Luận văn Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay

Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực từ lâu được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ngày nay vấn đề đó được xem là "quốc sách hàng đầu".

Mục tiêu giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII là: Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh, sinh viên. Tinh thần đó tiếp tục được khẳng định ở các kỳ Đại hội sau đó. Tại Đại hội X Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá “chất lượng nền giáo dục Việt Nam”".

Nhìn một cách tổng quát, nhiệm vụ giáo dục hiện nay của nước ta là làm sao để đào tạo ra được những con người có đầy đủ cả hai mặt: đức và tài. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành hữu quan cần phải quan tâm chăm lo giáo dục về mọi mặt, trong đó giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay là công việc vô cùng cần thiết và cấp bách.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới ở nước ta hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy khả năng và thế mạnh của mình, trong đó có lực lượng sinh viên là lớp người có trình độ, có tri thức, đầy nhiệt huyết, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Có thể nói rằng, sinh viên là lớp người chịu nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đời sống xã hội, của cơ chế thị trường và việc mở rộng hợp tác quốc tế. Điều đó đặt ra vấn đề làm thế nào để những người “chủ tương lai của đất nước” định hướng đúng đắn những giá trị đạo đức để họ hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trước những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thang giá trị đạo đức của con người cũng có nhiều biến đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình của một số môn học, hình thức dạy và học cũng từng bước được cải tiến, hình thức đào tạo ngày một đa dạng và phong phú hơn, trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng còn có nhiều điều bất cập, đó là: tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm, đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ Các hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, riêng trong lĩnh vực học đường, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được quan tâm một cách đúng mức như nó cần phải có. Một số sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, chưa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống mới, nhiều giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn và xuống cấp. Không ít sinh viên thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý tưởng sống. Trong "Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học nhiệm kỳ 2002-2007" của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cho biết, trong 2 năm 2005-2006 đã phát hiện 89 trường hợp sinh viên tham gia thi thuê, thi hộ, đến hết năm 2006 cả nước có 998 học sinh sinh viên mắc tệ nạn ma túy. Hiện tượng làm "gái bao", mắc vào tệ nạn mại dâm, "sống thử", quan hệ tình dục trước hôn nhân. đã tạo hình ảnh không tích cực về sinh viên. Tất cả đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức mới cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

Để xứng đáng là một “chủ nhân tương lai” của đất nước, ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn (cái tài) còn cần phải chú trọng đến việc trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống (cái đức). Điều đó chỉ có được khi gia đình, nhà trường và xã hội đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ tương lai của chúng ta nói chung và thanh niên, sinh viên cao đẳng ở Vĩnh Long nói riêng, đó là lý do tôi chọn “Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.

 

doc94 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực từ lâu được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ngày nay vấn đề đó được xem là "quốc sách hàng đầu". Mục tiêu giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII là: Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh, sinh viên. Tinh thần đó tiếp tục được khẳng định ở các kỳ Đại hội sau đó. Tại Đại hội X Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá “chất lượng nền giáo dục Việt Nam”". Nhìn một cách tổng quát, nhiệm vụ giáo dục hiện nay của nước ta là làm sao để đào tạo ra được những con người có đầy đủ cả hai mặt: đức và tài. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành hữu quan cần phải quan tâm chăm lo giáo dục về mọi mặt, trong đó giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay là công việc vô cùng cần thiết và cấp bách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới ở nước ta hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy khả năng và thế mạnh của mình, trong đó có lực lượng sinh viên là lớp người có trình độ, có tri thức, đầy nhiệt huyết, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Có thể nói rằng, sinh viên là lớp người chịu nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đời sống xã hội, của cơ chế thị trường và việc mở rộng hợp tác quốc tế. Điều đó đặt ra vấn đề làm thế nào để những người “chủ tương lai của đất nước” định hướng đúng đắn những giá trị đạo đức để họ hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thang giá trị đạo đức của con người cũng có nhiều biến đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình của một số môn học, hình thức dạy và học cũng từng bước được cải tiến, hình thức đào tạo ngày một đa dạng và phong phú hơn, trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng còn có nhiều điều bất cập, đó là: tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm, đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ…Các hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, riêng trong lĩnh vực học đường, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống chưa được quan tâm một cách đúng mức như nó cần phải có. Một số sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, chưa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống mới, nhiều giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn và xuống cấp. Không ít sinh viên thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện, không chịu phấn đấu, thiếu niềm tin, lý tưởng sống. Trong "Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên trường học nhiệm kỳ 2002-2007" của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cho biết, trong 2 năm 2005-2006 đã phát hiện 89 trường hợp sinh viên tham gia thi thuê, thi hộ, đến hết năm 2006 cả nước có 998 học sinh sinh viên mắc tệ nạn ma túy. Hiện tượng làm "gái bao", mắc vào tệ nạn mại dâm, "sống thử", quan hệ tình dục trước hôn nhân... đã tạo hình ảnh không tích cực về sinh viên... Tất cả đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức mới cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Để xứng đáng là một “chủ nhân tương lai” của đất nước, ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn (cái tài) còn cần phải chú trọng đến việc trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống (cái đức). Điều đó chỉ có được khi gia đình, nhà trường và xã hội đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ tương lai của chúng ta nói chung và thanh niên, sinh viên cao đẳng ở Vĩnh Long nói riêng, đó là lý do tôi chọn “Vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức từ lâu đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Arixtốt - nhà Triết học Hy Lạp cổ đại đã để lại cho chúng ta nhiều quyển sách, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề về đạo đức. Rồi Epiquya, Xôcrát... đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực này. Trước đây ở Liên Xô, vấn đề đạo đức, nhân cách đã được các nhà nghiên cứu Xô viết hết sức quan tâm. A.F.Shishkin đã viết; "Nguyên lý đạo đức học mác xít". Chúng ta có thể coi đây là cuốn "giáo khoa" về đạo đức học. Ở đó, ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức, coi "những phẩm chất đạo đức chính là điều cốt yếu nhất ở con người, ở tính cách của nó". Kế tục và phát triển những quan điểm của A.F.Shishikin, G.Bandzeladze đã có công trình "Đạo đức học" (2 tập). Trong bộ sách này, G.Bandzeladze đã nghiên cứu và làm rõ những vấn đề của khoa học đạo đức, như: Đạo đức là gì; đạo đức phát sinh, phát triển ra sao, nội dung những phạm trù đạo đức học là gì v.v.. Năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có dịch cuốn "Tu dưỡng đạo đức tư tưởng", cuốn giáo trình chính thức, thống nhất dùng cho mọi đối tượng sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Trung Quốc do GS. La Quốc Kiệt chủ biên. Trong cuốn giáo trình này, tập thể tác giả Trung Quốc làm rõ vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên, những nội dung cơ bản, hiện đại trong việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới cho sinh viên Trung Quốc hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên nước ta hiện nay. Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức được đặt ra rất sớm,... nhưng những gì liên quan đến đạo đức học thì muộn hơn rất nhiều. Năm 1974 GS Vũ Khiêu có chủ biên cuốn "Đạo đức mới". Trong tác phẩm này vấn đề đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới đã được làm sáng tỏ trên những nét cơ bản. Năm 1982, tác giả Tương Lai có xuất bản cuốn "Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới". Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng đây có thể coi là tài liệu tham khảo bổ ích về lĩnh vực đạo đức học. Những năm gần đây, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức trong sinh viên như: “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học của Hoàng Anh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001; “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” (Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà Nội, 1994); “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay” Phạm Đình Nghiệp, Hà Nội, 2001); “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Trần Sĩ Phán, Luận án tiến sĩ, 1999); “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam” (Nguyễn Đình Quế, Luận văn Thạc sĩ, 2000); “Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho học viên đào tạo sĩ quan quân đội” (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thái Sinh, năm 2003); “Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” (Luận văn thạc sĩ của Doãn Thị Chín năm 2004) v.v. Và gần đây nhất, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra chỉ thị số 2516/BGD&ĐT ngày 18/05/2007 về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục. Có thể nói, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên từ lâu đã được quan tâm và trong giai đoạn hiện nay, vấn đề lại càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Góp phần làm sáng tỏ thực trạng, vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên tỉnh Vĩnh Long để hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức cần thiết. 3.2. Nhiệm vụ - Góp phần làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Vĩnh Long nói riêng để hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức cần thiết. - Từ thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng: Nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng trong giai đoạn hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các công trình khoa học khác có liên quan đến đề tài nhằm làm sáng tỏ thực chất, vai trò, nội dung, ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Long). 5.2. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, phỏng vấn, điều tra xã hội học… 6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay. - Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp cơ bản để nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Vĩnh Long hiện nay. - Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu để giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đoàn, các hoạt động ngoại khoá và lồng ghép giáo dục cách mạng trong giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng đóng tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1 ĐẠO ĐỨC VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. ĐẠO ĐỨC - HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI ĐẶC THÙ 1.1.1. Đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm và có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Những tư tưởng đạo đức từ lâu đã xuất hiện trong Triết học Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại. Ở Hy Lạp cổ đại, trong triết học của Đêmôcrít (460-370 TCN) đã đưa ra những tư tưởng về đạo đức và đạo đức học. Đồng thời, ông đã nêu ra những tiêu chuẩn để phân biệt người tốt, kẻ xấu. Theo ông: “Người tốt là người không những không làm mà còn không muốn làm những điều phi nghĩa”. Về “Đạo đức học”, ông đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định đối tượng nghiên cứu của “đạo đức học”, đó là cuộc sống, là hành vi, là số phận của mỗi con người cụ thể. Ông còn nêu lên một số phương pháp giáo dục đạo đức như: Đối với người thì vâng lời tốt hơn là cai quản, ra lệnh… Ở Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại, những tư tưởng đạo đức cũng đã xuất hiện sớm và được thể hiện trong các học thuyết triết học Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo... Vào cuối thế kỷ thứ II T.C.N (ở phương Đông) và khoảng thế kỷ thứ III S.C.N (ở phương Tây) đã diễn ra sự biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội, đánh dấu sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và xuất hiện chế độ phong kiến. Ở phương Tây, nhà thờ giữ vai trò quan trọng. Tư tưởng