Luật hôn nhân và gia đình - Bài 1: Khái quát chung về luật hôn nhân và gia đình

Trình bày được khái niệm về hôn nhân và các đặc điểm của hôn nhân; khái niệm và các chức năng cơ bản về gia đình

Phân tích được khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Trình bày được nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Trình bày được khái niệm, đặc điểm và các vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

Nêu được điều kiện kết hôn.

 

pptx50 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật hôn nhân và gia đình - Bài 1: Khái quát chung về luật hôn nhân và gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT CHUNGLUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHTS. BÙI QUANG XUÂNHV CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNHVỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHBài 1: MỤC TIÊU BÀI HỌCTrình bày được khái niệm về hôn nhân và các đặc điểm của hôn nhân; khái niệm và các chức năng cơ bản về gia đìnhPhân tích được khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.Trình bày được nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.Trình bày được khái niệm, đặc điểm và các vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.Nêu được điều kiện kết hôn.CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓĐể học được môn này, sinh viên phải học xong các môn học sau:Lí luận Nhà nước và pháp luật;Luật Hiến pháp;Luật Dân sự.Đọc tài liệu tham khảo;Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ;Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài;Đọc, tìm hiểu về những tình huống thực tiễn.HƯỚNG DẪN HỌC v1.00151042084CẤU TRÚC NỘI DUNGv1.00151042085Lí luận chung về hôn nhân và gia đình1.1Quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình1.2Kết hôn1.3v1.001510420861.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH1.1.1. Khái niệm về hôn nhânvà các đặc trưng của hôn nhân1.1.2. Khái niệm về gia đình1.1.3. Khái niệm về Luật Hôn nhânvà gia đình Việt Nam1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÔN NHÂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂNa. Khái niệmHôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Xã hội nào thì sẽ có hình thái hôn nhân đó, tương ứng với nó là sẽ có chế độ hôn nhân nhất định: xã hội phong kiến có hôn nhân phong kiến, xã hội tư bản có hôn nhân tư sản, xã hội chủ nghĩa có hôn nhân xã hội chủ nghĩa.Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam: Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoàn thuận và bền vững.Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.7v1.00151042081.1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÔN NHÂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂNHôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Xã hội nào thì sẽ có hình thái hôn nhân đó, tương ứng với nó là sẽ có chế độ hôn nhân nhất định: xã hội phong kiến có hôn nhân phong kiến, xã hội tư bản có hôn nhân tư sản, xã hội chủ nghĩa có hôn nhân xã hội chủ nghĩa.1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÔN NHÂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂNTheo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam: Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoàn thuận và bền vững.Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà (Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới). Đó là hôn nhân một vợ một chồng (Điều 2, 4, 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).Đây là đặc điểm nói lên sự khác nhau cơ bản giữa hôn nhân xã hội chủ nghĩa và hôn nhân phong kiến.CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂNv1.001510420810Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện.Do 2 bên nam nữ hoàn toàn tự nguyện quyết định, không ai được ép buộc hoặc cản trở (Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).Cơ sở tự nguyện ở đây là tình yêu chân chính nam nữ, không bị những tính toán về kinh tế chi phối.CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂNv1.001510420811Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa một người đàn ông và một người đàn bà (điều 2, điều 17 luật hôn nhân và gia đình 2014).Tự do, bình đẳng trong hôn nhân được xác nhận xuất phát từ quan điểm coi hôn nhân như một hợp đồng dân sự.Khi nào trong xã hội, quan hệ hôn nhân còn bị ràng buộc bởi những tính toán về mặt kinh tế, về địa vị giai cấp thì sẽ chưa có tự do, bình đẳng thực sự.CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂNv1.001510420812Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững (Điều 2, Điều 3 và Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).Để hạnh phúc và bền vững phải dựa trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ (Nhà nước vẫn chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới).Khi có tình yêu, vợ chồng sẽ luôn mong muốn chung sống, gắn bó bên nhau suốt đời hạnh phúc và hòa thuận.CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂNv1.001510420813Tính chất bền vững suốt đời là đặc trưng của hôn nhân xã hội chủ nghĩa.Việc kết hôn và ly hôn được tiến hành theo trình tự pháp luật quy định.Các nghi lễ mang tính tôn giáo, phong tục tập quán không hề bị cấm mà nó chỉ mang tính cá biệt (tính chất cá nhân, không phổ biến).Để được công nhận là hôn nhân hợp pháp, việc đăng kí kết hôn phải tuân theo các quy định của pháp luật.CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂNv1.001510420814GIA ĐÌNHTS. BÙI QUANG XUÂNHV CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNHKHÁI NIỆM GIA ĐÌNHKhái niệm gia đình rộng hơn khái niệm hôn nhân.Hôn nhân là một quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề xây dựng gia đình.Gia đình là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát triển cùng sự phát triển của xã hội, là tế bào của xã hội.Quan hệ bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình thể hiện quan hệ bình đẳng nam và nữ ngoài xã hội.KHÁI NIỆM GIA ĐÌNHHÔN NHÂNKhái niệm nào rộng hơn?GIA ĐÌNHGia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội (Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).Chức năng xã hội của gia đình:Chức năng sinh đẻ (tái sản xuất ra con người);Chức năng giáo dục;Chức năng kinh tế.KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH18KHÁI NIỆM VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHLà tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình..Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.KHÁI NIỆM VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHQUAN HỆ NHÂN THÂNQUAN HỆ TÀI SẢNGIỮA VỢ VÀ CHỐNGGIỮA CHA MẸ VÀ CÁC CONGIỮA NHỮNG NGƯỜI RUỘT THỊT KHÁCPHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH: là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp với ý chí của Nhà nước.Biện pháp mềm dẻoBiện pháp cưỡng chếKhuyến khích các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ và quyền hôn nhân – gia đình.Hủy hôn nhân trái pháp luật;Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;Một vợ, một chồng;Bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc quốc tịch;Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con;Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.1.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH1.2.1. Khái niệm về quan hệ pháp luậtvề hôn nhân và gia đìnhCác yếu tố của quan hệ pháp luật về hôn nhân và gia đìnhCăn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luậtvề hôn nhân và gia đìnhVỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHNhững quan hệ trong xã hội mà được các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh thì gọi là quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.Các quan hệ này thông thường chỉ giới hạn trong các thành viên trong gia đình.Tuy nhiên, trong một số trường hợp quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn tồn tại dù có một người không còn là thành viên trong gia đình nhưng trước đây đã từng là thành viên trong gia đình.Ví dụ: Khi 2 vợ chồng li hôn, sống riêng biệt nhưng vẫn có quan hệ cấp dưỡng lẫn nhau và với con cáiQuan hệ pháp luật về nhân thânQuan hệ pháp luật về tài sảnQuan hệ pháp luật về nhân thân có khác gì so với quan hệ pháp luật dân sự?Hình thức của quan hệ pháp luật hôn nhânvà gia đìnhVỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHNội dung:Quan hệ tài sản;Quan hệ nhân thân phi tài sản.Căn cứ xác lập, tồn tại hay chấm dứt:Sự kiện pháp lí nào đó (hợp đồng hoặc nghĩa vụ dân sự nào đó)  Gắn liền với quan hệ tài sản;Sự kiện kết hôn, huyết thống, nuôi dưỡng xuất phát từ tình cảm gắn bó giữa các chủ thể.VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHTính chất:Quan hệ pháp luật tài sản trong Luật Dân sự đa phần là quan hệ hàng hóa, tiền tệ và có tính chất đền bù, ngang giá;Không có tính chất đền bù, ngang giá mà có tính chất gắn bó lâu dài, bền vững giữa các chủ thể trong quan hệ này.v1.0015104208281.2.2. CÁC YẾU TỐ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHChủ thểNội dungCác yếu tốKhách thểCÁC YẾU TỐ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Chủ thểChủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ có thể là công dân (thể nhân) khác so với quan hệ pháp luật dân sự.Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phải có:Năng lực pháp luật: Trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh từ lúc sinh ra (quan hệ nuôi dưỡng, giáo dục). Trong một số trường hợp, năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh từ lúc cá nhân đạt một độ tuổi nhất định  Khi đó năng lực pháp luật và năng lực hành vi phát sinh cùng thời điểm.Năng lực hành vi: Phát sinh khi đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.LƯU Ý, Có ý kiến cho rằng trong mọi trường hợp năng lực pháp luật đều phát sinh khi người đó sinh ra?Trong một số trường hợp, một cá nhân có đủ điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhưng không thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Đó là trường hợp nào? (Có quan hệ trực hệ, mất năng lực hành vi dân sự).CÁC YẾU TỐ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHb. Nội dungNội dung chủ yếu của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là quyền và nghĩa vụ chủ thể cho mỗi người khi tham gia quan hệ pháp luật này.Quyền và nghĩa vụ chủ thể liên quan đến nhân thân và tài sản:Trong quyền và nghĩa vụ tài sản có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng;Quyền về nhân thân hoàn toàn không có nội dung kinh tế;Quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của con người nhất định;Quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình không thể chuyển nhượng cho người khác được.Ví dụ,Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau, một trong hai người chết sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đó.Không thể nhượng quyền nhận tiền cấp dưỡng cho người khác hoặc nhường nghĩa vụ giáo dục con cái cho người khácc. Khách thểKhách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có thể là lợi ích nhân thân, các hành vi hoặc các vật.Khách thể có tính chất tổng hợp của tất cả các loại trên:Lợi ích nhân thân: họ tên, ngành nghề, việc làmHành vi: giáo dục, quản lí tài sản, chăm sóc, cấp dưỡngVật: tiền cấp dưỡng, vật trong khối tài sản chungVí dụ: Tranh chấp giữa cha mẹ về quyền nuôi con hoặc quyền giáo dục con? Con cái không bao giờ là khách thể, tranh chấp phát sinh chỉ liên quan đến quyền của cha mẹ; con cái cũng là một chủ thể quan hệ pháp luật đó.CÁC YẾU TỐ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHv1.0015104208331.2.3. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHCăn cứ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là sự kiện pháp lí. Nó có thể là sự kiện, hành vi hoặc thời hạn.Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.Sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.Phân loại sự kiện pháp líNgoài ra còn có các sự kiện pháp lí làm phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.34v1.00151042081.2.3. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHSự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đìnhSự kiện pháp lí làm phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đìnhThông thường nó là sự kiện pháp lí hỗn hợp, có thể là sự kiện hoặc có thể là hành vi cũng có thể là kết hợp của cả sự kiện và hành vi.Trong một số trường hợp, chỉ cần có sự kiện còn hành vi có hay không chưa chắc đã làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.Là các sự kiện không làm phát sinh mới một quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nào đó mà nó phục hồi lại một quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình đã bị chấm dứt trước đó hoặc tạm thời đình chỉ.Việc phục hồi một quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình này cũng có thể làm thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình khác.Việc xác định thời điểm mà sự kiện pháp lí phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi sẽ giúp cơ quan nhà nước bảo vệ được quyền lợi của các chủ thể.Luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam1.3. KẾT HÔN1.3. KẾT HÔN1.3.1. Khái niệm1.3.2. Điều kiện kết hôn1.3.3. Đăng kí kết hônv1.001510420837KẾT HÔNKết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định nam nữ kết hôn phải bảo đảm 2 yếu tố sau:Phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau;Phải được Nhà nước thừa nhận.v1.0015104208391.3.2. ĐIỀU KIỆN KẾT HÔNTuổi kết hônCó sự tự nguyện của hai bên nam và nữĐiều kiệnKhông thuộc các trường hợp cấm kết hônA. TUỔI KẾT HÔNCăn cứ: Quy định tuổi căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lí của con người một cách khoa học, căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội và tâm tư nguyện vọng của nhân dân ở mỗi quốc gia.Mục đích: Thực hiện chức năng xã hội của gia đình là sinh đẻ và duy trì nòi giốngTheo kết quả nghiên cứu nam từ 16 tuổi trở lên; nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản.Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con và đảm bảo sự phát triển của giống nòi thì nam và nữ nên sinh sản từ 17 – 18 tuổi.Quy định tuổi kết hôn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sức khỏe của nam, nữ, có thể đảm đương được trách nhiệm làm vợ chồng và cha mẹ, đảm bảo con cái sinh ra có thể phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ, có thể là công dân tốt cho xã hội sau này.a. Tuổi kết hônKết hôn đúng độ tuổi, nam và nữ sẽ có suy nghĩ đúng đắn hơn, nghiêm túc hơn trong việc kết hôn của mình  Đây là cơ sở đảm bảo cho hôn nhân phát triển bền vững.Việt Nam: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).Pháp: nam đủ 18 tuổi trở lên, nữ đủ 15 tuổi trở lên (Điều 144 Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Pháp).Hungary: nam đủ 18 tuổi trở lên; nữ đủ 16 tuổi trở lên (Điều 10 Bộ luật Gia đình Hunggary).Thái Lan: nam và nữ từ 17 tuổi trở lên (Bộ luật Dân sự Thái Lan).1.3.2. ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN v1.001510420841CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔNCấm kết hôn với những người đang có vợ hoặc có chồng Xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thê.Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn Không thực hiện được nguyên tắc tự nguyện vì người mất năng lực hành vi dân sự không tự nhận thức được hành vi của mình, do đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của những người khác trong quan hệ hôn nhân và gia đình.Cấm những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời hoặc có quan hệ thích thuộc kết hôn với nhau.CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔNGiữa cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, đã từng là cha mẹ nuôi với con; ông bà với các cháu nội, ngoại.Bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng.Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔNBác ruột, chú ruột, cậu ruột kết hôn với cháu gái; cô ruột, dì ruột kết hôn với cháu trai.Anh chị em con bác, con chú, con cô, con cậu, con dì ruột kết hôn với nhau.Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính Nếu kết hôn sẽ không thực hiện được chức năng xã hội của gia đình, trái với quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.KẾT HÔN1.3.3. ĐĂNG KÍ KẾT HÔNMỤC ĐÍCH ĐĂNG KÍ KẾT HÔN:Là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân thep pháp luật của nam nữ trong việc kết hôn, ngăn chặn những hiện tượng kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.Là biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của hai bên nam nữ.Giấy chứng nhận kết hôn là chứng cứ viết xác nhận giữa hai bên nam nữ đã phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng, được Nhà nước bảo hộ.Mọi nghi thức kết hôn khác như lễ cưới tại gia đình, tại nhà thờ mà không cần giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì không được công nhận là hợp pháp.Đăng kí kết hôn là nghi thức kết hôn duy nhất làm phát sinh quan hệ hôn nhân.THẨM QUYỀN ĐĂNG KÍ KẾT HÔN:Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là nơi đăng kí kết hôn giữa hai công dân Việt Nam;Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng kí kết hôn giữa những công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài;Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoàiĐăng kí kết hôn không đúng thẩm quyền thì việc đăng kí kết hôn đó không có giá trị pháp lí.Hai bên nam nữ đến cơ quan đăng kí kết hôn xin cấp tờ khai đăng kí kết hôn, cả hai người cùng khai và kèm theo một đơn cam kết chưa kết hôn lần nào hoặc đang không có vợ hoặc chồng hợp pháp. Sau đó xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi cứ trú của hai người.Bản khai đăng kí kết hôn có xác nhận của chính quyền địa phương, hai người quyết định nơi đăng kí kết hôn là Ủy ban nhân dân xã nơi cứ trú của một trong hai người và nộp bản khai đăng kí trên để Ủy ban nhân dân xác minh.TRÌNH TỰ ĐĂNG KÍ KẾT HÔNv1.001510420848Sau xác minh, cơ quan đăng kí kết hôn hẹn hai bên nam nữ đến Ủy ban nhân dân làm thủ tục đăng kí kết hôn. Hai bên nam nữ cùng kí vào giấy chứng nhận kết hôn (2 bản chính), cơ quan đăng kí kết hôn ghi vào sổ kết hôn để quản lí tình trạng hôn nhân của cá nhân nằm trong địa bàn cư trú.Nếu không đăng kí mà chung sống như vợ chồng thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.TRÌNH TỰ ĐĂNG KÍ KẾT HÔNv1.001510420849TÓM LƯỢC CUỐI BÀITrong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung cơ bản sauKhái niệm về hôn nhân và các đặc điểm của hôn nhân; khái niệm và các chức năng cơ bản về gia đình;Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;Khái niệm, đặc điểm và các vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình;Các vấn đề pháp lí liên quan đến kết hôn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptx1_tongquan_hngd_6507.pptx