Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng

 Đường giới hạn ngân sách đại diện cho khả năng

chọn lựa của người tiêu dùng như thế nào?

 Đường cong bàng quan đại diện cho sở thích của

người tiêu dùng ra sao?

 Những yếu tố nào xác định sự phân bổ nguồn lực

giữa 2 loại hàng hóa?

 Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng giải thích

cách thức ra quyết định như thế nào? Ví dụ như tiết

kiệm hay lao động?

pdf27 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng The theory of consumer choice 1 Nội dung tìm hiểu  Đường giới hạn ngân sách đại diện cho khả năng chọn lựa của người tiêu dùng như thế nào?  Đường cong bàng quan đại diện cho sở thích của người tiêu dùng ra sao?  Những yếu tố nào xác định sự phân bổ nguồn lực giữa 2 loại hàng hóa?  Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng giải thích cách thức ra quyết định như thế nào? Ví dụ như tiết kiệm hay lao động? 2 2 Giới thiệu  Nhớ lại một trong Mười Nguyên lý Kinh tế học: con người đối mặt với sự đánh đổi.  Mua thêm một hàng hóa này sẽ làm giảm một phần thu nhập cho hàng hóa khác.  Làm việc nhiều hơn sẽ có thu nhập cao hơn và chi tiêu nhiều hơn, nhưng cũng ít thời gian giải trí hơn.  Giảm tiết kiệm cho phép chi tiêu nhiều hơn ngày hôm nay nhưng ít hơn trong tương lai  Chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu xem người tiêu dùng ra quyết định chọn lựa những vấn đề tương tự như thế nào. 3 Giới hạn ngân sách: khả năng mua hàng của người tiêu dùng  2 hàng hóa: pizza và pepsi  Gói chi tiêu: sự kết hợp các loại hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua, ví dụ như 40 bánh pizza và 300 lon pepsi.  Giới hạn ngân sách: Sự giới hạn những gói hàng hoá mà người tiêu dùng có khả năng chi trả.  Nếu người tiêu dùng có thu nhập $1000, giá pizza là $10/bánh và giá pepsi là $2/lon.  Nếu dùng hết thu nhập để mua pizza, anh ta mua bao nhiêu bánh? Nếu dùng hết thu nhập để mua pepsi, anh ta mua bao nhiêu lon?  Nếu anh ta chi $400 cho pizza, anh ta sẽ mua bao nhiêu bánh pizza và bao nhiêu lon pepsi? 4 3 Giới hạn ngân sách  C (40, 300)  D (60, 200)  Đánh đổi: 20 pizza ~ 100 pepsi 1 pizza ~ 5 pepsi  Độ dốc = -5 0 100 200 300 400 500 0 20 40 60 80 100 Pizza Pepsi D C 5 Độ dốc của đường ràng buộc ngân sách  Độ dốc của đường ràng buộc ngân sách bằng với  Tỉ lệ trao đổi giữa 2 hàng hóa  Chi phí cơ hội của hàng hóa này tính theo đơn vị hàng hóa khác  Mức giá tương đối của 2 hàng hóa giá của pizza giá của pepsi = $10 $2 =5 pepsi trên mỗi pizza 6 4 Giới hạn ngân sách Điều gì sẽ xảy ra nếu như  Thu nhập giảm xuống còn $800  Giá mỗi lon pepsi tăng lên thành $4/lon 0 100 200 300 400 500 0 20 40 60 80 100 Pizza Pepsi Thu nhập giảm làm đường ràng buộc ngân sách dịch chuyển vào bên trong Tăng giá của một hàng hóa làm đường ràng buộc ngân sách xoay vào bên trong 7 Sự ưa thích: Những gì mà người tiêu dùng muốn Số lượng pizza Số lượng pepsi 0 I1 I2 C B A D Đường bàng quan: Một đường thể hiện những gói hàng hoá mang đến cho người tiêu dùng mức thoả mãn tương đương 8 5 Sự ưa thích: Những gì mà người tiêu dùng muốn Tỉ lệ thay thế biên (MRS): Tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng trao đổi một hàng hoá này để lấy hàng hoá khác, cũng là độ dốc của đường bàng quan Số lượng pizza Số lượng pepsi 0 I1 I2 1 MRS C B A D 9 Bốn tính chất của đường bàng quan 1. Đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn các đường thấp 2. Những đường bàng quan có hướng dốc xuống Số lượng pizza Số lượng pepsi 0 I1 I2 C B A D 10 6 Bốn tính chất của đường bàng quan 3. Những đường bàng quan không cắt nhau Số lượng pizza Số lượng pepsi 0 C A B Nếu chúng cắt nhau, người tiêu dùng có mức độ thỏa mãn tại điểm A và C là như nhau. 11 Bốn tính chất của đường bàng quan 4. Những đường bàng quan có dạng lõm vào trong Số lượng pizza Số lượng pepsi 0 con người thường sẵn lòng trao đổi hàng hoá mà họ có nhiều và ít sẵn lòng đánh đổi hàng hoá mà họ có ít hơn 8 3 A 3 7 B 1 MRS = 6 1 MRS = 1 4 6 14 2 12 7 Trường hợp đặc biệt của đường bàng quan số đồng 10 cent 0 số đồng 5 cent I1 I2 I3 3 6 2 4 1 2 Thay thế hoàn hảo: Hai hàng hoá với những đường bàng quan dạng thẳng, MRS cố định Ví dụ: đồng 5 cent và đồng 10 cent Người tiêu dùng luôn sẵn lòng đổi hai đồng 5 cent lấy 1 đồng 10 cent 13 Trường hợp đặc biệt của đường bàng quan Giày phải 0 Giày trái I1 I2 7 7 5 5 Bổ sung hoàn hảo: Hai hàng hoá với những đường bàng quan vuông góc Ví dụ: giày trái và giày phải {7 chiếc giày trái, 5 chiếc giày phải} cũng có giá trị như là {5 chiếc giày trái, 5 chiếc giày phải} 14 8 Tối ưu hoá: người tiêu dùng sẽ chọn gì  Người tiêu dùng muốn có được sự kết hợp tốt nhất có thể giữa hai hàng hoá nằm trên đường bàng quan cao nhất có được.  Nhưng bị giới hạn trong phạm vi ngân sách: ở dưới hoặc nằm trên đường ràng buộc ngân sách  Kết hợp đường bàng quan và đường ràng buộc ngân sách để xác định sự lựa chọn tối ưu: điểm tiếp tuyến giữa đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách. 15 Tối ưu hoá: người tiêu dùng sẽ chọn gì Pizza Pepsi 0 Đường ngân sách I1 I2 I3 Điểm tối ưu A B Người tiêu dùng lựa chọn điểm thuộc đường ngân sách và nằm trên đường bàng quan cao nhất. tại điểm tối ưu này, MRS bằng với giá tương đối của hai hàng hóa: Đường bàng quan và đường ngân sách có cùng độ dốc. 16 9 Tác động của thay đổi trong thu nhập lên hành vi người tiêu dùng Pizza Pepsi 0 Đường ngân sách mới I1 I2 2. …làm tăng tiêu dùng pizza… 3. …và làm tăng tiêu dùng Pepsi Đường ngân sách ban đầu 1. Sự tăng lên trong thu nhập dịch chuyển đường ngân sách ra ngoài… Điểm tối ưu ban đầu Điểm tối ưu mới 17 Tác động của thay đổi trong thu nhập lên hành vi người tiêu dùng  Một sự tăng lên trong thu nhập làm tăng lượng cầu đối với hàng hóa thông thường và làm giảm lượng cầu hàng hóa thứ cấp.  Quay lại ví dụ trước, nếu pizza là hàng hóa thông thường và pepsi là hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng, điều gì sẽ xảy ra? 18 10 Tác động của thay đổi trong thu nhập lên hành vi người tiêu dùng Pizza Pepsi 0 Đường ngân sách ban đầu Đường ngân sách mới I1 I2 1. Sự tăng lên trong thu nhập dịch chuyển đường ngân sách ra ngoài… 3. …nhưng làm giảm tiêu dùng Pepsi (hàng hóa thứ cấp) 2. …làm tăng tiêu dùng pizza (hàng hóa thông thường)… Điểm tối ưu ban đầu Điểm tối ưu mới 19 Tác động của thay đổi giá lên hành vi người tiêu dùng Pizza Pepsi 0 1,000 D 500 B 100 A I1 I2 Điểm tối ưu ban đầu Đường ngân sách mới Đường ngân sách ban đầu 1. Sự giảm xuống trong mức giá của Pepsi xoay đường ngân sách ra ngoài… 3. …và làm tăng tiêu dùng Pepsi 2. …làm giảm tiêu dùng pizza… Điểm tối ưu mới 20 11 Tác động thu nhập và tác động thay thế Sự thay đổi giá cả của một hàng hoá có sự tác động lên quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu, được chia thành hai phần:  Tác động thu nhập: Pepsi rẻ hơn, thu nhập có sức mua lớn hơn, một cách tương đối, người tiêu dùng giàu hơn trước, nên có thể đạt được một đường bàng quan cao hơn.  Tác động thay thế: Giá pepsi giảm, pizza đắt lên một cách tương đối so với pepsi, người tiêu dùng mua ít pizza và nhiều pepsi hơn, MRS tăng lên 21 Tác động thu nhập và tác động thay thế Pizza Pepsi 0 I1 I2 A Điểm tối ưu ban đầu Đường ngân sách mới Đường ngân sách ban đầu Tác động thay thế Tác động thay thế Tác động thu nhập Tác động thu nhập B C Điểm tối ưu mới Tác động thay thế - sự di chuyển dọc theo một đường bàng quan cho đến một điểm có tỷ lệ thay thế biên khác – được biểu diễn ở đây bằng sự thay đổi từ A đến B dọc theo đường bàng quan I1 Tác động thu nhập – sự di chuyển đến một đường bàng quan cao hơn – được diễn tả ở đây bằng sự thay đổi từ điểm B trên đường bàng quan I1 đến điểm C trên đường bàng quan I2 22 12 Tác động thu nhập và tác động thay thế Hàng hóa Tác động thu nhập Tác động thay thế Tổng tác động Pepsi Người tiêu dùng trở nên giàu có hơn và mua nhiều pepsi hơn Pepsi trở nên rẻ hơn một cách tương đối, người tiêu dùng mua nhiều pepsi hơn Tác động thu nhập và tác động thay thế xảy ra cùng chiều, người tiêu dùng mua nhiều pepsi hơn Pizza Người tiêu dùng trở nên giàu có hơn và mua nhiều pizza hơn Pizza trở nên đắt hơn một cách tương đối, người tiêu dùng mua ít pizza hơn Tác động thu nhập và tác động thay thế xảy ra ngược chiều, tổng tác động lên tiêu dùng pizza là không rõ ràng 23 Bài tập thực hành  Giả sử có 2 loại hàng hóa: Máy vi tính và phần mềm tin học văn phòng.  Nếu như giá máy vi tính giảm, hãy xác định tác động lên cầu của người tiêu dùng đối với 2 hàng hóa trên nếu như:  Tác động thu nhập > tác động thay thế  Tác động thu nhập < tác động thay thế  Trường hợp nào có khả năng xảy ra cao hơn? 24 13 Tác động thu nhập và tác động thay thế  Tác động thay thế rất lớn khi hàng hóa rất dễ dàng thay thế cho nhau  Nếu như pepsi giảm giá, những người không thấy sự khác biệt giữa việc chọn pepsi hay coca-cola hầu hết sẽ mua pepsi.  Tác động thay thế rất nhỏ khi hàng hóa gần như là bổ sung hoàn hảo.  Nếu phần mềm trở nên mắc hơn tương đối so với máy vi tính, người ta thường có xu hướng mua ít phần mềm hơn và sử dụng số tiền tiết kiệm được để mua thêm máy tính. 25 Xây dựng đường cầu  Đường cầu biểu diễn lượng cầu của một hàng hoá ở những mức giá xác định, là sự tổng hợp các quyết định tối ưu bắt nguồn từ sự ràng buộc ngân sách và đường bàng quan của người tiêu dùng. Pizza 0 Cầu (a) Điểm tối ưu của người tiêu dùng ’ Số lượng pepsi 0 Giá pepsi (b) Đường cầu của Pepsi Pepsi 250 $2 A 750 1 B I1 I2 Đường ngân sách mới Đường ngân sách ban đầu 750 B 250 A 26 14 Ứng dụng 1: Liệu mọi đường cầu đều dốc xuống?  Có phải tất cả các hàng hóa đều tuân theo luật cầu?  Giả sử có 2 hàng hóa: khoai tây và thịt. Khoai tây là hàng hóa thứ cấp.  Nếu giá khoai tây tăng lên,  Tác động thay thế: mua ít khoai tây hơn.  Tác động thu nhập: mua nhiều khoai tây hơn.  Nếu tác động thu nhập > tác động thay thế, khoai tây được xem là hàng hóa Giffen, hàng hóa mà khi giá tăng làm lượng cầu tăng theo. Đường cầu hàng hóa Giffen dốc lên. 27 Ứng dụng 1: Hàng hoá Giffen Thịt Khoai tây 0 I2 I1 Đường ngân sách ban đầu Đường ngân sách mới D A B 2. …làm tăng tiêu dùng khoai tây nếu khoai tây là hàng hóa Giffen Điểm tối ưu với mức giá khoai tây thấp Điểm tối ưu với mức giá khoai tây cao E C 1. Mức giá khoai tây tăng làm dịch chuyển đường ngân sách xoay vào trong… 28 15 Ứng dụng 2: Các mức lương ảnh hưởng đến cung lao động như thế nào?  Đường ngân sách: phân bổ thời gian  Thể hiện sự đánh đổi giữa tiêu dùng và thời gian giải trí nhàn rỗi.  Phụ thuộc vào tổng quỹ thời gian mà người ta có được để phân bổ giữa làm việc và tiêu khiển.  Giá tương đối của 1 giờ tiêu khiển là lượng tiêu dùng có thể mua được tương ứng với tiền lương 1 giờ lao động.  Đường bàng quan:  Biểu thị sự ưa thích đối với tiêu dùng và thời gian nghỉ ngơi. Nguyên tắc: tìm sự kết hợp của tiêu dùng và thời gian rảnh rỗi trên đường bàng quan cao nhất có được. 29 Ứng dụng 2: Tiền lương và cung lao động Số giờ tiêu khiển 0 Tiêu dùng $5,000 100 I3 I2 I1 Điểm tối ưu 2,000 60 Tại điểm tối ưu, MRS giữa tiêu khiển và tiêu dùng bằng với tiền lương 30 16 Ứng dụng 2: Tiền lương và cung lao động  Tiền công tăng lên có 2 tác động đển số lượng cung ứng lao động tối ưu  Tác động thay thế: tiền lương cao hơn làm cho việc tiêu khiển trở nên mắc hơn một cách tương đối so với tiều dùng, người ta tiêu khiển ít lại, hay lượng cung lao động tăng lên.  Tác động thu nhập: tiền lương cao hơn, người ta có đủ khả năng để tiêu dùng thêm cả 2 loại “hàng hóa” này, tiêu khiển tăng lên cũng đồng nghĩa với lượng cung lao động giảm đi. 31 Ứng dụng 2: Tiền lương và cung lao động Số giờ tiêu khiển Tiêu dùng (a) Với một người có những sự ưa thích sau… Số giờ lao động Tiền lương …đường cung lao động sẽ dốc lên. I1 I2 BC2 BC1 2. …số giờ tiêu khiển giảm… 3. …số giờ lao động tăng… 1. Khi tiền lương tăng… Cung lao động 0 0 Tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập, lượng cung lao động tăng lên khi tiền lương tăng. 32 17 Ứng dụng 2: Tiền lương và cung lao động 0 (a) Với một người có những sự ưa thích sau… 0 …đường cung lao động sẽ nghiêng về phía sau. I1 I2 BC2 BC1 1. Khi tiền lương tăng… 2. …số giờ tiêu khiển tăng… 3. …số giờ lao động giảm… Cung Lao động Tiêu dùng Tiền lương Số giờ tiêu khiển Số giờ lao động Tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập, lượng cung lao động giảm đi khi tiền lương tăng lên. 33 Tình huống thực tế  Nhiều tình huống cho thấy tác động thu nhập đối với lao động rất lớn:  Hơn 100 năm qua, tiến bộ kỹ thuật đã tăng cầu lao động và tiền lương thực tế.  Thời gian làm việc giảm từ 6 ngày/tuần xuống 5 ngày/tuần.  Khi một người trúng vé số hay nhận tiền thừa kế, tiền lương của anh ta không thay đổi nên không có tác động thay thế.  Nhưng những người này có xu hướng làm việc ít hơn sau đó, cho thấy có một tác động thu nhập rất mạnh. 34 18 Ứng dụng 3: Lãi suất tác động lên tiết kiệm của hộ gia đình như thế nào?  Giả sử cuộc đời 1 người được chia làm 2 giai đoạn:  Giai đoạn 1: còn trẻ, đi làm, kiếm được $100,000 Chi tiêu giai đoạn 1 = $100,000 – tiết kiệm  Giai đoạn 2: lúc già, nghỉ hưu Chi tiêu giai đoạn 2 = tiết kiệm giai đoạn 1 + tiền lãi tiết kiệm  Mức lãi suất thể hiện mức giá tương đối của hai hàng hoá: “tiêu dùng lúc trẻ” và “tiêu dùng khi già”.  Câu hỏi: lãi suất tác động đến tiết kiệm của các hộ gia đình như thế nào? 35 Ứng dụng 3: Lãi suất và tiết kiệm Tiêu dùng lúc trẻ 0 Tiêu dùng khi già $110,000 100,000 I3 I2 I1 Đường ngân sách 55,000 $50,000 Điểm tối ưu Đường ngân sách với lãi suất 10% Tại điểm tối ưu, MRS giữa tiêu dùng hiện tại và tương lai bằng với lãi suất. 36 19 Ứng dụng 3: Lãi suất và tiết kiệm  Nếu lãi suất tăng lên, tác động thu nhập và tác động thay thế lên tiêu dùng hiện tại, tiêu dùng tương lai, và tiết kiệm như thế nào?  Tác động thay thế: Tiêu dùng hiện tại giảm, tiết kiệm tăng và tiêu dùng tương lai tăng.  Tác động thu nhập: có thêm năng lực tài chính để tiêu dùng nhiều hơn cả trong hiện tại và tương lai, tiết kiệm giảm.  Do đó, tăng lãi suất có thể khuyến khích làm tăng hoặc làm giảm tiết kiệm 37 Ứng dụng 3: Lãi suất và tiết kiệm 0 (a) Lãi suất tăng làm tăng tiết kiệm (b) Lãi suất tăng làm giảm tiết kiệm Tiêu dùng khi già I1 I2 BC1 BC2 0 I1 I2 BC1 BC2 Tiêu dùng khi già Tiêu dùng lúc trẻ 1. Lãi suất cao hơn khiến đường ngân sách xoay ra ngoài… 1. Lãi suất cao hơn khiến đường ngân sách xoay ra ngoài… 2…kết quả là chi tiêu khi còn trẻ thấp hơn, tiết kiệm nhiều hơn 2…kết quả là chi tiêu khi còn trẻ cao hơn, tiết kiệm ít hơn Tiêu dùng lúc trẻ Tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập, tiết kiệm tăng Tác động thay thế nhỏ hơn tác động thu nhập, tiết kiệm giảm 38 20 Kết luận: Con người có thực sự nghĩ theo hướng này không?  Hầu hết mọi người không bỏ công ra ngồi vẽ đường ngân sách, đường bàng quan để ra quyết định.  Nhưng họ cố gắng chọn lựa các quyết định để tối đa hóa độ thõa mãn trong giới hạn nguồn lực của mình.  Lý thuyết chỉ là một cách ẩn dụ cho các phương thức ra quyết định của người tiêu dùng, vì nó giải thích khá tốt cho hành vi tiêu dùng trong nhiều tình huống, tạo nền tảng giúp cho các phân tích kinh tế nâng cao. 39 Tóm tắt  Đường ràng buộc ngân sách của một người tiêu dùng thể hiện những sự kết hợp có thể có của những hàng hoá mà anh ta có thể mua với một thu nhập và những mức giá cả hàng hoá cho trước. Độ dốc của đường ràng buộc ngân sách bằng với mức giá tương đối của các hàng hoá.  Khi thu nhập tăng lên, đường ràng buộc ngân sách dịch chuyển ra ngoài (và ngược lại). Thay đổi giá của 1 hàng hóa nào đó sẽ làm xoay đường ràng buộc ngân sách. 40 21 Tóm tắt  Những đường bàng quan của người tiêu dùng thể hiện những sự ưa thích của người đó. Một đường bàng quan thể hiện những gói hàng hoá khác nhau có thể khiến người tiêu dùng có cùng 1 mức độ hạnh phúc như nhau. Những điểm trên những đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn những điểm trên các đường thấp hơn.  Độ dốc của một đường bàng quan tại mỗi điểm chính là tỷ lệ thay thế biên của người tiêu dùng (MRS) – tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi một hàng hóa này để lấy hàng hoá khác. 41 Tóm tắt  Người tiêu dùng tối ưu hoá bằng cách chọn điểm trên đường ràng buộc ngân sách của mình sao cho điểm đó nằm trên đường bàng quan cao nhất có thể đạt được. Tại điểm này, độ dốc của đường bàng quan (tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hoá) bằng với độ dốc của đường ràng buộc ngân sách (mức giá tương đối của các hàng hoá). 42 22 Tóm tắt  Khi giá một hàng hoá nào đó giảm, tác động lên hành vi của người tiêu dùng có thể được chia ra làm 2 tác động: tác động thu nhập và tác động thay thế.  Tác động thu nhập là sự thay đổi trong tiêu dùng xuất hiện bởi một mức giá thấp hơn khiến người tiêu dùng trở nên sung túc hơn.  Tác động thay thế là sự thay đổi trong tiêu dùng xuất hiện bởi một sự thay đổi giá khuyến khích sự tiêu dùng nhiều hơn đối với hàng hoá trở nên rẻ hơn một cách tương đối. 43 Tóm tắt  Tác động thu nhập được phản ánh trong sự di chuyển từ một đường bàng quan thấp hơn đến một đường bàng quan cao hơn trong khi tác động thay thế được phản ánh bằng một sự di chuyển dọc theo đường bàng quan tới một điểm với độ dốc khác.  Lý thuyết hành vi người tiêu dùng có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp. Nó giải thích tại sao những đường cầu có thể một lúc nào đó dốc lên, tại sao những mức lương cao hơn có thể làm tăng hoặc làm giảm lượng cung lao động, và tại sao những mức lãi suất cao hơn có thể làm tăng nhưng cũng có thể làm giảm tiết kiệm. 44 23 Minh họa bằng toán học By mathematics 45 Giới hạn ngân sách  Thu nhập: I  Giá 2 hàng hóa X và Y: 𝑃𝑥, 𝑃𝑦  Giới hạn ngân sách: 𝑥𝑃𝑥 + 𝑦𝑃𝑦 ≤ 𝐼  Đường ngân sách: 𝑥𝑃𝑥 + 𝑦𝑃𝑦 = 𝐼 𝑌 = 𝐼 𝑃𝑌 − 𝑃𝑋 𝑃𝑌 𝑥  Khi thay đổi lượng hàng hóa tiêu dùng: 𝑃𝑥 𝑥 + ∆𝑥 + 𝑃𝑦 𝑦 + ∆𝑦 = 𝐼  Độ dốc: chi phí cơ hội ∆𝑦 ∆𝑥 = − 𝑝𝑥 𝑝𝑦 46 24 Tỉ lệ thay thế biên  Tỉ lệ thay thế biên: số lượng hàng hóa tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng đánh đổi để lấy 1 đơn vị hàng hóa khác mà vẫn không làm thay đổi mức độ thỏa dụng.  Tỉ lệ thay thế biên = độ dốc của đường bàng quan  Dọc theo đường bàng quan, tỉ lệ thay thế biên giảm dần. 47 Đô thỏa dụng & hàm thỏa dụng  Độ thỏa dụng: Điểm số đại diện cho sự hài lòng mà người tiêu dùng nhận được từ một gói hàng hóa nhất định trên thị trường.  Hàm thỏa dụng: công thức chỉ định độ thỏa dụng của một gói hàng hóa nào đó.  Hàm hữu dụng được thể hiện bằng một tập các đường bàng quan, mỗi đường có một mức độ thỏa dụng quy đổi ra số tương ứng. 48 25 Đô thỏa dụng & hàm thỏa dụng  Ví dụ: 𝑈 𝐹, 𝐶 = 𝐹𝐶  Thỏa dụng theo thứ tự và thỏa dụng theo số lượng:  Thỏa dụng theo thứ tự: xếp hạng các gói hàng hóa khác nhau theo thứ tự ưa thích.  Thỏa dụng theo số lượng: mô tả mức độ ưa thích giỏ hàng hóa này hơn giỏ kia bao nhiêu Gói U1 U2 A 2 20 B 3 15 C 1 45 49 Các dạng hàm thỏa dụng  Thay thế hoàn hảo: 𝑈 𝑥, 𝑦 = 𝑎𝑥 + 𝑏𝑦  Bổ sung hoàn hảo: 𝑈 𝑥, 𝑦 = min 𝑎𝑥, 𝑏𝑦  Hàm Cobb-Douglas: 𝑈 𝑥, 𝑦 = 𝑥𝑎𝑦𝑏  Khác: 𝑈 𝑥, 𝑦 = 𝑣 𝑥 + 𝑦  Thỏa dụng biên: 𝑀𝑈𝑥 = ∆𝑈 ∆𝑥  Trên đường bàng quan: 𝑀𝑈𝑥∆𝑥 + 𝑀𝑈𝑦∆𝑦 = ∆𝑈 = 0 𝑀𝑅𝑆 = ∆𝑦 ∆𝑥 = − 𝑀𝑈𝑥 𝑀𝑈𝑦 50 26 Lựa chọn của người tiêu dùng  Lựa chọn tiêu dùng tối ưu phải thỏa 2 điều kiện  Phải nằm trên đường ngân sách  Đem lại độ thỏa dụng cao nhất.  Sự hài lòng đạt được mức độ cao nhất tại điểm: 𝑀𝑅𝑆 = − 𝑃𝑥 𝑃𝑦  Lợi ích biên: lợi ích khi tiêu dùng thêm 1 hàng hóa (MRS)  Chi phí biên: chi phí bỏ ra cho 1 đơn vị hàng hóa. 𝑀𝑈𝑥 𝑃𝑥 = 𝑀𝑈𝑦 𝑃𝑦 51 Lựa chọn của người tiêu dùng  𝑃𝑥 = 1, 𝑃𝑌 = 2, 𝐼 = 80 𝑈 𝑥, 𝑦 = 𝑥0.5𝑦0.5  𝑀𝑈𝑥 𝑀𝑈𝑦 = 𝑃𝑥 𝑃𝑦 ↔ 𝑦 𝑥 = 1 2  → 𝑥 = 2𝑦  𝑥𝑃𝑥 + 𝑦𝑃𝑦 = 𝐼  𝑥 = 40, 𝑦 = 20 52 27 Giải pháp góc (corner solution)  Giải pháp góc là tình huống mà tỉ lệ thay thế biên (MRS) của gói hàng hóa được chọn không bằng với độ dốc của đường ngân sách  Ví dụ: 𝑀𝑈𝑋 𝑃𝑥 > 𝑀𝑈𝑦 𝑃𝑦 𝑦 = 0, 𝑥 = 𝐼 𝑃𝑥 53 Đường cầu người tiêu dùng  Hàm cầu: thể hiện mối liên hệ giữa lựa chọn tối ưu (lượng cầu) với các mức giá và thu nhập khác nhau.  𝑥 = 𝑋(𝑃𝑥, 𝑃𝑦, 𝐼) 𝑦 = 𝑌(𝑃𝑥, 𝑃𝑦, 𝐼)  Ví dụ: Hàm Cobb-Douglas 𝑈 𝑥, 𝑦 = 𝑥𝑎𝑦𝑏 𝑀𝑈𝑥 = 𝑎𝑥 𝑎−1𝑦𝑏 𝑀𝑈𝑦 = 𝑏𝑥 𝑎𝑦𝑏−1 𝑀𝑈𝑥 𝑀𝑈𝑦 = 𝑎𝑦 𝑏𝑥 = 𝑃𝑥 𝑃𝑦 → 𝑦 = 𝑏𝑥𝑃𝑥 𝑎𝑃𝑦 𝑥𝑃𝑥 + 𝑦𝑃𝑦 = 𝐼 → 𝑥𝑃𝑥 + 𝑏𝑥𝑃𝑥 𝑎 = 𝑥𝑃𝑥 𝑎 + 𝑏 𝑎 = 𝐼 𝑥 = 𝑎 𝑎 + 𝑏 𝐼 𝑃𝑥 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_lua_chon_cua_nguoi_tieu_dung_3785.pdf