Luận văn Thiết bị flx150/600

a. Ưu điểm:

Phương pháp truyền dẫn bằng sợi quang có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền dẫn điện. Do đó, hiện nay mạng lưới thông tin quang phát triển rất mạnh.

- Suy hao thấp thuận tiện cho việc truyền dẫn với khoảng cách xa.

- Dải thông rộng cho phép truyền dẫn với tốc độ cao.

- Hoàn toàn cách điện do đó không bị ảnh hưởng của sấm sét.

- Không bị ảnh hưởng của trường điện từ.

- Vật liệu chế tạo rất nhiều.

b. Nhược điểm:

Tuy cáp quang có nhiều ưu điểm so với dây kim loại, nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm:

- Giá thành đắt.

- Phải sử dụng máy chuyển đổi quang điện, dễ gãy, khó hàn nối, vì vậy mà cáp quang không linh hoạt bằng dây dẫn điện, khó có thể sử dụng cho những trường hợp riêng lẻ.

 

doc131 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thiết bị flx150/600, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN DẪN QUANG Chương I: TRUYỀN DẪN SỢI QUANG I/ Lý thuyết chung về truyền dẫn sợi quang: 1. Ưu-nhược điểm: a. Ưu điểm: Phương pháp truyền dẫn bằng sợi quang có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền dẫn điện. Do đó, hiện nay mạng lưới thông tin quang phát triển rất mạnh. - Suy hao thấp thuận tiện cho việc truyền dẫn với khoảng cách xa. - Dải thông rộng cho phép truyền dẫn với tốc độ cao. - Hoàn toàn cách điện do đó không bị ảnh hưởng của sấm sét. - Không bị ảnh hưởng của trường điện từ. - Vật liệu chế tạo rất nhiều. b. Nhược điểm: Tuy cáp quang có nhiều ưu điểm so với dây kim loại, nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm: - Giá thành đắt. - Phải sử dụng máy chuyển đổi quang điện, dễ gãy, khó hàn nối, vì vậy mà cáp quang không linh hoạt bằng dây dẫn điện, khó có thể sử dụng cho những trường hợp riêng lẻ. 2. Cơ sở quang học và sự truyền ánh sáng trong sợi quang: a. Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng: - Khi tia sáng truyền trong môi trường một đến mặt ngăn cách môi trường hai thì ánh sáng chia thành hai tia :một tia phản xạ lại môi trường một và một tia khúc xạ vào môi trường hai. - Tia phản xạ và tia khúc xạ quan hệ với tia tới: + Cùng nằm trong mặt phẳng tới. + Góc phản xạ bằng góc tới. + Góc khúc xạ: n1sinF1 = n2sinF2. F1 F2. F’1 n1 n2 Tia tới. Tia phản xạ Tia khúc xạ Môi trường 1 Môi trường 2 - Khi góc tới lớn hơn một góc Fo nào đó thì không có tia khúc xạ mà ta chỉ nhận được tia phản xạ gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần. Fo = n2/n1. - Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần trong việc truyền dẫn sợi quang. Sợi quang gồm có: lõi có chiết suất n1 và lớp bọc có chiết suất n2. Khi ánh sáng đi vào sợi quang sẽ được phản xạ nhiều lần, do đó, có thể truyền đi với khoảng cách xa. * Khẩu độ số: - Sự phản xạ toàn phần chỉ xảy ra đối với những tia sáng có góc tới ở đầu sợi quang nhỏ hơn một góc giới hạn Fmax nào đó. Sin của góc giới hạn này gọi là khẩu độ số (NA). NA = sinFmax 3. Các dạng phân bố chiết suất và các loại sợi quang: b a O a b n2 n1 n2 n1 n Sự truyền ánh sáng trong sợi quang có chiết suất nhảy bậc. a. Các dạng phân bố chiết suất: - Chiết suất nhảy bậc: là loại sợi có cấu tạo đơn giản nhất với chiết suất của lõi và lớp bọc khác nhau một cách rõ rệch như hình bậc thang . - Nhược điểm của dạng chiết suất này: với những tia sáng có góc tới khác nhau sẽ được truyền với thời gian khác nhau trên cùng một cự ly. Khi cho một tia sáng hẹp đi vào sợi quang sẽ nhận được một tia sáng rộng hơn ở đầu bên kia gọi là hiện tượng tán sắc. b a O a b n2 n1 n Sự truyền ánh sáng trong sợi quang có chiết suất giảm dần n2 n1> n2 - Sợi quang có chiết suất giảm dần (GI): - Sợi GI có phân bố chiết suất hình Parabol. - Đường truyền trong sợi GI cũng không bằng nhau, nhưng do cấu tạo của sợi nên vận tốc truyền cũng thay đổi theo. Vì vậy độ tán sắc của sợi GI nhỏ hơn nhiều so với sợi SI. b. Sợi đơn mode và sợi đa mode: - Số mode truyền được trong sợi quang phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của sợi. * Sợi đa mode: sợi đa mode có NA và V lớn nên N cũng lớn. Tùy loại, sợi có thể có chiết suất nhảy bậc hoặc giảm dần. * Sợi đơn mode: - Khi giảm kích thước lõi sợi để chỉ có một mode sóng cơ bản truyền được trong sợi gọi là sợi đa mode. Trên lý thuyết, sợi làm việc ở chế độ đơn mode khi V<Vc =2.405. - Sợi đơn mode có độ tán sắc bằng không và dạng phân bố chiết suất nhảy bậc. - Các thông số của sợi đơn mode thông dụng: + Đường kính lõi: d = 2a = 9µm đến 10µm. + Đường kính lớp bọc: d = 2b = 125µm. + Độ lệch chiết suất: D = 0.003 = 0.3%. + Chiết suất lõi n1 = 1.46. II/ Linh kiện biến đổi Quang - Điện: 1. Linh kiện biến đổi Điện-Quang (nguồn quang): - Hiện nay, có hai loại linh kiện dùng làm nguồn quang là: + Diode phát quang (Led: Light emitting diode). + Diode Laser (LD). - Cả hai linh kiện trên đều cấu tạo từ chất bán dẫn (tiếp giáp PN). - Các đặc tính của nguồn quang phụ thuộc vào cấu tạo, còn bước sóng phụ thuộc vào vật liệu chế tạo linh kiện . - Nếu gọi Eg là bề rộng khe năng lượng (l phụ thuộc Eg, mỗi chất khác nhau có Eg khác nhau). Eg = hf = h.c/l. Với f: tần số ánh sáng phát. l = hc/Eg = 1.24/Eg h: hằng số Planck. l: bước sóng ánh sáng. 1.1. Led: a. Các loại Led thông dụng: Các Led thường dùng hiện nay là: - Led tiếp xúc mặt GaAs. - Led Burrus. - Led bước sóng dài. - Led phát xạ rìa. b. Các đặc tính kỹ thuật: * Thông số điện: - Dòng điện hoạt động tiêu biểu: từ 50mA đến 300mA. - Sụt áp trên Led từ 1.5V đến 2.5V. * Công suất phát quang: - Công suất phát quang được định nghĩa là công suất tổng cộng mà nguồn quang phát ra. - Công suất của Led thông thường từ 1 đến 3mW. Đối với loại phát sáng, công suất cao có thể lên đến 10 mW. * Góc phát quang: - Công suất ánh sáng do các nguồn quang phát ra cực đại ở trục phát quang và giảm dần theo góc hợp với trục. Góc phát quang được xác định ở mức công suất giảm đi ½ (3dB) so với trục cực đại. * Hiệu suất ghép quang: - Là tỉ số giữa công suất quang ghép vào sợi quang với công suất phát quang tổng cộng của nguồn quang. * Độ rộng phổ: - Nguồn quang phát ra có công suất lớn nhất ở bước sóng trung tâm và giảm dần về hai phía. Độ rộng phổ là khoảng bước sóng mà trong đó công suất quang không nhỏ hơn phân nữa công suất đỉnh. * Thời gian chuyển lên: Là thời gian để mức công suất ra tăng từ 10% đến 90% mức công suất ổn định. 1.2. Laser: a. Laser có cấu tạo gần giống led phát xạ rìa, điểm khác biệt cơ bản là trong laser có hai mặt phản xạ ở hai đầu lớp tích cực tạo nên hai hốc cộng hưởng quang, làm cho phần ánh sáng phát ra theo chiều dọc mới được khuyếch đại. b. Đặc tính kỹ thuật: * Thông số điện: - Dòng điện kích thích: từ vài chục đến vài trăm mA. - Sụt áp: từ 1.5 đến 2.5V. * Công suất phát: 5 đến 10 theo phương lớp tích cực. Gần 40 theo phương vuông góc lớp tích cực. * Hiệu suất ghép quang: + 30% đến 50% đối với sợi đơn mode. + 60% đến 90% đối với sợi đa mode. 2. Linh kiện biến đổi Quang-Điện: Thường có hai loại là PIN và APD. - PIN: là loại diode thu quang gồm 3 lớp bán dẫn P, I và N. P và N có pha tạp chất còn I không pha tạp chất hoặc rất ít. - APD: là loại diode hoạt động theo chế độ thác lũ. - Những thông số cơ bản: + Hiệu suất lượng tử: là tỉ số số lượng tử tách ra và số photon được hấp thu. + Đáp ứng: tỉ số giữa dòng điện sinh ra và công suất quang đưa vào. R = Iph/popt R: đáp ứng. Iph : dòng quang điện. Popt: công suất quang. + Độ nhạy: là mức công suất quang thấp nhất mà linh kiện có thể thu được với một tỉ số lỗi nhất định. - Dải động: là khoảng cách chênh lệch giữa mức công suất cao nhất và thấp nhất mà linh kiện có thể thu được với một tỉ số lỗi nhất định. - Tạp âm: thể hiện ở dòng điện tạp âm. Các nguồn tạp âm đáng kể là tạp âm nhiệt, tạp âm lượng tử và tạp âm tối. CHƯƠNG II. CẤU TRÚC CHUNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG I. Sơ đồ khối của một máy phát quang: - Giao tiếp điện: chỉ là các điện cực để nối với các mạch điện bên ngoài nơi nhận các tín hiệu. Giao tiếp điện Xử lí điện Mạch kích thích Giao tiếp quang Thăm dò quang Nguồn quang Sợi quang Sơ đồ khối máy phát quang. - Giao tiếp quang: nơi tiếp xúc giữa sợi quang và linh kiện phát quang. - Mạch kích thích: mạch điện dùng để cung cấp dòng điện kích thích cho nguồn quang. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của máy phát mà mạch điện sẽ đơn giản hoặc phức tạp. - Xử lý điện: biến đổi tín hiệu điện sang dạng thích hợp để đưa vào mạch kích thích. - Thăm dò quang: nhận một phần tín hiệu quang đổi ra dạng điện để hồi tiếp về mạch kích thích nhằm giữ cho công suất phát ra ổn định. - Nguồn quang: là các loại linh kiện biến đổi điện sang quang (như Led, Laser). 1 GK PT T T P P T 2 CQ GK PT T T P P T TP PT GK 1 2 CQ CQ n n Trạm đầu cuối A Trạm đầu cuối B Trạm tiếp vận 1….m Trạm tiếp vận Trạm xen rẽ C CQ II. Sơ đồ khối của một hệ thống thông tin quang: Sơ đồ khối thông tin quang. P: Phần phát. T: Phần thu. GK: Ghép kênh. CQ: Cáp quang. - Bộ phận biến đổi quang -điện (thu): thực chất là những photodiode, còn bộ biến đổi điện-quang là linh kiện phát quang như Laser, Led. Khi khoảng cách truyền dẫn quá xa, người ta dùng các trạm lặp (thu, khuyếch đại, phát) để tín hiệu không bị suy yếu do suy hao đường truyền - Thiết bị ghép kênh trong hệ thống thông tin quang hiện nay là các thiết bị ghép kênh số. Tín hiệu điện được biến đổi thành tín hiệu điều mã xung (PCM) và ghép kênh theo nguyên tắc phân thời gian (TDM). - Tiêu chuẩn tín hiệu PCM: * Châu Âu: tốc độ 2,048bit/s, gồm 32 kênh thoại mỗi kênh có tốc độ 64 Kb/s. * Bắc Mỹ, Nhật: tốc độ 1,544Mbit/s, cũng gồm 32 kênh thoại 64 Kb/s. III. Thiết bị trạm đầu cuối quang: - Thiết bị trạm đầu cuối quang giao tiếp giữa thiết bị ghép kênh và sợi quang. Nó có chức năng tiếp nhận tín hiệu điện từ thiết bị ghép kênh để chuyển đổi sang dạng mã thích hợp và cho nguồn điện kích thích để phát ra tín hiệu quang hoặc chuyển tín hiệu từ quang sang điện. Sau đó, được khuyếch đại, phục hồi và chuyển sang dạng mã thích hợp với thiết bị ghép kênh. - Sơ đồ khối trạm đầu cuối quang: a. Phần phát: + Sửa dạng: tín hiệu điện từ thiết bị ghép kênh đưa đến phải được khuyếch đại và sửa dạng trước khi đưa vào bộ phận đổi mã. + Đổi mã B/U (Bipolar/Unbipolar): mã truyền dẫn của tín hiệu điện thường là mã nhị cực (có 3 trạng thái +V, 0, -V), trong khi tín hiệu quang chỉ có 2 trạng thái sáng và tối. Khối đổi mã có nhiệm vụ tương thích giữa tín hiệu quang và điện. + Ngẫu nhiên hóa SCR: có tác dụng trộn chuỗi xung một cách ngẫu nhiên theo một qui luật nhất định để tránh sự lặp lại một chuỗi dài các bit giống nhau, nhằm phân bố lại phổ tín hiệu đồng đều hơn. + Mã hóa: chuỗi xung sẽ được chuyển sang dạng mã thích hợp với đường truyền dẫn quang. Mã này loại trừ sự xuất hiện liên tiếp của các bit “0” hoặc “1” và xen vào các bit kiểm tra lỗi. Mã thường dùng là mã 5B6B. Sửa dạng Đổi mã õB/U Ng.nhiên hóa SCR Mã hóa Kích thích Nguồn quang Tách nhịp APC Nghiệp vụ Giám sát Tái tạo nhịp Đổi mã B/U Giải ng.nhiên Giải mã Phục hồi Kh. đại Thu quang AGC Ghép kênh Sơ đồ khối thiết bị một trạm đầu cuối quang. + Mạch kích: tổng hợp dòng phân cực và chuỗi xung tín hiệu để kích thích nguồn quang. + Nguồn quang và mạch APC: linh kiện phát quang thường là Laser. Công suất phát phải được điều chỉnh bởi mạch APC. APC thăm dò và điều khiển dòng phân cực để điều khiển công suất phát ra ổn định. b. Phần thu: + Mạch thu quang: biến đổi tín hiệu quang sang điện nhờ các thiết bị thu quang như PIN, ADP. + Khối khuyếch đại: tín hiệu thu sẽ được khuếch đại và độ khuếch đại được điều khiển bởi mạch AGC, giúp tín hiệu ra ổn định khi tín hiệu vào thay đổi. + Mạch phục hồi: qua đường truyền tín hiệu không những bị suy giảm mà còn bị méo dạng. Mạch phục hồi có tác dụng khôi phục lại dạng xung và định thời gian của xung nhịp. + Giải mã: chuyển từ mã 6B sang mã 5B theo qui tắc mã hóa ở đầu phát. Đồng thời, nó cũng phát hiện và đếm lỗi để cảnh báo cho bộ giám sát. + Giải mã ngẫu nhiên: trộn tín hiệu ngược lại với quá trình trộn ngẫu nhiên ở đầu phát. + Đổi mã B/U: đổi mã đơn cực sang nhị cực để truyền đến thiết bị ghép kênh. IV. Thiết bị tiếp vận: - Trong thiết bị tiếp vận không có khối đổi mã B/U, ngẫu nhiên hóa, mã hóa và các bộ biến đổi ngược lại vì dạng mã trên đường dây quang được giữ nguyên. Nó chỉ có nhiệm vụ thu tín hiệu khuyếch đại, phục hồi, và phát đi. O/E APD APM Sửa dạng phục hồi Điều khiển E/O ( Laser) Xung clock APC Giám sát Nghiệp vụ AGC Cáp quang Cáp quang Nối vào hướng thứ hai Sơ đồ khối thiết bị trạm tiếp vận. Phần II KHẢO SÁT THIẾT BỊ FLX150/600 Chương I: MÔ TẢ CHUNG I/ Các đặc điểm hệ thống: - Hệ thống FLX150/600 là một trong những hệ thống nối tiếp nhau của FLX, là hệ thống cấp bậc đồng bộ số (SDH) của hãng Fujitsu. Hệ thống FLX150/600 gồm có các phần tử mạng (NE) và hệ thống quản lý mạng (NMS) dùng để vận hành, bảo trì, kiểm tra và quản lý các phần tử mạng (NEs). Phần tử mạng có SDH, PDH, NMS và các giao tiếp cảnh báo. - Tổ chức các thành phần hệ thống như sau: NE FLX-LS (SFL-1). Các dạng khác của bộ phận Plug-in. Rack (Rack-ET). Fan shelf(SFF_1). NMS Phần cứng Máy tính cá nhân(PC). Các trạm dò thử (WS). Phần mềm FLEXR. FLEXR Plus. FLX150/600 II/ Các chức năng hệ thống: 1. Chức năng đồng bộ: 1.1. Mạng xung Clock: NE NE NE NE NE NE NE Clock Clock Clock Clock Clock Clock Clock Hình1.1 Chế độ đồng bộ độc lập. Hệ thống phân cấp đồng bộ số (SDH) đòi hỏi tất cả các thành phần mạng (NEs) đồng bộ với đồng hồ chủ với độ chính xác và ổn định cao. Có hai chế độ đồng bộ của hệ thống là: a. Đồng bộ độc lập: - Trong chế độ này, các phần tử mạng phải đồng bộ với nhau ở độ chính xác cao, ổn định, các nguồn đồng hồ được lắp đặt riêng ở mỗi trạm. b. Đồng bộ phụ thuộc: - Ở chế độ này, đồng hồ chủ với độ chính xác và ổn định cao được đặt ở một trạm duy nhất. Từ trạm này, tín hiệu đồng hồ được truyền đi bằng cáp quang đến các trạm khác và các NE phải đồng bộ với tín hiệu chủ chuyển đến. Clock NE NE NE NE NE NE NE Hình1.2 . Đồng bộ phụ thuộc . 1.2. Chức năng đồng bộ của FLX150/600: a. Nguồn đồng bộ: FLX150/600 có thể trích các tín hiệu đồng bộ từ các nguồn sau: - Các lối vào mạch nhánh 2,048Mb/s (CH1, 4, 7). - Các lối vào mạch nhánh STM-N (Tất cả các kênh ). - Tín hiệu lối vào tổng hợp (tất cả các kênh). - Tín hiệu lối vào bên ngoài 2,048Mb/s (2 kênh). - Tín hiệu lối vào bên ngoài 2,048MHz (2 kênh). - Từ bộ tạo dao động bên trong. Tuy nhiên FLX150/600 được dùng với chức năng là bộ phục hồi, nó chỉ trích tín hiệu từ tín hiệu tổng hợp STM-N. b. Lối ra đồng bộ: - FLX150/600 cho phép xuất ra bên ngoài hai loại tín hiệu đồng hồ: + Đồng hồ thiết bị (EC). + Đồng hồ đường truyền (LC). - EC đồng bộ với EC trong FLX150/600. Nó được sử dụng như là nguồn tín hiệu clock cho các thiết bị khác được cài đặt trong trạm. - LC được đồng bộ với tín hiệu STM-N được nhận bởi FLX150/600. Nó cũng được dùng như là một nguồn clock cho bộ phận cung cấp tín hiệu được cài đặt trong trạm. 1.3. Lựa chọn nguồn đồng bộ: FLX150/600 có chức năng lựa chọn nguồn đồng bộ cho việc đồng bộ của chính thiết bị. Có hai chế độ lựa chọn, phụ thuộc vào nguồn thời gian được sử dụng. a. Chế độ 1: Ở chế độ 1, có tới 3 tín hiệu nguồn đồng bộ được chọn lựa từ các nguồn tín hiệu được liệt kê ở trên, và định chế độ ưu tiên. Một trong các tín hiệu nguồn có chất lượng tốt nhất sẽ tự động được lựa chọn để sử dụng. b. Chế độ 2: Cũng tương tự chế độ 1, nhưng các nguồn tín hiệu được lựa chọn từ các nguồn tín hiệu STM-N ở trên và nó sẽ ấn định sự ưu tiên. Một trong các nguồn tín hiệu tốt nhất sẽ tự động được sử dụng. 1.4. Chuyển mạch nguồn đồng bộ: FLX150/600 có hai chế độ chuyển mạch tín hiệu lối vào đồng bộ. a. Chế độ tự động: - Khi chất lượng của nguồn được dùng ở chế độ Auto bị xấu, thì việc kiểm tra chất lượng được tiến hành ở các nguồn khác (theo thứ tự ưu tiên giảm dần). - Nguồn tín hiệu có phẩm chất kém sẽ tự động được chuyển sang nguồn có chất lượng tốt nhất. - Nếu xảy ra một trong các lỗi sau, thì tín hiệu nguồn đồng bộ sẽ được chuyển sang nguồn khác: + Tín hiệu STM-N: mất tín hiệu (LOS), mất khung dữ liệu (LOF), có tín hiệu chỉ cảnh báo phần đa hợp (MS-AIS)…. + Tín hiệu 2,048Mb/s: mất tín hiệu nhánh (LOT), mất sự sắp sếp khung (FAL), hoặc tín hiệu chỉ cảnh báo (AIS). + Mất tín hiệu 2,048MHz. - Nếu tất cả các nguồn tín hiệu đồng thời bị lỗi, thì một tín hiệu cùng tần số với tín hiệu nguồn được sử dụng sau cùng trong thiết bị sẽ được dùng như là tín hiệu nguồn (hold over). - Khi FLX150/600 sử dụng với chức năng là bộ phục hồi (REG), nguồn được chuyển sang bộ tạo dao động bên trong. b. Chế độ nhân công (manual): Trong chế độ này, người vận hành phải thiết lập lệnh khi muốn chuyển mạch nguồn. Nhưng khi muốn sử dụng chế độ này, nguồn phải không bị lỗi. Nếu nguồn bị lỗi thì hệ thống sẽ tự động giải phóng chế độ manual và chuyển sang chế độ tự động. 2. Kết nối: FLX150/600 có chức năng kết nối đường dẫn: - Xuyên ngang (Through ). - Xen/rẽ (Add/Drop). - Xuyên ngang /rẽ (Through/Drop). - Chuyển đổi (Interchange). 2.1. Chức năng xuyên ngang đường dẫn (Path through function): Tín hiệu nhận từ bên X hoặc Y được đưa đến bộ phận xử lý, sau đó được đưa đến bộ phận xử lý để xử lý một lần nữa và xuất ra ngoài ở bên Y hoặc X . X Y Hình1.3. Chức năng xuyên ngang đường dẫn. 2.2. Chức năng Add/Drop: Tín hiệu nhận từ X (Y) được đưa đến điểm xử lý và sau đó được kết nối đến các nhánh ở các cấp VC-12, VC-3, VC-4 tùy thuộc vào dữ liệu được cài đặt trên đường dây. Tín hiệu sau đó được xuất ra ngoài đến các nhánh. Nhánh Hình 1.4. Chức năng add/drop X Y 2.3. Chức năng xuyên ngang/rẽ (Though/Drop): Nhánh Hình 1.5. Chức năng Through/Drop. X Y Tín hiệu nhận từ bên X được đưa đến điểm xử lý, sau đó, kết nối đến bên Y và các tổ hợp nhánh ở các mức VC-12, VC-3 hoặc VC-4 tùy vào dữ liệu thiết lập đường dây. 2.4. Chức năng thay đổi (Interchange): Tín hiệu nhận từ X, Y hoặc các nhánh được đưa đến điểm xử lý, sau đó kết nối đến X, Y hoặc các nhánh ở các mức VC-12, VC-3. hoặc VC-4 (phụ thuộc vào dữ liệu thiết lập đường truyền) và sau đó được xuất ra ngoài. Y X Nhánh. Hình 1.6. Chức năng Interchange. 3. Chức năng dự phòng: FLX150/600 có 3 cơ chế dự phòng độc lập: - Dự phòng phân đoạn ghép kênh MSP. - Dự phòng luồng PPS. - Card dự phòng. 3.1. Dự phòng phân đoạn ghép kênh MSP: - Cơ chế dự phòng phân đoạn ghép kênh có thể dùng đối với mạng điểm–điểm và mạng tuyến tính. Nếu có hư hỏng trong giao tiếp quang, chức năng này sẽ tự động chuyển mạch đường truyền từ đường truyền làm việc sang đường truyền dự phòng. - FLX150/600 sử dụng chuyển mạch dự phòng “không trở lại” 1+1 đối với cơ chế MSP. Cả hai chuyển mạch đơn hướng và hai hướng đều có thể được sử dụng. + Chuyển mạch đơn hướng: sự chuyển mạch chỉ xảy ra theo một hướng (nhận). Khi phẩm chất tín hiệu vào kích vào bộ chuyển mạch dự phòng, thì luồng dự phòng hướng thu sẽ hoạt động . + Chuyển mạch hai hướng: cả hai đường truyền gửi và nhận đều được chuyển sang đường dự phòng. FLX150/600 FLX150/600 Làm việc Lỗi. Dự phòng * Có lỗi xảy ra FLX150/600 FLX150/600 Làm việc . Dự phòng Chuyển mạch đơn hướng. FLX150/600 FLX150/600 Làm việc Dự phòng Chuyển mạch hai hướng. Hình 1.7. Chuyển mạch dự phòng. - Các chế độ chuyển mạch của FLX150/600 được liệt kê theo thứ tự ưu tiên giảm dần: + Chốt (clock-out). + Cưỡng bức (Force). + Tự động (Auto_SF/Auto-SD). + Nhân công (manual). * Chế độ clock –out được sử dụng cho việc bảo dưỡng đường truyền. Ở chế độ này, sự truyền dẫn sẽ không được chuyển từ đường hoạt động sang dự phòng bất chấp trạng thái đường truyền. * Chế độ cưỡng bức: cũng được dùng đối với việc bảo quản đường truyền. Người bảo trì phải chuyển mạch đường truyền hiện hành sang đường truyền không hiện hành mà không phụ thuộc vào trạng thái đường truyền. * Chế độ Auto (SF hoặc SD): chế độ sẽ tự động chuyển mạch dự phòng khi có sự cố tín hiệu SF, hoặc chuyển mạch dự phòng khi tín hiệu xuống cấp SD, đường truyền sẽ tự động chuyển sang đường dự phòng. * Chế độ manual: cũng được dùng cho bảo dưỡng đường truyền. Người bảo trì sẽ điều khiển để chuyển từ đường truyền hiện hành sang đường truyền khác. + Chế độ manual chỉ hoạt động khi cả đường truyền làm việc và đường truyền bảo vệ hoạt động bình thường. Nếu sau khi chuyển mạch mà lỗi xảy ra thì sự chuyển mạch xem như bị hủy bỏ. - Các chế độ chuyển mạch trên có cùng một chức năng lock-in. Người bảo trì có thể cho phép hoặc không cho phép chức năng này hoạt động. Chức năng lock –in vô hiệu hóa chuyển mạch đường truyền ngay cả khi đường truyền bị lỗi, nhằm tránh sự chuyển mạch liên tục khi lỗi xuất hiện với các điều kiện không ổn định. - Khi chuyển mạch n lần (hoặc nhiều hơn) trong vòng t phút thì chức năng chuyển mạch được khóa để vô hiệu hoá chuyển mạch tự động (chuyển mạch trong chế độ lock-out, force, manual vẫn hoạt động). - Trạng thái khoá lock-in sẽ được tự động giải phóng trong vòng z giờ hoặc do người bảo trì qui định. - Người bảo trì có thể cài đặt các thông số sau: + Thời gian kiểm tra chuyển mạch (t): 1 đến 255 phút. + Đếm số lần chuyển mạch (n): 1 đến 255 lần. + Thời gian vô hiệu hóa chuyển mạch (z): 1 đến 255 giờ. 3.2 Chức năng dự phòng luồng VC PPS: - Chế độ dự phòng luồng công-ten-nơ ảo VC được thực hiện đối với mạng vòng, tự động chuyển mạch từ đường làm việc sang đường dự phòng tại các vị trí VC: VC-4, VC-3 hoặc VC-12. - FLX150/600 sử dụng chuyển mạch “không trở lại” cho VC PPS. Có hai chế độ chuyển mạch: single-ended và dual-ended PPS. - Trong chế độ single-ended PPS, cơ chế PPS của trạm nội hạt và trạm đối diện hoạt động độc lập. Khi đường VC vào của trạm A có lỗi thì sự truyền dẫn chuyển sang đường dự phòng. - Trong chế độ Dual-ended PPS, cơ chế PPS của trạm nội hạt và đối diện bị khoá. Khi đường VC vào của trạm A bị lỗi, thì sự truyền dẫn chuyển sang đường dự phòng và sự truyền dẫn ở trạm đối diện B cũng chuyển sang đường dự phòng. - Các chế độ chuyển mạch của FLX150/600 được liệt kê theo thứ tự giảm dần: + Lock-out. + Force. + Auto-SF/auto-SD. + Manual. - Các chức năng của chế độ giống như phần MSP. FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600 Mạng vòng TSM-N Lỗi Có lỗi xảy ra FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600 Mạng vòng TSM-N Chuyển mạch đơn hướng. FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600 FLX150/600 Mạng vòng TSM-N Chuyển mạch hai hướng. Hình 1.8. Dự phòng luồng VC PPS. 3.3. Card dự phòng: - FLX150/600 cho phép cơ chế dự phòng card là tùy chọn. Mỗi loại card trong thiết bị có chức năng tự dò tìm lỗi để chuyển sang card dự phòng. - Các bộ phận giao tiếp quang sử dụng cơ chế MSP có mục đích giống như đã nói ở mục 3.1. - Có hai lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docTTRINH.DOC