Luận văn Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - Xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng

Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Cũng như cả nước, Lào Cai đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Phát triển Công nghiệp, trong đó tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có là lợi thế để tỉnh phát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu trọng tâm mà tỉnh đặt ra.

Cụm công nghiệp Tằng Loỏng - huyện Bảo Thắng là một trong những cụm công nghiệp trọng điểm về chế biến khoáng sản và sản xuất hóa chất. Trong những năm qua, cụm công nghiệp này ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của tỉnh, đồng thời thu hút được nhiều dự án đầu tư và dần trở thành trung tâm công nghiệp lớn không chỉ của tỉnh mà của cả nước. Từ khi hình thành và phát triển, cụm công nghiệp đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, song bên cạnh đó cũng nảy sinh một số mặt trái là những ảnh hưởng về môi trường mà các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương đang cùng tìm giải pháp khắc phục, xử lý. Đề tài “Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng” hy vọng sẽ góp phần vào việc tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nhằm đưa ra giải pháp kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các doanh nghiệp. Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực, tiềm ẩn từ hoạt động của khu công nghiệp đối với người dân do sự cố môi trường gây ra. Theo đó đề xuất hướng quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả đồng thời góp phần hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng.

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp liệt kê, tổng hợp phân tích số liệu. Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa: trực tiếp quan sát trong thực tế và rút ra những nhận xét.

Luận văn được chia thành 4 chương với các nội dung chính như sau:

Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp

Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai

Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN

Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng ghép vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp.

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - Xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 4 Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp 8 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp 8 1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 8 1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp 8 1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 10 1.2.1. Mô hình phát triển cụm công nghiệp 10 1.2.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp 10 1.2.1.2. Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam 12 1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 13 1.2.2.1. Khái niệm quản lý môi trường 13 1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường nói chung 13 1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 17 Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 18 2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội – môi trường của khu vực thị trấn Tằng Loỏng 18 2.1.1. Các điều kiện về tự nhiên 18 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 23 2.1.3. Tình hình xã hội 24 2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường 25 2.2. Cụm công nghiệp Tằng Loỏng 31 2.2.1. Sự hình thành, phát triển 31 2.2.2. Các nhà máy trong cụm CN và phân bố của các nhà máy 31 2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường trong cụm công nghiệp Tằng Loỏng 35 2.2.4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai 36 Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN 38 3.1. Các ảnh hưởng kinh tế 38 3.1.1. Các ảnh hưởng tích cực 38 3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực 43 3.2. Các ảnh hưởng xã hội 46 3.2.1. Ảnh hưởng tích cực đối với xã hội 46 3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội 47 3.3. Các ảnh hưởng môi trường 48 3.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất 48 3.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 49 3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước 51 3.3.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực 52 Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng ghép vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp 54 4.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng 54 4.2. Giải pháp về quản lý môi trường đối với cụm công nghiệp và trong từng doanh nghiệp 55 4.2.1. Đối với cơ quan quản lý 55 4.2.2. QLMT trong từng doanh nghiệp 57 4.3. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật 58 Kết luận 61 Danh mục các bảng, hình vẽ Trang Bảng 2.1: Hệ động thực vật khu vực Tằng Loỏng năm 2008 22 Bảng 2.2: Hiện trạng dân số - lao động năm 2005 24 Hình 2.1: So sánh nồng độ bụi lơ lửng trong các mẫu không khí 26 Hình 2.2: Nồng độ TSS, NO2- trong chất lượng nước mặt 28 Hình 2.3: Nồng độ Zn, dầu mỡ trong chất lượng nước mặt 28 Hình 2.4: Nồng độ chất rắn lơ lửng trong mẫu nước mặt lấy vào các thời điểm khác nhau. 28 Hình 2.5: Nước thải ra môi trường của nhà máy photspho vàng 30 Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm (2000-2006) tính theo giá hiện hành (triệu đồng) 39 Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng ngành công nghiệp trong các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai qua các năm. 40 Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2000 42 Hình 3.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2006 42 Lời mở đầu Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Cũng như cả nước, Lào Cai đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Phát triển Công nghiệp, trong đó tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có là lợi thế để tỉnh phát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu trọng tâm mà tỉnh đặt ra. Cụm công nghiệp Tằng Loỏng - huyện Bảo Thắng là một trong những cụm công nghiệp trọng điểm về chế biến khoáng sản và sản xuất hóa chất. Trong những năm qua, cụm công nghiệp này ngày càng phát triển và nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của tỉnh, đồng thời thu hút được nhiều dự án đầu tư và dần trở thành trung tâm công nghiệp lớn không chỉ của tỉnh mà của cả nước. Từ khi hình thành và phát triển, cụm công nghiệp đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, song bên cạnh đó cũng nảy sinh một số mặt trái là những ảnh hưởng về môi trường mà các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương đang cùng tìm giải pháp khắc phục, xử lý. Đề tài “Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp Tằng Loỏng” hy vọng sẽ góp phần vào việc tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nhằm đưa ra giải pháp kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các doanh nghiệp. Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực, tiềm ẩn từ hoạt động của khu công nghiệp đối với người dân do sự cố môi trường gây ra. Theo đó đề xuất hướng quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả đồng thời góp phần hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực cụm công nghiệp và thị trấn Tằng Loỏng. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp liệt kê, tổng hợp phân tích số liệu. Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa: trực tiếp quan sát trong thực tế và rút ra những nhận xét. Luận văn được chia thành 4 chương với các nội dung chính như sau: Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp Chương II: Cụm công nghiệp Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai Chương III: Ảnh hưởng kinh tế - xã hội – môi trường của cụm CN Chương IV: Đề xuất một số giải pháp trong quản lý môi trường và lồng ghép vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển bền vững cụm công nghiệp. Chương I: Những vấn đề chung về cụm công nghiệp 1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp 1.1.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công nghiệp đã được Nhà nước quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là: - Cấp trung ương: Nghị quyết 41 NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa; Luật bảo vệ môi trường năm 2005; các văn bản dưới luật gồm các nghị định, thông tư quy định hoặc hướng dẫn thực hiện về bảo vệ môi trường trong các khu, cụm công nghiệp như: Nghị định 81/2007/NĐ-CP quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước,… - Cấp địa phương: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp: gồm các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định… 1.1.2. Các quy định về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp - Điều 36, chương V, Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định về “Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung 1. Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung (trong Luật này gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung) phải đáp ứng các nhu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt; b) Quy hoạch, bố trí các các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường; c) Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; d) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; đ) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên; e) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và người lao động; g) Có hệ thống quan trắc môi trường; h) Có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. 2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có nguy cơ gây tác hại đối với môi trường phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên. 3. Việc triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung chỉ được thực hiện sau khi đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. 4. Bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ sau đây: a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án đầu tư bên trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; b) Quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung và hệ thống xử lý khí thải; c) Tổ chức quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường, tổng hợp, xây dựng báo cáo môi trường và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về quản lý môi trường cấp tỉnh; d) Tư vấn cho ban quản lý giải quyết tranh chấp liên quan đến môi trường giữa các dự án trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn quản lý của mình.” - Bên cạnh quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005 đối với bảo vệ môi trường trong các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, còn có các văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện: + Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước: Điều 9: Tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại Ban quản lý khu kinh tế Điều 10: Tổ chức,bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp Nhà nước 1.2. Quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 1.2.1. Mô hình phát triển cụm công nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm về cụm công nghiệp * Mô hình phát triển cụm công nghiệp trên thế giới: Khu công nghiệp đã có một quá trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay. Anh là nước công nghiệp đầu tiên và khu công nghiệp đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester; sau đó là vùng công nghiệp Chicago (Mỹ); khu công nghiệp Napoli (Ý) vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước. Đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng và rộng khắp các nước công nghiệp như là một hiện tượng lan toả, tác động và ảnh hưởng. Vào thời kỳ này, Mỹ có 452 vùng công nghiệp và gần 1.000 khu công nghiệp, Pháp có 230 vùng công nghiệp, Canada có 21 vùng công nghiệp. Tiếp theo các nước công nghiệp đi trước, vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, hàng loạt các khu công nghiệp và khu chế xuất hình thành và phát triển nhanh chóng ở các nước công nghiệp hoá thế hệ sau như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Cũng trong thời kỳ này, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hành xây dựng các xí nghiệp liên hợp, các cụm công nghiệp lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung. Mặc dù có thể dưới những tên gọi khác nhau gắn với tính đặc thù của ngành sản xuất, nhưng chúng đều có những tính chất, đặc trưng chung của khu công nghiệp. Trên các sách báo, ở trong các từ điển, cho đến nay đã có sự thống nhất về các khái niệm: xí nghiệp liên hợp, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp. Theo định nghĩa của Mỹ và một số nước, khu, cụm công nghiệp là tập hợp các công ty cùng với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn như, sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí. Xung quanh nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hóa các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. Khu, cụm công nghiệp tập trung bao trùm lên cả các kênh phân phối và khách hàng, bên cạnh đó là những nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về kỹ thuật, công nghệ hoặc cùng sử dụng một loại đầu vào. Các khu, cụm công nghiệp tập trung còn chi phối, liên kết, hoặc bao gồm cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại… cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật. Silicon Valley là một khu công nghiệp điển hình ở Mỹ. Các cụm công nghiệp, so với các khu công nghiệp có một chút khác biệt, đó là không nhất thiết phải dựa vào khoa học và công nghệ cao, ví dụ như một số cụm công nghiệp chuyên về thủ công và các ngành nông nghiệp tại các khu vực như Đông Nam Á, nơi có nhiều công ty kinh doanh vừa và nhỏ, trong đó cụm công nghiệp hứa hẹn nhất trong khu vực ở giai đoạn ban đầu này là Trung tâm công nghiệp dầu cọ ở Sabah, miền Đông Malaysia. * Mô hình phát triển cụm công nghiệp tại Việt Nam: Quan niệm về khu công nghiệp và khu chế xuất của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam trong quy chế khu công nghiệp và khu chế xuất: “Khu công nghiệp là khu tập trung, các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ hoặc Thủ tướng chính Phủ quyết định thành lập”. 1.2.1.2. Các đặc điểm của cụm công nghiệp tại Việt Nam - Trong các cụm công nghiệp đã hoạt động và đang hình thành tại Việt Nam, đang có xu hướng hình thành và phát triển các cụm công nghiệp chuyên ngành, sản xuất vật liệu, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo… tương tự như định nghĩa ban đầu về khu, cụm công nghiệp của nước ngoài. - Đặc trưng của các khu, cụm chuyên ngành công nghiệp chế tạo là phần lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, hàm lượng chất xám khá, tỷ suất đầu tư lớn, đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao, đã qua trường lớp đào tạo và tương ứng là hiệu quả hoạt động khá của các doanh nghiệp trong các khu, cụm này - có đóng góp lớn cho ngân sách và xã hội. Sản phẩm của nhiều cụm công nghiệp cơ khí đã rất nổi tiếng và có giá trị lớn về nhiều mặt đối với kinh tế - xã hội nước ta như tàu vận tải đường biển, xe ôtô tải và xe chở khách. - Riêng đối với các cụm công nghiệp cơ khí, về mặt bằng sản xuất và lao động, các cụm công nghiệp cơ khí được chính quyền, nhân dân địa phương ủng hộ tạo điều kiện phát triển thuận lợi. Hệ số sử dụng đất công nghiệp đạt khá cao bởi các quy trình và thủ tục đầu tư được thực hiện nghiêm túc. Chủ đầu tư là nhà sản xuất lớn có thực lực về tài chính và công nghệ, được Chính phủ quan tâm lớn. Các sản phẩm ở đây phần lớn đều thuộc sản phẩm trọng điểm quốc gia. Lực lượng lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp cơ khí có trình độ văn hóa khá, được tuyển chọn, đào tạo tốt, được trả lương và được doanh nghiệp quan tâm. Một số cụm công nghiệp khác có hệ số sử dụng đất thấp, một số doanh nghiệp ở các khu này để xảy ra đình công, bãi công gây ra hậu quả xấu đến phát triển kinh tế của cả nước nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm quản lý môi trường: Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành. Các nguyên tắc quản lý môi trường là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các chủ thể quản lý (các tổ chức, các cơ quan, các nhà lãnh đạo) phải tuân thủ trong suốt quá trình quản lý môi trường. 1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường nói chung: - Đảm bảo tính hệ thống: Xuất phát từ bản chất hệ thống của đối tượng quản lý, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành. Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái động của đối tượng quản lý (hệ thống môi trường) đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa với mục tiêu đã định. - Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên cơ sở tác động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý. Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng (hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ, hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cộng đồng…). Dù dưới hình thái nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạt động, trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu, đều gây ra tác động tổng hợp lên hệ thống môi trường. Vì thế, trong khi hoạch định chính sách và chiến lược môi trường, trong việc đề ra các quyết định quản lý môi trường, cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng. - Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian. Hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian. Đặc tính này quy định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường, đòi hỏi không ngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng như bản lĩnh quản lý vĩ mô của nhà nước. - Đảm bảo tập trung dân chủ: Là nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế, quản lý xã hội và quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau. Vì thế, cần phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường. Tập trung phải thực hiện trên cơ sở phát huy dân chủ ở cơ sở trong bàn bạc quyết định các vấn đề có liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung, không mâu thuẫn, đối lập với tập trung, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội. Tập trung được biểu hiện thông qua kế hoạch hóa các hoạt động phát triển, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về môi trường, thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp,hộ gia đình ở tất cả các cấp quản lý…Dân chủ được thể hiện ở việc xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý, ở việc áp dụng rộng rãi kiểm toán và hạch toán môi trường, ở sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường nhằm tạo ra mặt bằng chung, bình đẳng cho mọi ngành,mọi cấp, mọi địa phương, ở việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức môi trường cho các cá nhân và cộng đồng… - Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Các thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất,khu bảo tồn thiên nhiên,cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng. Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phương tương ứng. Cùng một thành phần môi trường có thể chịu sự quản lý song trùng. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác, sử dụng không hợp lý và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy thoái. - Kết hợp hài hòa các lợi ích: Quản lý môi trường trước hết là các hoạt động phát triển do con người (cá nhân hay cộng đồng) tiến hành, là tổ chức và phát huy tính tích cực hoạt động của con người vì mục đích phát triển bền vững. Con người, dù là cá nhân, tập thể, hay cộng đồng, đều có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của họ. Lợi ích không những là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cong người,là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người, mà còn là phương tiện hữu hiệu của quản lý môi trường, cho nên phải sử dụng nó để khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường. Kết hợp hài hòa các lợi ích (lợi ích của cá nhân, hộ gia đình; lợi ích của Nhà nước, xã hội; lợi ích của cộng đồng địa phương, vùng và quốc gia) phải được tiến hành trên cơ sở những đòi hỏi của các quy luật khách thông qua các biện pháp chủ yếu sau đây: + Thực thi chính sách môi trường khách quan, đúng đắn, phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển đất nước trong từng thời kỳ. Chính sách môi trường đó phải phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia, của toàn xã hội, cũng tức là lợi ích của mọi thành viên trong xã hội. + Xây dựng và thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt chế độ kế toán và kiểm toán môi trường, sử dụng đúng đắn và rộng rãi các khuyến khích, đòn bẩy kinh tế để quản lý môi trường một cách có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường. + Kết hợp hài hòa các lợi ích còn bao hàm sự kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và lợi ích quốc tế, bởi vì bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, là một trong những đặc trưng cơ bản của thời đại. - Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến một xã hội bền vững trong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có tầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hòa nhập các kế hoạch và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch và đầu tư về kinh tế - xã hội ở tất cả mọi khâu, mọi cấp quản lý của Nhà nước. - Tiết kiệm và hiệu quả: Quản lý một đối tượng vô cùng rộng lớn và phức tạp như môi trường đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi vẫn phải đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý môi trường: làm sao để với những nguồn vật chất và kỹ thuật, kinh tế và tài chính, lực lượng lao động xã hội, trình độ khoa học và công nghệ,…hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, có thể khai thác, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý nhất, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Đó chính là yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả của quản lý môi trường. Nguyên tắc này có thể được thực hiện thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia khách quan phù hợp; giảm tiêu hao tài nguyên và chi phí nguyên vật liệu bằng cách áp dụng kỹ thuật hiện đại; công nghệ tiên tiến có ít hoặc không có chất thải, cải tiến kết cấu sản phẩm, giảm khối lượng và kích thước; sử dụng các vật liệu thay thế các tài nguyên khan hiếm, tận dụng và tái chế phế liệu; tiết kiệm lao động sống ở tất cả mọi khâu của quy trình quản lý; bảo đảm đầu tư vật chất và tài chính có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, phân tán, coi trọng đầu tư đồng bộ và có hệ thống cho quản lý môi trường… 1.2.2.3. Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp và nguyên tắc quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp * Vấn đề môi trường trong các cụm công nghiệp: Hiện nay trên cả nước có hàng trăm cụm công nghiệp đang hoạt động, các cụm công nghiệp này đã đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước song cũng xuất hiện một số vấn đề môi trường như: - Tác động từ quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng: chủ yếu là phát sinh bụi từ hoạt động vận chuyển đất đá để san lấp mặt bằng và khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện, máy móc tham gia thi công. - Tác động từ quá trình sản xuất: bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và xuất sản phẩm, từ hoạt động sản xuất của các nhà máy. Nước thải trong quá trình sản xuất không qua khu xử lý tập trung mà xả thẳng vào môi trường, chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ độc hại, nếu trong thời gian dài và tác dụng cộng hưởng giữa nhiều loại chất thải khác nhau từ các nhà máy khác nhau sẽ gây những tác động tiêu cực đến môi trường. Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất của các nhà máy như: xỉ quặng, xỉ lò điện, xỉ than lò hơi, chất thải có dính dầu mỡ… Những tác động kể trên nếu như không có một sự quản lý hiệu quả và kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Do đó, việc thực hiện quản lý môi trường trong các cụm công nghiệp hiện nay, bên cạnh việc phải tuân thủ nguyên tắc về quản lý môi trường nói chung còn phải tuân thủ những nguyên tắc: - Tuân thủ quy hoạch chung phát triển cụm công nghiệp và quy ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111365.doc
Tài liệu liên quan