Luật đất đai - Môi trường - Phần B: Luật môi trường - Chương 1: Khái quát lịch sử phát triển và nguồn của luật môi trường

Tính phổ biến toàn cầu của vấn đề môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau

- Ảnh hưởng của những tác hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ

giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân

cận.

- Việc tàn phá môi trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị kinh

tế ở đó như thế nào. Không có bất cứ quốc gia nào được loại trừ khỏi sự trả thù của thiên

nhiên, dẫu đó là quốc gia giàu hay nghèo.

- Sự xuất hiện của các định chế pháp lý quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện

rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ 20

được đánh dấu bởi bằng sự ra đời hàng loạt của các tổ chức quốc tế và các điều uớc quốc

tế về môi trường.

- Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các yếu tố của chính sách phát

triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Điều kiên về bảo vệ môi trường là một trong

những điều khoản của các hợp đồng liên doanh, đầu tư nước ngoài ký kết thuộc nhiều

quốc gia khác nhau.

pdf90 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật đất đai - Môi trường - Phần B: Luật môi trường - Chương 1: Khái quát lịch sử phát triển và nguồn của luật môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo tồn thiên nhiên có quy chế và ban quản lý riêng. - Vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư: 1. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân cư. 2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư bao gồm các quy hoạch về đất đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường sau đây: a) Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn; b) Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất; c) Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng; d) Hệ thống cây xanh, vùng nước; đ) Khu vực mai táng. 3. Cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm, sự cố môi trường trong đô thị, khu dân cư. 4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm lập, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với quy hoạch đô thị, khu dân cư. Quy định tại : Đ29, 28, 50 LBVMT 4. Nội dung cụ thể được luật hoá có liên quan đến quy hoạch môi trường - Phải coi các yêu cấu bảo vệ môi trường là một nội dung không thể thiếu của chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân; b. Ban hành và áp dụng hệ thống quy chuẩn môi trường Khái niệm: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. (K5 Điều 3 LBVMT) Xây dựng trên nguyên tắc: - Đáp ứng được mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; 171 - Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cấu của hội nhập kinh tế quốc tế; - Phù hợp với đắc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Phân loại: Điều 10 LBVMT c. Quản lý chất thải: Khái niệm chất thải: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. (K10 Điều 3, LBVMT) Khái niệm quản lý chất thải: bao gồm các hoạt động thu gom lưu dữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm taanj dụng khả năng cá ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra. Quản lý các loại chất thải: (1) Chất thải thông thường: - Quản lý chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng (Đ117). Nhập khẩu phế liệu Đ43. - Quản lý chất thải thông thường phải tiêu hủy hoặc chôn lấp + Quản lý chất thải rắn: Đ 78, 79 + Quản lý nước thải: Đ 81, 82 + Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải Đ 83 ; khoản 1, 4 Đ 84; Đ 85 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước: Đ 69, Khoản 2, 3 Đ 79 (2) Chất thải nguy hại: Đ 70. 71. 72. 73, 74, 75 nhiệm của cơ quan Nhà nước: Bộ tnmt, bộ xây dựng, bộ công nghiệp, bộ Y tế, bộ quốc phòng, bộ công an, UBND cấp tỉnh. d. Xử lý các tổ chức, cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh, dich vụ gây ô nhiễm môi trường. (K1, 2, 3, 7 Điều 49 LBVMT) e. Khăc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, ứng phó sự cố môi trường.(Đ90, 93LBVMT) CÂU HỎI ÔN TẬP 172 1. Bình luận về các quy định khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. 2. Bình luận về các quy định khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường. 3. Bình luận ưu, nhược điểm của các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước được quy định tại Điều 117 Luật BVMT 2005. 