Luận văn Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM

Như vậy để đạt được yêu cầu trên, mỗi Chi nhánh cần từng bước hoạch

định, tiêu chuẩn hoá và rà soát sắp xếp lại cán bộ làm công tác TTQT, đảm bảo

từ cán bộ quản lý đến cánbộ chuyên môn nghiệp vụ phải có đủcác tiêu chuẩn

về bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo

máy vi tính, được đào tạo,bồi dưỡng các nghiệp vụ về XNK, TTQTvà luật quốc

tế. Xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ đảm bảo yêu cầu chất lượng, tạo

nguồn cán bộ ổn địnhcho các chi nhánh, mạnh dạn đề cập cán bộ trẻ có năng

lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo trình độ và yêu cầu công việc.

Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT theo

đúng đối tượng, khuyến khích tinh thần tự học của mọi người. Tổ chức các lớp

đào tạo về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ,nếu cần có thể cấp kinh

phí học ngoài giờ.

- Thường xuyên tổ chức cácđợt kiểm tra sát hạch trình độ cán bộ từ đó có

kế hoạch phân loại đào tạo hoặc chuyển sang vị trí khác phù hợp.

- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ, thông qua đó

tạo điều kiện cho các các bộ nghiệp vụ gặp gỡ, trao đổikinh nghiệm, đưa ra các

tình huống khó khăn trong công việc để cùng giải quyết, rút kinh nghiệm, phổ

biến các kỹ thuật kiểm tra bộ chứng từ NK, bộ chứng từ đòi tiền L/C XK, trình tự

thủ tục đòi tiền và thanh toán, kinh nghiệm xử lý các tranh chấp, các quy định

mới của Phòng thương mại quốc tế về TDCT.

75

- Về lâu dài, cần phối hợp với các trường và các trung tâm đào tạo trong và

ngoài nước gửi cán bộ đi học về chuyên môn, ngoại ngữ và các nghiệp vụ khác

liên quan về chuyên sâu.

- Bố trí cán bộ có trình độ, hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng

trong lĩnh vực TTQT làmcông tác tiếp thị để cungcấp cho kháchhàng những

thông tin cập nhật về các xu hướng biến động của tiền tệ, các quy định cụ thể

trong lĩnh vực TTQT, các thông lệ trong thanh toán và các biện pháp phòng ngừa

rủi ro, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn các ngân hàng giao dịch, mở

L/C, chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, thanh toán, các loại L/C, tư

vấn giúp khách hàng từ khi đàm phán ký kết hợp đồng để có thể đạt được các

điều khoản có lợi, giúp khách hàng trong việc lập chứng từ hàng xuất.

- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ giỏi về chuyên

môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc được giao, có nhiều sáng tạo, tích cực

xông xáo thu hút nhiều kháchhàng mới về giao dịch. Đồng thời có chế độ kỷ

luật chuyển công tác khácvới những cán bộ ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi

phạm đạo đức, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây ra sai sót làm ảnh

hưởng đến hoạt động chung của toàn hệ thống.

Với những cán bộ TTQT hội tụ được cả ba yếu tố trên đồng thời kết hợp

với những chính sách phù hợp nhằm đào tạo bồi dưỡng và thu hút cán bộ thì chắc

chắn các Chi nhánh tại Tp.HCM sẽ hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao là

