Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Ở mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ của xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức.

Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão đã làm cho thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, mà thực chất là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con người. Chính vì vậy, vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

Nước ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hoá. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện, trong đó có yêu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển nguồn lực con người. Muốn thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Vậy nên, trong suốt tiến trình cách mạng, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức luôn được đề cao, tôn vinh; việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nước nhà luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

Năm 2008, tại Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X), Đảng đã ra Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, trong đó nhấn mạnh vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức nước nhà hiện nay: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[20, tr.90].

Là một bộ phận của đội ngũ trí thức nước nhà, đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình có một vị trí và vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và cũng luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm phát triển. Vậy nên, trong nhiều năm qua, cùng với đội ngũ trí thức của cả nước, đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình đã có sự tăng lên về số lượng, nâng dần về chất lượng. Đội ngũ này đã có những đóng góp nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh; góp phần trực tiếp từng bước xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.

Tuy vậy, trước những đặc điểm và yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, đội ngũ này còn bộc lộ nhiều hạn chế: Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; cơ cấu còn có những mặt bất hợp lý, đặc biệt là về ngành nghề. Là một tỉnh duyên hải miền Trung, có nhiều lợi thế tiềm năng về nông-lâm-ngư nghiệp và du lịch nhưng bộ phận trí thức làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề này còn yếu, đặc biệt là thiếu những trí thức có trình độ cao và có chuyên môn giỏi. Nhìn chung, vai trò của đội ngũ trí thức trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh còn nhiều hạn chế. Quảng Bình hiện vẫn còn là tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhất là khu vực nông thôn. Để sớm thoát nghèo và phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình cần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên cứu để có các giải pháp pháp thiết thực, phù hợp.

 

doc127 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Hà nội – 2009 Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương 1: trí thức và vai trò của trí thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh quảng bình 7 Trí thức và vai trò của trí thức trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 7 1.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Quảng Bình và yêu cầu đối với đội ngũ trí thức của tỉnh 37 Chương 2: Thực trạng và một số quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 56 2.1. Thực trạng vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình 56 2.2. Một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 89 Kết luận 112 Danh mục tài liệu tham khảo 114 PHụ LụC 119 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài ở mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ của xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão đã làm cho thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, mà thực chất là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con người. Chính vì vậy, vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hoá. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện, trong đó có yêu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển nguồn lực con người. Muốn thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Vậy nên, trong suốt tiến trình cách mạng, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức luôn được đề cao, tôn vinh; việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nước nhà luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Năm 2008, tại Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X), Đảng đã ra Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, trong đó nhấn mạnh vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức nước nhà hiện nay: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[20, tr.90]. Là một bộ phận của đội ngũ trí thức nước nhà, đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình có một vị trí và vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và cũng luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm phát triển. Vậy nên, trong nhiều năm qua, cùng với đội ngũ trí thức của cả nước, đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình đã có sự tăng lên về số lượng, nâng dần về chất lượng. Đội ngũ này đã có những đóng góp nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh; góp phần trực tiếp từng bước xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh. Tuy vậy, trước những đặc điểm và yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, đội ngũ này còn bộc lộ nhiều hạn chế: Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; cơ cấu còn có những mặt bất hợp lý, đặc biệt là về ngành nghề. Là một tỉnh duyên hải miền Trung, có nhiều lợi thế tiềm năng về nông-lâm-ngư nghiệp và du lịch nhưng bộ phận trí thức làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề này còn yếu, đặc biệt là thiếu những trí thức có trình độ cao và có chuyên môn giỏi. Nhìn chung, vai trò của đội ngũ trí thức trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh còn nhiều hạn chế. Quảng Bình hiện vẫn còn là tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhất là khu vực nông thôn. Để sớm thoát nghèo và phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình cần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên cứu để có các giải pháp pháp thiết thực, phù hợp. Vì những lẽ trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Vai trũ của đội ngũ trớ thức tỉnh Quảng Bỡnh trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết hết sức có giá trị đã được công bố nghiên cứu về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này, ngoài khai thác các giá trị kinh điển, các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và một số tư liệu khác, tác giả chú trọng tham khảo sâu hơn một số công trình khoa học, luận văn, luận án liên quan trực tiếp đến đề tài để có sự kế thừa và tránh trùng lắp. Cụ thể như sau: - Nguyễn Quốc Bảo - Đoàn Thị Lịch: Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội,1998. Trong công trình này các tác giả đã khái quát tình hình biến đổi của trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm cũng như những hạn chế của trí thức Việt Nam các tác giả đã đề ra những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. - Nguyễn Thanh Tuấn: Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1998: Trong công trình này tác giả đã nêu và phân tích những đặc trưng cơ bản của trí thức nói chung, trí thức Việt Nam nói riêng cùng lịch sử hình thành và phát triển của đội ngũ này. Đồng thời, tác giả cũng đã khai thác những đặc trưng mang tính truyền thống dân tộc của trí thức Việt Nam qua đó đề xuất một số phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách đối với đội ngũ này để họ phát huy vai trò một cách có hiệu quả. - Phạm Tất Dong: Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Đây là công trình chung của tập thể tác giả. Từ việc nghiên cứu tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và một số yêu cầu đặt ra về nguồn lực trí tuệ, các tác giả đã khẳng định vai trò đồng thời làm rõ ưu, nhược điểm của đội ngũ trí thức ở nước ta, từ đó đề xuất những định hướng trong hoạch định chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010. - Bùi Thị Ngọc Lan: Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trong công trình này, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách khá công phu về vị trí, vai trò và thực trạng nguồn lực trí tuệ của đất nước, tác giả đã tập trung xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực, cấp bách nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Nguyễn Đắc Hưng: Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Trong công trình này, khái niệm trí thức, nguồn gốc hình thành, vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được tác giả nghiên cứu khá kỹ. Tác giả cũng đã trình bày một số vấn đề bức xúc đang đặt ra cho đội ngũ trí thức nước nhà và đề xuất một số phương hướng xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức. Ngoài những công trình trên còn có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có nội dung và phạm vi nghiên cứu gần với đề tài hơn như: Đặng Thị Mai : Đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2003; Nguyễn Xuân Phương: Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2004; Võ Quốc Tín: Đội ngũ trí thức tỉnh Cà Mau trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2008. Tuy nhiên, các luận án, luận văn này đều có cách tiếp cận khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, mục đích nghiên cứu cũng như hướng giải quyết vấn đề cũng không giống nhau. Trên thực tế, cho đến nay chưa có một đề tài khoa học, một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách trực tiếp, có chủ ý và có hệ thống