Luận văn Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay

Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi dấu son mới vào thời kỳ phát triển của cách mạng nước ta, thời kỳ phát triển sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Một luận điểm quan trọng của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là "Lấy việc chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững". Vì vậy, xây dựng con người phát triển hài hòa toàn diện là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, trong đó chiến lược phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ được xem là nhiệm vụ quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng luôn quan tâm đặc biệt tới trẻ em xuất phát từ yêu cầu của lịch sử và tiền đồ của dân tộc. Điều mà Bác quan tâm nhất là vấn đề "Trồng người", "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người". Trồng cây và trồng người đều vì lợi ích dân tộc. Bác nói: "Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt".

Tuổi thơ của các em là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, văn hóa đều cho rằng, trẻ em trước tuổi đi học là giai đoạn khởi đầu của con người trong cách học ăn, học nói, gọi chung là giai đoạn "học làm người".

Chính vì vậy, nhà văn hóa học người Nga A.Be-lích gọi "tuổi ấu thơ là một hiện tượng văn hóa", GS.TS Hồ Ngọc Đại gọi là "văn hóa tuổi ấu thơ", v.v.

Chúng ta biết rằng, một đứa trẻ khi mới ra đời, nó còn là một sinh thể mang thuộc tính tự nhiên có chứa đựng những dự trữ tiềm năng người. Sinh thể ấy được nuôi dưỡng trong môi trường người thì nó trở thành nhân cách, thành con người xã hội, con người văn hóa. Đó là quá trình "dạy học làm Người": Người lớn trao truyền, trẻ em tiếp nhận văn hóa, nhà nhân học văn hóa Hoa Kỳ, M.J Herskovits gọi là quá trình "nhập thân văn hóa" (Endoculturation).

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là khả năng, năng khiếu và kỹ năng của con người không phải là bẩm sinh, chỉ có một tố chất nhất định nào đó là tiền đề về sinh học. Còn để hình thành nhân cách trở thành con người văn hóa, trẻ em phải lĩnh hội các giá trị và chuẩn mực văn hóa, những khuôn mẫu hành vi trong quá trình hoạt động có sự tham gia của người lớn với tư cách là "người môi giới" hay "người tổ chức giáo dục".

Trẻ em là tương lai của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á và là nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn và cam kết thực hiện công ước về Quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 12/08/1991.

Như vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được pháp luật bảo vệ nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc sức khỏe, được vui chơi bổ ích, được giáo dục học hành, tạo điều kiện cho trẻ phát triển lành mạnh, có tương lai tốt đẹp.

 

doc77 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi dấu son mới vào thời kỳ phát triển của cách mạng nước ta, thời kỳ phát triển sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Một luận điểm quan trọng của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là "Lấy việc chăm sóc, đào tạo, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững". Vì vậy, xây dựng con người phát triển hài hòa toàn diện là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, trong đó chiến lược phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ được xem là nhiệm vụ quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng luôn quan tâm đặc biệt tới trẻ em xuất phát từ yêu cầu của lịch sử và tiền đồ của dân tộc. Điều mà Bác quan tâm nhất là vấn đề "Trồng người", "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người". Trồng cây và trồng người đều vì lợi ích dân tộc. Bác nói: "Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt". Tuổi thơ của các em là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, văn hóa đều cho rằng, trẻ em trước tuổi đi học là giai đoạn khởi đầu của con người trong cách học ăn, học nói, gọi chung là giai đoạn "học làm người". Chính vì vậy, nhà văn hóa học người Nga A.Be-lích gọi "tuổi ấu thơ là một hiện tượng văn hóa", GS.TS Hồ Ngọc Đại gọi là "văn hóa tuổi ấu thơ", v.v... Chúng ta biết rằng, một đứa trẻ khi mới ra đời, nó còn là một sinh thể mang thuộc tính tự nhiên có chứa đựng những dự trữ tiềm năng người. Sinh thể ấy được nuôi dưỡng trong môi trường người thì nó trở thành nhân cách, thành con người xã hội, con người văn hóa. Đó là quá trình "dạy học làm Người": Người lớn trao truyền, trẻ em tiếp nhận văn hóa, nhà nhân học văn hóa Hoa Kỳ, M.J Herskovits gọi là quá trình "nhập thân văn hóa" (Endoculturation). Điều quan trọng cần nhấn mạnh là khả năng, năng khiếu và kỹ năng của con người không phải là bẩm sinh, chỉ có một tố chất nhất định nào đó là tiền đề về sinh học. Còn để hình thành nhân cách trở thành con người văn hóa, trẻ em phải lĩnh hội các giá trị và chuẩn mực văn hóa, những khuôn mẫu hành vi trong quá trình hoạt động có sự tham gia của người lớn với tư cách là "người môi giới" hay "người tổ chức giáo dục". Trẻ em là tương lai của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam á và là nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn và cam kết thực hiện công ước về Quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 12/08/1991. Như vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được pháp luật bảo vệ nhằm đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc sức khỏe, được vui chơi bổ ích, được giáo dục học hành, tạo điều kiện cho trẻ phát triển lành mạnh, có tương lai tốt đẹp. Với những lý do vừa nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài "Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành lý luận và lịch sử văn hóa. (Trong luận văn này, thuật ngữ "nhân cách trẻ em" xin được hiểu là "trẻ em trước tuổi đi học", "quá trình nhập thân văn hóa", hay còn gọi là "văn hóa tuổi ấu thơ" - Chú thích của tác giả). Đã có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa, đề tài luận văn sẽ đi theo hướng tiếp cận liên ngành (tâm lý, xã hội, văn hóa...) để nghiên cứu vấn đề vừa nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong tài liệu bằng tiếng Việt đã công bố mà chúng tôi biết được hiện chưa có công trình nào nghiên cứu trọn vẹn vấn đề "Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học) ở nước ta". Đương nhiên, đã có những bài viết đăng trên tạp chí, báo, hoặc những báo cáo khoa học tại các hội thảo, chương sách viết về tuổi ấu thơ từ các góc độ tâm lý, xã hội học, tôn giáo... 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích Đề xuất phương hướng nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng văn hóa tuổi ấu thơ trong sự hình thành nhân cách trẻ em ở nước ta hiện nay. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ: + Nghiên cứu lý thuyết văn hóa phân tích các hệ thống tác động của nó đối với sự hình thành nhân cách trẻ em trước tuổi đi học. (Dựa vào lý thuyết "Văn hóa và nhân cách" được đề cập trong công trình của một số tác giả như: J. Sêpanxki (Ba Lan) [28], P.K. Bock (Hoa Kỳ) [5], E.V. Xô-cô-lốp (Liên Xô) [33], A.A. Be-lich (Nga) [4]...). + Miêu tả về vai trò của văn hóa đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ em trong xã hội truyền thống Việt Nam (Dựa vào các tài liệu ghi chép dân tộc học, nói về quá trình nuôi dạy trẻ em trong xã hội truyền thống), qua đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm của phương thức nuôi dạy trẻ em thời xưa ở nước ta. + Khảo sát về vai trò của văn hóa trong sự hình thành nhân cách trẻ em trước tuổi đi học hiện nay trên cơ sở những số liệu, tài liệu, những kết quả đã nghiên cứu của Vụ Mầm non, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua nghiên cứu thực tế tại một số cơ sở, rút ra những nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của phương thức nuôi, dạy trẻ em hiện nay ở nước ta. Giới hạn và phạm vi đề tài Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của luận văn cao học, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu "Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em của người Kinh (Việt)". 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Tác giả luận văn đứng ở góc độ lý luận văn hóa để phân tích vấn đề, tuy nhiên đề tài sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các ngành xã hội học văn hóa, nhân học văn hóa và tâm lý học trẻ em. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là dựa vào phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tư tưởng chỉ đạo của luận văn là dựa theo văn kiện của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói về xây dựng con người. - Các phương pháp cụ thể là: phương pháp lôgíc, lịch sử, thống kê, phân tích và khảo sát thực tế. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Nhận thấy ở nước ta chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu vấn đề "Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay", chúng tôi hy vọng luận văn sẽ nêu được vấn đề, như một hướng nghiên cứu trong văn hóa học, để tiếp tục nghiên cứu về sau. Đây mới là bước đầu nghiên cứu văn hóa tuổi ấu thơ ở trẻ em người Kinh (Việt), chúng tôi mong rằng, khi có điều kiện sẽ đầu tư tâm sức để nghiên cứu văn hóa nuôi dạy trẻ ở nhiều dân tộc khác trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Một trong những xu hướng nghiên cứu văn hóa học hiện tại là xu hướng "Văn hóa và Nhân cách", đã xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XX, với nhiều tên tuổi nổi tiếng như: R. Benedict (1934), A. Kroeber (1948), M. Herskovits (1948), M. Mead (1964), J. Bastide (1971), E.V. Xôcôlốp (1972)... Đề tài luận văn nằm trong xu hướng nghiên cứu trên đây, nên có thể có những đóng góp nhất định về lý luận. Khi vận dụng lý luận trên vào hoạt động thực tiễn sẽ hình thành nên văn hóa xây dựng con người, trong đó có văn hóa nuôi dạy trẻ trong điều kiện hiện thời ở nước ta. Đây là ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Mấy vấn đề lý luận về văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (trước tuổi đi học) 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm văn hóa Thuật ngữ văn hóa đi vào khoa học xuất sinh từ phương Tây, tiếng Pháp và tiếng Anh điều viết là Culture. Theo nghĩa rộng, văn hóa là phương thức tồn tại đặc hữu của con người, khác biệt với phương thức tổ chức cuộc sống của các loài sinh thể khác trên trái đất. Nhà khoa học người Pháp Tây-ha Đơ Sác-đanh (Teihard de Chardin) cho rằng: Sự phát triển của vũ trụ bắt đầu từ khi xuất hiện sự sống, ông gọi đó là sinh quyển (Biosphère). Tiếp đó là sự xuất hiện của tri quyển (Noosphère) chỉ có ở loài người. Tri quyển đó là