Luật học - Quy phạm pháp luật

 Khái niệm:

 Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật học - Quy phạm pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY PHẠM PHÁP LUẬTNỘI DUNG Khái niệm và đặc điểmCơ cầu của quy phạm pháp luậtPhân loại quy phạm pháp luật I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhậnĐược Nhà nước bảo đảm thực hiệnMang tính bắt buộc chungNội dung trong mỗi quy phạm pháp luật đều thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộcII. CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. Ví dụ Điều 133. Tội cướp tài sản 1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.(Bộ luật hình sự 1999) Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động của pháp luậtYêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với thực tếCách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào? Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại + Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện + Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện Giả định giản đơnKhoản 1, Điều 121, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009): Tội làm nhục người khác1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.Giả định phức tạpĐiều 102, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009): Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Quy định Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định của pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước. Vai trò: mô hình hoá ý chí của Nhà nước, cụ thể hoá cách thức xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luậtYêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những điều kiện bảo đảm nguyên tắc pháp chếCách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ xử sự như thế nào? Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai loại quy định + Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn + Quy định không dứt khoát: nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự. Quy định dứt khoát Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính 1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002)Quy định không dứt khoátÐiều 401. Hình thức hợp đồng dân sự1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.3. Chế tài Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Ví dụĐiều 134. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Vai trò: nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.Các xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật. - Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, có 2 loại: + Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng. + Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn.- Ngoài ra, căn cứ vào tính chất và thẩm quyền áp dụng, chế tài được chia thành 4 loại: + Chế tài hình sự + Chế tài hành chính + Chế tài dân sự + Chế tài kỷ luậtIII. PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật, cụ thể:Quy phạm pháp luật hình sựQuy phạm pháp luật dân sựQuy phạm pháp luật hành chính, 2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lýVí dụ: Điều 1. Xử lý vi phạm hành chính 1. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.- Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của các tổ chức.- Quy phạm pháp luật bảo vệ: là Quy phạm có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý.Điều 96, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009): Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.(Điều 15. Phòng vệ chính đángPhòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự).3. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:Quy phạm pháp luật dứt khoát: là những quy phạm trong đó chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng , dứt khoát.- Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm trong đó nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu.- Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm trong đó cho phép các chủ thể tự quy định cách cử sự của mình.- Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm trong đó nội dung thường khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định. Điều 120. Khen thưởng 1. Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.2. Nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng.(Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002)Thực hành1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.Điều 80. Tội gián điệpNgười nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Điều 49, Hiến pháp 1992 Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.Điều 52, Hiến pháp 1992 Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.Điều 258. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành 1. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_2_quy_pham_phap_luat_6786.ppt