4. Bình luận các quy định về thông tin môi trường trong Luật BVMT 2005. 5. Bình luận các quy định về đánh giá hiện trạng môi trường trong Luật BVMT 2005. 6. Tình hình thực tế áp dụng các quy định pháp luật về quản lí chất thải tại Việt Nam, hướng khắc phục các hạn chế đó. 7. Một số điểm đặc thù của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các hoạt động có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, Sinh viên có thể chọn một trong các hoạt động như hoạt động khoáng sản; dầu khí; du lịch; xuất khẩu; nhập khẩu... 8. Bình luận các quy định về kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu. 9. Bình luận các quy định về kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá. 10. Phân tích mối quan hệ giữa các quy định về hàng hoá cấm nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện (theo quy định của Luật thương mại) và các quy định về kiểm soát hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá (theo quy định của Luật môi trường). CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. (K20 Điều 3LBVMT) Bản chất pháp lý của ĐTM thể hiện: là nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ yêu cầu của quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường, được thể hiện ở những yêu cầu sau: - Bất kì tổ chức, cá nhân nào nếu thực hiện sự án có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đều phải thực hiện việc phân tích đánh giá tác động đối với môi trường và phải đề xuất các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường; 173 - Nghĩa vụ thực hiện đánh giá môi trường gắn liền với chủ thể cụ thể, tức là chủ thể đề xuất dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường; Đánh giá môi trường không phải nghĩa vụ mang tính chất hình thức, tức không phải chỉ là điều kiện giấy tờ cần phải có cho việc phê duyệt dự ầnm là nghĩa vụ mang tính nội dung. Đánh giá môi trường cần được xem xét, cân nhắc một cách đầy đủ như các yếu tố vật chất khác của dự án hoạt động. 1.2. Lý do hình thành chế định ĐTM Có 2 cơ sở hình thành: - Cơ sở lý luận: + Các dự án đặc biệt là các chiến lược (CL), quy hoạch (QH), kế hoạch (KH) do có phạm vi tác động rộng lớn nên nếu ko xem xét cụ thể thì tác động và diện ảnh hưởng rất lớn. + Khi đã phát sinh ảnh hưởng thì việc giải quyết những vấn đề phát sinh sẽ rất khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí khắc phục hậu quả của những quyết định sai lầm. Đối với dự án phát triển sẽ phải đình chỉ, di chuyển hoặc thay đổi công nghệ. Đv các CL, QH, KH còn khó khăn hơn rất nhiều. + Mức độ ảnh hưởng của các CL, QH, KH khi triển khai có ý nghĩa khác với các dự án cụ thể, tác động của nó là gián tiếp, chỉ khi các dự án cụ thể được triển khai mới ảnh hưởng đến môi trường. Dự án cụ thể tác động trực tiếp. - Cơ sở thực tiễn: + Mặc dù chế định Đánh giá tác động môi trường đã được quy định trong LBVMT 93 song các cơ quan có trách nhiệm lập CL, QH, KH trên thực tế đã không tiến hành, ko trình báo cáo mà chỉ trình hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ko trình BTNMT phê duyệt. Đây là tình trạng phổ biến, đặc biệt là các chiến lược phát triển ngành. + Thẩm quyền thẩm định các CL, QH, KH là Vụ thẩm định thuộc BTNMT, có quyền hành thấp lại phải thẩm định các dự án chiến lược ptriển ngành nên không hiệu quả. 1.3. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá MT - Đối với Nhà nước: + Giúp Nhà nước trên cơ sở phương pháp phòng ngừa đã kiểm soát được quá trình ptriển của các dự án từ khi chưa được triển khai. + Sau khi dự án hoàn thành giúp cơ quan có thẩm quyền xem xét hoạt động của các cơ sở có vi phạm những gì họ đã cam kết ko. 174 - Lợi ích xã hội: Đối với người dân, đánh giá MT giúp chất lượng MT được kiểm soát ngay từ đầu, hạn chế tác động tiêu cực đến MT, giữ cho MT trong lành, đb chất lượng sống, MT sống. - Đối với chủ dự án: + Các dự án sau khi được xem xét tác động MT và tuân thủ pháp luật sẽ tránh được rủi ro và ko bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự, ng lao động tránh được nguy cơ mất việc làm, giúp chủ đầu tư đbảo tính đầu tư an toàn. + Cùng với qúa trình đề ra giải pháp bvmt, các chủ dự án có thể thu