quyển về ý thức, tinh thần, về tư duy do loài người tạo ra. Tri quyển chính là văn hóa, biểu hiện thành "thiên nhiên thứ hai" hoặc còn gọi là "thế giới nhân tạo" của con người [9, tr. 9]. Giải thích thuật ngữ văn hóa, các nhà nhân học phương Tây thường phân biệt ra hai trường hợp: văn hóa viết hoa, số ít (Culture) và văn hóa không viết hoa, số nhiều (cultures) [15, tr. 13]. Văn hóa viết hoa, số ít (Culture) là thuật ngữ dùng để chỉ thuộc tính chỉ có ở loài người. Đó là khả năng học hỏi, thích ứng, sáng tạo ra những quan niệm, hành vi ứng xử và hệ thống các biểu tượng, nhờ đó loài người có thể vận thông với nhau để tồn tại và phát triển. Văn hóa không viết hoa, số nhiều (cultures) là thuật ngữ dùng để chỉ các nền văn hóa. Đó là những truyền thống, thể hiện thành những lối sống khác nhau của cộng đồng, bao gồm các hệ thống ý niệm, hệ thống ứng xử liên quan đến giá trị, hệ thống biểu hiện và hệ thống kỹ thuật, mà các cộng đồng ấy trong quá trình hoạt động thực tiễn đã sáng tạo ra và học hỏi được. Hệ thống ý niệm (hệ tư tưởng) được xem là yếu tố cốt lõi của văn hóa, đóng vai trò chi phối đối với các hệ thống khác. Phù hợp với cách khu biệt trên đây, các nhà xã hội học cũng chia văn hóa ra: văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng [28]. Văn hóa cá nhân là toàn bộ tri thức (vốn kinh nghiệm), quan niệm được tích lũy vào mỗi cá nhân, quy định ứng xử của nó trong quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử - xã hội; văn hóa cộng đồng không phải là con số cộng đơn giản của những văn hóa cá nhân sống trong cộng đồng xã hội ấy, mà là văn hóa của một nhóm xã hội. Đó là toàn bộ những quan niệm và hành xử được cộng đồng chia sẻ và chấp nhận, đã trở thành truyền thống của cộng đồng xã hội. Chính hệ thống những quan niệm và hành xử này làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng xã hội ấy. Trong luận văn này khi nói: "Tác động của văn hóa..."- tức là nói đến tác động của "văn hóa cộng đồng", đối với sự hình thành "nhân cách trẻ em"- tức là nói đến sự hình thành "văn hóa cá nhân" ở mỗi trẻ em. Như vậy, luận văn sử dụng cả hai nghĩa của từ văn hóa. Để tiếp cận đối tượng nghiên cứu, đề tài sẽ phân tích văn hóa dưới góc nhìn xã hội học và với phương pháp liên ngành: tâm lý, văn hóa, xã hội học. Phù hợp với cách tiếp cận trên đây, đề tài vận dụng định nghĩa văn hóa (cộng đồng) của nhà xã hội học Ba Lan Giăng Sê-pan-xki. Ông viết: "Văn hóa là toàn bộ sản phẩm vật chất và tinh thần của hoạt động người, những hệ thống giá trị và khuôn mẫu ứng xử được cộng đồng xã hội thừa nhận và truyền lại cho các cộng đồng người khác và cho những thế hệ tương lai thông qua các thiết chế xã hội - văn hoá của nó" [28, tr. 52]. Định nghĩa trên đây xuất phát từ quan điểm mác-xít xem văn hóa là hoạt động sáng tạo tích cực của con người, sống trong một cộng đồng xã hội nhất định. Hoạt động sáng tạo ấy đã tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển, nó còn tạo ra những hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội đóng vai trò nền tảng tinh thần, điều tiết và thúc đẩy xã hội đi lên theo hướng nhân bản. Toàn bộ những thành quả sáng tạo ấy được tích lũy lại, thông qua các thiết chế xã hội - văn hóa như gia đình và trường học mà truyền đạt cho các thế hệ tương lai và cho các cộng đồng khác nữa. Như vậy, văn hóa chẳng những là chất keo liên kết làm cho xã hội bền vững và phát triển, nó còn là cầu nối giữa các thế hệ và giữa các cộng đồng người, tạo nên sự đa dạng và sự liên tục của đời sống xã hội. Định nghĩa trên đây nhấn mạnh vào bốn yếu tố: những sản phẩm vật chất và tinh thần, các hệ thống giá trị, các hệ thống khuôn mẫu ứng xử, các thiết chế xã hội - văn hóa. Đó là những yếu tố cùng với những con người làm nên môi trường văn hóa, tác động đến sự hình thành nhân cách tuổi ấu thơ. 1.1.2. Khái niệm nhân cách và nhân cách văn hóa Đây là những khái niệm mới và rất khó, cho nên ở đây chúng tôi dựa theo quan niệm của GS.TSKH Tâm lý học Phạm Minh Hạc để trình bày về các khái niệm này [18]. Theo ông, để hiểu nhân cách là gì, trước hết cần phân biệt mấy khái niệm như: con người, cá thể, cá nhân, nhân cách. Đây là những khái niệm mà trong đời sống thông thường người ta hay dùng lẫn lộn. Trong khoa học, người ta xem con người là tác phẩm kỳ diệu của thiên nhiên, là một vũ trụ nhỏ theo quan niệm "nhân thân - tiểu vũ trụ". Con người là kẻ sáng tạo ra lịch sử (văn hóa), đồng thời là sản phẩm của lịch sử văn hóa, văn minh nhân loại. Khi là đại diện cho loài, con người được gọi là cá thể (cá thể/ loài). Khi là thành viên của một xã hội, nó được gọi là cá nhân (cá nhân/ xã hội). Khi là chủ thể của hoạt động sáng tạo, con người được gọi là nhân cách (nhân cách/ chủ thể của hoạt động). Khi con người hoạt động, nó phải vận dụng tâm lý của bản thân, (nhận thức, tình cảm, ghi nhớ và chú ý, tính khí và tâm trạng, lời nói và việc làm..). Chừng nào những hiện tượng tâm lý ấy có thái độ riêng, và các thái độ riêng này bền vững, ổn định như các thuộc tính của chủ thể, khi đó các thái độ ấy trở thành diện mạo tâm lý của người này. Như vậy, nhân cách là tổ hợp các thái độ - thuộc tính riêng trong quan hệ với hành vi ứng xử (nói năng, đi đứng, cư xử...), hành động, hoạt động với thiên nhiên với đồ vật, người khác, cộng đồng, xã hội và bản thân. Đó chính là hệ thống thái độ làm nên diện mạo tâm lý, tức nhân cách của con người. Và, khi nào hệ thống thái độ ấy phản ánh và chứa đựng các giá trị văn hóa của các cấp cộng đồng (mà cá nhân ấy sở thuộc vào), chủ yếu là cộng đồng dân tộc - quốc gia, khi ấy ta có nhân cách văn hóa. Từ góc nhìn văn hóa học, nhân cách văn hóa có thể hình dung như là diện mạo tâm lý người lao động sáng tạo, người đại biểu mang vác hệ giá trị và chuẩn mực xã hội của một cộng đồng xã hội nhất định (ở đây là cộng đồng dân tộc - quốc gia). Đặc điểm ưu trội của nhân cách văn hóa có thể biểu hiện ở năng lực sáng tạo của nó. Lao động sáng tạo trong văn hóa như là hình thức tự khẳng định, tự bộc lộ và phát huy "các lực lượng bản chất người" (C. Mác) của nhân cách văn hóa. Vấn đề xây dựng văn hóa suy cho cùng, là vấn đề con người văn hóa, nhân cách văn hóa. Hồ Chí Minh là Một nhà văn hóa, Một nhân cách văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. ở con người Bác, nhân cách văn hóa được thể hiện trước hết là các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, và điều quan trọng, nó luôn tỏa sáng, ảnh hưởng tới trong cuộc sống mọi con người Việt Nam nói riêng và làm rung động không ít tâm hồn con người các dân tộc trên thế giới. Để phát triển toàn diện con người, hình thành nhân cách văn hóa ở con người, đặc biệt ở lứa tuổi thơ, vai trò của Văn hóa và Giáo dục là cực kỳ to lớn và có ý nghĩa then chốt trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đưa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc - hiện đại vào giáo dục gia đình, nhà trường nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa văn minh nhân loại, hình thành nhân cách văn hóa cho thế hệ trẻ thơ là đã đưa Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm (khóa VIII) của Đảng vào cuộc sống. 1.1.3. Khái niệm "trẻ em trước tuổi đi học" Trong cuộc đời con người, có một giai đoạn được gọi là "tuổi ấu thơ", đồng thời cũng là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách mà một số nhà tâm lý gọi là "trẻ em trước tuổi đi học". Về mặt thuật ngữ, tuy chưa có sự thống nhất chung, nhưng có sự thừa nhận chung trẻ em trước tuổi đi học được tính từ 0-6 tuổi. Trong lứa tuổi này, các nhà khoa học giáo dục, tâm lý lại chia ra các giai đoạn nhỏ với các tên gọi khác nhau trên cơ sở những đích sống và trưởng thành của cơ thể trẻ thơ. Có thể khái quát tên gọi các thời kỳ chủ yếu của trẻ trước tuổi đi học như sau: Thời kỳ Việt Nam Thế giới 0-6 tuổi Trẻ trước tuổi đi học hay Tuổi mầm non Trẻ trước tuổi học hay Tuổi ấu thơ 0-1 tháng tuổi Tuổi sơ sinh Tuổi ấu thơ ban đầu 1 tuổi Tuổi bú mẹ Tuổi bế bồng 2 tuổi Tuổi nhà trẻ Tuổi nhà trẻ 3-4 tuổi Tuổi mẫu giáo bé Tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi Tuổi mẫu giáo nhỡ Tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi Tuổi mẫu giáo lớn Tuổi mẫu giáo Đặc trưng tâm sinh lý lứa tuổi trẻ em trước tuổi đi học là một quá trình phát triển liên tục cả về thể chất và tinh thần. Đây là thời kỳ mà con người có khả năng tiếp thu những tác động giáo dục nhạy bén nhất - một thời kỳ phát triển khá dài với tốc độ khá nhanh so với cả đời người. Đó là những cơ sở nhân cách ban đầu của cả cuộc đời. Giáo dục mầm non là hình thành ở trẻ một nhân cách giàu tiềm năng trí tuệ, một cá tính chủ động sáng tạo và những phẩm chất tốt đẹp ở con người thời đại văn minh. 1.2. Khái niệm văn hóa tuổi ấu thơ Từ khi chào đời đến khi trưởng thành, đứa trẻ trải qua một quá trình phát triển không ngừng cả về thể chất lẫn tinh thần. Sự phát triển các đặc điểm hình thái và sinh lý của cơ thể trẻ em có quan hệ qua lại với sự phát triển tâm lý của chúng, tức là với sự hoàn thiện hoạt động tiếp thu và nhận thức của não bộ các cháu. Muốn nuôi dạy trẻ có kết quả, làm cho chúng khỏe mạnh và phát triển toàn diện, chúng ta không thể không tính đến vai trò của văn hóa và nắm chắc các đặc điểm trên. Tuy nhiên, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự sống của con người không chỉ bắt đầu từ lúc chào đời, mà trước đó - thời kỳ thai nhi - vào khoảng tuần thứ tư sau thụ thai đã xuất hiện nhịp đập của tim, và vào tháng thứ năm thì não bộ đã được hình thành với chừng 12 tỷ tế bào thần kinh... Người ta còn ghi nhận ở thai nhi sự kế tiếp nhau của hoạt động và nghỉ ngơi mà người mẹ cảm nhận được khi thai "máy", "đạp", "ngủ" ở trong bụng. Ngược lại, điều mà chúng ta biết chắc chắn là, những tình cảm, những hy vọng, sự hiểu biết của người mẹ có ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ trong bụng. Do đó, trong xã hội truyền thống, và hơn bao giờ ở xã hội hiện đại người ta đặt ra vấn đề "thai giáo" cho các bà mẹ. Những chứng cứ trong nghiên cứu nhân học nhân thể đã khẳng định "Một đứa trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ nó không chỉ là một sinh thể ăn bám và thụ động. Nó nhận ra bóng tối và ánh sáng, nó nghe và đáp ứng các tiếng ồn, nó cảm thụ được đau đớn và phản ứng lại, nó mút ngón tay cái..." (P. K. Bock) [5, tr. 5]. Như thế cho thấy, mọi tập quán xã hội có liên quan đến hiện tượng mang thai và sinh nở, từ cách làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống, kiêng cữ, những cảm xúc buồn vui của người mẹ khi mang thai đều ảnh hưởng đến thai nhi. Trẻ từ khi ra đời đến suốt thời ấu thơ, trải qua một thời kỳ phát triển rất nhanh và phong phú về các mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ. Đó cũng là lứa tuổi đặc biệt nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài, mọi ảnh hưởng của giáo dục cũng như môi trường xung quanh. Thời kỳ ấu thơ là giai đoạn khơi dậy năng lượng đời người và là thời kỳ quan trọng nhất đời người. Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý - văn hóa chứng minh việc khai thác đầy đủ năng lượng giai đoạn tuổi ấu thơ có tính quyết định làm nền tảng thành công của mỗi con người sau này. Như vậy, văn hóa trong nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non có tầm quan trọng đặc biệt. Ngày nay xu hướng giáo dục tiên tiến đều xem trọng việc "nuôi" và "dạy" trẻ ở lứa tuổi này, coi đó là khâu đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng con người trong tương lai. Chính vì vậy, Nghị quyết Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) về cải cách giáo dục đã nêu rõ: Phải làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Việc chăm sóc và giáo dục các em từ tuổi sơ sinh cho đến 6 tuổi có tác dụng cực kỳ quan trọng trong sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Song, một điều cần nhấn mạnh, cái gọi là năng lượng đời người (những khả năng, năng khiếu, kỹ năng) của con người không phải là bẩm sinh hay có tính di truyền. Chỉ có một số tố chất nhất định nào đó là tiền đề về sinh học giúp con người trong quá trình tiếp thu thực tế. Còn nhìn chung, mỗi cá nhân bước vào cuộc sống phải hình thành và phát triển những khả năng, năng khiếu, kỹ năng của con người bằng cách lĩnh hội các sản phẩm cụ thể của văn hóa. Việc tiếp thu, nắm vững các cách thức hoạt động nhận thức của con người gọi là quá trình "nhập thân văn hóa", đó cũng chính là mặt quan trọng để hình thành con người trong xã hội. Nhập thân văn hóa ở tuổi ấu thơ, là dạy cho trẻ cách học làm Người. Hay nói cách khác, là quá trình "khai tâm" để trẻ học làm người lớn. Khai thác đầy đủ khả năng năng lượng to lớn ở lứa tuổi này là tác động của văn hóa làm sao để trẻ được chăm sóc nuôi, dạy và hoạt động đáp ứng đúng nhu cầu cuộc sống của trẻ (về tình cảm, giao tiếp, sự an toàn), đồng thời hình thành nên văn hóa cá nhân. Như vậy, trẻ thơ chỉ có thể lĩnh hội được văn hóa khi có sự truyền thụ và giúp đỡ của người lớn (như ông, bà, cha, mẹ, thày, cô giáo, người lớn) với tư cách "kẻ môi giới". Việc hình thành nhân cách con người, không thể thực hiện được nếu chỉ riêng đưa trẻ tiếp xúc một mình với các sự vật ở xung quanh nó. Để lĩnh hội được cách thức hoạt động chi phối các sự vật xung quanh và biến chúng thành khả năng riêng của mình, đứa trẻ phải có những người khác làm trung gian môi giới và được sống trong sự giao tiếp với những người đó. Theo Max Weber - nhà xã hội học người Đức - con người được hình thành mô hình hành vi (khuôn mẫu tác phong) từ nhỏ để có khả năng tham gia vào giao tiếp chung với con người, cộng đồng và xã hội. Max Weber là nhà xã hội học đại diện cho thuyết hành động. Quan điểm văn hóa của ông không coi văn hóa như một hiện tượng có thể mô tả được, mà là cả một hệ thống các quy định, quy tắc hướng dẫn hành vi ứng xử của con người, quy định phương thức hành động [24]. Còn theo M. J. Herskovits, cùng trường phái nhân học thì đặc biệt quan tâm vấn đề "nhập thân văn hóa". Văn hóa ở đây được quan niệm như một công cụ vận thông đặc biệt giúp cho con người dễ dàng thích nghi với điều kiện sống. Theo Từ điển Dân tộc học tiếng Pháp của Michel Panoff và Michel Perrin thì: Nhập thân văn hóa - đó là quá