Luận văn Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam

Tiến trình phát triển công nghiệp gắn với đô thị trong lịch sử nước ta nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng luôn diễn biến phức tạp, đô thị Việt Nam mang một đặc điểm chung là sự đan xen giữa nông thôn, thành thị trên nhiều phương diện không gian địa lý, cơ sở hạ tầng, dân cư, tôn giáo, văn hoá cũng như các hoạt động kinh tế,.

Nước ta là một nước nông nghiệp, các thành phố, thị tứ được hình thành trước hết từ nhu cầu chính trị, xã hội hơn là nhu cầu kinh tế. Trong lịch sử có Phố Hiến và Hội An là hai đô thị được hình thành hầu như trước hết từ yêu cầu kinh tế, nhưng rồi lại không phát triển được do thiếu các điều kiện liên tục thúc đẩy từ kinh tế cho chúng hoạt động. Do sự phát triển chậm và yếu kém về công nghiệp, thương nghiệp nên cư dân đô thị chủ yếu là các công chức, hưởng lương Nhà nước, hoạt động quản lý, hoạt động văn hoá, giáo dục.

Những năm gần đây các khu công nghiệp theo mô hình các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kinh tế mở ra đời trong công cuộc đổi mới. Tác động tích cực, hiển nhiên của việc phát triển các khu công nghiệp đã góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư xã hội. Mặt khác quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang thúc đẩy làn sóng đô thị hoá ngày càng lan rộng. Việc nghiên cứu giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới là hết sức cần thiết, từ đó có phương hướng, giải pháp tốt hơn cho nền kinh tế.

Đối với tỉnh Quảng Nam, sau gần 10 năm kể từ ngày tái lập tỉnh (tháng 1/1997) đến nay, đặc biệt kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 30/4/2003 của Tỉnh uỷ về phát triển Quảng Nam về cơ bản thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, ngành công nghiệp của tỉnh đã đạt được những kết quả ban đầu quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá. Trên địa bàn của tỉnh đã xuất hiện một số khu, cụm công nghiệp, tuy nhiên việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới thì chưa được đầu tư nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học đầy đủ. Vì thế đề tài “Mối quan hệ giữa phỏt triển cụng nghiệp với hỡnh thành đô thị mới ở Quảng Nam” được chọn làm đối tượng nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.

 

doc96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình phát triển công nghiệp gắn với đô thị trong lịch sử nước ta nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng luôn diễn biến phức tạp, đô thị Việt Nam mang một đặc điểm chung là sự đan xen giữa nông thôn, thành thị trên nhiều phương diện không gian địa lý, cơ sở hạ tầng, dân cư, tôn giáo, văn hoá cũng như các hoạt động kinh tế,... Nước ta là một nước nông nghiệp, các thành phố, thị tứ được hình thành trước hết từ nhu cầu chính trị, xã hội hơn là nhu cầu kinh tế. Trong lịch sử có Phố Hiến và Hội An là hai đô thị được hình thành hầu như trước hết từ yêu cầu kinh tế, nhưng rồi lại không phát triển được do thiếu các điều kiện liên tục thúc đẩy từ kinh tế cho chúng hoạt động. Do sự phát triển chậm và yếu kém về công nghiệp, thương nghiệp nên cư dân đô thị chủ yếu là các công chức, hưởng lương Nhà nước, hoạt động quản lý, hoạt động văn hoá, giáo dục. Những năm gần đây các khu công nghiệp theo mô hình các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kinh tế mở ra đời trong công cuộc đổi mới. Tác động tích cực, hiển nhiên của việc phát triển các khu công nghiệp đã góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư xã hội. Mặt khác quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang thúc đẩy làn sóng đô thị hoá ngày càng lan rộng. Việc nghiên cứu giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới là hết sức cần thiết, từ đó có phương hướng, giải pháp tốt hơn cho nền kinh tế. Đối với tỉnh Quảng Nam, sau gần 10 năm kể từ ngày tái lập tỉnh (tháng 1/1997) đến nay, đặc biệt kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 30/4/2003 của Tỉnh uỷ về phát triển Quảng Nam về cơ bản thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, ngành công nghiệp của tỉnh đã đạt được những kết quả ban đầu quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá. Trên địa bàn của tỉnh đã xuất hiện một số khu, cụm công nghiệp, tuy nhiên việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới thì chưa được đầu tư nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học đầy đủ. Vì thế đề tài “Mối quan hệ giữa phỏt triển cụng nghiệp với hỡnh thành đụ thị mới ở Quảng Nam” được chọn làm đối tượng nghiên cứu của luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua học tập và nghiên cứu bản thân học viên nhận thấy đã có một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về phát triển công nghiệp và đô thị, như: - TS. Phạm Kim Giao (1996), Quy hoạch đô thị theo hướng môi trường sinh thái, Đại học Kiến trúc Hà Nội. - GS.TS Trần Ngọc Hiên và PGS.TS Trần Văn Chử (đồng chủ biên) (1996), Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Cao Đức (2003), "Quá trình đô thị hóa các đô thị lớn ở Việt nam, giai đoạn 1990-2000; Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (299)... Ngoài ra, còn có một số công trình khoa học khác nghiên cứu về những vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới công nghiệp và đô thị mới. Nhưng chưa có công trinh nào nghiên cứu vấn đề mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với các công trình và bài viết đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới, đánh giá thực trạng mối quan hệ này trong quá trình đổi mới, từ đó đề ra giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa quá trình phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới một cách bền vững. 3.2. Nhiệm vụ: - Làm rõ mối quan hệ giữa quá trình phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở nước ta. - Nghiên cứu thực trạng việc giải quyết mối quan hệ giữa quá trình phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam. - Bước đầu đề xuất một số phương hướng, giải pháp để góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa quá trình phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới ở Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa quá trình phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay. 5. Đóng góp mới của luận văn Luận văn tập trung giải quyết mối quan hệ giữa quá trình phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở đó góp phần hoạch định các cơ chế chính sách để gắn kết giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đặc biệt phương pháp trừu tượng hoá khoa học gắn với sử dụng phương pháp logic kết hợp phương pháp lịch sử; đồng thời kết hợp với các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong đề tài. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới 1.1. Lý luận chung về phát triển công nghiệp với hình thành đô thị mới 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Lịch sử của mọi quốc gia đều khẳng định rằng từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn cần phải công nghiệp hóa nền kinh tế như một bước đi tất yếu mà mỗi dân tộc sớm muộn đều phải trải qua. Đây là quá trình phát triển lực lượng sản xuất của xã hội. Xét từ quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thì lực lượng sản xuất luôn là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, giữ vị trí quyết định nhất đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội. Nhìn lại các quá trình tiến hành công nghiệp của các nước, chúng ta thấy rõ tính đúng đắn luận điểm sau đây của Các Mác: Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu lao động không những là thước đo sự phát triển sức lao động của con người, mà còn là một chỉ tiêu của những quan hệ xã hội trong đó lao động được tiến hành. Xuất phát từ luận điểm trên đây, chúng ta có thể quan niệm về công nghiệp trong điều kiện hiện nay như sau: Công nghiệp hoá là con đường tất yếu nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở những nước đi lên xây dựng CNXH từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay với những đặc trưng của cuộc cách mạng KH-CN hiện đại, với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, công nghiệp hoá không thể không gắn liền với hiện đại hoá. Mặt khác, không nên chỉ hiểu công nghiệp hoá theo nghĩa hẹp chỉ là quá trình hình thành cách thức sản xuất dựa trên kỹ thuật và công nghệ hiện đại riêng trong lĩnh vực tiểu công nghiệp và công nghiệp - mà nên hiểu theo nghĩa rộng, theo nghĩa quá trình đó diễn ra trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân. Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ là yếu tố quyết định nội dung của quá trình CNH, HĐH. Quả vậy, nếu nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là thay thế hệ thống kỹ thuật vốn chủ yếu dựa vào lao động thủ công và sức kéo của động vật bằng hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước, thì trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai hệ thống kỹ thuật dựa vào động cơ hơi nước đã được thay thế bằng các hệ thống động lực mới dựa trên cơ sở động cơ đốt trong, điện năng, với nguồn năng lượng chính là dầu mỏ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được đánh dấu bằng việc áp dụng hệ thống tự động hoá. Sức mạnh của khoa học, công nghệ khi nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đã thực sự góp phần tăng cường sức mạnh vật chất của con người bằng trí tuệ tác động vào tự nhiên đem lại lợi ích cho chính mình. Trong thập niên 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng KH - CN hiện đại với nội dung áp dụng kỹ thuật vi điện tử đã làm cho nền sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở điện khí hoá chuyển sang sản xuất dựa trên cơ sở cơ-điện tử. Trong giai đoạn này, nhiều ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá dựa vào kỹ thuật vi điện tử đã lần lượt ra đời. Trong đó đặc biệt là công nghệ thông tin, như một nguồn năng lượng mới được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, lưu thông, quản lý sản xuất kinh doanh và xã hội, làm cho hàm lượng trí tuệ của giá trị sản phẩm ngày càng cao. Sự phát triển của cách mạng KH - CN hiện đại đang chuyển dần nền kinh tế sang nền kinh tế tri thức. Trong điều kiện đó, những nước đi sau trong quá trình công nghiệp hoá bên cạnh việc tiến hành cơ khí hoá sản xuất cần đồng thời phát triển có trọng điểm một số những công nghệ hiện đại phù hợp với truyền thống và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và kinh tế xã hội của mỗi nước. Có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách về sự phát triển so với các nước công nghiệp hoá nhằm tránh khả năng tụt hậu ngày càng xa về kinh tế. Kinh nhiệm công nghiệp hoá ở nhiều nước cho thấy cái cốt lõi của công nghiệp hoá trong thời đại ngày nay là sự đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật (còn gọi là phần cứng: máy móc, thiết bị,...) và công nghệ (còn gọi là phần mềm: phương pháp, quy tắc, quy trình, phương thức,...), chuyển từ kỹ thuật công nghệ lạc hậu, năng suất và kỹ thuật thấp lên trình độ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến có năng suất và hiệu quả KT - XH cao trong tất cả lĩnh vực và các ngành của nền kinh tế quốc dân. Theo tư duy nói trên về công nghiệp hoá có thể rút ra nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá trong thời đại ngày nay ở các nước nói chung và nước ta nói riêng là trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại và theo đó xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Đây là cơ sở để đưa ra khái niệm CNH, HĐH một cách đầy đủ. Tuy nhiên về khái niệm CNH, HĐH trong điều kiện ngày nay vẫn còn nhiều điểm khác biệt giữa các nhà khoa học. Chúng tôi nhất trí với quan điểm: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KH - CN tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 1.1.2. Khái niệm về đô thị hóa Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", Các Mác và F.Ăngghen cho rằng: Đô thị là sự phân công lao động trong nội bộ một dân tộc gây ra trước hết là sự tách rời giữa lao động công nghiệp với lao động nông nghiệp và do đó là sự tách rời giữa thành thị và nông thôn và bị đối lập giữa lợi ích của thành thị và nông thôn. Năm 1858, Các Mác nêu lên: Lịch sử cận đại là quá trình các quan hệ thành thị thâm nhập vào nông thôn, trong khi đó trong thế giới cổ đại lại có tình hình ngược lại, đó là những quan hệ nông thôn xâm nhập vào thành phố. Mác nêu đô thị cổ đại nông thôn hóa chủ yếu nói về tình hình tan rã của chế độ nô lệ, mâu thuẫn chế độ nô lệ ngày càng sâu sắc, tinh thần tích cực và năng suất lao động nô lệ không ngừng giảm thấp, đồng thời chiến tranh xảy ra liên miên giữa các thành, bang và dị tộc xâm nhập. Trong mấy thế kỷ đầu công nguyên, cả thế giới cổ đại ven bờ Địa Trung Hải bắt đầu sự chuyển biến lớn lần thứ nhất trong lịch sử loài người - sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ. Trên đống gạch của chế độ tư hữu, chủ nô lệ cổ đại xây dựng chế độ kinh tế và xã hội mới về cơ bản đã không còn dựa vào đô thị hoá nữa mà dựa vào nông thôn, dựa vào kinh tế tiểu nông tự do. Đây là sự xác lập chế độ phong kiến. Sự phát triển của đô thị xã hội phong kiến rất chậm, và “nông thôn có thể thống trị thành thị” (về kinh tế). “Công nghiệp đem áp dụng những nguyên tắc tổ chức nông nghiệp vào thành thị và vào các mối quan hệ của thành thị”. Như vậy có thể khẳng định quá trình lịch sử của CNTB nảy mầm và sau cuộc cách mạng công nghiệp, đô thị các nước tư bản thế giới phát triển nhanh. Cũng có thể nói, đô thị là người bạn đồng hành của công nghiệp hoá, đây là sự xác định khoa học đối với quan niệm đô thị hoá. Theo V.I. Lênin: Thành thị là nơi tập trung của đời sống kinh tế, chính trị và tinh thần của nhân dân và là một động lực chủ yếu của sự tiến bộ. Theo quan điểm của các nhà xã hội học khi nghiên cứu về đô thị, một đô thị đều được cấu thành từ hai nhóm thành phần chủ yếu là: - Các thành tố không gian, vật chất, đó chính là môi trường không gian hình thể do con người tạo ra bao gồm không gian kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và điều kiện khí hậu, sinh thái tự nhiên. - Các thành tố tổ chức xã hội, đó chính là cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ đô thị với tất cả những thể chế, luật lệ hiện hành tại đó. Và trên thực tế thì hai thành tố này không thể tách rời nhau và được hiểu trong mối quan hệ một bên là môi trường sinh sống, điều kiện sống đô thị với một bên là những người hoạt động trong đó. Các bộ môn nghiên cứu về đô thị đều xoay quanh mục tiêu nghiên cứu và đảm bảo cho sự vận hành, phát triển của các đô thị, đảm bảo sự liên kết tối ưu giữa hai thành tố cấu thành đô thị nói trên. Từ những quan niệm nói trên, chúng tôi cho rằng: Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp (ở đây cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm thứ nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, chất đốt, nhiệt sưởi ấm, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, quản lý, xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường; thứ hai cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm: Nhà ở, các công trình phục vụ như y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương nghiệp, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước) và dân cư nội thị không dưới 4.000 người với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 60%. "Đô thị bao gồm: thành phố, thị xã, thị trấn. Yếu tố cơ bản thúc đẩy sự hình thành và phát triển đô thị, là nơi tập trung giao lưu các bộ phận của sản xuất, đầu mối giao thông, đầu mối buôn bán, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại dịch vụ đô thị, dịch vụ sản xuất... Trong quá trình phát triển, nếu đô thị mất dần vai trò trung tâm vùng, lãnh thổ thì quá trình đô thị hóa sẽ ngừng trệ. Đô thị không chỉ là nơi tiêu biểu cho sự phát triển, thịnh vượng và văn minh của mỗi quốc gia mà còn là những nơi truyền bá văn minh, là đầu tàu thúc đẩy các vùng xung quanh, phụ cận phát triển. Đô thị có tính tập trung rất cao; đô thị thường là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, là nơi tập trung dân cư sinh sống, làm việc với mật độ cao, là nơi tập trung các đầu mối giao thông, tập trung hàng hóa, tập trung thông tin, đầu mối giao lưu. Đô thị là nơi thể hiện tập trung nhất những công việc, sự kiện, hiện tượng điển hình của xã hội, tập trung các mặt tích cực, tiên tiến và có những tiêu cực của xã hội. Đô thị có tính đồng bộ và thống nhất; mọi chức năng của thành phố, thị xã là một khối thống nhất. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng khác nhau, nhìn chung có 4 chức năng cơ bản sau đây: - Thứ nhất là chức năng kinh tế: Đó là chức năng chủ yếu của đô thị trong phát triển kinh tế, chức năng kinh tế được thể hiện trong nền kinh tế thị trường. Yêu cầu của kinh tế thị trường đã tập trung các loại hình doanh nghiệp vào các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu chế xuất và các khu công nghiệp cao, cùng với cơ sở hạ tầng tương ứng thích hợp, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hóa. Việc tập trung sản xuất trong các khu này đã kéo theo sự tập trung dân cư mà trước hết là lực lượng lao động sản xuất và gia đình họ, đồng thời kèm theo các loại hình dịch vụ cho lao động, sản xuất, vận tải và cung ứng hàng hóa cho nhu cầu của người lao động và gia đình của họ, tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị. Do việc tập trung sản xuất và tập trung dân cư lại đặt ra cho vấn đề phát triển đô thị với đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như là một yêu cầu, đòi hỏi lớn về kinh tế, xã hội. - Thứ hai là chức năng xã hội, cùng với sự gia tăng quy mô về dân cư đô thị thì chức năng xã hội của đô thị ngày càng có phạm vi lớn dần, tăng dần. Những nhu cầu thiết yếu của cư dân đô thị về nhà ở, y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thông tin liên lạc, giao thông đô thị,... là những vấn đề gắn liền với yêu cầu về kinh tế, với kinh tế thị trường. Nói chung ở các đô thị chức năng xã hội ngày càng nặng nề, đặt ra nhiều vấn đề của xã hội không chỉ là tăng dân số đô thị mà còn là vì chính những nhu cầu của họ về cơ sở hạ tầng đô thị: Nhà ở, câu lạc bộ, y tế, các cơ sở dịch vụ đô thị, giao thông đô thị, đi lại cũng có sự thay đổi. - Thứ ba là chức năng văn hóa: Chức năng văn hóa ngày càng phát triển cao vào thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, mức sống dân cư được nâng cao, nhu cầu về văn hóa, giáo dục, vui chơi giải trí ngày một đòi hỏi cao hơn; thời gian dành cho việc hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe,... của từng người dân được tăng lên, rất cần thiết để tái tạo sản xuất sức lao động. Vì vậy, ở đô thị cần có hệ thống trường học, các công trình, cơ sở văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, các viện bảo tàng, cửa hàng sách, báo, các trung tâm nghiên cứu khoa học với vai trò ngày càng lớn hơn, phong phú, đa dạng hơn, cấp bách hơn. Đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn minh công nghiệp lên nền văn minh hậu công nghiệp hiện nay, chức năng văn hóa càng có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững mà trong đó nó cần đến nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn để đáp ứng, kể cả trong lĩnh vực xã hội và chính trị cũng đòi hỏi trình độ chính trị cao hơn. Chính vì lẽ đó, vai trò của văn hóa, khoa học, giáo dục sẽ được phát huy từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của bất kỳ quá trình vận động nào trong một thế giới phát triển bền vững. - Thứ tư là chức năng quản lý: Sự phát triển của đô thị một mặt được điều chỉnh bởi các nhu cầu, trong đó nhu cầu kinh tế là chủ yếu tác động qua cơ chế thị trường; mặt khác chịu sự điều chỉnh do hoạt động quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể quần chúng xã hội. Tác động của hoạt động quản lý là nhằm huy động, hướng nguồn lực vào các mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quy hoạch xây dựng và cảnh quan kiến trúc, cảnh quan đô thị, giữ gìn bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc, vừa tăng cường nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu công cộng, cộng đồng, nhóm người, vừa quan tâm đến nhu cầu chính đáng của bản thân cá nhân mỗi một con người trong xã hội. Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quản lý và kiểm soát quá trình tăng cường đô thị. Theo một định nghĩa rộng thì chức năng quản lý đô thị là quản lý con người và không gian sống, làm việc, sản xuất ở đô thị. Để có hiệu quả trong quản lý đô thị hiện nay, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì hệ thống quy phạm pháp luật phải đầy đủ, đồng bộ để chính quyền các cấp thực hiện đúng chức năng của mình. 1.1.3. Các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp hình thành đô thị mới Quá trình phát triển công nghiệp, với sự ra đời các khu công nghiệp sẽ tất yếu kéo theo nhu cầu phục vụ lao động cho sản xuất công nghiệp và lao động làm dịch vụ công nghiệp, tạo nên hình thức di cư cơ học tự nguyện kết hợp với dân cư địa phương đã chuyển đổi nghề nghiệp từ lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và dịch vụ, tất yếu sẽ hình thành một khu dân cư đô thị mới. Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hoá là sự xuất hiện các trung tâm giao lưu hàng hoá. Đô thị hình thành từ quá trình này, tất yếu của sự phát triển. Đô thị ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ công nghiệp hoá. Thời kỳ công nghiệp hoá là thời kỳ có 4 tiến trình song song: - Trước hết là quá trình nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động công nghiệp cao hơn rất nhiều so với lao động thủ công. - Thứ hai là tiến trình tái định cư trên quy mô quốc gia. Đó là quá trình chuyển từ 80% dân cư sinh sống ở đô thị, chưa kể một số lượng lớn dân cư di chuyển cùng với sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. - Thứ ba là tiến trình tái bố trí sử dụng đất đai, không những chỉ là tiến trình phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các khu dân cư mới, mà còn tiến trình hiện đại hoá nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. - Thứ tư là tiến trình cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Như vậy, cả bốn tiến trình công nghiệp hoá đều gắn với sự hình thành các khu đô thị mới trong quá trình đô thị hoá. Đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải là đô thị trở thành đô thị. Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là sự phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ,...thu hút nhiều nhân lực từ nông thôn đến sinh sống và làm việc, làm cho tỷ trọng dân cư ở các đô thị tăng nhanh. Đô thị xuất hiện làm gia tăng sự phát triển của giao thông với các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, xung quanh các đô thị khác (ngày nay xung quanh các đô thị lớn là các đô thị vệ tinh hoặc gọi là chùm đô thị), thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và sự phân công lao động theo lãnh thổ, tăng cường đội ngũ công nhân, tiểu thủ công, thương nhân, kỹ thuật, viên chức,... Việc đô thị hóa có ý nghĩa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nông dân và các tầng lớp nhân dân ở khu vực được đô thị hóa và khu vực lân cận, thúc đẩy sản xuất theo chuyên môn hóa, chuyên canh với khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và tiến đến hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ngăn chặn việc di dân tự do, tự phát, không có kế hoạch của nông dân vào các đô thị lớn. Cùng với đô thị hóa, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước, truyền hình, thông tin liên lạc phát triển, cơ cấu xã hội theo đó cùng phát triển. Đô thị hóa làm tăng nhanh số lượng các đô thị, chùm đô thị; sự phát triển đô thị tạo ra những điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng, phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa như: tập trung dân cư, tập trung nguồn lực con người, khoa học, văn hóa, thông tin, xây dựng kết cấu hạ tầng, nhu cầu tiêu thụ và nâng cao ý thức chính trị của dân cư; tạo lập và phát triển các thị trường tài chính, kinh doanh bất động sản, thị trường khoa học-công nghệ,...theo hướng đồng bộ, công khai, minh bạch. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, quá trình phát triển đô thị đã đạt được như: nâng mức tuổi thọ trung bình, giảm tỷ lệ tỷ vong của trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ dân cư dùng nước sạch, phát triển giáo dục, văn hóa, tăng số người có mức sống cao với tỷ lệ trên 60% dân cư. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về đời sống thúc đẩy việc di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt, không kiểm soát được, làm mất cân đối trong sự phát triển dân cư với các điều kiện phục vụ sự phát triển không tương xứng giữa đô thị và quy mô giáo dục..., và xuất hiện nhiều vấn đề xã hội, trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị, văn minh đô thị,... Đô thị hóa còn kèm theo sự cách biệt giữa con người với thiên nhiên (con người san, lấp hồ ao, sông mương, chặt cây cối, phá rừng, bê tông hóa sông mương,...), sự tàn phá môi trường sinh thái và ô nhiễm môi trường, khủng hoảng xã hội, tan rã gia đình ở đô thị, trẻ em bụi đời, lang thang tăng lên; vấn đề nhà ở, chất thải, rác thải, giao thông đô thị đang trở thành vấn đề nóng bỏng, bức xúc hàng ngày ở các đô thị. Môi trường sinh thái bị ô nhiễm, bị tàn phá, thiên tai, dịch bệnh đang là những vấn đề lớn của quốc gia và toàn cầu. Đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa vì sự phát triển kinh tế, xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động mạnh đến phát triển đô thị, phát triển đô thị lại tác động để phát triển nhanh các ngành công nghiệp, có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Các khu đô thị phát triển sẽ phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa trên từng vùng và địa phương, đi nhanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức. Đô thị hóa tác động đến sự gia tăng quy mô hội tụ nguồn nhân lực cho CNH, HĐH. Song đồng hành với sự gia tăng mức độ tập trung dân số đô thị là sự gia tăng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động trẻ (số lượng nhiều, chất lượng cao). Chính lực lượng lao động trẻ có tay nghề và kỹ thuật đã và đang là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đô thị. Ngoài ra, trong quá trình đô thị hóa còn phải kể đến sự đóng góp của lực lượng các cử nhân, kỹ sư, các nhà khoa học, các chuyên gia vào công cuộc CNH, HĐH đất nước. Đô thị hóa cũng tác động mạnh đến thu hút đầu tư phát triển kinh tế và cải tạo kết cấu hạ tầng đô thị. Chính sự gia tăng lớn về qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia viet tat.doc
Tài liệu liên quan