được lợi ích như: hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên vật liệu cao hơn, lượng chất thải thấp hơn đấy chính là lợi ích KT. Và đối với dự án áp dụng giải pháp sản xuất sạch sẽ có sức cạnh tranh cao hơn. 1.4. Các giai đoạn của đánh giá môi trường a. ĐTM: - Giai đoạn sàng lọc: Thực hiện việc xác định đối tượng phải tiến hành ĐTM. Các tiêu chí để lựa chọn được quy định tại Khoản 1 Điều 18 LBVMT và Phụ lục 1 NĐ 80/2004/NĐ- CP. - Giai đoạn xác định phạm vi: Là quá trình xác định các vấn đề chính cần xem xét, phân tích, đánh giá trong quá trình ĐTM. Công việc này có thể ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình ĐTM và ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của người có thẩm quyền và trong nhiều trường hợp giúp ngăn chặn được sự lãng phí về thời gian và các nguồn lực. - Giai đoạn lập báo cáo ĐTM: Là việc phân tích khoa học về quy mô, tầm quan trọng và ý nghĩa của các tác động được xác định. Giai đoạn này cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản theo quy định của pháp luật. - Giai đoạn thẩm định báo cáo ĐTM: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lựa chọn một trong 2 hình thức: Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. Hai cơ quan này chỉ đóng vai trò tư vấn, còn cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa trên kết quả thẩm định, xem xét và phê duyệt báo cáo ĐTM. Sau đó mới ban hành quyết định phê duyệt đối với báo cáo ĐTM hoặc trả lời bằng văn bản cho chủ dự án rằng không phê duyệt, trong đó nêu rõ lý do không phê duyệt. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là điều kiện bắt buộc phải có để được cấp giấy phép đầu tư và đưa dự án vào hoạt động trên thực tế. - Giai đoạn sau thẩm định: Giai đoạn này được thực hiện bởi chủ dự án, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp khác nhau, và các cơ quan, tổ chức liên quan nhằm bảo đảm thực hiện những nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM. Giai đoạn này ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên thực tế. b. ĐMC: 175 - Giai đoạn sàng lọc: Tiêu chí là Điều 14 LBVMT. - Giai đoạn thẩm định báo cáo ĐMC: Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC phải tổ chức hội đồng thẩm định và có văn bản chính thức về kết quả thẩm định gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bản CL, QH, KH. - Luật ko quy định giai đoạn sau thẩm định. 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Tiêu chí ĐTM ĐMC 1.Đối tượng phải lập 2.Chủ thể phải lập 3. Giai đoạn phải lập 4. Nội dung 5.Hình thức Thẩm định 6.Hình thức phê duyệt 7. Kết quả thẩm định 8.Trách nhiệm sau thẩm định Các dự án cụ thể Chủ dự án Báo cáo ĐTM được lập đồng thời với Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Điều 20 LBVMT Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM là đk bắt buộc phải có để được cấp giấy phép đầu tư và đưa dự án vào hoạt động trên thực tế Trách nhiệm của chủ dự án và cơ quan phê duyệt được quy định cụ thể CL, QH, KH Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án Báo cáo ĐMC được lập đồng thời với quá trình lập dự án Điều 16 LBVMT Hội đồng thẩm định Kết quả thẩm định Báo cáo ĐMC là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án Các ô trống ko có nội dung là do đặc thù của ĐMC, ko quy định cụ thể trong luật. 176 Chú ý: Nội dung cơ bản của pháp luật về quá trình đánh giá MT (Mục II Gtr) chủ yếu đề cập đến nội dung trên và Điều luật vì thế tôi nêu đề mục, căn cứ trong luật và một số chú ý để làm câu trắc nghiệm: 1) Chủ thể thực hiện: (Mục 2 bảng so sánh) - > Trách nhiệm ĐMC chỉ do các cơ quan, tổ chức Nhà nước tiến hành. Trách nhiệm ĐTM ko loại trừ chủ thể nào xét trên phương diện hình thức SH hay xét về cơ cấu tổ chức. - > Căn cứ để xác định trách nhiệm thực hiện ĐTM bao gồm: Mục đích, nội dung dự án; quy mô của dự án; địa điểm thực hiện dự án. 2) Trình tự tiến hành đánh giá MT: (Mục 3 bảng so sánh) Chú ý: Không phải sau khi CL, QH, KH đã được xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới tiến hành ĐMC mà cần phải thực hiện ngay trong thời gian đang tiến hành xây dựng CL, QH, KH và Báo cáo ĐMC phải được trình đồng thời với văn bản CL, QH, KH đó. 3) Nội dung báo cáo đánh giá MT (Mục 4 bảng so sánh) 4) Thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường - Nguyên tắc thẩm định: phải xem xét mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầu bvmt; phải xem xét, giải quyết hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của từng đơn vị, tổ chức, lợi ích của địa phương với lợi ích chung của xã hội; phải xem xét lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. - Hình thức thẩm định (Mục 5 bảng so sánh) Cụ thể xem Điều 17 (ĐMC) , Điều 21 (ĐTM) - Phân cấp tổ chức thẩm định: Khoản 7 Điều 17 (ĐMC) , Khoản 7 Điều 21 (ĐTM) - Phê duyệt báo cáo: Điều 22 (ĐTM) . Đv ĐMC, theo chức năng nhiệm vụ được giao, cơ quan có trách nhiệm tổ chức tổ chức thẩm định Báo cáo ĐMC phải có văn bản chính thức về kết quả thẩm định gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bản CL, QH, KH. 5) Kết quả thẩm định đánh giá MT (Mục 7 bảng so sánh) - ĐTM: Quyết định phê chuẩn Báo cáo ĐTM. Trường hợp báo cáo ĐTM ko được chấp thuận thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo rõ cho chủ dự án, chủ cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối phê chuẩn báo cáo ĐTM thì các dự án sẽ ko được triển khai. - > điều kiện bắt buộc... - ĐMC: Văn bản về kết quả thẩm định báo cáo ĐMC - > một trong những căn cứ phê duyệt dự án. 177 6) Hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM: Điều 23 LBVMT. 7) Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá MT Pháp luật đưa ra các quy định nhằm đbảo quyền được tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình đánh giá MT, từ khâu lập báo cáo đến khâu kiểm tra, giám sát sau thẩm định: - Trong giao đoạn lập báo cáo ĐTM, một trong những nội dung cơ bản phải có trong báo cáo là ý kiến của UBND cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến ko tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc ko tán thành đối với các giải pháp bvmt. - Trong quá trình thẩm định báo cáo, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về bảo vệ MT đến cơ quan tổ chức HĐTĐ và cơ quan phê duyệt dự án; HĐồng và cơ quan phê duyệt dự án có trách nhiệm xem xét các yêu cầu, kiến nghị trước khi đưa ra kết luận, quyết định. - Nội dung của Quyết định phê duyệt ĐTM phải được báo cáo với UBND nơi thực hiện dự án, các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ MT phải được niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát. Vai trò của cộng đồng địa phương cũng được thể chế hoá trong các văn bản quy định về dân chủ cấp cơ sở. 3. CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Các nội dung cần chú ý: - Đối tượng phải có bản Cam kết BVMT: Điều 24 LBVMT - Nội dung chính của bản Cam kết BVMT: Điều 25 LBVMT - Trách nhiệm tổ chức đăng ký bản Cam kết BVMT: thuộc về UBND cấp huyện (có thể uỷ quyền cho UBND cấp xã) Điều 26 LBVMT - Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện: Điều 27 LBVM CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Cơ quan có thẩm quyền có thể thuê dịch vụ lập và thẩm định bcáo ĐMC. 2. Chủ đầu tư có thể thuê dịch vụ lập bcáo ĐTM và mời dịch vụ tư vấn thẩm định bcáo này.. 3. HĐTĐ báo cáo ĐTM là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bcáo ĐTM. 178 4. Kết quả thẩm định bcáo ĐTM và ĐMC đều được thể hiện dưới hình thức là "quyết định phê duyệt bcáo". 5. Chủ dự án được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền ktra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM là yêu cầu của quyết định phê duyệt bcáo ĐTM. 6. Trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bvmt thuộc về UBND cấp xã. 7. Trường hợp dự án nằm trên địa bàn 2 huyện trở lên mà phải lập bản cam kết bvmt thì trách nhiệm tổ chức đký bản cam kết thuộc UBND cấp tỉnh. 8. Mọi báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư phải có ý kiến của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án. 9. Báo cáo ĐTM là 1 loại báo cáo MT quốc gia. 10. Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là một yêu cầu pháp lý bắt buộc để dự án đầu tư được triển khai trên thực tế. Sai, là quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. 11. Phân tích ưu điểm của các quy định hiện hành về ĐMC, ĐTM so với quy định của ĐTM theo Luật BVMT 1993. 12. Lí do tách chế định ĐTM trong Luật BVMT 1993 thành ĐTM, ĐMC trong Luật BVMT 2005 và ưu nhược điểm của việc phân tách này. 13. Bình luận về sự khác nhau về tác động tới môi trường của các dự án phải ĐMC và ĐTM, về nội dung của báo cáo ĐMC và ĐTM, về hình thức thẩm định báo cáo ĐMC và ĐTM. 14. Đề xuất mô hình quản lí và hoạt động của Tổ chức dịch vụ thẩm định ĐTM. 15. Đánh giá các quy định về sự tham gia của công chúng vào hoạt động thẩm định ĐMC, ĐTM. 16. Phân biệt các loại báo cáo ĐMC, ĐTM, CBM với Báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động tới môi trường của các ngành, lĩnh vực, báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh. 17. Tìm hiểu tình hình thực tế áp dụng các quy định pháp luật về đánh giá môi trường ở Việt Nam. CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC 1. Khái niệm 179 1.1. Khái niệm Nguồn nước là khái niệm chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khái thác sử dụng được, gồm: sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác -> chỉ ở dạng lỏng và chưa qua khai thác sử dụng. Phân chia nguồn nước nói chung thành từng loại cụ thể: - Nước mặt; - Nước dưới đất; - Nước sinh hoạt; - Nguồn nước sinh hoạt; - Nguồn nước quốc tế. - Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho sinh hoạt; - Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thuỷ điện và cho các mục đích khác; - Khai thác, sử dụng nguồn nước biển với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ sản; - Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trên đất đã được giao, được thuê theo quy định của pháp luật về đất đai, quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật; - Các trường hợp khác do Chính phủ quy định. 1.2. Các loại giấy phép - Đối với hoạt động khai thác, thăm dò hoặc xả thải, tương ứng với mỗi loại có một loại giấy phép riêng - Các loại: + Giấy phép thăm dò nguồn nước dưới đất cấp cho tổ chức, cá nhân, có hoạt động thăm dò nước ngầm + Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: cho phép xả thaỉ một lượng nước thải nhất định với nồng độ các chất độc hại ở mức độ nhất định (1) + Giấy phép khai thác sử dụng nước bao gồm nước mặt và nước ngầm (2) + Giấy phép cấp cho các hoạt đông trong p.vi các công trình thủy lợi 180 (Mục đích: các công trình thủy lợi là các công trình sử dụng và bảo vệ nước) Chú ý: (1)và (2) là 2 loại quan trọng giữ vai trò chủ đạo Bởi vì: (1) để kiểm soát mức độ ô nhiễm nguồn nước: nếu lượng xả thải thực tế cao hơn cho phép thì thu lại giấy phép để ngăn chặn, nếu nồng độ chất độc hại cao hơn cho phép mà gây ra ô nhiễm thì thu hồi giấy phép. (2) Tài nguyên nước là loại tài nguyên có thể tái tạo (quá trình hình thành gắn liền với quá trình tồn tại của con người) điều này khác với tài nguyên không thể tái tạo vì quá trình hình thành của nó là quá trình lâu dài. Một xã hội bền vững là một xã hội không sử dụng tài nguyên có thể tái tạo vượt quá khả năng tái tạo của nó và không sử dụng tài nguyên không thể tái tạo hết trước khi tìm ra nguồn tài nguyên mới - > Nếu tổ chức, hay cá nhân khai thác quá mức cho phép thì sẽ bị thu hồi giấy phép, sử dụng sai mục đích cũng bị thu hôi GP, cho nên việc quy định về giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước sẽ giúp nhà nước kiểm soát được tình trạng suy thoái tài nguyên nước. - Thời hạn hiệu lực: trong khoảng thời gian nhất định + giấy phép xả: không qua 10 năm (ko xác định cụ thể) + khai thác sử dụng nước: Nước mặt: 20 năm Nước ngầm: 15 năm - >Hết thời hạn, nếu chủ doanh nghiệp vẫn có nhu cấu và đáp ứng các điều kiện thì cấp tiếp - Thu hồi Giấy phép : + Chủ giấy phép không còn (có thể là tổ chức cũng có thể là cá nhân) Tổ chức: giải thể hoặc là bị tuyên bố phá sản Cá nhân: chết khi ko có người thừa kế hợp pháp + Giấy phép ko được sủ dụng trong một năm mà không có lý do chính đáng (do chủ đầu tư ko có nhu cầu sử dụng) + Chủ Giấy phép vi phạm nghiêm trọng đến các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng sai mục đích (xả thải vượt mức, khai thác sai mục đích) + Cần thu hồi vì các lý do và mục đích công cộng (An ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia...) - > Nếu như gây thiệt hại thì nhà nước phải bồi thường 181 - Thẩm quyền cấp và thu hồi Giấy phép Cơ quan có thẩm quyền cấp loại Giấy phép tài nguyên nước nào thì sẽ có thẩm quyền thu hồi loại Giấy phép đó Cấp TW: Bộ tài nguyên và môi trường (Cục tài nguyên nước) Địa phương: UBND cấp tỉnh. - Một số trường hợp khai thác, sử dụng nước ko cần phải xin phép: Điều 24 Luật tài nguyên nước. 2. Nội dung của pháp luật kiểm soát ô nhiễm nước 2.1. Nghĩa vụ cơ bản của các cá nhân, tổ chức trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nước a. Trong khai thác sử dụng - Phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm (Từ trước tới nay chưa có trường hợp nào xử phạt về vấn đề này do chưa có hướng dẫn cụ thể về "hợp lý" và "tiết kiệm", liên quan tới việc sử dụng đúng muc đích, ở Việt Nam nguồn nước sạch được sử dụng vào mọi mục đích nhưng không bị coi là sử dụng ko hợp lý vì vậy trong tương lai phải có hướng dẫn cụ thể) - Phải đảm bảo an toàn nguồn nước: Việc khai thác, sử dụng phải dựa trên những quy trình quy phạm kĩ thuật cụ thể được xác định là cơ sở của khả năng tái tạo lại của nguồn nước. - Phải bảo vệ các công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn và các công trình khác liên quan tới việc bảo vệ, phát triển khai thác sử dụng tài nguyên nước. b. Việc xả thải vào nguồn nước - Phải xả thải trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép (QĐ 22/2006/QĐ) - Phí bảo vệ môi trường (NĐ 67/2003/NĐ-CP và NĐ 04/2007/NĐ-CP). Áp dụng đối với hai loại nước thải: nước thải CN: (tính bằng hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải; nước thải SH (trên cơ sở giá bán nước sạch, ko quá 10% ) 2. Nghĩa vụ của Nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước - Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước (K3 Điều 57 Luật tài nguyên nước1998, K6 Điều 2 NĐ 91/2002/NĐ-CP, K1 Điều 3 NĐ 179/NĐ-CP, Điều 60,61,63,65 LBVMT2005) Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng nước, tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới trữ lượng, chất lượng nước của quốc gia. 182 - Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường về tài nguyên nước (K3 Điều 2 NĐ91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002, QĐ số 35/2002/QĐ- BKHCN&MT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và môi trường) Tiêu chuẩn môi trường về tài nguyên nước được hiểu là các chuẩn mực, giới hạn về hoá học, lí học, sinh học được quy định bởi pháp luật, nhằm xác định tính chất nước, dùng làm căn cứ để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Hệ thống tiêu chuẩn về tài nguyên nước bao gồm nhiều nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với từng nguồn nước khác nhau. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước Điều 55,59,63 LBVMT 2005; K2 Điều 2 NĐ số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002; - Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước LBVMT quy định khá cụ thể tại Điều 110; Điều 46 Luật tài nguyên nước; QĐ của TTCP số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002; - Cấp, thu hồi giấy phép tài nguyên nước Điều 9,10,13 NĐ số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004; - Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống, khắc phục sự cố môi trường do sự vận động bất thườngg của nước gây ra K2 Điều 36; K2 Điều 37; K1 Điều 40; K1 Điều 41; K1,5 Điều 41 Luật tài nguyên nước năm 1998; - Thanh tra thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lí vi phạm về bảo vệ tài nguyên nước Tranh chấp tài nguyên nước là những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của cá chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tài nguyên nước, gồm: quan hệ về khai thác sử dụng, xả thải, bảo vệ và quản lí tài nguyên nước khi họ cho rằng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc đe doạ bị xâm hại. Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước là quá trình hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm khôi phục, bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ tranh chấp, góp phần khôi phục, bảo vệ trữ lượng, chất lượng nước và lợi ích chung 183 của công cộng. Việc giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước phải đảm bảo yêu cầu : trước hết là phòng chống khắc phục các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái nước bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vật chất trong việc khôi phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0027_p2_0566.pdf
Tài liệu liên quan