trình hữu thức hoặc vô thức, nhờ đó một cá thể trong suốt đời người đã hấp thụ các truyền thống, tức các mô hình ứng xử của nhóm, và hành xử về các mặt chức năng đối với các truyền thống ấy. Nhờ có thuật ngữ này, người ta đã xác lập được mối liên hệ giữa sự kiện xã hội, được xem xét như bản thân sự vật, với hành vi của cá nhân, thông qua đó mà văn hóa biểu lộ ra. Thuật ngữ này thường coi như đồng nghĩa với thuật ngữ "nhập tâm văn hóa". Một số nhà nghiên cứu khác lại thâu gộp trong thuật ngữ "nhập thân văn hóa" cả quá trình trao truyền văn hóa, cùng với các hiện tượng "đổi mới" (phát minh) văn hóa [26]. Bằng khái niệm "nhập thân văn hóa", có thể diễn đạt trình bày sự lĩnh hội của trẻ em đối với các chuẩn mực văn hóa, khuôn mẫu văn hóa, giá trị văn hóa trong quá trình hoạt động, chủ động tiếp cận với xã hội và với những cá thể khác. Nhập thân văn hóa do đó, vừa là một cách thức để con người thích ứng hòa nhập với điều kiện sống, vừa là cách thức để văn hóa tồn tại và phát triển. Theo các nhà nhân học, quá trình nhập thân văn hóa kéo dài suốt cả đời người, chỉ đến chết mới thôi (M. J. Herskovits), song giai đoạn ấu thơ là quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hóa của một cá thể. Theo M. J. Herskovits, quá trình nhập thân văn hóa của tuổi ấu thơ được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn tiền ngôn ngữ (thời kỳ thai giáo và sau sinh 1 năm), giai đoạn ngôn ngữ (trẻ 1- 3 tuổi) và giai đoạn tiền thao tác (trẻ 3- 6 tuổi). Sự phân chia này cũng phù hợp với ba giai đoạn của trẻ em trước tuổi đi học ở nước ta. - Giai đoạn tiền ngôn ngữ: truyền thống xã hội và gia đình ảnh hưởng đến đứa bé ngay khi nó còn trong bụng mẹ. Quá trình đó gọi là "thai giáo" hay "chăm sóc thai nghén". Căn cứ vào một số công trình nghiên cứu thực nghiệm cho biết, đứa trẻ trong bào thai có phản ứng với ánh sáng, âm thanh và cảm thụ được sự đau đớn. Tập quán xã hội trong cách ăn uống, kiêng cữ, làm việc, nghỉ ngơi, tình cảm vui - buồn của mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể và rõ ràng nhất khi người mẹ mang thai có bệnh, uống thuốc dễ có những tác động đến đến con sau này. Ví dụ: mẹ mang thai bị cảm cúm, bị bệnh tiểu đường,... Sau khi sinh nở cũng vậy, những tập quán khác nhau: chế độ ăn uống, kiêng cữ của mẹ, chế độ cho con bú sữa ngay sau sinh hay phải chờ một thời gian nhất định nào đó đều tạo ra các tác động khác nhau đối với trẻ. Văn hóa nuôi - dạy trẻ trong thời kỳ tiền ngôn ngữ được biểu hiện ngay từ khi trẻ khi lọt lòng mẹ, quan hệ gắn bó mật thiết đầu tiên là tình cảm Mẹ - Con. Con cần mẹ - mẹ cần con như một nhu cầu tự nhiên tất yếu. Một số nghiên cứu cho biết, trẻ sơ sinh lọt lòng không có mẹ ôm ấp, vỗ về, trò chuyện, âu yếm... sẽ khôn lường trong hình thành nhân cách trẻ. Bởi lẽ giai đoạn tiền ngôn ngữ này trẻ cực kỳ nhạy cảm, trẻ yếu ớt mỏng manh. Trẻ mới ra đời có rất ít khả năng tự thỏa mãn lấy các nhu cầu của bản thân ngoài khả năng bú và bài tiết... Để giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu ăn, mặc, vệ sinh, giao tiếp... người lớn phải là người trung gian giúp đỡ. Trẻ thời kỳ đầu sơ sinh chưa bộc lộ nhân cách gì. Trẻ lúc này mới chỉ biết ăn, ngủ, khóc, bài tiết... Xung quanh cách nuôi - dạy trẻ, văn hóa của mỗi quốc gia, vùng miền đều ảnh hưởng đến ứng xử của đứa bé thông qua cách đáp ứng nhu cầu của nó. Trong mỗi quốc gia lề lối nuôi - dạy trẻ đã trở thành những khuôn mẫu ứng xử. Bằng cách đáp ứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • docMUCLUC.doc
Tài liệu liên quan