Luận văn Tình thái ngữ trong câu tiếng Việt

Trong câu tiếng Việt, có những thành phần mà không có nó câu vẫn diễn đạt rõ nội dung mệnh đề (P), vẫn đúng ngữ pháp. Nhưng trong văn chương và trong giao tiếp thì câu còn phải thực hiện chức năng giao tiếp, bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, thiết lập và duy trì quan hệ đối thoại nên chúng trở nên cần thiết. Một trong những thành phần đó là tình thái ngữ trong câu (TTN).

Việc xác định TTN sẽ góp phần miêu tả cấu tạo câu tiếng Việt: câu có bao nhiêu thành phần, thành phần nào biểu thị nội dung mệnh đề (P) gắn với nòng cốt câu, thành phần nào biểu thị nội dung dụng học (M).

Việc xác định TTN còn có ý nghĩa thực tiễn: giúp cho học sinh hiểu và sử dụng tình thái ngữ trong việc tạo lập câu, trong giao tiếp; phân biệt được tình thái ngữ với các thành phần khác của câu.

Từ ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn như trên, chúng tôi đã chọn TTN làm đối tượng nghiên cứu của đề tài: "Tình thái ngữ trong câu tiếng Việt".

 

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tình thái ngữ trong câu tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong câu tiếng Việt, có những thành phần mà không có nó câu vẫn diễn đạt rõ nội dung mệnh đề (P), vẫn đúng ngữ pháp. Nhưng trong văn chương và trong giao tiếp thì câu còn phải thực hiện chức năng giao tiếp, bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, thiết lập và duy trì quan hệ đối thoại nên chúng trở nên cần thiết. Một trong những thành phần đó là tình thái ngữ trong câu (TTN). Việc xác định TTN sẽ góp phần miêu tả cấu tạo câu tiếng Việt: câu có bao nhiêu thành phần, thành phần nào biểu thị nội dung mệnh đề (P) gắn với nòng cốt câu, thành phần nào biểu thị nội dung dụng học (M). Việc xác định TTN còn có ý nghĩa thực tiễn: giúp cho học sinh hiểu và sử dụng tình thái ngữ trong việc tạo lập câu, trong giao tiếp; phân biệt được tình thái ngữ với các thành phần khác của câu. Từ ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn như trên, chúng tôi đã chọn TTN làm đối tượng nghiên cứu của đề tài: "Tình thái ngữ trong câu tiếng Việt". 2. Lịch sử vấn đề Trong quá trình khảo sát thành phần câu tiếng Việt, một số tác giả nghiên cứu đi đến thống nhất là: Trong câu tiếng Việt có bộ phận không nằm trong cấu trúc cơ bản của câu gọi là tình thái ngữ. Bộ phận này bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc đánh dấu hành vi ngôn ngữ, góp phần thể hiện mục đích nói. Chúng tôi xin giới thiệu quan niệm về TTN của một số tác giả nghiên cứu câu tiếng Việt. 2.1. GS Diệp Quang Ban cho rằng: [1, 111-115] Phần tình thái (tình thái ngữ) là bộ phận không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu và nhìn trong toàn bộ nó không chiếm một vị trí xác định trong câu. Về phương diện nghĩa, phần tình thái được dùng để nêu các ý nghĩa về quan hệ có liên quan đến người nói, đến nội dung phần câu còn lại và đến người nghe. Những mối quan hệ do phần tình thái diễn đạt thuộc ba loại chính sau: + Tình thái chỉ ý định của người nói thực hiện hành động nói, gọi là tình thái (của) hành động nói. + Quan hệ, thái độ, cách đánh giá của người nói đối với cái được nói đến trong câu. + Quan hệ, thái độ của người nói đối với người nghe. Trên cơ sở phân chia thành ba kiểu ý nghĩa tình thái tác giả phân biệt ba phần tình thái: * Phần tình thái chỉ ý định thực hiện hành động của người nói Cái chủ yếu giúp chúng ta nhận biết một hành động nói là ý định của người nói hay mục đích nói. Với câu phân theo mục đích nói thì việc này chủ yếu được thực hiện theo hai cách: + Dùng câu phân theo mục đích nói không che giấu ý định của mình (cách trực tiếp). + Dùng câu phân theo mục đích nói che giấu ý định của mình (cách gián tiếp). Sự phân loại câu theo mục đích nói phải sử dụng hai tiêu chuẩn: + Tiêu chuẩn về mục đích sử dụng câu. + Tiêu chuẩn về hình thức, tức là các phương tiện ngôn ngữ dùng để cấu tạo câu. Vận dụng hai tiêu chuẩn trên, câu phân loại theo mục đích nói cần phân biệt hai trường hợp lớn: + Câu đích thực. + Câu không đích thực. - Lấy hình thức làm cơ sở phân loại và lấy mục đích nói làm tên gọi, câu xét theo mục đích nói được chia thành bốn kiểu loại: + Câu trình bày. + Câu nghi vấn. + Câu cầu khiến/ câu mệnh lệnh. + Câu cảm thán. * Phần tình thái chỉ quan hệ, thái độ, cách đánh giá của người nói đối với cái được nói đến trong câu Có thể nhận biết qua các kiểu thường gặp sau: + Tình thái khẳng định (tình thái hiện thực). Ví dụ: Đúng (là) chiếc xe này của tôi. Nó nói thế thật. + Tình thái phủ định – bác bỏ (tình thái hiện thực). Ví dụ: Không phải nó mượn xe của tôi. Chẳng phải (là) nó nói thế. + Tình thái độ tin cậy (tình thái khả năng). Ví dụ: Hình như những nhà văn của chúng ta nói chung chưa có những cố gắng về mặt này. (Phạm Văn Đồng) Chẳng lẽ anh ấy không biết. + Tình thái ý kiến. Ví dụ: Nói của đáng tội mẹ con tôi chẳng muốn đi. (Nam Cao) * Phần tình thái chỉ quan hệ, thái độ của người nói đối với người nghe Phần tình thái này là thứ tình thái luôn luôn có mặt trong câu - phát ngôn. Tình thái chỉ quan hệ, thái độ của người nói đối với người nghe không tách bạch khỏi những chức năng khác. 2.2. TS Nguyễn Văn Hiệp quan niệm về tình thái ngữ như sau: [9, 230-250] Tình thái ngữ (TTN) là thành phần phụ của câu, luôn đứng sau nòng cốt câu, có nhiệm vụ bổ sung những ý nghĩa về tình thái cho câu. Tình thái ngữ không tham gia vào kết cấu phân đoạn thực tại câu. Từ sự phân biệt TTN với các thành tố khác trong câu (với thán từ làm thành một vế của câu có nòng cốt kép, với các tiểu từ nhấn mạnh, với vị ngữ) tác giả đưa ra một số đặc trưng của tình thái ngữ: - Về nội dung: TTN luôn gắn với lõi mệnh đề. - Về hình thức: TTN có quan hệ phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu. - TTN có vị trí riêng duy nhất ở cuối câu tiếng Việt. - TTN ở bậc câu, có quan hệ ngữ pháp với nòng cốt câu. - TTN có thể bị lược bỏ mà câu vẫn giữ được tính trọn vẹn (về cấu tạo và nội dung thông báo). Tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã phân loại TTN theo tiêu chí về hình thức hoặc nội dung thành những loại sau: * Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo + TTN do các tiểu từ tình thái đảm nhiệm: Ví dụ: Nhưng giá mà nó thành đạt rồi hãy cưới, chứ bây giờ mà cưới thì nghe nó thế nào ấy. (Nguyễn Công Hoan) + TTN do tổ hợp có tính "đặc ngữ" đảm nhiệm. Ví dụ: Nó lại lấy cả quần áo mang đi mới chết. * Căn cứ vào đặc trưng cú pháp + TTN gắn với câu trần thuật Ví dụ: - Tiệc cưới anh ấy lấy cô Khánh chắc cũng chỉ sang như mâm cơm nhà em là cùng. (Nhất Linh) + TTN gắn với câu nghi vấn Ví dụ: - Đem cho con vịt bầu hả? (Tô Hoài) + TTN gắn với câu mệnh lệnh, cầu khiến Ví dụ: - Mình ơi hay ta xuống lấy ô tô mà đi khỏi chỗ này đã (Vi Huyền Bắc) * Căn cứ vào phạm trù nội dung của tình thái nhận thức có: + TTN đánh dấu sự tình thực hữu. Ví dụ: - Thằng cha ấy lại chết cả cô đầu mới chết! + TTN đánh dấu sự tình không thực hữu. Ví dụ: - Cả mấy đứa con riêng của bà ấy cũng sang chứ? (Nguyên Hồng) + TTN đánh dấu sự tình phi thực hữu. Ví dụ: - Tôi dấu anh việc ấy làm gì. Như vậy các tác giả trên trong quá trình nghiên cứu đã đạt được một số kết quả về TTN. Các tác giả đã khẳng định sự tồn tại của TTN với những đặc trưng cơ bản của chúng, phân biệt TTN với các thành phần khác. Tuy nhiên vẫn chưa đi đến thống nhất về khái niệm TTN và sự phân loại, miêu tả TTN còn sơ lược. 3. Mục đích nhiệm vụ giới hạn của đề tài Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra một số nhiệm vụ như sau: + Xác định khái niệm TTN và những đặc trưng cơ bản của TTN. Phân biệt TTN với các thành phần khác của câu. + Phân loại, miêu tả TTN theo đặc trưng ngữ pháp và đặc trưng ngữ dụng. 4. Phương pháp giải quyết đề tài Trong luận văn này chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp hệ thống: - Thống kê tư liệu: Tìm ra những phát ngôn chứa TTN. - Phân loại TTN căn cứ vào mối quan hệ tương đồng về các đặc trưng ngữ dụng, đặc trưng ngữ pháp. + Phương pháp dựa vào ngữ cảnh để xác định ý nghĩa dụng học của TTN. + Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa TTN với các thành phần khác của câu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm hai chương: Chương 1: Khái niệm tình thái ngữ. Chương 2: Phân loại tình thái ngữ. Phần nội dung Chương 1 Khái niệm tình thái ngữ 1.1. Khái niệm tình thái 1.1.1. Quan niệm về tình thái 1.1.1.1 Quan niệm tình thái của G.S Cao Xuân Hạo [6, 50-51] Trong lôgíc học, nội dung của một mệnh đề được chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất gọi là ngôn liệu, tức cái tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ lôgíc) và các tham tố của nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng và phần thứ hai gọi là tình thái là cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối quan hệ ấy là có thật (hiện thực) hay không có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay là không tất yếu, là có thể có được hay không thể có được. Trong ngôn ngữ, các tình thái của phát ngôn phần lớn đều có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng, nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có nhiều cách thể hiện khác nhau. Cần phân biệt hai thứ tình thái khác nhau về bình diện: tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn. ã Tình thái của hành động phát ngôn: Phân biệt các lời nói về phương diện mục tiêu và tác dụng trong giao tế. Đó là sự phân biệt quen thuộc giữa các câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến. ở đây còn phải kể đến sự phân biệt giữa hai loại câu: câu trần thuật (miêu tả), tức mang tính chất thông báo thuần túy, và những câu có giá trị ngôn trung được đánh dấu: câu xác nhận, câu phản bác (đặc biệt là phản bác phủ định) và nhất là câu ngôn hành. Tình thái của hành động phát ngôn thuộc lĩnh vực dụng pháp. ã Tình thái của lời phát ngôn: Thuộc các nội dung được truyền đạt hay được yêu cầu truyền đạt (trong câu trần thuật hay câu hỏi), nó có liên quan đến thái độ của người nói đối với điều mình nói ra hoặc liên quan đến quan hệ sở đề – sở thuyết của mệnh đề. Đó là một phần quan trọng của bình diện nghĩa học. Tình thái của lời phát ngôn được phân ra làm hai loại là tình thái của câu và tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân. + Tình thái của câu nói phản ánh thái độ của người nói đối với điều mình nói ra, cách người nói đánh giá hiện thực hay không hiện thực, giới hạn của tính hiện thực, mức độ của tính xác thực, của tính tất yếu (khách quan hay đạo lí), tính khả năng (vật chất hay tinh thần), tính chất đáng mong muốn hay đáng tiếc… của điều được thông báo. + Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng thức thể hiện của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do phần thuyết (vị ngữ) biểu đạt. Dạng thức ở đây gồm những đặc trưng như "kéo dài/ không kéo dài", "bắt đầu/ kết thúc"… thường gọi là những đặc trưng về thể. Nếu hạt nhân vị ngữ của câu có chủ thể thì tình thái phản ánh mối quan hệ của chủ thể (tham tố thứ nhất) đối với tính hiện thực, tính tất yếu, tính khả năng của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ hạt nhân của phần thuyết biểu đạt (chẳng hạn có ý muốn, có ý định làm, có đủ can đảm hay đủ tàn nhẫn để làm), mức độ của trạng thái, tính chất được chủ thể mang trong bản thân. 1.1.1.2. Quan niệm của GS Diệp Quang Ban [1, 196-204] Tình thái là thành tố nghĩa khá phức tạp, phong phú, đa dạng và tinh tế, trong phát ngôn câu tình thái bao gồm hai kiểu sau: Kiểu 1: Tình thái của hành động nói Tình thái của hành động nói là ý định (ý chí, ý muốn, còn gọi là cái đích, mục đích) của người nói trong việc thực hiện một hành động nào đó khi nói hay thực hiện một hành động nào đó bằng (phương tiện) ngôn ngữ. Tình thái của hành động nói rất phong phú, có thể tìm biết bằng cách trả lời câu hỏi: "Với cách đó, người nói nói lời này ra để làm gì? Hay với ý định gì?". Chẳng hạn: để chào, để xin lỗi, để cảm ơn, để thông báo, để kể, để giải thích, để bác bỏ, để hỏi, để hứa, để biểu lộ tâm trạng… Ví dụ: - Trời có lẽ sắp mưa! (Nhận định hay một ý nghĩ). Kiểu 2: Tình thái của phát ngôn Tình thái của phát ngôn chỉ quan hệ, thái độ, cách đánh giá của người nói đối với cái được nói đến trong câu (tức là đối với phần nghĩa miêu tả của câu). Gồm có: * Tình thái khách quan: là thứ tình thái có thể kiểm tra được tính đúng, sai. Có thể phân biệt: + Tình thái khẳng định: nếu sự thừa nhận là có, là đúng (xác nhận tính dương) của vật, việc, hiện tượng được nói tới. Ví dụ: - Quả thật quyết sách này là của tôi. + Tình thái phủ định: Được phân biệt thành: - Phủ định miêu tả: Là trường hợp dùng yếu tố phủ định vào việc xác nhận sự vắng mặt (tính âm) của vật, việc, hiện tượng hay đặc trưng, quan hệ của chúng. Ví dụ: - Nhà không có ai cả. + Bác bỏ: Là trường hợp dùng yếu tố phủ định vào việc không thừa nhận, phản bác một ý kiến, nhận định nào đó. Ví dụ: - Không phải là nó mượn sách của tôi, mà có người lấy mất. * Tình thái chủ quan: Chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói đối với vật, việc, hiện tượng được nói đến. Tình thái chủ quan là thứ tình thái không kiểm tra được tính đúng hay sai. Ví dụ: Chẳng lẽ nó nói thế. Hình như cũng đoán ra điều ấy, nó mỉm cười hỏi tôi. Ngoài hai loại tình thái trên, GS Diệp Quang Ban cho rằng: Trong câu còn có mặt hai thứ "ý nghĩa" khác cũng có thể xếp vào phạm trù tình thái trong câu đó là: * Tình thái chỉ ý kiến: Là bộ phận diễn đạt ý kiến của người nói đối với điều được nói tới trong câu. Ví dụ: - Nói trộm bóng từ ngày nó lên bốn, nó hóm đáo để. (Nguyễn Công Hoan) * Tình thái chỉ quan hệ của người nói đối với người nghe: Là phần ý nghĩa cho thấy cách nói thiết lập quan hệ xã hội và tự thể hiện mình, nói cách khác là cách người nói trình diễn vai xã hội của mình trong giao tiếp. Ví dụ: - Thưa bác, bác nhận giùm cho ạ. (Người bề dưới nói với người bề trên) - Nè, bạn tên gì đấy. (Học sinh cũ đối với học sinh mới) 1.1.1.3. Quan niệm của TS Nguyễn Văn Hiệp về tình thái [5, 2-27] Trong đề tài "Ngữ nghĩa – ngữ dụng các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt", TS Nguyễn Văn Hiệp đã có những nhận xét về tình thái: Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ bao hàm nhiều kiểu ý nghĩa rất khác nhau. Có thể nêu lên những nhóm cơ bản sau: Nhóm 1: Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói hay theo lí thuyết hành vi ngôn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời…) gắn trực tiếp với chiều tương tác liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói đến người đối thoại. Nhóm 2: Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay cảm xúc của người nói đối với nội dung thông báo: Người nói đánh giá nội dung thông báo về mức độ quan trọng, độ tin cậy, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực, bất ngờ, ngoài chờ đợi hay bình thường, về tính khả năng hay tính hiện thực. Nhóm 3: ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình. Nhóm 4: Những đặc trưng liên quan đến diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ (thời, thể hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái). Nhóm 5: Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm đánh giá của người nói. Ví dụ, đặc tính siêu ngôn ngữ, hỏi lại, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của người nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đánh giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác nhau… TS Nguyễn Văn Hiệp đã phân chia các kiểu ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái như sau: * Tình thái hành động phát ngôn, gồm: + Tình thái tại lời (tình thái hành động tại lời): hỏi, yêu cầu, khẳng định, bác bỏ… + Tình thái của lời được phát ngôn: Xác định đặc trưng của hành động tại lời dưới hình thức cam kết, những đánh giá, thái độ của người nói đối với những gì anh ta có. Tình thái của hành động phát ngôn phản ánh bình diện chủ quan của ngôn ngữ, phản ánh hoàn cảnh giao tiếp. Tình thái của hành động phát ngôn thuộc kiểu ý nghĩa ngữ dụng. * Tình thái của sự tình được phản ánh: Phản ánh trực tiếp thuộc tính của hoàn cảnh, sự vật, phản ánh hoàn cảnh, sự vật dưới góc độ bản thể. Tình thái của sự tình được phản ánh có thể gọi là tình thái khách quan và về cơ bản nằm ở bình diện nghĩa học. 1.1.1.4. Quan niệm tình thái của TS Nguyễn Thị Thìn [12, 28-39] Tình thái của phát ngôn bao gồm: Tình thái khách quan và tình thái dụng học. a) Tình thái khách quan là những thông tin bổ trợ cho nội dung mệnh đề của câu. Đó là những thông tin về: * Tính tất yếu hay tính ngẫu nhiên của mối quan hệ giữa S và P. Ví dụ: - Nghĩa tình thái tồn tại tất yếu trong mọi câu nói. * Tính hiện thực, phi hiện thực của mối quan hệ giữa S và P Ví dụ: - Tôi đã từng sống ở Lai Châu ba năm. * Khả năng xảy ra sự kiện p được phán đoán: Ví dụ: - Có thể xuất hiện một sao chổi mới vào đầu thế kỷ 21. *Tính tiếp diễn, tính mức độ, tái lặp… của thuộc tính P. b) Tình thái dụng học bao gồm hai thông tin cơ bản: * Lập trường, thái độ, tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá chủ quan, quan hệ của người nói đối với điều được nói tới trong câu hoặc đối với người nghe. - Đánh giá về lượng / mức độ. Ví dụ: Thử so sánh Từ nay đến tết âm lịch chỉ còn có hơn hai tháng. Từ nay đến tết âm lịch còn những hơn hai tháng. Cùng một khoảng thời gian hơn hai tháng, người nói câu (1) cho là ngắn, người nói câu (2) lại cho là dài, căn cứ vào nhu cầu, mong đợi của mỗi người đối với cái tết. - Đánh giá về tính tích cực / tiêu cực của điều được nói tới trong câu. Ví dụ: - Được cái cậu ta không cờ bạc rượu chè gì. - Đánh giá về tính hợp lý, hợp lẽ thường của điều được nói tới trong câu. Ví dụ: - Ai đời con dâu mà ngủ tới tám giờ sáng mới dậy. - Bộc lộ nguyện vọng: muốn / không muốn có cái điều nêu trong câu. Ví dụ: - May ra thấy hạnh phúc thanh thản trong sự tu hành. - Thể hiện mức độ tin cậy (của người nói) đối với tính chân thực của nội dung mệnh đề trong câu. Thiên về tin mệnh đề P là có thật: Ví dụ: - Hẳn là chị ta lo lắng điều gì đó. Thiên về ngờ mệnh đề P không có thật: Ví dụ: - Anh ấy cho rằng em bịa đặt ư? Nửa tin nửa ngờ vào P. Ví dụ: - Phải chăng người ngồi cạnh cửa sổ kia là nhân vật mà chị Lan thường hay kể cho tôi nghe? - Giới thiệu về mức độ thực hữu, tính chủ quan hoặc nguồn gốc của nội dung mệnh đề trong câu. Ví dụ: - Tôi nghĩ đấy chỉ là một tin thất thiệt. Tôi nghĩ cho biết theo ý kiến chủ quan của người nói thì tin đó không đúng sự thật. - Biểu lộ cảm xúc tâm trạng của người nói Ví dụ: - Chẳng hiểu sao lần này nó đi lâu thế, khéo lại ăn trọn một viên của phường săn nào đó cũng nên. - Thể hiện quan hệ vai (ngang vai / không ngang vai) hoặc quan hệ tình cảm (thân / sơ) của người nói với người nghe. Ví dụ: - Chào chú ạ. * Tình thái hành vi ngôn ngữ: Là thông tin về hành vi ngôn ngữ được thực hiện ngay khi nói và bằng việc nói ra câu đang xét trong một ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: - (1) Tôi hỏi khí không phải, sao bà không về nhà với con cháu?(2)Một thân một mình thế này, lúc trái gió trở trời thì ai lo cho? Tình thái hành vi ngôn ngữ của phát ngôn (1)là hỏi trực tiếp và biểu lộ gián tiếp sự thắc mắc, của phát ngôn (2) là hỏi trực tiếp và phủ định gián tiếp: sẽ không có người chăm sóc lúc ốm đau. Cả hai phát ngôn nhằm thực hiện hành vi thắc mắc và gợi ý, khuyên nhủ (ngầm ẩn). Tóm lại: Về quan niệm tình thái, nhiều tác giả nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam đều thống nhất: Đặc trưng chung nhất của tình thái là phản ánh những mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực tế, với người nói / nghe, với hoàn cảnh giao tiếp, hoặc quan hệ giữa người nói với người nghe. 1.1.2. Các phương tiện ngôn ngữ thể hiện tình thái Do có cách hiểu về tình thái có phần khác nhau nên các phương tiện biểu thị tính tình thái cũng được nêu ra tương ứng với từng cách hiểu đó. G.S Cao Xuân Hạo [6, 51] đã nêu ra các phương tiện ngôn ngữ thể hiện tình thái: Tình thái của câu có thể được biểu thị bằng những khởi ngữ (ngữ đoạn mở đầu câu) như "có lẽ", "tất nhiên", những cấu trúc đề - thuyết có "Tôi" làm chủ thể của một vị từ có nghĩa nhận thức, bằng những hình thái của vị từ, bằng những trợ từ tình thái đặt trong ngữ đoạn vị từ hay ở ngoài ngữ đoạn này, chẳng hạn như cuối câu. Trong đề tài này, chúng tôi xin nêu ra một hệ thống các phương tiện thể hiện tình thái như sau: 1.1.2.1. Những phương tiện chuyên dùng biểu thị tình thái khách quan ã Tình thái từ: tất yếu, tất nhiên, cố nhiên, ngẫu nhiên, dĩ nhiên… ã Những phụ từ: không, chưa, chẳng, đã từng, vừa, mới… ã Tình thái từ chỉ khả năng: có thể, không thể, chưa chắc, chắc chắn, nhất thiết… ã Các phụ từ (đi kèm trung tâm vị ngữ): vẫn, còn, nữa, mãi, lại, thỉnh thoảng, rất, hơn, đã, đang, sẽ… ã Động từ tình thái: có thể, bị, được, phải… 1.1.2.2. Những phương tiện ngôn ngữ chuyên dùng biểu thị tình thái dụng học ã Tình thái từ: à, hở, chăng, phỏng, sao, ư, chứ, đi, đã, nhé, với, quả thật, rõ ràng (là), thật sự, đấy, mà, mà lại, ôi, ối, ô, ơ, a, ái, chà, eo ơi, thay, hỡi, này. ã Quán ngữ tình thái: Có lẽ, chưa biết chừng, biết đâu, chắc hẳn, có khi, không phải, nào phải, đâu có, nào có, tội gì, tội đếch gì, phải vạ, (chả) phải tội, hơi đâu, sức mấy, việc gì, thôi được,đã đành, đành rằng, hèn gì, chả trách, hết ý, nhờ trời, ấy chết, chết cha rồi, rõ khổ, biết nhường nào, không khéo, kẻo nữa, ngộ nhỡ, thì chết, nói trộm nó, khí không phải, của đáng tội… ã Cấu trúc cú pháp đặc biệt: - A thì A - A gì thì A - A ơi là A. - A gì / đâu mà A - Sao mà A (đến thế). - A với chả B ã Động từ vị ngữ: cảm ơn, chào, chúc, mời, xin, phê bình, hứa, tuyên bố, tuyên án, yêu cầu…(trong câu ngữ vi tường minh) Ví dụ: - Cháu chào bác ạ! - Tôi yêu cầu anh xuất trình giấy phép lái xe và đăng ký xe máy. ã Phụ từ tình thái: Hãy, đừng, chớ. Có … không? Đã … chưa? ã Ngữ điệu biểu cảm: Ngữ điệu có thể được hiểu là sự phối hợp những biến đổi về cao độ, cường độ, trường độ, tiết tấu âm thanh của một chuỗi từ ngữ hoặc chuỗi phát ngôn. Ngữ điệu biểu cảm góp phần làm rõ mục đích nói của phát ngôn trong ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ: - Món này ngon. + Nếu người nói nhấn giọng vào từ "này" theo kiểu: phát âm mạnh hơn, dứt khoát hơn thì câu nhằm khẳng định: cái món đang được bàn tới này ngon hơn (các món xung quanh nó). + Nếu người nói nhấn giọng vào từ "này" theo kiểu dài giọng, hơi luyến láy một chút (như cách nói đây), thì câu thường nhằm phủ định – bác bỏ một nhận xét trước đó rằng: cái món đang bàn tới là ngon. + Nếu người nói hơi cao giọng ở từ "ngon" cuối câu thì câu thường nhằm thực hiện hành vi hỏi. + Nếu người nói hạ giọng và nhấn mạnh vào từ "ngon" thì câu thường được hiểu là sự công nhận rằng: quả thật món này ngon. 1.1.2.3. Những phương tiện không chuyên dùng nhưng góp phần biểu thị tình thái chủ quan ã Những thực từ có giá trị biểu cảm Những thực từ có giá trị biểu cảm thường được biểu thị bằng những tính từ, động từ, như: hy sinh, giọng lưỡi, ki bo, ái quốc... Ví dụ: - Mày đừng chấp làm gì, giọng lưỡi của bọn hàng tôm hàng cá ấy mà. (HTĐT) ã Những kết hợp từ mang tính sáng tạo. Ví dụ: Dây thép gai đâm nát trời chiều. (Nguyễn Đình Thi) Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. (Ca dao) Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng. Thấy con đường chạy thẳng vào tim. (Phạm Tiến Duật) ã Những cấu trúc đảo trật tự Ví dụ: Giết ai thứ văn chương ấy. (HTĐT) Tròn xoe chiếc ô trên đầu. (Thanh Tùng) Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan) ã Tách một bộ phận của câu ra thành câu riêng. Ví dụ: - Người ta vẫn đánh nó. Bằng cả đòn càn, đòn gánh nữa. 1.2. Khái niệm tình thái ngữ 1.2.1. Định nghĩa TTN TTN là thành phần phụ của câu chuyên dùng để biểu lộ thái độ, cảm xúc, sự đánh giá chủ quan của người nói hoặc đánh dấu hành vi ngôn ngữ. TTN tồn tại theo phương thức đi kèm với cấu trúc ngữ pháp biểu thị nội dung phản ánh hiện thực khách quan. Ví dụ: Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ chị ạ! [35, 29] Trước khi bàn công chuyện, cậu hãy uống cốc nước mát này đi đã! Cái mắt thì ngầu lên, hai chân thì lảo đảo, cái môi bầm lại mà run bần bật. Cũng may hắn không cầm vỏ chai. [17, 232] Không lẽ mọi người mời nhiệt tình đến thế mà cậu từ chối hay sao? (HTĐT) Con cũng biết rằng cháu được sang đó nương nhờ các cậu và cô Hai, thật là hạnh phúc cho nó lắm. [38, 63] ở câu (1) QNTT hay là đánh dấu hành vi đề nghị. Người nói đề xuất, gợi ý thực hiện (P): cho cái áo bông cũ. ở câu (2) TTN đi đã đánh dấu hành vi đề nghị. Người nói đề nghị người nghe thực hiện hành động uống nước trước hành động bàn công chuyện. ở câu (3), QNTT cũng may biểu lộ sự đánh giá chủ quan (của người nói): sự tình (P) hắn không cầm vỏ chai là điều may mắn, đáng mừng vì không dẫn đến những kết quả xấu mà người nói không trông đợi. ở câu (4), TTN đầu câu không lẽ biểu lộ thái độ đánh giá của người nói cho rằng sự việc nêu trong câu là không hợp lý, trái lẽ thường và người nói không đồng tình. TTN hay sao đánh dấu hành vi hỏi. 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của TTN 1.2.2.1.Vai trò và quan hệ ngữ pháp của TTN a) TTN là thành phần phụ của câu, đi kèm cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung phản ánh hiện thực khách quan chứ không thuộc cấu trúc cú pháp đó. Ví dụ: - Ngày mai văn phòng nghỉ làm việc à? TN TTN VN CN Cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung phản ánh hiện thực khách quan (P): văn phòng làm chủ ngữ, nghỉ làm việc làm vị ngữ, ngày mai làm trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về thời gian. à thuộc TTN, biểu thị hành vi hỏi về tính xác thực của nội dung phỏng đoán P của người nói. Ví dụ: Công bằng mà nói anh ấy làm việc rất tốt. TTN CN VN Cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề (P): anh ấy làm chủ ngữ, làm việc rất tốt làm vị ngữ. Công bằng mà nói thuộc TTN, biểu thị ý đánh giá chủ quan của người nói: nội dung nhận định (P) là khách quan, không thiên vị. b) Có những trường hợp TTN là hình thức tạo kiểu câu phân theo mục đích nói. Ví dụ: Không khéo nó ngờ thằng bếp, thằng xe, sáng sớm dậy có đứa nào lên nhà trên thấy cái ví để chỗ nào mà lấy chăng? [25, 376] Đã đành rằng như thế nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu là tiêu hết cả. (Nguyễn Công Hoan) Để đấy cho thầy rồi ra vườn làm đã. (Nam Cao) May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVA~22.doc
Tài liệu liên quan