đến vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình, kể cả trên địa bàn tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn: Trên cơ sở lý luận mác-xít và thực tiễn của Quảng Bình luận văn phân tích các giải pháp để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên luận văn cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: + Làm rõ quan niệm về trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Phân tích thực trạng của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình; đánh giá vai trò của đội ngũ này trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, tìm ra nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. + Đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà tỉnh đang thực hiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình, chủ yếu là đội ngũ trí thức do ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của trí thức Quảng Bình ở một số lĩnh vực trong thời kỳ đổi mới, thời gian từ khi tái thành lập tỉnh năm 1989, đặc biệt trong giai đoạn tỉnh bước vào thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận cơ bản của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng ta về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới. Luận văn cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến nội dung luận văn. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là vai trò của đội ngũ trí thức do UBND tỉnh quản lý. - Luận văn đề xuất một số giải pháp thiết thực để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, của đất nước. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của trí thức trong sự tiến bộ xã hội, bổ sung làm rõ thêm những đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam nói chung, trí thức Quảng Bình nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Về mặt thực tiễn: Các giải pháp nhằm phát huy vai trò đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình được đề xuất trong luận văn này khi áp dụng thực hiện sẽ góp một phần làm chuyển biến việc xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình, để đội ngũ này có đóng góp xứng đáng và to lớn hơn nữa trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay, góp phần đưa tỉnh thoát nghèo và trở thành một tỉnh giàu mạnh. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1 trí thức và vai trò của trí thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh quảng bình 1.1. trí thức và vai trò của trí thức trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.1.1. Quan niệm về trí thức và những đặc điểm của trí thức 1.1.1.1. Quan niệm về trí thức Khái niệm “trí thức” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh là Intellidentina, nghĩa là sự thông minh, có trí tuệ, có nhận thức hiểu biết, dùng để chỉ một bộ phận người trong xã hội có được những đặc điểm này. Khái niệm này xuất hiện rất sớm trong lịch sử khi cùng với sự phân công lao động xã hội làm nảy sinh một bộ phận người tách khỏi lao động chân tay để lao động bằng trí óc. Tuy vậy, nó chỉ thực sự được sử dụng phổ biến ở khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay, khi mà vai trò của trí thức được thể hiện rõ nét như là nhân tố không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ bản, từ trước tới nay khái niệm trí thức vẫn được dùng để chỉ những người lao động trí óc, nhất là những người có học vấn cao. Tuy vậy, xung quanh khái niệm này có nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau. Sỡ dĩ có hiện tượng này trước hết là vì tuỳ góc độ tiếp cận đối tượng trí thức của mỗi người hay mỗi nhóm người có sự khác nhau. Hơn nữa, kể từ khi khái niệm này xuất hiện cho đến nay nó luôn được dùng để chỉ một lực lượng lao động đặc biệt trong xã hội, mà lực lượng này tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử luôn có những thay đổi rất đa dạng về chức năng, vị trí, vai trò và nhiệm vụ. Vì vậy, trí thức là một phạm trù xã hội có tính lịch sử. Các nhà sáng lập và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh là những người đặc biệt quan tâm đến trí thức và vấn đề tri thức, không chỉ vì các ông là những người trí thức lớn mà còn là vì họ nhận thức được một cách sâu sắc vai trò quan trọng của trí thức đối với sự phát triển của xã hội. ở vào thời đại của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã quan tâm nghiên cứu tầng lớp trí thức trong quá trình phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực, tuy vậy, do những điều kiện nhất định các ông chưa đưa ra định nghĩa về trí thức. Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong điều kiện mới khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước Nga đã giành được chính quyền và bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi phải có sự đóng góp thật nhiều của nguồn lực có trí tuệ, VI.Lênin - nhà lý luận thiên tài, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới đã quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và sử dụng tầng lớp trí thức. Ông đã định nghĩa về trí thức như sau: “Trí thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của những người lao động trí óc”[28, tr.372]. Trên cơ sở những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và trí tuệ thời đại, đồng thời qua thực tiễn xây dựng và sử dụng trí thức trong cách mạng giải phóng dân tộc, cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới định nghĩa về trí thức: Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức toàn toàn, thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế [36, tr.235]. Ngày nay, do lực lượng trí thức tăng nhanh và chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu dân cư nên cách tiếp cận nghiên cứu về trí thức cũng có những xu hướng khác nhau. Thứ nhất là xu hướng mở rộng khái niệm trí thức, cho rằng trí thức là những người lao động trí óc nói chung. Thứ hai là xu hướng muốn thu hẹp khái niệm trí thức, coi trí thức là những nhà tư tưởng, là một nhóm nhỏ những nhà bác học, những nhà sáng chế, phát minh. Cả hai xu hướng quan niệm này đều có những mặt chưa hợp lý, do những cách quan niệm khác nhau về nội hàm của khái niệm nên ngoại diên của khái niệm được mở rộng quá, hoặc bị thu hẹp quá. ở xu hướng thứ nhất chúng ta thấy, không thể đơn giản cho rằng cứ làm nghề lao động trí óc thì sẽ được coi là trí thức. Bởi lẽ, như quan niệm của VI.Lênin, trí thức không bao gồm tất cả những người lao động trí óc mà chỉ bao gồm những người có học thức và là đại diện của những người lao động trí óc; hơn nữa, theo Hồ Chí Minh, nếu một người chỉ có học thức nhưng không vận dụng được vào thực tiễn thì chỉ là “trí thức một nửa” mà thôi. Đồng thời, trên thực tế, những người lao động trí óc nhưng giản đơn không thể coi là trí thức được. ở xu hướng thứ hai, do chỉ giới hạn đối tượng ở một số trí thức bậc cao, những người lỗi lạc, ưu tú nên cũng không thể qua đó mà đánh giá hết được vị trí, vai trò và những cống hiến to lớn của những người có học vấn, có tri thức ở những cấp độ khác đối với sự phát triển của xã hội, trong lúc những người này chiếm số đông và tuy không phải là những nhà tư tưởng, những bác học, những nhà phát minh nhưng lao động của họ cũng hết sức phức tạp và luôn có sự kế thừa, phát huy và sáng tạo. Xu hướng thứ ba là nghiên cứu và đưa ra được định nghĩa bao quát được đầy đủ, phản ánh được những đặc điểm cơ bản của trí thức, không quá thu hẹp cũng như không mở rộng khái niệm một cách thái quá. Đây là xu hướng cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Xu hướng này được thể hiện qua các quan niệm sau: Trong Từ điển Bách khoa Liên Xô, do A.M Prokhorov chủ biên, xuất bản năm 1985, khái niệm trí thức được nhìn từ phương diện chức năng xã hội, trí thức được coi là tầng lớp những người làm nghề lao động trí óc phức tạp, sáng tạo, phát triển và truyền bá văn hoá. Trong Từ điển tiếng Nga do Gozegov chủ biên, trí thức được hiểu là người lao động trí óc có học vấn, có kiến thức nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học kỹ thuật, văn hoá. Trong Từ điển Triết học, Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva, xuất bản năm 1986, do Rozental chủ biên đưa ra định nghĩa: “Trí thức là tập đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và những người làm công tác khoa học, một bộ phận lớn viên chức” [53, tr.598]. ở Việt Nam, trong Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, xuất bản năm 1986 lại cho rằng: “Trí thức - Tập đoàn xã hội, bao gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó”[51, tr.360]. Trong Từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn và phát hành năm 1997, Hoàng Phê chủ biên cho rằng: “Trí thức là người chuyên làm việc bằng trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”[52, tr.999]. Gần đây, trong đề tài Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với trí thức nước ta hiện nay  do Viện Xây dựng Đảng-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, đã đưa ra khái niệm sau: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn sâu, có đạo đức, lao động trí tuệ - sáng tạo khoa học, phổ biến và nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học trong hoạt động thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển mọi mặt của đời sống xã hội [22, tr. 9]. Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy rằng, mỗi định nghĩa đều có mặt hợp lý nhưng chưa thể xem là đã hoàn chỉnh và còn phải được thực tiễn kiểm nghiệm để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Tuy vậy, nhìn chung, các định nghĩa về trí thức nói trên đều cho thấy có những điểm chung, thống nhất, đó là xác định nội hàm khái niệm trí thức đều dựa trên cơ sở đặc trưng là lao động trí óc và trình độ học vấn, chuyên môn cao của người trí thức. Đối với Đảng ta, trong quan niệm về trí thức luôn xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng. Hiện nay, trong điều kiện mới việc đưa ra định nghĩa về trí thức cũng đã có sự thay đổi, bổ sung. Qua việc nghiên cứu, tham khảo các định nghĩa hiện có, đồng thời trên cơ sở tổng kết cả về mặt lý luận và thực tiễn, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng ta đã ra Nghị quyết, trong đó chỉ rõ: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội [20, tr.81]. Trong định nghĩa này, khái niệm trí thức về cơ bản vẫn dùng để chỉ những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao. Tuy vậy, nội hàm của khái niệm cũng đã được bổ sung cụ thể hơn. Từ các tiêu chí được đề cập trong định nghĩa cho thấy, nếu một người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao, nhưng trong lao động không có được sự sáng tạo, không truyền bá và làm giàu tri thức, không tạo ra được những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội cũng không thể được coi là trí thức. Đây là một đòi hỏi cao nhưng cần thiết đối với người trí thức, đặc biệt là đối với trí thức xã hội chủ nghĩa. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Đàm Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực thì: Định nghĩa này khái quát đặc trưng và tiêu chí cơ bản của trí thức Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở định nghĩa này, khi định chính sách, chế độ cần phải cụ thể hoá, như ấn định bằng cấp nào là trí thức, tiêu chí đối với trí thức trong các lĩnh vực, ngành nghề, các thời kỳ khác nhau; cần xác định rõ trí thức là những người lao động trí óc, các nhà khoa học tự nhiên và xã hội, các viện sĩ, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc, nhà ngôn ngữ, nhà toán học, nhà hoá học, nhà vật lý học, nhà văn, nhà thơ, nhà thiết kế, một bộ phận lớn công chức, viên chức, các nhà sáng chế, phát minh, sáng tác, sáng tạo [66]. Trong xã hội ta, việc đòi hỏi người trí thức xã hội chủ nghĩa phải là người biết sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội không chỉ thuần tuý là đòi hỏi về mặt tài năng mà còn cả về mặt đạo đức, nhân cách. Người trí thức không chỉ có năng lực chuyên môn mà còn cần phải có đạo đức, nhân cách tốt mới có thể cống hiến được một cách tích cực những sản phẩm trí tuệ của mình vì sự tiến bộ, phát triển của xã hội, của quê hương, đất nước. Nếu như một người có tài năng, có sáng tạo nhưng những sản phẩm trí tuệ của họ chỉ phục vụ riêng cho lợi ích cá nhân, không vì sự phát triển của xã hội thì cũng không thể được coi là trí thức, đúng hơn là không phải là trí thức chân chính. Trí thức chân chính ở nước ta hiện nay phải là người dùng tài năng, trí tuệ của mình phụng sự xã hội, phụng sự Tổ quốc và nhân dân, vì tài năng, trí tuệ của họ là do xã hội tạo nên. Đây là biểu hiện mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người, nó hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với người trí thức xã hội chủ nghĩa - người trí thức chân chính, tài năng, trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo ra các giá trị mới; đạo đức đóng vai trò định hướng cho người trí thức sử dụng tri thức mới của mình hướng tới các giá trị nhân văn, nhân đạo, tiến bộ và phát triển. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay định nghĩa về trí thức của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở để từ đó giúp ta nhìn nhận, đánh giá và xây dựng quan điểm về trí thức. 1.1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của trí thức Qua nghiên cứu một số quan niệm về trí thức nói trên, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của trí thức như sau: Thứ nhất: Lao động của trí thức là lao động trí óc phức tạp, là sự sáng tạo ra các giá trị mới, các tri thức mới. Đây là đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm cơ bản nhất, cũng chính là đặc trưng nổi bật nhất của trí thức để nhận diện và phân biệt người trí thức với những người lao động khác, những bộ phận lao động khác trong xã hội. Trí thức trước hết cũng là người lao động, nhưng lao động của họ là lao động trí óc phức tạp, có sự sáng tạo, đó là sự sáng tạo ra các giá trị mới, các tri thức mới. Kiểu lao động trí óc và sáng tạo ấy đặt ra đòi hỏi cao về tính độc lập của người trí thức trong tư duy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã được tích luỹ cũng như năng lực chuyên môn nghề nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc. Chúng ta biết rằng lao động là hoạt động tất yếu và phổ biến của con người và xã hội loài người do nhu cầu sinh tồn và phát triển. Trong lao động con người phải kết hợp cả hai yếu tố vật chất và ý thức, nghĩa là phải kết hợp cả thể lực và trí trí lực. Tuỳ theo mức độ kết hợp này mà hình thành 2 loại lao động khác nhau: lao động trí óc và lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
Tài liệu liên quan