thực hiện các giao dịch TTQT an toàn, nhanh chóng và chính xác

pdf99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam trên địa bàn Tp.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc củng cố hoàn thiện bằng cách xây dựng được mục tiêu và lộ trình hoạt động của ngân hàng theo từng giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Trong đề án phát triển kinh doanh được Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt, mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam đến 2010 đã được đưa ra là: " NHNo&PTNT Việt Nam phải thực sự trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước, mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính; áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn; nâng cao và duy trì khả năng sinh lời; phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế". Về mục tiêu phát triển kinh doanh ngoại tệ đến 2010 là: "Triển khai đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng trưởng nhanh huy động và có khối lượng vốn ngoại tệ mạnh đủ lớn đáp ứng nhu cầu kinh doanh; tăng nhanh thị phần chi trả kiều hối; mở thanh toán biên mậu dịch ở tất các các tỉnh có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia; tăng nhanh TTQT và doanh số mua bán ngoại tệ". 71 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cụ thể phát triển đến 2010 của NHNo&PTNT VN. Chỉ tiêu hoạt động Năm 2005 Mục tiêu 2010 1. Vốn tự có 7-10.000 tỷđ 15 - 17.000 tỷđ 2. Tỷ lệ an toàn vốn 8% 8% 3. Dư nợ tín dụng 170-175.000tỷđ 312-400.000tỷđ 4. Dư nợ cho thuê tài chính 8.000tỷđ 15 - 20.000tỷđ. 5. Tốc độ tăng trưởng cho vay 20-22% 13-18% 6. Nguồn vốn 196-206.000tỷđ 394-512.000tỷđ 7. Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn 22% 15-20% 8. Sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế 20 40 ( Nguồn tài liệu giới thiệu về tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt nam tháng 5/2006) Trên cơ sở chiến lược và mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn các đô thị loại I (trong đó có Tp.Hồ Chí Minh) đã được Tổng giám đốc NHNo&PTNT VN phê duyệt như sau: - NHNo&PTNT VN vừa giữ vững và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh trên địa bàn Nông nghiệp - Nông thôn nhằm góp phần phục vụ tốt nhất "đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" vừa mở rộng kinh doanh có chọn lọc để giữ vững và phát triển trên địa bàn thành phố, thu hút vốn, công nghệ tạo lực cho NHNo&PTNT VN phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới. - Các chi nhánh tiếp tục củng cố và kiện toàn màng lưới hiện có, gắn với công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất, các dịch vụ tiện ích, trình độ đội ngũ CBCNV, đáp ứng yêu cầu phát triển ngân hàng hiện đại để vừa nâng cao kết quả hoạt động của Chi nhánh, vừa nâng cao vị thế của NHNo&PTNT VN. - Đẩy mạnh kinh doanh tài sản nợ, trong đó tập trung huy động các nguồn vốn của các tổ chức và doanh nghiệp lớn; nguồn vốn ngoại tệ; nguồn vốn dân cư nhất là nguồn vốn trên 12 tháng. Đồng thời chú trọng kinh doanh nguồn vốn trên thị trường vốn. 72 - Tiếp tục đẩy nhanh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh trước hết là công nghệ thanh toán ít nhất phải bằng các NHTM quốc doanh khác, tạo tiện ích tối đa cho khách hàng giao dịch và nâng cao năng suất lao động, tăng cường quản lý có hiệu quả, nối mạng thanh toán và dịch vụ với các tổ chức và doanh nghiệp lớn; mở rộng màng lưới dịch vụ ATM, đa chức năng, dịch vụ thẻ cho khu vực cá nhân. Công nghệ hiện đại sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ và tạo thuận lợi thu hút nguồn vốn qua thanh toán cả về khối lượng vốn và có chi phí đầu vào thấp. - Mở rộng hoạt động tín dụng khép kín với thanh toán, kinh doanh cả nội tệ và ngoại tệ mạnh; giữ vững quan hệ tín dụng vừa đảm bảo thu hồi vốn, vừa đảm bảo kết quả tài chính đối với tất cả các thành phần kinh tế. - Tăng nhanh thị phần trên địa bàn thành phố lớn cả về nguồn vốn, dư nợ, tỷ trọng dịch vụ, số sản phẩm mới và các dịch vụ, số lượng và chất lượng ATM. Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu đến năm 2010 của 5 thành phố loại I. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu Tổng số Hà Nội Tp.HCM Đà Nẵng Hải phòng Cần Thơ Tổng nguồn vốn 200.890 104.540 79.930 7.300 5.120 4.000 Tổng dư nợ 102.190 39.970 48.810 6.400 3.880 3.130 Nợ xấu < 4 < 3 < 3 < 3 < 2 Chênh lệch lãi suất (%) 0,35-0,4 0,35-0,4 0,3 0,42 0,4 Thu ngoài tín dụng (%) 12-25 25 20 18 15 Thị phần (%) - Nguồn vốn - Dư nợ 24-25 18-20 25 20 25-30 25-28 18-20 20-22 28 10 (Nguồn Thông báo phê duyệt đề án phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT VN trên địa bàn thành phố loại I số 3176/NHNo&PTNT-NCCL ngày 06/9/2006 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT VN). 73 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP XUẤT PHÁT Ở CÁC CHI NHÁNH NHNo&PTNT VIỆT NAM TẠI TP.HCM: 3.2.1. Giải pháp nhân sự và đào tạo nhân sự: Cần tăng cường năng lực quản lý, điều hành đối với các cấp lãnh đạo của Chi nhánh thông quan việc lựa chọn, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, tập trung đào tạo ngoại ngữ, kiến thức kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tối thiểu 100% cán bộ lãnh đạo phụ trách TTQT được trang bị kiến thức quản lý rủi ro các nghiệp vụ TTQT, kinh doanh ngoại tệ. Yêu cầu đặt ra cho cán bộ làm nghiệp vụ TTQT như sau: + Vững về pháp lý: Thanh toán viên ngân hàng phải hiểu rõ các quy định của luật pháp trong nước cũng như luật pháp quốc tế về các nghiệp vụ TTQT như các phương thức, các phương tiện thanh toán… để vận dụng và tuân thủ. Các quy định của luật pháp Việt Nam hiện nay thường xuyên có sự sửa đổi bổ sung nên các cán bộ TTQT phải liên tục cập nhật để tránh vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó việc nắm vững các luật pháp, nguyên tắc và thông lệ quốc tế cũng đòi hỏi cao như luật về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế, UCP 500, UCP 600, ISBP 645, eUCP 1.0, URC 522, URDG 458, ISP 590.. . Trên cơ sở nắm vững được, thì cán bộ TTQT mới có khả năng tư vấn, hướng dẫn và phổ biến cho các khách hàng - là những chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động XNK và thực hiện tốt được quy trình nghiệp vụ TTQT ngân hàng. + Thông về nghiệp vụ: Thực tế cho thấy ứng với mỗi tình huống thì có quy trình và hướng xử lý khác nhau với trách nhiệm và quyền lợi của các đối tác tham gia khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT tại ngân hàng còn liên quan đến nhiều nghiệp vụ khác như dịch vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận, kiểm định…Và các nghiệp vụ này có liên hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy cán bộ TTQT phải nắm chắc quy trình, tinh thông không chỉ nghiệp vụ TTQT mà còn phải am hiểu các nghiệp vụ liên quan để từ đó biết các thao tác xử ký trong từng giao dịch thì mới hạn chế được rủi ro. 74 + Giỏi về quản lý vận hành các phương tiện thanh toán: mỗi phương thức thanh toán có đặc điểm ưu thế riêng cho nhà XK, nhà NK và trách nhiệm ràng buộc đối với ngân hàng liên quan là khác nhau. Cán bộ ngân hàng phải có khả năng tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán an toàn nhất, phù hợp nhất với khả năng thực hiện và tập quán thương mại của các bên cũng như các loại hàng hoá, tiền tệ giao dịch. Như