Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay

Gần 80 năm lãnh đạo cách mạng, đặc biệt sau Đại hội đổi mới (Đại hội VI năm 1986) đến nay; công tác cán bộ, công chức luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng và quan tâm. Hội nghị Trung ương 3 - khoá VIII, Đảng đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”[16].

Đảng ta quan tâm đối với cán bộ, công chức là sự quan tâm toàn diện, không chỉ cán bộ, công chức cấp cao, lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức ở cấp trung ương, tỉnh, huyện mà cả cán bộ công chức bình thường, đặc biệt là cán bộ, công chức ở cơ sở, xã, phường, thị trấn; Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường”[19, tr.217], Nghị quyết Trung ương 5 - khoá IX khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” và tại Nghị quyết Trung ương 6 - khoá X cũng đã xác định: “Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá, thể chế hoá và từng bước nhất thể hoá chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở”. Tổ chức thực hiện chủ trương trên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã đạt được những kết quả quan trọng, như đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được chú trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, các chế độ chính sách ngày càng hoàn thiện; tăng thêm về mặt số lượng, trình độ và kiến thức các mặt được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn là khâu yếu kém: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bị động, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng Chính điều này dẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức cơ sở phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí

Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hằng ngày của nhân dân ở địa phương và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực tiễn cho thấy nơi đâu có quan tâm đầy đủ và làm tốt công tác cán bộ, công chức ở cơ sở, có đội ngũ cơ sở vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế, văn hoá phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Ngược lại, ở đâu công tác cán bộ không được quan tâm, đội ngũ cán bộ, công chức không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín thì sẽ gặp khó khăn, có nhiều nơi còn tạo sơ hở cho kẻ địch lợi dụng, gây nên “điểm nóng” về chính trị. Điều đó cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Cà Mau là một tỉnh cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, có nhiều dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn, có vị trí địa lý phức tạp (là vùng bán đảo, rừng, biển, đồng bằng và cả hải đảo) là vùng căn cứ kháng chiến nên chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, là vùng đất mới, là bán đảo nên chịu nhiều thiên tai. Ngay từ khi tách tỉnh Minh Hải cũ tái lập tỉnh Cà Mau, cùng với những cơ hội và thuận lợi, tỉnh còn thiếu hụt trầm trọng và yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói riêng.

Trong những năm qua, việc tổng kết, đánh giá một cách có hệ thống và thường xuyên đội ngũ cán bộ, công chức (đặc biệt là cấp xã) chậm được tiến hành. Nhìn chung chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc thù của địa phương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nói chung, cán bộ, công chức cấp xã.

 

doc111 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gần 80 năm lãnh đạo cách mạng, đặc biệt sau Đại hội đổi mới (Đại hội VI năm 1986) đến nay; công tác cán bộ, công chức luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng và quan tâm. Hội nghị Trung ương 3 - khoá VIII, Đảng đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”[16]. Đảng ta quan tâm đối với cán bộ, công chức là sự quan tâm toàn diện, không chỉ cán bộ, công chức cấp cao, lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức ở cấp trung ương, tỉnh, huyện mà cả cán bộ công chức bình thường, đặc biệt là cán bộ, công chức ở cơ sở, xã, phường, thị trấn; Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó xác định: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường”[19, tr.217], Nghị quyết Trung ương 5 - khoá IX khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” và tại Nghị quyết Trung ương 6 - khoá X cũng đã xác định: “Thực hiện mạnh mẽ chủ trương trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá, thể chế hoá và từng bước nhất thể hoá chức danh cán bộ; tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở”. Tổ chức thực hiện chủ trương trên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã đạt được những kết quả quan trọng, như đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã được chú trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, các chế độ chính sách ngày càng hoàn thiện; tăng thêm về mặt số lượng, trình độ và kiến thức các mặt được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn là khâu yếu kém: nội dung chương trình đào tạo còn bất cập; quy hoạch còn bị động, chắp vá; chế độ, chính sách chưa thật sự thoả đáng… Chính điều này dẫn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức cơ sở phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hằng ngày của nhân dân ở địa phương và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Thực tiễn cho thấy nơi đâu có quan tâm đầy đủ và làm tốt công tác cán bộ, công chức ở cơ sở, có đội ngũ cơ sở vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế, văn hoá phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Ngược lại, ở đâu công tác cán bộ không được quan tâm, đội ngũ cán bộ, công chức không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín thì sẽ gặp khó khăn, có nhiều nơi còn tạo sơ hở cho kẻ địch lợi dụng, gây nên “điểm nóng” về chính trị. Điều đó cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Cà Mau là một tỉnh cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, có nhiều dân tộc, tôn giáo cùng sinh sống trên địa bàn, có vị trí địa lý phức tạp (là vùng bán đảo, rừng, biển, đồng bằng và cả hải đảo) là vùng căn cứ kháng chiến nên chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, là vùng đất mới, là bán đảo nên chịu nhiều thiên tai. Ngay từ khi tách tỉnh Minh Hải cũ tái lập tỉnh Cà Mau, cùng với những cơ hội và thuận lợi, tỉnh còn thiếu hụt trầm trọng và yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói riêng. Trong những năm qua, việc tổng kết, đánh giá một cách có hệ thống và thường xuyên đội ngũ cán bộ, công chức (đặc biệt là cấp xã) chậm được tiến hành. Nhìn chung chưa có giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc thù của địa phương nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh nói chung, cán bộ, công chức cấp xã. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với kinh nghiệm công tác của bản thân, kết hợp với kiến thức học được trong thời gian 03 năm ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề cán bộ, công chức cấp xã đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức có một số công trình: - Đề tài khoa học cấp Bộ: Th.S Nguyễn Thế Vịnh - Vụ Chính quyền địa phương - Bộ Nội vụ (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), Hà Nội. - TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên) (2001), Cơ sở lý luận thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Lê Thị Lý (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã trước yêu cầu đổi mới, Luận văn Thạc sĩ, Đại học quốc gia, Hà Nội. - Dương Hương Sơn, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trần Tấn Tài, Đào tạo nguồn cán bộ quản lý hành chính nhà nước cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004). Nguyễn Khắc Bộ, Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền cơ sơ”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 3/2006. Những tài liệu trên đây chừng mực nhất định đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức như: khái niệm cán bộ, công chức, một số nội dung về xây dựng cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức… Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khoa học đã được công bố. Mặc dù vậy, các công trình khoa học trên đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Luận văn có mục đích là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau, luận văn đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay. - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã. + Phân tích, đánh giá thành tựu và chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, nhiên cứu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau. + Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo Luật Cán bộ, công chức 2008. - Qua khảo sát ở các xã ở nông thôn, đô thị ở tỉnh Cà Mau để đánh giá việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Cà Mau từ khi tách tỉnh đến nay. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã ở tỉnh Cà Mau đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cơ sở nói riêng. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp; điều tra xã hội học, thống kê so sánh. 6. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn chỉ ra được những kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Cà Mau sau khi tách tỉnh đến nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Cà Mau đến năm 2015. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận, đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương. - Về thực tiễn, luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc định ra chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở tỉnh Cà Mau. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiếât. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA CÁN BỘ, CƠNG CHỨC CẤP XÃ 1.1.1. Quan niệm về cán bộ, cơng chức Trên thế giới có những quan niệm khác nhau về cán bộ, công chức. Ở Cộng hoà Pháp, công chức gồm những người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch, làm việc ở các công sở trong cơ quan công quyền, tổ chức phục vụ sự nghiệp công do Chính phủ Trung ương thống nhất quản lý [44, tr.40]. Ở Inđônêxia, công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm việc trong các công sở hành chính từ trung ương đến địa phương, ngoài ra còn có sĩ quan cao cấp làm việc trong quân đội, những người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước. Ở Canada, công chức là những người được tuyển dụng làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước (không kể những người làm việc trong đơn vị hành chính sự nghiệp). Ở Việt Nam, cán bộ, cơng chức là khái niệm thường được dùng để gọi chung những người làm việc cho nhà nước, hoặc các tổ chức trong hệ thống chính trị. Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, năm 2006) cán bộ được định nghĩa là: "Người làm cơng tác nghiệp vụ chuyên mơn trong cơ quan Nhà nước, Đảng và đồn thể cĩ chức vụ. Như vậy, trong tổ chức đảng và đồn thể, cán bộ được dùng để chỉ những người được bầu vào các chức vụ lãnh đạo, làm cơng tác chuyên trách hưởng lương từ ngân sách nhà nước". "Cơng chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một cơng vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp". Như vậy, khái niệm cơng chức theo Từ điển Tiếng Việt khơng đề cập đến lực lượng làm việc trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Các yêu cầu phải "được tuyển dụng", "được bổ nhiệm" và "hưởng lương từ ngân sách nhà nước" khơng phải là điểm đặc trưng của riêng đối tượng cơng chức. Lực lượng cán bộ ở các cơ quan đảng cũng được bổ nhiệm và cũng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Với khái niệm cơng chức như vậy, thì khơng thể phân biệt được cán bộ và cơng chức. Dẫn đến việc khĩ khăn cho các cấp cĩ thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách cụ thể đối với đối tượng cán bộ, cơng chức. Hiện nay, theo văn bản quy phạm pháp luật đang cĩ hiệu lực pháp luật và cĩ giá trị pháp lý cao nhất về địa vị pháp lý của cán bộ, cơng chức Việt Nam là Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức năm 1998 được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2003 thì cán bộ, cơng chức được quy định chung tại Khoản 1, Điều 1 như sau: 1. Cán bộ, cơng chức quy định tại Pháp lệnh này là cơng dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm: a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch cơng chức hoặc giao giữ một cơng vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đ) Thẩm phán Tồ án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân; e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà khơng phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà khơng phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phĩ bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mơn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã. Cán bộ, cơng chức theo pháp luật Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện như phải là cơng dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách hoặc các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, đối với cơng chức ở các đơn vị sự nghiệp cịn gọi là viên chức. Pháp lệnh cán bộ, cơng chức khơng phân biệt rõ giữa cán bộ và cơng chức nhưng các Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 lại xác định cơng chức là những đối tượng sau: Điều 2. Đối tượng điều chỉnh Cơng chức nĩi tại Nghị định này là cơng dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm e Khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sau đây: 1. Văn phịng Quốc hội; 2. Văn phịng Chủ tịch nước; 3. Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; 4. Tồ án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; 5. Cơ quan đại diện nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi; 6. Đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Cơng an nhân dân; 7. Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoại trừ những đối tượng được xác định là viên chức ở Điểm d, Khoản 1, Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức thì những đối tượng cịn lại là cán bộ. Cán bộ cĩ những điểm khác biệt cơ bản so với cơng chức theo quy định của các văn bản trên như được bổ nhiệm và làm việc theo nhiệm kỳ, khơng phân biệt cơ quan họ cơng tác là cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ khơng nằm trong biên chế của bộ máy nhà nước. Xét về mặt nguyên tắc nếu họ (cán bộ) khơng được bầu cử ở các nhiệm kỳ tiếp theo thì họ sẽ khơng tiếp tục hoạt động trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Luật về Cán bộ, cơng chức năm 2008, cĩ hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2010 cũng cĩ những quy định phân biệt rõ giữa cán bộ và cơng chức tại điều 4 như sau: 1. Cán bộ là cơng dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 2. Cơng chức là cơng dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà khơng phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà khơng phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cơng lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với cơng chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cơng lập theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật Cán bộ, cơng chức là một sự kế thừa và phát triển những quy định trước đây về cán bộ, cơng chức. Khái niệm cán bộ, khái niệm cơng chức đã được luật hố. Luật Cán bộ, cơng chức cĩ hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý cơ bản để phân định rõ giữa cán bộ và cơng chức. Việc phân định rõ cán bộ, cơng chức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền xây dựng các chính sách đối với cán bộ, cơng chức một cách phù hợp, phát huy được vai trị quan trọng của đội ngũ cán bộ, cơng chức Việt Nam trong hệ thống chính trị. 1.1.2. Quan niệm, đặc điểm cán bộ cấp xã Sự nhận thức đối với quan niệm về cán bộ, cơng chức cấp xã ở Việt Nam cũng nằm trong sự vận động chung của quan niệm về cán bộ, cơng chức Việt Nam qua từng thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như đã phân tích ở mục 1.1.1 của luận văn. Bên cạnh đĩ, quan niệm về cán bộ, cơng chức cấp xã cĩ những đặc thù. Các quy định liên quan đến cán bộ, cơng chức xã được điều chỉnh bởi các văn bản như Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981 quy định về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã; Thơng tư 477/TCCP ngày 10/12/1981 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981; Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 quy định về số lượng và chế độ chính sách của cán bộ cơng tác Đảng, chính quyền, đồn thể ở cấp xã; Thơng tư 97/TTLB/TCCP-BTC ngày 16/8/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995. Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức năm 1998 khơng quy định cụ thể về cán bộ, cơng chức cấp xã mà chỉ quy định chung về cán bộ, cơng chức. Trong các văn bản trên chỉ rõ những chức danh nào là cán bộ cơng tác tại xã được hưởng sinh hoạt phí chứ khơng nêu khái niệm về cán bộ và cơng chức cấp xã. Trải qua một thời gian tương đối dài, lực lượng cán bộ, cơng chức cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức năm 1998 mới quy định chung về cán bộ, cơng chức cấp xã: Cán bộ, cơng chức quy định tại Pháp lệnh này là cơng dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm: g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phĩ bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mơn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức năm 2003). Mặc dù quy định trên cũng chưa phân định rõ quan niệm về cán bộ và cơng chức cấp xã nhưng trên cơ sở tiêu chí chung để phân biệt giữa cán bộ và cơng chức và Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, cơng chức cấp xã thì chúng ta vẫn cĩ thể xác định được những đối tượng là cán bộ, cơng chức cấp xã. Cán bộ cấp xã bao gồm cán bộ chuyên trách và khơng chuyên trách. Cán bộ chuyên trách gồm: 1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm cĩ các chức vụ sau đây: a) Bí thư, Phĩ Bí thư đảng uỷ, Thường trực đảng uỷ (nơi khơng cĩ Phĩ Bí thư chuyên trách cơng tác đảng), Bí thư, Phĩ Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng uỷ cấp xã); b) Chủ tịch, Phĩ Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phĩ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nơng dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh. Cán bộ khơng chuyên trách gồm: a) Trưởng Ban Tổ chức đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phịng Đảng uỷ; b) Phĩ Trưởng cơng an (nơi chưa bố trí lực lượng cơng an chính quy); c) Phĩ Chỉ huy trưởng quân sự; d) Cán bộ kế hoạch - giao thơng - thuỷ lợi - nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp; đ) Cán bộ lao động - thương binh và xã hội; e) Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; g) Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ; h) Cán bộ phụ trách đài truyền thanh; i) Cán bộ quản lý nhà văn hố; k) Phĩ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Phĩ các đồn thể cấp xã: Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh; l) Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. (Trích khoản 3, điều 2, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 23/10/2003 quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã). Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008 đã quy định cụ thể cán bộ và cơng chức xã tại Điều 4 và Điều 61: là cơng dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phĩ Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Cán bộ cấp xã cĩ các chức vụ sau đây: a) Bí thư, Phĩ Bí thư Đảng uỷ; b) Chủ tịch, Phĩ Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phĩ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đ) Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; g) Chủ tịch Hội Nơng dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn cĩ hoạt động nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp và cĩ tổ chức Hội Nơng dân Việt Nam); h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.  Từ những quy định trên đây cho thấy đội ngũ cán bộ cấp xã cĩ những đặc điểm sau: Về tiêu chuẩn, cán bộ cấp xã cĩ tiêu chuẩn chung được quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004. Hầu hết cán bộ xã đều đảm nhận vị trí chủ chốt tại xã kể cả cơng tác Đảng, chính quyền và đồn thể. Nên tiêu chuẩn về chính trị là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất. Tiêu chuẩn chính trị đảm bảo cho cán bộ xã đủ phẩm chất để lãnh đạo các mặt cơng tác quan trọng. Nguồn hình thành cán bộ cấp xã rất đa dạng. Do cán bộ được bầu cử nên các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đồn thể là nơi cung cấp nguồn cán bộ cho xã. Cũng xuất phát từ lý do trên nên cán bộ xã thường xuyên biến động, thay đổi vị trí cơng tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Trong thực tế, trình độ chuyên mơn của cán bộ khơng đồng đều. Nguyên nhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyên mơn chưa được chú ý đúng mức. Cán bộ Mặt trận và đồn thể chưa cĩ chuyên mơn phù hợp. Tuy nhiên, do cán bộ được sự tín nhiệm nên được giữ những trọng trách quan trọng mặc dù cĩ thể chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định. Từ thực tế đĩ địi hỏi các cơ quan cĩ thẩm quyền phải cĩ kế hoạch chuẩn hố lực lượng cán bộ này. 1.1.3. Quan niệm, đặc điểm cơng chức cấp xã Cơng chức cấp xã được quy định tại Khoản 2, Điều 2, Nghị định 114/2003/NĐ-CP như sau: 2. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên mơn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là cơng chức cấp xã), gồm cĩ các chức danh sau đây: a) Trưởng cơng an (nơi chưa bố trí lực lượng cơng an chính quy); b) Chỉ huy trưởng quân sự; c) Văn phịng - Thống kê; d) Địa chính - Xây dựng; đ) Tài chính - Kế tốn; e) Tư pháp - Hộ tịch; g) Văn hố - Xã hội. Cơng chức cấp xã là cơng dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên mơn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cơng chức cấp xã cĩ các chức danh sau đây: a) Trưởng Cơng an; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phịng - thống kê; d) Địa chính - xây dựng - đơ thị và mơi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và mơi trường (đối với xã); đ) Tài chính - kế tốn; e) Tư pháp - hộ tịch; g) Văn hĩa - xã hội. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2010 thì các đối tượng là cán bộ, cơng chức đã được xác đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van sua hoan chinh.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan