Luật sở hữu trí tuệ - Chương 3: Quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ

Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp:

Khoa học, kỹ thụât, công nghệ không chỉ là sáng tạo đơn thuần của con người mà

nó đã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến

năng suất lao động. Tuy nhiên, sản phẩm " khoa học, kỹ thuật" mà con người tạo ra lại

có những nét đặc thù không giống như các vật phẩm khác, đó là những vật phẩm vô hình

mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu cho riêng mình, chúng rất dễ bị chiếm

dụng, tước đoạt, việc bảo vệ thành quả của các hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới

nhiều hình thức khác nhau. Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp đa

dạng và phong phú, nó không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mang tính

toàn cầu. Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói

riêng nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa

xã hội và kinh tế quan trọng.

- Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp theo các góc độ khác nhau

+ Theo nghĩa khách quan: Quyền SHCN là pháp luật về SHCN hay nói cách khác

là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con

người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng SHCN.

Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình,

mặt khác quyền sở hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên. Có thể phân chia một cách khái quát các quy phạm pháp lụât

về quyền sở hữu trí tuệ theo các nhóm sau:

Nhóm 1: Nhóm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn một kết quả

sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các loại đối tượng sở hữu công

nghiệp được bảo hộ, tiêu chí để xác định nó.

pdf41 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật sở hữu trí tuệ - Chương 3: Quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giả, hàng hoá xâm phạm quyền SHTT đối với trật tự quản lý nhà nước về kinh tế? 55 Chương 4: HỢP ĐỒNG LI - XĂNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1. Khái niệm Công nghệ có hai đặc tính, thứ nhất là chúng đều có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, thứ hai là chúng đều là những kiến thức kỹ thuật được hình thành một cách có hệ thống. Theo luật Khoa học Công nghệ, công nghệ là sự kết hợp của các kiến thức bao gồm quy trình, phương pháp, kỹ thuật, bí quyết, máy móc, thiết bị nhằm biến nguyên vật liệu thành sản phẩm. Theo định nghĩa ở một số nước, công nghệ là những kiến thức về kỹ thuật được hình thành một cách có hệ thống và được ứng dụng và thực tiễn. Phạm vi ứng dụng của công nghệ rất rộng, trong sản xuất hàng hoá (cách sản xuất dầu gội đầu), trong vận hành thiết bị máy móc (cách lái máy bay), cũng như trong cung ứng dịch vụ (ví dụ cách sinh lãi trong việc điều hành quán ăn nhanh của Mc Donalds). - Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng công nghệ, trong đó bên giao công nghệ có nghĩa vụ chuyển giao công nghệ cho bên nhận công nghệ nhằm đạt được mục tiêu mà công nghệ đề ra, còn bên nhận công nghệ có nghĩa vụ thanh toán cho bên giao công nghệ theo các điều kiện cuả hợp đồng Hợp đồng chuyển giao công nghệ được Nhà nước can thiệp vào điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền lợi của đất nước, và quyền lợi của bên nhận công nghệ, vì phần lớn các hợp đồng chuyển giao công nghệ hiện nay là hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam Việc chuyển giao công nghệ được ghi nhận trong Nghị định số 11/2005/NĐ - CP quy định về chuyển giao công nghệ. Ngoài ra còn một loại chuyển giao công nghệ đặc thù là hợp đồng franchising (còn gọi là hợp đồng chuyển nhượng kinh doanh) được Luật Thương mại điều chỉnh. 2. Hợp đồng li - xăng - Li - xăng có nghĩa là sự cho phép vì chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được độc quyền cho, không cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, nên việc sử dụng các đối tượng này cần phải được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Hợp đồng li xăng phải được đăng ký tại Cục SHTT và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Hợp đồng li xăng phải được giới hạn về phạm vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (độc quyền hay không độc quyền), về thời gian (thời hạn li xăng) và không gian (lãnh thổ li xăng). Li xăng độc quyền là khi bên nhận li xăng được toàn quyền sử dụng li xăng trong phạm vi lãnh thổ nhất định. Bên giao li xăng không được giao li xăng cho bất kỳ bên thứ ba nào khác cũng như không được quyền đầu tư trực tiếp sản xuất ứng dụng công nghệ của mình trên lãnh thổ li xăng. Ngoài ra, bên giao li xăng có nghĩa vụ ngăn không cho các bên nhận lieense ở lãnh thổ khác xuất khẩu sản phẩm được li xăng vào lãnh thổ của bên nhận lieense độc quyền. Ví dụ: Chỉ có nhà mày Bia Việt Nam được trọn quyền sản xuất và bán bia Heineken dưới li xăng (nhượng quyền) của công ty bia Heineken Browerijen N.V - Hà Lan, tất cả các loại li xăng còn lại là li xăng không độc quyền. 3. Đặc điểm của hợp đồng chuyển giao công nghệ và hợp đồng li xăng. Mọi hợp đồng chuyển giao công nghệ hay hợp đồng li xăng đều có những đặc điểm sau: 56 - Về hình thức: các hợp đồng cần phải được đăng ký trước khi có hiệu lực, một số hợp đồng cần phải được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Về nội dung: Một số điều khoản không được phép đưa vào hợp đồng nhằm bảo đảm sự bình đẳng, tự nguyện giữa các bên khi giao kết hợp đồng. - Về giá cả và phương thức thanh toán: hợp đồng li xăng hay chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài đều được nhà nước quy định giá tổi thiểu và giá tối đa. - Vì đối tượng của hợp đồng li xăng hay chuyển giao công nghệ là quyền tài sản (hay tài sản), nên quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tương tự như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hay thuê tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp luật có quy định khác. 4. Li xăng không tự nguyện (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng không tự nguyện). 4.1. Khái niệm: Li xăng không tự nguyện là việc chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng đối tượng bắt buộc phải cho phép cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác sử dụng đối tượng SHCN của mình theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bằng quyết định hành chính phát sinh quan hệ pháp luật về hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN. Hợp đồng phát sinh không trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng mà bị cưỡng bức. 4.2. Điều kiện áp dụng li xăng không tự nguyện xảy ra trong các trường hợp sau: + Người có nhu cầu sử dụng sáng chế, GPHI, KDCN đã cố gắng dùng nhiều hình thức để thỏa thuận với chủ sở hữu hay người có toàn quyền sử dụng đối tượng mặc dù đã đưa ra mức giá rất hợp lý nhưng chủ vẫn từ chối. + Việc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN của chủ sở hữu hay người nắm giữ quyền sử dụng thật sự là không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mà không có lý do chính đáng. + Việc sử dụng sáng chế, GPHI, KDCN là nhằm đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng bệnh cho nhân dân và các nhu cầu cấp thiết khác. + Thời hạn áp dụng là sau khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc 3 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ 4.3. Trình tự, thủ tục cấp li xăng không tự nguyện. Người có nhu cầu sử dụng SC, KDCN, GPHI phải có đơn đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chứng minh nhu cầu, khả năng sử dụng các đối tượng này rõ ràng là hơn hẳn chủ sở hữu và có thể đáp ứng nhu cầu đang cấp bách. Hồ sơ bao gồm: + Tờ khai đề nghị cấp li xăng không tự nguyện (theo mẫu) + Tài liệu chứng minh ý nghĩa đặc biệt đối với an ninh quốc phòng, bảo vệ sức khỏe của sáng chế, GPHI, KDCN + Tài liệu chứng minh năng lực sử dụng hay các điều kiện mà người có nhu cầu sử dụng đưa ra mà chủ không chấp nhận mà không có lý do chính đáng. + Chứng từ nộp lệ phí Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định có cấp hay không cấp li xăng tự nguyện. 57 Câu hỏi ôn tập: 1. Li xăng là gì? Một hợp đồng li xăng khác với hợp đồng thuê tài sản như thế nào? 2. Nsweet là chất ngọt dùng thay thế đường cho những ngừời sợ béo phì avà thành phần chất dinh dưỡng của chúng gần như bằng không. Chủ patent của Nsweet là Bò Béo, Ba Gầy muốn có Li xăng để sản xuất nên đã thảo luận với Bò Béo. Sau khi hai bên đã thống nhất với nhau về giá cả, Ba Gầy đã làm đơn lên Cục SHTT xin cấp li xăng bắt buộc, Ba Gầy cho rằng việc cấp li xăng này là để phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh cao huyết áp cho nhân dân. Hỏi Ba Gầy có được cấp li xăng không? 3. Đặc điểm của hợp đồng lixăng. 4. Điều kiện áp dụng lixăng không tự nguyện. 58 CHƯƠNG 5: QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG 1. Khái niệm, nguyên tắc và điều kiện bải hộ quyền đối với giống cây trồng. 1.1. Khái niệm quyền đối với giống cây trồng. Khoản 24 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp thì vai trò của giống cây trồng là hạt nhân không thể thiếu, nếu thiếu giống cây trồng thì không thể có sản xuất nông, lâm nghiệp.Việc bảo hộ những giống cây trồng là động lực thúc đẩy công việc tạo ra những giống cây trồng có năng suất và giá trị dinh dưỡng, giá trị thương mại cao. Hoạt động tạo ra giống cây trồng đòi hỏi phải đầu tư lớn về kỹ thuật, lao động, nguyên vật liệu, kinh phí, mất nhiều thời gian đối cới một số loại cây phải mất nhiều năm vì vậy cơ chế xét đơn và bảo hộ quyền ưu tiên trong thời gian dài hơn so với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền đối với giống cây trồng tại khoản 5 điều 4 Luật sở hữu trí tụê: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Quyền đối với giống cây trồng được hiểu theo nhiều phương diện: - Theo phương diện khách quan: Quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình chọn, tạo, khai thác giống cây trồng và quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của chủ văn bằng bảo hộ. - Theo phương diện chủ quan: Quyền đối với giống cây trồng là các quyền của tác giả, chủ sở hữu giống cây trồng. Theo đó, tác giả, chủ sở hữu giống cây trồng có các quyền nhân thân và quyền tài sản do pháp luật quy định. 1.2. Nguyên tắc bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. - Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng + Trường hợp có từ hai người trở lên độc lập nộp đơn đăng ký bảo hộ vào các ngày khác nhau cho cùng một giống cây trồng thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người đăng kýý hợp lệ sớm nhất. + Trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp vào cùng một ngày thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người nào đứng tên nộp một đơn duy nhất theo sự thoả thuận của tất cả những người đăng ký; nếu những người đăng kýý không thoả thuận được thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sẽ xem xét để cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trên cơ sở xác định người đầu tiên đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó. - Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ 59 + Người đăng ký có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng. Ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn này. + Để được hưởng quyền ưu tiên, người đăng kýý phải thể hiện yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong đơn đăng ký bảo hộ. Trong thời hạn chậm nhất là ba tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký, người đăng ký phải cung cấp bản sao các tài liệu về đơn đầu tiên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một và phải nộp lệ phí. Người đăng kýý có quyền cung cấp thông tin, tài liệu hoặc vật liệu cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định theo quy định tại Điều 176 và Điều 178 của Luật này trong thời hạn hai năm sau ngày kết thúc thời hạn hưởng quyền ưu tiên hoặc trong thời hạn thích hợp tuỳ thuộc vào loài của giống cây trồng trong đơn, sau khi đơn đầu tiên bị từ chối hoặc rút bỏ. + Đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên. +Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật sở hữu trí tụê, việc nộp một đơn khác hoặc công bố hoặc sử dụng giống cây trồng là đối tượng của đơn đầu tiên không bị coi là căn cứ để từ chối đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên. 1.3. Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng. Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. 1.3.1. Tính mới của giống cây trồng Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác. Tính mới của giống cây trồng chủ yếu được xác định theo tính thương mại, vì vậy, giống cây trồng được coi là có tính mới nếu trước thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ, giống cây trồng đó chưa được bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh với sự đồng ý của người nộp đơn. Và nó chỉ được coi là có tính mới trong các trường hợp sau đây. - Chưa khai thác thương mại giống cây trồng đó trước ngày nộp đơn đăng ký hơn một năm tại Việt Nam. - Chưa khai thác thương mại giống cây trồng đó trước ngày nộp đơn đăng ký hơn sáu năm tại bất kỳ nơi nào ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu giống cây trồng đó thuộc loài thân gỗ và cây nho. 60 - Chưa khai thác thương mại giống cây trồng trước ngày nộp đơn đăng ký hơn bốn năm tại bất cứ nơi nào ngoài lãnh thổ Việt Nam đối với giống cây trồng khác. 1.3.2. Tính khác biệt của giống cây trồng Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. Giống cây trồng phải khác biệt với tất cả các giống cây khác mà vào thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ đã được biết đến. Sự khác biệt của giống cây trồng thường được xác định bằng các tính trạng, các tính trạng này có thể thuộc hình thái học như hình dạng lá, hình dạng hoa, hình dạng quả, hình dạng màu sắc...hoặc có thể thuộc sinh lý học như thời gian sinh trưởng. Khi thông qua các tính trạng nếu thấy rằng giống cây trồng này chưa được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ thì giống cây trồng đó được coi là có tính khác biệt. - Giống cây trồng được biết đến rộng rãi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ; Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được đăng ký vào Danh mục loài cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào; Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc được đăng ký vào Danh mục loài cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối; Giống cây trồng mà bản mô tả chi tiết của giống đó đã được công bố. 1.3.2. Tính đồng nhất của giống cây trồng Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống. Giống cây trồng chỉ được bảo hộ nếu đủ sự đồng nhất về các tính trạng đã được xác định trong bản mô tả chi tiết về giống cây trồng. Tuỳ thuộc vào từng loài, từng chi của từng giống cây mà mức độ yêu cầu về tính đồng nhất được xác định trong các quy chế khảo nghiệm về tính đồng nhất của giống cây trồng. Mức độ cần thiết để một giống cây trồng được coi là đủ đồng nhất phụ thuộc vào phương pháp sinh sản của loài cây thuộc giống cây đang được đăng ký bảo hộ. Giống cây trồng chỉ được coi là có tính đồng nhất nếu các tính trạng liên quan vẫn giữ được sợ nhất quán sau các chu kỳ sinh sản; trong đó, những giống sinh sản vô tính phải có mức độ đồng nhất cao. Đối với những giống sinh sản hữu tính có thể có những sai lệch, biến dị trong quá trình nhân giống nhưng phải nămg trong phạm vi cho phép. Trong phạm vi đó, những giống thụ phấn ngoài có thể biến dị nhiều hơn những giống thụ phấn trong. 1.3.4. Tính ổn định của giống cây trồng Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống 61 cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ. Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng của giống cây trồng đó được mô tả trong Bản mô tả chi tiết giống cây trồng và được dùng để xét nghiệm tính khác biệt được tái hiện trong quá trình sinh sản. Hoặc, qua sự luân phiên thế hệ của giống cây trồng, các tính trạng đó vẫn giữ nguyên được các biểu hiện như mô tả ban đầu từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống. Đối với những giống đòi hỏi phải sử dụng sự lặp đi lặp lại các giống trong quá trình sinh sản thì các tính trạng đó vẫn phải ổn định sau mỗi lần được sinh sản từ vật liệu nhân giống ở thế hệ bố mẹ. 1.3.5. Tên của giống cây trồng Để được bảo hộ, người đăng ký giống cây trồng phải các định trong đơn yêu cầu bảo hộ một tên gọi phù hợp cho giống cây trồng đó. Tên của giống cây trồng đó chỉ được coi là hợp lệ nếu cùng tên với tên của giống cây trồng đã đăng ký ở bất kỳ quốc gia nào, trong trường hợp giống cây trồng đó được đăng ký bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác đã được biết đến rộng rãi trong cùng một loài tương tự. Đồng thời, têm của giống cây trồng đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng dù tên giống cây trồng đó được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường. - Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây: Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó; Vi phạm đạo đức xã hội; Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó; Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả; Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng kýý bảo hộ giống cây trồng; Trùng hoặc tương tự với tên của sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng đó; Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác. 2. Nội dung quyền đối với giống cây trồng. 2.1. Chủ thể - Tác giả giống cây trồng: Là cá nhân hoặc nhóm người đã dùng nguồn gen cây trồng để chọn tạo, phát triển giống cây trồng. Tác giả là công dân Việt Nâm hoặc công dân nước ngoài thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về giống cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam. Cũng như các chủ thể sáng tạo khác, tác giả của giống cây trồng cũng là 62 chủ thể sáng tạo, do vậy, pháp luật không quy định độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn mà chỉ phụ thuộc vào việc tác giả đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn, tạo hoặc cải tạo các giống cây hoang dại để tạo ra giống cây trồng. - Chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng: Là tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển nhượng, thừa kế có quyềm sở hữu hợp pháp giống cây trồng. Chủ văn bằng bảo hộ gồm các chủ thể sau đây: + Chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng là cá nhân chọn, tạo giống cây trồng bằng công sức và nguồn tài chính của mình thì cá nhân đó có quyền nộp đơn yêu cu cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ được cấp. Sự độc lập của cá nhân trong việc chọn, tạo ra giống cây trồng mà không phụ thuộc vào mối quan hệ hành chính hoặc không phụ thuộc vào nguồn tài chính được cấp trong việc chọn, tạo giống để tạo giống cây trồng, là chủ văn bằng bảo hộ được cấp. + Chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng là người được thừa kế hợp pháp quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng, trong thời hạn văn bằng bảo hộ vẫn còn hiệu lực pháp luật. + Tổ chức chọn, tạo giống cây trồng bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc bằng nguồn vốn tự có thì tổ chức đó là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng. + Tổ chức giao nhiệm vụ cho cá nhân thực hiện nhiệm vụ chọn, tạo giống cây trồng thì tổ chức đó là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ của giống cây trồng do cá nhân phụ thuộc vào tổ chức tạo ra. Ngoài ra, giống cây trồng được chọn, tạo ra theo hợp đồng hợp tác giữa các bên thì bên thuê người tạo giống cây trồng có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ và khi văn bằng bảo hộ được cấp thì bên này là chủ sở hữu văn bằng bản hộ giống cây trồng nếu trong hợp đồng hợp tác không có thoả thuận khác. 2.2. Nội dung quyền đối với giống cây trồng 2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng Tác giả giống cây trồng là người trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc chọn, tạo hoặc phát triển giống cây trồng. Tác giả giống cây trồng có các quyền nhân thân và quyền tài sản sau: - Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng; - Nhận thù lao từ chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng. Mức thù lao được xác định theo các phương thức thoả thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng. Trong trường hợp không thoả thuận được, mức thù lao được trả chi tác giả là 30% số tiền thu được hoặc trả theo quy chế chi tiêu nội bộ nếu giống cây trông được tạo ra hoặc phát triển bằng ngân sách nhà nước. Ngoài ra, tác giả giống cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ. 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng 63 - Chủ bằng bảo hộ có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ: Sản xuất hoặc nhân giống; Chế biến nhằm mục đích nhân giống; Chào hàng; Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; Xuất khẩu; Nhập khẩu; Lưu giữ để thực hiện các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này. Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Điều 188 của Luật này. Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. - Chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau đây: Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thoả thuận; trường hợp không có thoả thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật; Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định; Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định. Về nguyên tắc, quyền đối với giống cây trồng chỉ được xác lập khi người có quyền đăng ký đã thực hiện thủ tục đăng ký và đã được cấp bằng bảo hộ. Tuy nhiên, do thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp giống cây trồng đang được đăng ký bảo hộ nhưng chưa được cấp bằng đã bị người khác sử dụng nên Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định về quyền tạm thời đối với giống cây trồng để bảo vệ quyền lợi cho chủ thể đã nộp đơn. Điều 189 Lụât sở hữu trí tuệ năm 2005 đã quy định như sau: Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này. Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày mà đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng 64 được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng. 2.2.3. Giới hạn quyền đối với giống cây trồng. Ngoài sự độc quyền của chủ bằng bảo hộ, giống cây trồng được chọn tạo, phát hiện và phát triển còn hướng tới mục đích chung nhất là được sử dụng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong ngành trồng trọt. Do vậy các chủ thể có quyền thực hiện các hành vi sau đây đối với giống cây trồng đang được bảo hộ - Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại; - Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích lai tạo để nghiên cứu khoa học; - Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng mới khác biệt với giống cây trồng đã được bảo hộ; - Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình. Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0004_p2_52.pdf
Tài liệu liên quan