vậy để đạt được yêu cầu trên, mỗi Chi nhánh cần từng bước hoạch định, tiêu chuẩn hoá và rà soát sắp xếp lại cán bộ làm công tác TTQT, đảm bảo từ cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có đủ các tiêu chuẩn về bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, được đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ về XNK, TTQT và luật quốc tế. Xây dựng quy trình tuyển dụng cán bộ đảm bảo yêu cầu chất lượng, tạo nguồn cán bộ ổn định cho các chi nhánh, mạnh dạn đề cập cán bộ trẻ có năng lực, sắp xếp đúng người đúng việc theo trình độ và yêu cầu công việc. Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT theo đúng đối tượng, khuyến khích tinh thần tự học của mọi người. Tổ chức các lớp đào tạo về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ, nếu cần có thể cấp kinh phí học ngoài giờ. - Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra sát hạch trình độ cán bộ từ đó có kế hoạch phân loại đào tạo hoặc chuyển sang vị trí khác phù hợp. - Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ, thông qua đó tạo điều kiện cho các các bộ nghiệp vụ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, đưa ra các tình huống khó khăn trong công việc để cùng giải quyết, rút kinh nghiệm, phổ biến các kỹ thuật kiểm tra bộ chứng từ NK, bộ chứng từ đòi tiền L/C XK, trình tự thủ tục đòi tiền và thanh toán, kinh nghiệm xử lý các tranh chấp, các quy định mới của Phòng thương mại quốc tế về TDCT. 75 - Về lâu dài, cần phối hợp với các trường và các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước gửi cán bộ đi học về chuyên môn, ngoại ngữ và các nghiệp vụ khác liên quan về chuyên sâu. - Bố trí cán bộ có trình độ, hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng trong lĩnh vực TTQT làm công tác tiếp thị để cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật về các xu hướng biến động của tiền tệ, các quy định cụ thể trong lĩnh vực TTQT, các thông lệ trong thanh toán và các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn các ngân hàng giao dịch, mở L/C, chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, thanh toán, các loại L/C, tư vấn giúp khách hàng từ khi đàm phán ký kết hợp đồng để có thể đạt được các điều khoản có lợi, giúp khách hàng trong việc lập chứng từ hàng xuất. - Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc được giao, có nhiều sáng tạo, tích cực xông xáo thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch. Đồng thời có chế độ kỷ luật chuyển công tác khác với những cán bộ ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn hệ thống. Với những cán bộ TTQT hội tụ được cả ba yếu tố trên đồng thời kết hợp với những chính sách phù hợp nhằm đào tạo bồi dưỡng và thu hút cán bộ thì chắc chắn các Chi nhánh tại Tp.HCM sẽ hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao là thực hiện các giao dịch TTQT an toàn, nhanh chóng và chính xác. 3.2.2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ ứng dụng vào nghiệp vụ TTQT: Hiện đại hóa công nghệ thông tin của hệ thống NHNo&PTNT VN và ở các Chi nhánh tại Tp.HCM có một vai trò rất quan trọng. Trong thời kỳ bùng nổ về công nghệ thông tin thì chỉ có công nghệ thông tin hiện đại mới giúp các Chi nhánh cạnh tranh được với các ngân hàng khác và hạn chế được rủi ro trong TTQT. 76 - Cần gấp rút thực hiện phần mềm lưu trữ, tra cứu thông tin nội bộ, khách hàng, ngân hàng … Phần mềm này sẽ giúp thanh toán viên đánh giá nhanh chóng chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, uy tín của ngân hàng phát hành, phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn. Phần mềm này sẽ giúp hạn chế được những rủi ro do thiếu thông tin. - Hoàn thiện chương trình mạng TTQT nội bộ đáp ứng việc truyền điện thông suốt từ Chi nhánh đến hội sở và ngược lại. Tự động hóa khâu thanh toán, thu phí L/C. Bổ sung chức năng phát hiện lỗi tự động cho phần mềm soạn thảo điện MT103, 700, 707… - Trang bị thêm máy tính và các thiết bị khác cho Phòng TTQT, thuê đường truyền riêng cho việc truyền tin TTQT, có như vậy mới đẩy nhanh tốc độ giao dịch, loại trừ rủi ro sai sót của đường truyền mà các Chi nhánh phải gánh chịu. Bổ sung máy chủ dự phòng tránh tình trạng một máy chủ như hiện nay rất dễ dẫn đến rủi ro mất dữ liệu hay không phát được điện đi nước ngoài do máy chủ hỏng. 3.2.3. Xây dựng mạng lưới khách hàng liên các Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM và cũng như tại khu vực Miền Nam trong lĩnh vực TTQT: Mặc dù Tổng giám đốc NHNo& PTNT VN đã có văn bản số 4851/NHNo- QHQT ngày 08/12/2004 về việc phối hợp xử lý bộ chứng từ hàng xuất trong nghiệp vụ TTQT, tuy nhiên thực tế các Chi nhánh NHNo&PTNT tại TP.HCM hầu như không có mối liên kết nào trong lĩnh vực xử lý bộ chứng từ hàng xuất và ngay cả trong nghiệp vụ TTQT. Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho các Chi nhánh còn hoạt động riêng lẻ trong việc tìm kiếm, thu hút khách hàng cũng như xử lý nghiệp vụ. Điều này hạn chế rất nhiều trong việc cung cấp và sử dụng những thông tin quan trọng về khách hàng trong nội bộ hệ thống, nhằm hạn chế rủi ro 77 một cách thấp nhất trong việc quyết định cấp tín dụng, mở L/C cũng như việc sử dụng mạng lưới để phục vụ cho khách hàng một cách thuận tiện nhất. Khi xây dựng được mạng lưới khách hàng, sẽ tạo được sức mạnh tốt để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch, cụ thể như việc tiếp nhận chứng từ có thể thực hiện tại một Chi nhánh gần nhất và phí giao dịch có thể thu xếp giữa Chi nhánh thu hút được và Chi nhánh trực tiếp tham gia giao dịch, hoặc Chi nhánh này quản lý hàng cầm cố, tài sản thế chấp cho Chi nhánh khác cho vay, thanh toán chứng từ… Cũng như vậy, vì lợi thế của các Chi nhánh tại Tp.HCM là ở tại trung tâm kinh tế lớn của cả nước, để phát triển rộng ra toàn khu vực, Các Chi nhánh tại Tp.HCM cũng có thể kết hợp với các Chi nhánh NHNo&PTNT VN khác trong khu vực miền Nam để tham gia nghiệp vụ TTQT. 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát: Để đảm bảo hoạt động TTQT đặc biệt là hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức TDCT đi đúng định hướng phát triển và theo đúng hành lang pháp lý của Nhà nước và của NHNo&PTNT&PTNT Việt Nam, các Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát. Cần lựa chọn cán bộ tham gia kiểm tra kiểm soát là những người công tư phân minh, thiết tha với sự nghiệp phát triển của Ngân hàng, có năng lực trình độ tinh thông nghiệp vụ giỏi hơn cả cán bộ TTQT. Sự hoạt động hiệu quả của bộ phẩn kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ giúp cảnh báo sớm những rủi ro, mức độ sai sót sẽ giảm đi, thông qua đó hiệu quả của nghiệp vụ TTQT bằng TDCT sẽ ngày một nâng cao. 3.2.5. Tăng cường chính sách khách hàng Mục tiêu của chính sách khách hàng là xây dựng và củng cố uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. NHNo&PTNT VN cũng như các Chi nhánh tại Tp.HCM cần xác định chiến lược khách hàng hướng vào mục tiêu nâng cao hiệu 78 quả dịch vụ ngân hàng, mở rộng phạm vi kinh doanh và tăng khối lượng thanh toán, tăng tốc độ thanh toán, tính an toàn chính xác của dịch vụ thanh toán, các Chi nhánh NHNo&PTNT VN phải là chỗ dựa cho khách hàng trong việc tư vấn để quản lý tài chính, đầu tư kinh doanh,... Trong chính sách khách hàng của một ngân hàng theo quan điểm Marketing Mix, cần phải tập trung chủ yếu vào các mặt sau: Sản phẩm, Giá cả, Khuyếch trương và Phân phối. Về "Sản phẩm" Tích cực nghiên cứu phát triển việc ứng dụng đa dạng các hình thức L/C NK đặc biệt như L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C áp dụng điều khoản đỏ ... để bắt kịp với hoạt động TTQT của thế giới. Giúp đỡ cho các doanh nghiệp kinh doanh XK tạo vốn bằng cách thương lượng với bên đối tác nước ngoài mở các L/C theo điều kiện ứng trước tiền hàng, tức là áp dụng điều khoản đỏ, nước ngoài mở L/C qua các Chi nhánh NHNo&PTNTVN và Chi nhánh sẵn sàng bảo lãnh nguồn tiền ứng trước này. Nếu thực hiện như vậy sẽ có lợi cho ngân hàng và cả đơn vị: Đối với các Chi nhánh thu được phí, tăng lợi nhuận do đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tạo thiện cảm và uy tín với khách hàng, giảm bớt rủi ro khi cấp hạn mức tín dụng hay bảo lãnh mở L/C cho đơn vị. Đối với đơn vị mở đáp ứng được yêu cầu nhập hàng thường xuyên, số lượng lớn, tiết kiệm được phí mở L/C và tiền ký quỹ, không tốn nhiều công sức và thời gian mở nhiều lần L/C. Về "Phân phối": Đa dạng hoá việc cung cấp dịch vụ thanh toán bằng L/C đối với các loại hình doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tư nhân hay TNHH mà có uy tín, doanh số thanh toán qua Ngân hàng cao thì vẫn có thể được hưởng mức ưu đãi về lãi suất, tỷ lệ ký quỹ như các doanh nghiệp Nhà nước lớn. Đối với những khách hàng có uy tín, có quan hệ giao dịch với ngân hàng trong thời gian dài và ổn định, ngân hàng có thể có những thoả thuận cụ thể với 79 họ cho phép chuyển hồ sơ thanh toán qua fax, qua mạng internet và sau đó sẽ bổ sung bản chính sau. Làm như vậy khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại, sửa chữa hoàn thiện hồ sơ ngay tại chỗ đồng thời kiểm soát được luôn nội dung L/C ngân hàng sẽ phát hành. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có khả năng vay vốn ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ XNK, giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh. Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển, các hình thức thanh toán đòi hỏi phải có một hình thức tài trợ tương ứng phục vụ và đảm bảo cho nó. Về "Giá cả": Quá trình cạnh tranh khốc liệt trên thương trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải lấy phương châm hiệu quả với chi phí thấp nhất làm mục tiêu hoạt động của mình. Chính vì vậy hệ thống NHNo&PTNT VN nói chung và các Chi nháNHNo&PTNT nói riêng muốn nâng cao doanh số hoạt động và chiếm được thị phần lớn cần phải xây dựng một chính sách giá cả phù hợp để tranh thủ và thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Theo một số tiêu thức, các Chi nhánh cần thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng để có chính sách thích hợp khuyến khích khách hàng giao dịch. Ngân hàng cần đưa ra danh sách một số khách hàng đặc biệt và cho họ hưởng lãi suất thấp hơn các khách hàng khác, phí dịch vụ giảm, tỷ lệ ký quỹ mở L/C thấp hơn, phục vụ nhanh chóng những khách hàng lớn để giữ được những khách hàng quen thuộc. Áp dụng chính sách ký quỹ L/C NK linh hoạt, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán của Ngân hàng, đồng thời giảm bớt khó khăn về tài chính, khích lệ động viên họ mở L/C NK tại Chi nhánh. Khuyếch trương: 80 Thực tế tại địa bàn Tp.HCM hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng, chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài diễn ra gay gắt, muốn tồn tại và phát triển, các Chi nhánh không thể chờ đợi khách hàng tìm đến mà phải chủ động tìm khách hàng. Hiện nay, hoạt động tiếp thị của hầu hết các Chi nhánh chưa được chú trọng, chưa thành lập phòng Marketing hay phòng Khách hàng. Do đó, các Chi nhánh phải nhanh chóng thành lập phòng Marketing, từ đó có biện pháp thúc đẩy công tác nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị tăng cường hoạt động quảng cáo, thường xuyên tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Mục đích chủ yếu là tuyên truyền rộng rãi làm cho khách hàng hiểu rõ về các mặt hoạt động và dịch vụ của ngân hàng. Đối với chính sách khách hàng, thái độ, phong cách giao tiếp là nghệ thuật lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng. Vì vậy đổi mới phong cách, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ là một trong những biện pháp thu hút và giữ khách hàng. Hiện nay, phần lớn các Chi nhánh đã thực hiện cho cán bộ mặc đồng phục như cần phải xây dựng vào nề nếp cho tất cả các cán bộ đều có phong cách lịch sự, niềm nở, nhiệt tình giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, không gây khó khăn phiền hà cho khách hàng, luôn hướng dẫn và giúp đỡ khách hàng làm thủ tục nhanh chóng, không lỡ hẹn với khách hàng, sẵn sàng tư vấn giúp khách hàng ký kết hợp đồng XNK và áp dụng phương thức thanh toán an toàn và hiệu quả nhất. Có như vậy mới lôi cuốn và giữ được khách đến với ngân hàng. 3.2.6. Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh và dịch vụ. Hiện nay hầu hết các NHTM và các doanh nghiệp XNK nước ta có tập quán sử dụng USD trong mua bán, cho vay, huy động, dự trữ và TTQT. Không ngoài tình trạng đó, tại các chi nhánh NHNo&PTNT VN ở Tp.HCM, ngoại tệ chính chiếm tỷ trọng lớn trong TTQT vẫn là USD, sau đó đến EUR. Rõ ràng USD và EUR là ngoại tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi cao, tuy nhiên nó không phải là ngoại tệ mạnh duy nhất trong hệ thống tiền tệ quốc tế, bởi bên 81 cạnh đó còn có đồng JPY Nhật, tiếp sau đó là đồng CNY Trung Quốc - một nước lớn có tiềm năng quan hệ thương mại lớn đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với sự khôi phục lại của nền kinh tế các nước Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, thị trường Châu Á đang dần chiếm lại niềm tin đối với các đối tác phương Tây và hoạt động XNK của Việt nam cũng sẽ có cơ hội tăng trưởng, nhu cầu về ngoại tệ sẽ tăng lên. Do đó, các Chi nhánh cần phát triển các bàn thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch, chi trả kiều hối... nhằm khai thác các nguồn ngoại tệ mạnh khác để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá XNK của khách hàng. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 3.3.1. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam: 3.3.1.1 – Tăng cường công tác tiếp thị, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng trong nghiệp vụ TTQT: Hiện nay NHNo&PTNT VN cũng đã được đánh giá là một trong những ngân hàng phát triển khá ổn định và bền vững, uy tín ngân hàng ngày càng được nâng cao ở trong nước cũng như nước ngoài. Tuy nhiên, trong nghiệp vụ TTQT so với các ngân hàng khác lại rất hạn chế, không chỉ về cả doanh số cũng như về số lượng khách hàng đến giao dịch. Vì vậy để đưa hình ảnh về một ngân hàng đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng với công nghệ tiên tiến hiện đại đến với công chúng, NHNo&PTNT VN cần phải giải quyết những vấn đề sau: - Cung cấp cho khách hàng những tờ rơi mang tính đặc trưng của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, trong đó hướng dẫn cụ thể những thông tin cơ bản liên quan trực tiếp đến nghĩa cụ và quyền lợi của khách hàng trong quy trình thực hiện nghiệp vụ TTQT nói chung và L/C nói riêng. Từ đó khách hàng sẽ dễ theo dõi và chuẩn bị thủ tục chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46789.pdf
Tài liệu liên quan