đạo đức thường xuất phát từ những tín điều tôn giáo (Thiên chúa giáo, Hồi giáo) và có tác dụng nhất định trong việc điều chỉnh hành vi con người. Còn ở phương Đông tư tưởng đạo đức thường xuất phát từ quan hệ giữa người và người qua lăng kính của học thuyết Khổng Tử - Nho giáo. Đường lối "Đức trị" của Khổng Tử có vai trò to lớn trong việc bảo vệ tôn ti, trật tự đẳng cấp xã hội phong kiến phương Đông, giữ cho đất nước thái bình, thịnh trị theo quan điểm phong kiến. Từ "tổ kén" tầng lớp thị dân thời phong kiến, một giai cấp mới hình thành, đó là giai cấp tư sản. Khi mới ra đời, giai cấp tư sản từng đóng vai trò cách mạng, tiến bộ. Nó đập tan xiềng xích của chế độ nông nô, xoá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, tạo điều kiện mở rộng thị trường... Nhưng khi giai cấp tư sản đã củng cố được địa vị của mình thì "giai cấp tư sản đã tước hết hào quang thần thánh của tất cả các hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng. Y sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê ăn lương của nó". Nguyên tắc đạo đức lúc này là chủ nghĩa cá nhân tư sản. Cơ sở kinh tế của nguyên tắc đạo đức đó là quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được nhà nước tư sản bảo vệ. Sự ra đời và phát triển của đạo đức học mác-xít thực sự đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đời sống đạo đức xã hội. Đạo đức học mác-xít phủ nhận tất cả những quan điểm cho rằng đạo đức đứng trên và đứng ngoài lịch sử xã hội loài người. Đạo đức chỉ có thể bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống của chính con người và phục vụ trở lại cuộc sống đó. Đi tìm lời giải về nguồn gốc, bản chất của đạo đức từ chính đời sống lao động của con người là cách tiếp cận khoa học nhất của đạo đức học mác-xít mà các quan điểm trước đây không có được. Ph.Ănghen cho rằng: “Chung qui lại thì mọi thuyết đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ” [42, tr.137]. Ngay từ trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, ý thức đạo đức của những người mông muội trong các khu rừng và các hang động đã đặt ra yêu cầu là con người phải thiết lập được mối quan hệ với nhau, phải hợp tác với nhau trong công việc săn bắt, hái lượm….hàng ngày. Từ đó đã làm nảy sinh khát vọng tự nguyện, tự giác, bình đẳng, công bằng trong xã hội và đây chính là những biểu hiện đầu tiên của giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức trong hình thức phát triển của nó. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển, đời sống xã hội ngày càng phức tạp, các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội cũng đã trở nên đa dạng, phong phú hơn và những chuẩn mực đạo đức mới cũng được nảy sinh. Tuy vậy, đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ cũng chỉ mới ở trạng thái hết sức sơ khai, nó chưa được phân xuất thành một hình thái ý thức xã hội riêng biệt. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và tình trạng thấp kém của lực lượng sản xuất trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã quy định đặc điểm của con người bấy giờ là: “thẳng thắn, trung thực, kiên cường, dũng cảm, theo đúng nghĩa giữa người với người và đối với toàn bộ thị tộc”[68, tr.11]. Tình trạng trên của đời sống kinh tế cũng qui định đặc điểm đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là trực quan cảm tính, kinh nghiệm, các quan hệ đạo đức bấy giờ nhấn mạnh tính hợp tác, tính công bằng, tính tương trợ giữa người với người trong xã hội. Do sự vận động nội tại của phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mà trước hết là việc chế tạo ra những công cụ lao động bằng đồng rồi bằng sắt, trồng trọt và chăn nuôi phát triển mạnh mẽ và tách khỏi nhau… đã làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, những chuẩn đạo đức trong xã hội nguyên thuỷ cũng bị thay thế bằng những chuẩn mực đạo đức của chế độ chiếm hữu nô lệ. Nền kinh tế dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã tạo nên những lợi thế khác nhau và đối lập nhau giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và các giai cấp. Nó đã tạo ra sự đối lập giữa đạo đức của giai cấp áp bức, thống trị với đạo đức của đa số nhân dân lao động. Đó là sự đối lập giữa đạo đức chủ nô và đạo đức nô lệ, đây là một mâu thuẫn. Trong khi lực lượng sản xuất phát triển, đời sống được nâng cao hơn nhưng về mặt đạo đức lại "thụt lùi tương đối" (Ph.Ăngghen). Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức. Sự ra đời và phát triển của đời sống đạo đức xã hội là do nhu cầu cuộc sống của con người, của xã hội đặt ra. Ở một mức độ khái quát nhất ta có thể hiểu: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Với tư cách là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm để điều chỉnh hành vi con người, nhân loại bao giờ cũng cần đến đạo đức. Từ cổ đại đến hiện đại, từ phương Đông đến phương Tây, không lúc nào vắng bóng hay thiếu sự hiện diện của đạo đức. Khoa học - kỹ thuật càng phát triển, xã hội càng tiến bộ... nhân loại càng cần đến đạo đức. Sở dĩ như vậy là vì: Thứ nhất, đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn không giới hạn, sự điều chỉnh ấy đi từ tối thiểu đến tối đa trong mọi hành vi con người. Nhân loại sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi như: pháp luật, chính trị, tôn giáo... nhưng không có phương thức nào điều chỉnh hành vi một cách rộng lớn như đạo đức. Con người còn tồn tại thì quan hệ xã hội của nó vẫn còn, để cho mọi hoạt động, hành vi của cá nhân phù hợp với yêu cầu tiến bộ xã hội, nhất thiết phải cần đến sự điều chỉnh của đạo đức. Thứ hai, đạo đức sẽ góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đạo đức - với tư cách là một hình thái ý thức xã hội - nó tác động đến tồn tại xã hội, đến đời sống kinh tế. Nó góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế. Nếu như sự tác động ấy là cùng chiều với tồn tại xã hội, thì lúc đó nó sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội nói chung, phương thức sản xuất nói riêng phát triển. Lúc này tính tích cực của nhân cách, của người lao động được phát huy; quan hệ giữa người với người sẽ trở nên thân ái và thân thiện hơn, xã hội sẽ phát triển hài hoà hơn. Nếu như sự tác động ấy là ngược chiều với sự phát triển và tiến bộ xã hội thì lúc đó nó sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội. Ngoài ra, sự tác động này có thể có hai tác dụng song trùng, vừa thúc đẩy sự phát triển xã hội ở góc độ, khía cạnh này, vừa kìm hãm ở góc độ, khía cạnh khác. Dưới chủ nghĩa xã hội, không có một nền kinh tế tự thân, kinh tế vì kinh tế một cách đơn thuần. Sự phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ đạo đức, với công bằng xã hội, với bảo vệ môi trường sinh thái, nghĩa là một sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải có sự tham gia của đạo đức. Nạn sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... không còn là vấn đề kinh tế đơn thuần, đó là vấn đề đạo đức, cần phải có sự tham gia của đạo đức chứ không chỉ có pháp luật một cách đơn thuần. Việc một số đơn vị, công ty kinh doanh, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng không chỉ xem xét dưới góc độ kinh tế, pháp luật không thôi mà phải xem xét từ góc độ đạo đức: đạo đức trong kinh doanh. Dưới góc độ đạo đức, lợi nhuận phi pháp sẽ đem lại thu nhập cao cho người này, họ thoả mãn nhu cầu kinh tế (có hạnh phúc) nhưng lại đem đến tổn hại kinh tế cho người kia, đem lại bất hạnh cho người tiêu dùng. Nhất là các mặt hàng nhạy cảm như thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Báo Lao động, ngày 23 tháng 9 năm 2008 đưa tin, trong một hội nghị chuyên ngành y tế, cơ quan chức năng đã phát hiện và công bố 406 loại thuốc tây bị làm giả, làm nhái. Báo An ninh thế giới ngày 10 tháng 9 năm 2008 đưa tin 3 cơ sở sản xuất kẹo ở Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) đã cho chất phụ gia là bột đá tự nhiên được nhập về từ Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Tây để trộn vào kẹo với tỷ lệ từ 30-50% thành phần kẹo. Thứ ba, đạo đức sẽ góp phần nhân đạo hoá con người và xã hội loài người. Trong một xã hội, con người biết sống vì nhau, vì người khác, sống thân ái, biết yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau... đó sẽ là xã hội tốt đẹp. Cho dù là duy tâm, nhưng Hêghen đã có lý khi nói rằng, hành vi đạo đức là hành vi vì người khác, trong sự đánh mất cái tôi vì người khác, thì chính bản thân mình đã tìm thấy mình trong sự đánh mất đó rồi. Còn Cantơ - một nhà triết học duy tâm Đức cũng có những cách lý giải khá thuyết phục trong lĩnh vực đạo đức. Ông nói rằng, làm một việc thiện, việc tốt nhưng nếu để lấy tiếng, trở thành người nổi tiếng để được mọi người mến mộ, hay vì "tha nhân" đáng thương... thì hành vi đó chứa đựng giá trị đạo đức thấp. Nhưng làm việc thiện mà từ tâm, từ tấm lòng mình thì đó mới là hành vi chứa đựng giá trị đạo đức cao. Nghĩa là việc thiện nhưng phải hoàn toàn tự giác, tự nguyện vì người khác chứ không phải vì mình. Nghĩa là động cơ của hành vi phải cao thượng, đúng đắn mang tính nhân văn cao cả. Điểm lại lịch sử, chúng ta thấy rằng, ở đâu và bao giờ xã hội thực hiện tốt những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức thì ở đó và lúc đó xã hội ổn định và phát triển. Chính Khổng Tử đã nói rằng, nếu đem đạo đức để trị dân thì giống như sao bắc đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về đó cả. Hiện nay Chính phủ Trung Quốc cũng chủ trương quản lý xã hội cả bằng pháp luật và đạo đức, coi trọng đạo đức, coi trọng hành vi tự nguyện, tự giác, mang tính nhân văn cao cả của con người. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn coi trọng đạo đức và cho rằng đạo đức sẽ giúp cho con người và xã hội sống tốt hơn, đẹp hơn, nhân ái hơn. Trong ý nghĩa đích thực của nó, con người có đạo đức là con người biết sống vì người khác, biết sống vì xã hội, biết hy sinh hạnh phúc cá nhân để đem lại lợi ích cho mọi người và cho xã hội. Sự quan tâm tới người khác, quan tâm đối với xã hội, với cộng đồng một cách tự nguyện, tự giác biểu hiện tính xã hội trong bản chất con người, tính người. Chỉ có con người mới có thể hy sinh hạnh phúc riêng của mình vì hạnh phúc của người khác, vì hạnh phúc của cộng đồng, của xã hội. Theo C. Mác: "bản chất và cơ sở của tính người là ở chỗ con người đối xử với người khác như đối xử với bản thân mình. Đây là quá trình các cá nhân tạo ra nhau cả về mặt thể chất lẫn về mặt tinh thần” [40, tr.53]. Để phân biệt con người với con vật như C. Mác và Ph. Ănghen đã từng đề cập là có nhiều tiêu chí khác nhau. Một trong những tiêu chí ấy là đạo đức. Chỉ có con người mới có đạo đức. Vì vậy, văn hoá đạo đức trở thành thước đo hàng đầu về văn hoá làm người trong mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạo đức, Người đưa ra những chỉ dẫn quan trọng mang ý nghĩa khái quát cao về giá trị đạo đức của con người, cho đó là giá trị cơ bản để làm người. Hồ Chí Minh viết: "con người cần phải có bốn đức tính là: cần, kiệm, liêm, chính đủ cả bốn đức ấy là người, thiếu một đức tính thì không thành người được”. Người nói: “tuy năng lực và công việc của mỗi người có khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” [52, tr.568]. Con người sống trong mỗi xã hội vừa tiếp thu những giá trị của xã hội, biến nó thành những phẩm chất của cá nhân, vừa in dấu ấn của cá nhân mình lên xã hội thông qua những phẩm chất năng lực và đạo đức. Năng lực và đạo đức là những yếu tố cơ bản để tạo nên uy tín của mình đối với những người xung quanh. Con người càng mở rộng phạm vi hoạt động ra bao nhiêu, càng đòi hỏi việc nâng cao đạo đức bấy nhiêu. Người cán bộ cách mạng là những người tình nguyện hy sinh hạnh phúc riêng của mình để phấn đấu vì một sự nghiệp lớn lao của nhân loại là giải phóng con người, loài người khỏi áp bức bóc lột. Bản thân sự tình nguyện hy sinh đó đã là một hành vi đạo đức, nhưng chỉ thế thôi thì chưa đủ. Muốn thực hiện được sự nghiệp vẻ vang của mình, người cán bộ cách mạng phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng vững chắc mới chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân trong mỗi con người. Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù luôn rình rập, ẩn náu trong mỗi người cách mạng. Chừng nào mà người cách mạng để cho chủ nghĩa cá nhân lấn lướt và chiến thắng thì chừng đó đạo đức của người cách mạng sẽ trở thành đạo đức giả, giả danh cách mạng để chăm lo thu vén lợi ích cá nhân. Có đạo đức cách mạng mới có được uy tín để thu hút, tập hợp, lãnh đạo quần chúng thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng. Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức mẫu mực, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Người luôn coi đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng. Người nhấn mạnh: "cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [48, tr.27]. Đạo đức cách mạng là cơ sở, là nền tảng của nhân cách, là điều kiện cơ bản để người cán bộ cách mạng thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình. Có đạo đức cách mạng, người cán bộ cách mạng mới kiên định vững vàng trong mọi hoàn cảnh, lúc gian khổ khó khăn, thất bại cũng không sờn lòng, khi thắng lợi thành công không tự mãn kiêu căng. “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [50, tr.31]. Nhấn mạnh đạo đức của người cách mạng không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ tài năng. Phẩm chất và năng lực, đạo đức và tài năng phải luôn thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan