bỏ được nó. * Cai nghiện ma tuý Với những hậu quả, tác hại mà ma túy gây ra cho người nghiện và gia đình, xã hội… thì tất yếu phải có hoạt động cai nghiện ma tuý, đó là biện pháp giúp người nghiện ma tuý thông qua chữa trị để từ bỏ ma tuý, phục hồi sức khoẻ tinh thần và tái hoà nhập cộng đồng. Thực chất “cai nghiện ma tuý” là quá trình giải quyết sự rối loạn ba yếu tố của người nghiện (trạng thái sinh lý, tâm lý, nhận thức và hành vi). Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa: cai nghiện là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức…nhằm điều trị giúp người nghiện ma túy cắt các hội chứng cai nghiện, phục hồi sức khoẻ và tái hoà nhập xã hội. * Tái nghiện ma tuý Quá trình nghiện ma tuý đã tạo cho người nghiện có phản xạ cực nhạy với ma tuý, cho nên mặc dù đã cắt cơn rồi nhưng trong phạm vi 60 tháng hễ cứ nhìn thấy ma tuý, ngửi thấy hơi người nghiện, tiếp xúc với người nghiện, thậm chí nói đến tên loạn ma tuý quen dùng, là cơn thèm khát ma tuý lại bùng lên dữ dội, khó có thể kiềm hãm được. Vì vậy, khi ra khỏi các trung tâm cai nghiện, người cai trở lại sống với gia đình và cộng đồng, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xã hội còn chưa trong sạch ma tuý dẫn đến khả năng tái sử dụng ma túy là rất cao. Việc tái sử dụng ma tuý chính là tái nghiện ma tuý và theo PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm thì: Tái nghiện được hiểu là một đối tượng nghiện ma tuý đã được gia đình, chính quyền, các đoàn thể tại địa phương giúp đỡ, giáo dục, chữa trị cai nghiện để trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội. Thế nhưng vì một lý do nào đó họ đã không kiềm chế được những ham muốn cá nhân, những suy nghĩ lệch lạc nên lại tiếp tục sử dụng các loại chất ma tuý, người ta gọi trường hợp này là tái nghiện [66, tr.201]. “Tái nghiện được xem như một quá trình, một loạt kích thích không tốt và cuối cùng dẫn đến việc dùng trở lại các chất ma tuý”. Ranh giới giữa tái sử dụng ma tuý (tái nghiện) và dứt khoát đoạn tuyệt với ma túy là rất mong manh. Chính vì vậy, công việc phòng, chống tái nghiện khi người cai hoà nhập cộng đồng là một việc làm tất yếu phải được thực hiện. . Đặc điểm người nghiện ma tuý và tái nghiện ma tuý Người nghiện ma túy là người đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào ma tuý, dưới tác dụng của ma tuý toàn bộ các moocphin nội sinh cho cơ thể con người bình thường đã bị tiêu diệt và thay thế bằng mooc phin ngoại sinh (là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp) khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Trong quá trình cai nghiện bắt buộc, cắt cơn, chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ và trong thời gian sau cai, nhiều người có sức khoẻ nhưng thiếu ý chí vươn lên làm lại cuộc đời. Họ không có hứng thú học văn hoá và cũng không thích học nghề và đó là trở ngại không nhỏ cho công tác giáo dục dạy nghề và tạo việc làm. Phần lớn đối tượng có học lực thấp, số người này chỉ có thể làm lao động phổ thông và thu nhập thấp. Sức khoẻ của người sau cai vẫn là một trong những trở ngại lớn cho bước tái hoà nhập cộng đồng. Một tỷ lệ cao lao động là người sau cai không đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu làm việc của sản xuất. Số người nghiện ma túy lười lao động chiếm tỷ lệ cao trong học viên và người sau cai. Có nguyên nhân xã hội sâu xa: những người nghiện ma túy từng tự tách mình khỏi lao động, trở thành những kẻ ăn bám, nhiều người trong số họ mất lòng tin nơi chính mình, mất thăng bằng dễ rơi vào trầm cảm do bị người thân xa lánh, khinh thị. Vòng tròn không lối thoát ấy vây chặt lấy họ. Việc từng bước trở lại với đời thường, sử dụng sức lao động cơ bắp và kỹ năng và những gì học trong những năm ở trung tâm dể tự nuôi sống mình là một quá trình thử thách lớn mang yếu tố quyết định. Sức ỳ và tình trạng rối loạn tâm lý là nghiêm trọng, kể cả rối loạn sinh lý giới tính, kéo dài trong nhiều năm do bị cách li với bên ngoài. Do đó, nhiều người vẫn chưa đủ quyết tâm dứt khoát đoạn tuyệt với chất gây nghiện, vì vậy cuộc vật lộn nội tâm gay gắt dẫn đến rối loạn tâm lý, tạo sức ỳ lớn, khó có thể tập trung trí lực và thể lực vào lao động sản xuất trước mắt và trong một thời gian nhất định tiếp theo, nếu không có những cú hích mạnh. Nhiều người sau cai do hiểu rất rõ trình độ và năng lực nghề nghiệp hạn chế, kém cỏi của mình, tỏ ra thiếu tự tin trong quá trình tái hoà nhập cộng đồng mới bắt đầu này. Không ít người sau cai băn khoăn, lo lắng trong quá trình tái hoà nhập này là sức khoẻ kém, thiếu, thậm chí mất sự tự tin nơi chính mình - khi bước vào một giai đoạn mới rất quan trọng để có thể khẳng định kết quả những năm cai nghiện tập trung, được rèn luyện để giờ đây bước đầu trên con đường trở lại đời thường. Một số khác luôn tự dày vò mình về những năm tháng không ra gì trong quá khứ nghiện ngập, giờ đây vẫn canh cánh bên lòng rằng, họ sẽ tiếp tục bị coi thường, bị bàn bè cùng trang lứa, thậm chí người thân ghét bỏ, khinh thị và xa lánh..tâm trạng đó có thật và có thể chia sẻ. Không phải ai khác mà chính là những người sau cai khẳng định: năng lực nghề nghiệp kém, sức khoẻ èo uột, thiếu tự tin, lo lắng sầu não bị mọi người xa lánh do quá khứ không ra gì…làm tăng rất cao khả năng tái nghiện đối với họ. Trở về với cộng đồng trong bối cảnh ấy nguy cơ tái nghiện là rất cao, khó tránh khỏi. Một số đông, nhưng so với tổng số người cai nghiện tập trung vẫn chỉ là một tỷ lệ nhỏ, thấm thía với những lỗi lầm trong quá khứ sau khi để rơi vào tệ nạn ma tuý, đánh mất hầu như tất cả, kể cả tài sản quí giá nhất là nhân cách. Giờ đây, họ tỏ ra có ý chí và tinh thần phấn đấu cao, được người thân động viên, giúp đỡ và tiếp sức, được những cán bộ quản lý trực tiếp, giáo dục viên, chuyên gia tư vấn tâm lý truyền thêm nghị lực, đã tỏ rõ quyết tâm từ bỏ ma tuý. . Nguyên nhân của nghiện và tái nghiện ma tuý Nghiện và tái nghiện ma túy là một hiện tượng xã hội tiêu cực xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể qui về 2 nhóm: Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan từ bản thân người nghiện Tái nghiện có xảy ra hay không xảy ra được quyết định trực tiếp, cuối cùng bởi người nghiện sau cai. Tại sao những người đã có hiểu biết về tác hại của ma túy qua quá trình trảI nghiệm của bản thân, qua sự giáo dục, tư vấn tại các trung tâm lại dễ dàng nghiện trở lại các chất ma tuý? Nguyên nhân thuộc về người nghiện bao gồm: * Bị lệ thuộc về tâm lý vào các chất ma tuý Quá trình nghiện ngập trước khi đi cai ở các trung tâm đã gây ra sự rối loạn cho người nghiện ma tuý cả về thể chất cho đến nhận thức, hành vi, hay chính là mất cân bằng cả về thể chất và tinh thần. Cai nghiện ma túy giúp cho người nghiện từ bỏ được hội chứng cai, loại bỏ một phần sự mất cân bằng chứ không xoá được sự lệ thuộc về tâm lý, ý thức. Hành vi sử dụng lại các chất ma túy là biểu hiện rõ ràng nhất sự lệ thuộc đó, nó giống như một phương thức mà người nghiện tìm đến để xoá đi trạng thái mất cân bằng. Sau khi cai, cách suy nghĩ, hành vi của người nghiện vẫn còn bị ảnh hưởng rất đậm nét bởi ma tuý. Theo nhận định của hội đồng chuyên viên về lạm dụng ma túy của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì Sự lệ thuộc vào chất ma túy trước hết và chủ yếu là sự lệ thuộc về mặt tâm thần…trong một thời gian dài tất cả những phản ứng hàng ngày của não bộ đối với ma tuý nhất là đối với các thụ thể đặc hiệu đều được lưu dấu vết vào bộ nhớ của não và hình thành một phản xạ có điều kiện kiên cố không thể nào xoá bỏ được. Do đó, cái thèm và nhớ các cảm giác dễ chịu, sảng khoái do ma tuý đem lại có cơ sở vững chắc tại các tế bào thần kinh, tồn tại tiềm tàng và thường xuyên trong não. Bởi vậy khi gặp một kích thích gợi nhớ chất ma túy, các dấu vết của phản xạ có điều kiện được hoạt hoá, xung động thèm chất ma tuý xuất hiện trở lại và thúc đẩy người nghiện quay về với chất ma tuý…đói ma tuý trường diễn hay sự lệ thuộc về mặt tâm thần là khó khăn trở ngại lớn nhất trong điều trị nghiện ma tuý hiện nay [58]. Loại bỏ sự lệ thuộc tâm lý đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài gắn với cuộc đời người nghiện, trong thời gian đó, phải tạo cho họ được sống trong môi trường không có ma tuý, chăm sóc giúp đỡ thường xuyên…tức là tạo ra các yếu tố bảo vệ để phòng chống tái nghiện. * Tò mò muốn thử lại các chất ma tuý Sự lệ thuộc về tâm lý tạo ra ở người nghiện cảm giác tò mò muốn thử lại. Khi thèm nhớ, người nghiện tưởng tượng đến các cảm giác đê mê, ngây ngất do ma túy mang tới. Trong thời gian cai nghiện tại các trung tâm, cảm giác thèm nhớ các chất ma tuý vẫn luôn tồn tại, lúc lắng xuống, lúc mạnh mẽ tuỳ theo trạng thái tâm lý của người nghiện: khi họ cảm thấy buồn bực, đau đớn, thất vọng thì cảm giác thèm ma tuý tăng lên, tương tự khi họ quá phấn khích, vui vẻ. Trở về với cộng đồng, nếu không được sống trong một môi trường cách ly với ma tuý, không được sự quan tâm, giám sát, giúp đỡ của gia đình, chính quyền, người đã cai rất dễ tái nghiện. “Báo cáo kết quả điều tra người nghiện ma tuý năm 2001” cho biết, tỷ lệ nghiện ma tuý (bao gồm cả tái nghiện ma tuý năm 2001” cho biết, tỷ lệ nghiện ma túy (bao gồm cả tái nghiện ma tuý) do tò mò, tìm khoái lạc ở một số địa phương như sau: Sơn La (55.8%), Hà Giang (44,44%)…. Cũng về nguyên nhân tò mò dẫn đến sử dụng ma tuý, Báo cáo tình hình lạm dụng ma tuý ở Việt Nam của UNDCP có đề cập: tò mò và xã giao chơi bời là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sử dụng ma tuý (60%). Những con số đó lưu ý chúng ta về các giải pháp phòng chống tái nghiện ma tuý, phải làm cho người nghiện sau cai có đủ tự tin, nghị lực và hiểu biết để vượt qua sự thèm nhớ, tò mò muốn sử dụng lại ma tuý. * Do lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi Đó vừa là nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý, vừa là một nguyên nhân của tái nghiện. Người nghiện vốn do có lối sống sai lệch, nhiều thói quen xấu nên mắc vào nghiện ngập và trở thành thói quen khó bỏ, thậm chí khi đã cai nghiện được một thời gian ở trung tâm trở về tái hoà nhập cộng đồng, người nghiện vẫn giữ những thói quen đó. Thói quen sử dụng ma tuý lại càng khó từ bỏ đối với người nghiện bởi ma tuý đã ăn sâu vào não người nghiện mà trong thời gian ngắn chưa thể xoá hết được. “Thực tế cho thấy đã có những người cai được trong thời gian từ 20 - 30 năm nhưng vẫn tái nghiện trở lại” [63, tr.24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan