Luận văn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế

Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự phát triển của kinh tế tri thức và phân công lao động xã hội mang tính quốc tế sâu rộng. Trên cơ sở đó, xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu phát triển của mình, tất yếu các quốc gia đều phải tham gia vào sự phát triển kinh tế khu vực và quốc tế.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ 07/11/2006, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Những sự kiện trên đã nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế, tạo ra cơ hội lớn để nước ta gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, có điều kiện phát triển nhanh, sớm thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển.

Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng. Đảng ta khẳng định: "Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng". Thực hiện định hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, gắn kết kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới thông qua hoạt động thương mại và đầu tư., phối hợp hài hòa các tiêu chuẩn, chính sách, tham gia các định chế kinh tế toàn cầu và khu vực, thực hiện hội nhập ở 3 cấp độ: song phương, khu vực và toàn cầu. Qua đó, nền kinh tế nước ta đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng lĩnh vực, như: liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển các khu, đặc khu, các vùng kinh tế cửa khẩu. Trong đó, phát triển kinh tế cửa khẩu đối với các vùng, các tỉnh có đường biên giới chung các nước là một chính sách quan trọng. Và thực tế quá trình đó, các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước đã có sự phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước ta.

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trong khu vực, các hành lang kinh tế Đông – Tây đã hình thành, gắn liền kinh tế các nước trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) với nhau và với các nước ASEAN, trong đó có sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long với Vương quốc Campuchia láng giềng.

Mục tiêu của GMS là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mê Kông. Hội nghị Thượng đỉnh tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 3 tại Vientiane (Lào) có chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường kết nối” thể hiện trọng tâm của các nước GMS là kết nối hạ tầng (giao thông, năng lượng, viễn thông ), coi đó là nền tảng để triển khai kết nối về nguồn lực, con người, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của từng nền kinh tế và của cả tiểu vùng. Hội nghị đã tập trung thảo luận 6 nội dung chính; trong đó vấn đề hợp tác phát triển hạ tầng giao thông được ưu tiên hàng đầu và đạt nhiều kết quả nổi bật nhất, tập trung vào 3 Hành lang kinh tế chính, trong đó có Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): gồm 3 tuyến đường nối phía Nam Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam. Đây là vận hội mới cho các tỉnh có biên giới giáp với Vương quốc Campuchia, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới dài 48,7 km giáp với tỉnh Prâyveng (Campuchia). Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhất là trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, kinh tế tỉnh Đồng Tháp đạt mức tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 9,93%/năm (cao hơn 3,07% so với giai đoạn 1996 - 2000), năm 2007 GDP tăng 15,79%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đóng góp vào sự thành công ấy có sự hiện diện của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp.

Bên cạnh những thành tựu quan trọng, quá trình phát triển khu KTCK Đồng Tháp còn những mặt cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

Là một cán bộ của tỉnh, quan tâm theo dõi, nghiên cứu quá trình xây dựng hình thành khu kinh tế cửa khẩu của địa phương, nên tôi chọn vấn đề Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế để làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.

 

doc107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự phát triển của kinh tế tri thức và phân công lao động xã hội mang tính quốc tế sâu rộng. Trên cơ sở đó, xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu phát triển của mình, tất yếu các quốc gia đều phải tham gia vào sự phát triển kinh tế khu vực và quốc tế. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ 07/11/2006, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Những sự kiện trên đã nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế, tạo ra cơ hội lớn để nước ta gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, có điều kiện phát triển nhanh, sớm thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển. Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng. Đảng ta khẳng định: "Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng". Thực hiện định hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, gắn kết kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới thông qua hoạt động thương mại và đầu tư..., phối hợp hài hòa các tiêu chuẩn, chính sách, tham gia các định chế kinh tế toàn cầu và khu vực, thực hiện hội nhập ở 3 cấp độ: song phương, khu vực và toàn cầu. Qua đó, nền kinh tế nước ta đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng lĩnh vực, như: liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển các khu, đặc khu, các vùng kinh tế cửa khẩu... Trong đó, phát triển kinh tế cửa khẩu đối với các vùng, các tỉnh có đường biên giới chung các nước là một chính sách quan trọng. Và thực tế quá trình đó, các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước đã có sự phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước ta. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trong khu vực, các hành lang kinh tế Đông – Tây đã hình thành, gắn liền kinh tế các nước trong tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) với nhau và với các nước ASEAN, trong đó có sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long với Vương quốc Campuchia láng giềng. Mục tiêu của GMS là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mê Kông. Hội nghị Thượng đỉnh tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 3 tại Vientiane (Lào) có chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường kết nối” thể hiện trọng tâm của các nước GMS là kết nối hạ tầng (giao thông, năng lượng, viễn thông…), coi đó là nền tảng để triển khai kết nối về nguồn lực, con người, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của từng nền kinh tế và của cả tiểu vùng. Hội nghị đã tập trung thảo luận 6 nội dung chính; trong đó vấn đề hợp tác phát triển hạ tầng giao thông được ưu tiên hàng đầu và đạt nhiều kết quả nổi bật nhất, tập trung vào 3 Hành lang kinh tế chính, trong đó có Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): gồm 3 tuyến đường nối phía Nam Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam. Đây là vận hội mới cho các tỉnh có biên giới giáp với Vương quốc Campuchia, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới dài 48,7 km giáp với tỉnh Prâyveng (Campuchia). Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhất là trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, kinh tế tỉnh Đồng Tháp đạt mức tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 9,93%/năm (cao hơn 3,07% so với giai đoạn 1996 - 2000), năm 2007 GDP tăng 15,79%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đóng góp vào sự thành công ấy có sự hiện diện của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp. Bên cạnh những thành tựu quan trọng, quá trình phát triển khu KTCK Đồng Tháp còn những mặt cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Là một cán bộ của tỉnh, quan tâm theo dõi, nghiên cứu quá trình xây dựng hình thành khu kinh tế cửa khẩu của địa phương, nên tôi chọn vấn đề Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế để làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 về "chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới" đã có một số nhà nghiên cứu, quản lý, báo chí viết bài xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như: - Tác động kinh tế - xã hội của mở cửa biên giới của TS.Trịnh Tấn Đạt, TS Vũ Tuấn Anh, TS Hoàng Công Hoàn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. - Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của Tỉnh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Thanh Huyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005. Tác giả đã nêu lên cơ sở khoa học hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai; đánh giá thực trạng của quá trình phát triển; những tác động tích cực và hạn chế của khu kinh tế cửa khẩu đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Qua đó đã đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong giai đoạn mới. Tác giả đã công phu nghiên cứu đưa ra các giải pháp có tính khả thi, có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai. - Khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn Tây Bắc nước ta hiện nay của Trần Thanh Quang, 2006. Đề tài đã nêu nhận thức chung, đánh giá thực trạng, sự tác động của phát triển khu kinh tế - quốc phòng đến đời sống kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc nước ta, đồng thời vạch ra phương hướng và một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển khu kinh tế - quốc phòng trong thời gian tới. - "Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu" của Đặng Nguyễn, Thời báo Kinh tế, số 109 (6), 2007. Tác giả đã đánh giá tình hình các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam nằm tại các vùng tiếp giáp với 3 nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia. Và nhận định: Từ việc áp dụng các chính sách thí điểm trước đây, đặc biệt là Quyết định 53/2001/QĐ-TTg, các khu kinh tế cửa khẩu đã có những tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn nhận định: Hạn chế lớn nhất của các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay là do vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia ở xa các trung tâm kinh tế và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém, đòi hỏi nhu cầu đầu tư lớn. - Thuốc nào cho hội chứng kinh tế cửa khẩu của Lâm Chí Công và Hồng Thủy, Báo Lao động, số 104 (4), 2007. Bài viết kiến nghị: Trung ương cần sớm tổng kết mô hình kinh tế cửa khẩu, để từ đó lập lại bản đồ các khu kinh tế cửa khẩu toàn quốc một cách hợp lý, trên cơ sở đó xác định những khu kinh tế cửa khẩu nào là quan trọng, có hướng phát triển tốt để tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển; hạn chế đầu tư dàn trải, chia đều như hiện nay. Tuy nhiên, do giới hạn lịch sử và đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống về "Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong hội nhập kinh tế quốc tế", để qua đó đề xuất những giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế ở Đồng Tháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích - Phân tích cơ sở lý luận khu kinh tế cửa khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và Việt Nam. - Từ cơ sở lý luận làm căn cứ khoa học để đánh giá thực trạng hoạt động của khu KTCK Đồng Tháp về kết quả, hạn chế, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu mang lại hiệu quả theo định hướng phát triển chung của Tỉnh và của khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu một số vấn đề chung về khu kinh tế cửa khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung của cả nước và của tỉnh Đồng Tháp. - Trình bày quan điểm, giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong những năm tới. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận văn Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu là vấn đề mới, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình thực hiện một cách có hệ thống từ khi có Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới” đến năm 2007. Các số liệu tham khảo chủ yếu từ năm 2001 đến năm 2007. 5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin; kết hợp logíc với lịch sử. Đặc biệt là các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin. - Luận văn kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số tác giả liên quan đến vấn đề này. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; thống kê, so sánh, mô hình.... 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỂN VỀ KHU KINH CỬA KHẨU TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động khu kinh tế cửa khẩu Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm gần đây, khi quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, với Lào và Campuchia đã có bước phát triển mới đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của các nước thông qua cửa khẩu biên giới. Theo quá trình lịch sử, khái niệm khu kinh tế cửa khẩu được hình thành trên cơ sở các khái niệm liên quan: Trước hết, khái niệm: “Giao lưu kinh tế qua biên giới” theo nghĩa hẹp, gồm các hoạt động trao đổi thương mại giữa cư dân, các doanh nghiệp nhỏ đóng tại địa bàn biên giới xác định, thường là những nơi có các cửa khẩu biên giới. Những hình thức này có thể được thực hiện ở các dạng chợ biên giới, thậm chí ở các đường mòn biên giới với một khối lượng hàng hoá và giá trị theo quy định của Nhà nước hoặc chính quyền địa phương. Với nhiều mức độ khác nhau, giao lưu kinh tế theo nghĩa hẹp là hình thức diễn ra phổ biến ở tất cả các quốc gia có đường biên giới chung trong điều kiện hoà bình. Tuy nhiên, điều dễ thấy là quy mô, mức độ hoạt động kinh tế - thương mại, diễn ra khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực biên giới cả nước vì nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: trình độ phát triển kinh tế; điều kiện tự nhiên; vị trí địa lý; chính sách biên mậu; các tiềm năng, thế mạnh tại chỗ; sự ổn định về an ninh chính trị, …Vì vậy, xuất hiện một nội dung rộng hơn, bao quát hơn về “giao lưu kinh tế - thương mại, đầu tư khoa học và công nghệ qua các cửa khẩu biên giới”, giữa các quốc gia có đường biên giới chung. Khái niệm này có nghĩa rộng hơn không chỉ đơn thuần là buôn bán, trao đổi hàng hoá thông thường, mà còn bao hàm cả các hoạt động về hợp tác khoa học – công nghệ, đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu, liên doanh phát triển kết cấu hạ tầng, du lịch qua biên giới,… Như vậy, giao lưu kinh tế qua biên giới được phát triển từ hình thái trao đổi hàng hoá đơn giản trở thành các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng. Ngoài ra, trong lịch sử, còn có những hình thức quan hệ kinh tế song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia có đường biên giới chung, hoặc giữa các quốc gia trong khu vực. Các hình thức liên kết kinh tế này, với những cấp độ khác nhau về nội dung, yêu cầu, hình thức, quy định..v.v. mà có cách gọi khác nhau như: Khu kinh tế thương mại tự do; liên minh thuế quan; thị trường chung; liên minh kinh tế; liên minh tiền tệ. Ngoài ra, ở những vùng, địa phương có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội khác nhau đã xuất hiện nhiều hình thức, mô hình liên kết kinh tế cụ thể, bao gồm: + Các vùng tăng trưởng kinh tế, là hình thức hợp tác kinh tế giữa các vùng nằm kề nhau về địa lý của các nước láng giềng, thậm chí ở một số địa phương cùng một quốc gia, cho phép khai thác những thế mạnh và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn về thời gian, thấp hơn về chi phí. Hơn nữa, chúng còn cho phép tận dụng những ưu điểm, bổ sung lẫn nhau trong mỗi thành viên để đạt hiệu quả kinh tế với quy mô lớn. + Các thoả thuận về thương mại miễn thuế giữa các quốc gia, thực hiện các quy định miễn trừ thuế quan cho một số loại hàng hoá được trao đổi giữa các thành viên, là cơ sở để phát triển tới hình thức liên kết kinh tế cao hơn, đó là liên minh thuế quan. Hình thức này đã được phát triển ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nê Pan, … + Các đặc khu kinh tế như khu công nghiệp, khu chế xuất,… được áp dụng ở một số nước: Trung Quốc, các nước ASEAN trong vài thập kỷ gần đây. Như vậy, từ tính chất đa dạng trong các loại hình và yếu tố quyết định đến sự lựa chọn một hình thức cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện cần và đủ để quyết định những loại hình phù hợp, có hiệu quả. Thông qua các hình thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liên kết kinh tế, căn cứ theo đặc điểm của một loại hình kinh tế cửa khẩu cho phép áp dụng những chính sách riêng trong một phạm vi không gian, thời gian xác định mà ở đó đã có giao lưu kinh tế biên giới phát triển sẽ hình thành khu kinh tế cửa khẩu. Ở Việt Nam, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, tại Chương I, Điều 2, mục 4 có nêu: Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được gọi chung là khu kinh tế, trừ trường hợp quy định cụ thể [21, tr.2]. Theo đó, tại Điều 7, mục 2 về “Điều kiện thành lập khu kinh tế cửa khẩu” có nêu: a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt; b) Có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính được quy định tại Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không tách biệt về không gian; c) Kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia; giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền của nước bạn; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; d) Đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế cửa khẩu bao gồm các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ; có điều kiện phát huy tiềm năng tại chỗ và các vùng xung quanh; có khả năng phát triển thương mại và thu hút đầu tư; đ) Gắn kết giữa phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại khu vực biên giới; e) Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững [21, tr.5-6]. Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và được thực hiện những cơ chế, chính sách phát triển riêng phù hợp với đặc điểm ở đó nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Từ khái niệm cho thấy khu kinh tế cửa khẩu có những đặc điểm giống và khác so với các mô hình kinh tế: khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế - quốc phòng,… Để rõ hơn về khu kinh tế cửa khẩu, chúng ta xem xét nó trong sự so sánh với các mô hình kinh tế khác: Một là, khu công nghiệp: là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, hưởng một số chế độ ưu tiên của Chính phủ hoặc địa phương, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Hai là, khu công nghệ cao: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo các dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lý xác định, được hưởng chế độ ưu tiên nhất, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Ba là, khu chế xuất: là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho hàng xuất khẩu với hoạt động xuất khẩu, có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một số chế độ ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Bốn là, khu kinh tế - quốc phòng: là vùng lãnh thổ và dân cư thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển, được đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng – an ninh theo Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ; do quân đội đảm nhiệm, lấy đơn vị kinh tế quốc phòng làm nòng cốt. Từ những quan niệm trên cho thấy, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao là các loại hình của khu kinh tế, chúng có những đặc điểm khác nhau xuất phát từ mục đích, đối tượng tham gia, mối liên kết của chúng với nền kinh tế. Khu Công nghiệp thường được thành lập ở những vùng khó khăn về kinh tế, nơi có đông dân cư, có nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi. Được nhận sự ưu tiên nhất định từ phía Chính quyền địa phương và Chính phủ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Khu công nghiệp bao gồm những doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài. Khu chế xuất cũng được xác định là khu công nghiệp nhưng tập trung những doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các hàng xuất khẩu, được sự ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, có vai trò then chốt trong việc chuyển từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở cửa. Còn khu công nghệ cao, điểm khác biệt chính là ở mục đích phát triển công nghệ kỹ thuật cao, thu hút công nghệ nước ngoài, tiếp thu và chuyển giao công nghệ cao, nâng cao năng lực công nghệ trong nước [37, tr.15]. Khu kinh tế - quốc phòng cũng nhằm phát triển kinh tế như các loại hình khu kinh tế kể trên, nhưng điểm khác biệt cơ bản là để xây dựng và phát triển nó không những cần có chính sách ưu tiên của Nhà nước mà quan trọng hơn là có sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào các quá trình kinh tế - xã hội thông qua hoạt động của các lực lượng quân đội nhằm tạo lập những cơ sở ban đầu cho phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường, hội nhập. Từ những đặc điểm cơ bản của các loại hình kinh tế trên cho thấy, khu kinh tế cửa khẩu có đặc điểm giống và khác cơ bản, như sau: Những đặc điểm giống nhau: về tư cách pháp nhân, các mô hình kinh tế này đều được thành lập do quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; được hưởng một số chế độ ưu đãi của Chính phủ và chính quyền địa phương; có một không gian kinh tế xác định. Các khu kinh tế này đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, thông qua việc phát huy đặc điểm hoạt động của từng loại hình với vùng hay kinh tế cả nước. Những đặc điểm khác nhau: Điểm khác nhau dễ thấy giữa khu kinh tế cửa khẩu với các hình thức kinh tế nói trên là ở vị trí và điều kiện hình thành. Để thành lập đuợc khu kinh tế cửa khẩu, điều kiện tiên quyết là phải gắn với vị trí cửa khẩu (hoặc biên giới quốc gia với nhau để hình thành cửa khẩu), là khu vực có hoặc không có dân cư sinh sống, có các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước. Mục đích thành lập khu kinh tế cửa khẩu nhằm ưu tiên phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Trong đó, quan trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ gồm có: hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và các chi nhánh đại diện các công ty nước ngoài, trong nước, chợ cửa khẩu. Khác với khu chế xuất và khu công nghiệp, nguồn hàng hoá để trao đổi ở khu kinh tế cửa khẩu có thể là tại chỗ, có thể là nơi khác đưa đến. Các chính sách ưu tiên cũng khác nhau phù hợp với từng loại hình và địa phương nơi chúng được thành lập. Một vấn đề cần lưu ý là do đặc điểm riêng có, khu kinh tế cửa khẩu đặt lên hàng đầu là các hoạt động về thương mại, dịch vụ, gắn với cửa khẩu chịu sự tác động mạnh mẽ của khu vực kinh tế, chính sách biên mậu của các nước láng giềng có đường biên giới chung. Do vậy, nguồn hàng hóa tại chỗ và từ nơi khác (các vùng kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất) là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó. Mặt khác, hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu còn liên quan nhiều đến thông lệ quốc tế, vấn đề chủ quyền, an ninh biên giới, các chính sách chung của hai nước thông qua cặp cửa khẩu và hệ thống các đường giao thông. Từ phân tích đặc điểm giống và khác nhau, có thể khái quát mô hình khu kinh tế cửa khẩu theo cách tiếp cận đối với từng vùng, địa phương nước ta cho phù hợp, đó là: Thứ nhất, tiếp cận theo mô hình không gian: là mô hình đòi hỏi được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, thềm lục địa, các hiệp định và hiệp ước quốc tế, đảm bảo sự phối hợp tốt tất cả các yếu tố để các quốc gia có đường biên giới chung đều có lợi, đảm bảo về môi trường, sự phối hợp các nguồn lực khi triển khai; tìm hiểu các yếu tố tương đồng, các vị trí tạo ra khả năng phát triển đối xứng. Mặt khác, có mối liên hệ tốt trong nội địa để bù đắp sự thiếu hụt về nguồn lực và trao đổi hàng hoá, cũng như tránh các vị trí bất lợi xảy ra tranh chấp, lấn chiếm, nơi chứa chấp các hoạt động tội phạm. Trong mô hình không gian có một số loại hình cụ thể sau đây: - Mô hình đường thẳng: Đây là mô hình có ưu điểm là một mặt giảm sự tập trung cao về biên giới, một mặt có thể sử dụng kênh hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở đường giao thông. Vì thế nó phải có các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc đường sông, kèm theo đó là các khu công nghiệp, đô thị, cảng biển ở mỗi bên với một cự ly hợp lý. Thông thường, mô hình này được lựa chọn ở những nơi có lối mòn dân cư hai bên qua lại, do nhu cầu trao đổi tăng, giao thông phát triển thành cửa khẩu. Đây là mô hình cơ sở cho các mô hình khác (hình 1. 1 a). - Mô hình có quạt giao nhau ở cán: là mô hình dựa trên cơ sở hai bên đã có hàng loạt các đô thị, khu công nghiệp có khoảng cách thích hợp với đường biên giới, khoảng cách này được hình thành tự nhiên hoặc do quy ước giữa hai bên, việc trao đổi hàng hoá tập trung về khu kinh tế theo đường giao thông gần nhất. Mô hình này có tính tập trung cao về thương mại, còn gọi là khu thương mại tự do (hình 1. 1. b). - Mô hình quạt giao nhau ở cánh: là mô hình được xây dựng dựa trên việc các đô thị, khu công nghiệp tập trung, hàng hoá ở hai bên trao đổi phân tán ở nhiều cặp chợ biên giới, thích hợp cho những nơi có địa hình bằng phẳng, đông dân cư (hình 1. 1. c). - Mô hình lan toả: mô hình lan toả được sử dụng thích hợp dựa trên cơ sở tập quán sinh hoạt của dân cư, phù hợp với các cặp chợ, thị trấn ven đường biên giới. Sử dụng mô hình này sẽ tận dụng được các yếu tố tự nhiên, các công trình kết cấu hạ tầng sẵn có hoặc hai bên cùng hợp tác xây dựng (hình 1. 1. d). Hình 1.1: Một số mô hình khu kinh tế cửa khẩu Hình 1.1.a: mô hình đường thẳng Hình 1.1.b: Mô hình quạt giao ở cán Hình 1.1.c: Mô hình quạt giao ở cánh Hình 1.1.d: Mô hình lan tỏa Khu kinh tế cửa khẩu: Đường biên giới: Đường giao thông đô thị: Khu công nghiệp: Thứ hai, mô hình một khu kinh tế cửa khẩu: mô hình này phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản như thuận lợi cho việc kiểm soát các phương tiện, người, hàng hóa qua lại, được thiết kế chi tiết cho hai khu đô thị giáp nhau, đồng thời phối hợp, hổ trợ các công trình công cộng gồm điện nước, chiếu sáng, cây xanh, môi trường đảm bảo dịch vụ tốt cho người lưu thông, hàng hoá, phương tiện quá cảnh. Có 2 mô hình cụ thể: - Mô hình đối xứng, được xây dựng trên sự thoả thuận của địa phương hai nước có đường biên giới chung và cặp cửa khẩu đối diện nhau. Mỗi bên xâydựng khu kinh tế cửa khẩu độc lập, cạnh tranh cùng phát triển. Do đó, chúng có những điểm bố trí tương đồng nhau về kết cấu, bao gồm: khu dân cư; khu thương mại và dịch vụ; khu vui chơi giải trí; khu sản xuất và khu hành chính. Sơ đồ 1.1: Mô hình khu kinh tế cửa khẩu đối xứng Khu sản xuất Các cửa kiểm soát Khu hành chính Khu thương mại và dịch vụ Dải phân cách Khu sản xuất Các cửa kiểm soát Khu hành chính Khu thương mại và dịch vụ - Mô hình đặc biệt, là mô hình liên kết giữa hai quốc gia, tạo ra vùng lãnh thổ đặc biệt. Sự liên kết này dựa trên hiệp ước, theo đó chỉ ra lãnh thổ hợp lý, có hàng rào, không có dân cư sinh sống. Mô hình này có nhiều điểm tích cực khi hai bên cùng nhau phối hợp tốt, có khả năng thu hút đầu tư quốc tế, tuy nhiên cơ chế quy định trách nhiệm và lợi ích mỗi bên cần rõ ràng để tránh mâu thuẫn. Sơ đồ 1.2: Khu kinh tế cửa khẩu đặc biệt Khu sản xuất (Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van moi.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan