Mặt khách quan của tội phạm

Khái niệm

2. Hành vi khách quan của tội phạm

3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

4. Vấn đề quan hệ nhân quả

5. Những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan

 

ppt39 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Mặt khách quan của tội phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Ngọc Lan TrangNỘI DUNG1. Khái niệm2. Hành vi khách quan của tội phạm3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội4. Vấn đề quan hệ nhân quả5. Những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan1. Khái niệmMặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. 1. Khái niệm Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan:Hành vi nguy hiểm Hậu quả nguy hiểmMối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quảCác dấu hiệu bên ngoài khác: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, thủ đoạn1. Khái niệmÝ nghĩa: Định tộiĐịnh khung hình phạtXác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHSXác định mặt chủ quan của tội phạm2. Hành vi khách quan của tội phạm 1. Khái niệm 2. Các hình thức thể hiện hành vi khách quan 3. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan2.1. Khái niệmHành vi khách quan của tội phạm là những xử sự của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.Hành vi khách quan là yếu tố quan trọng nhất của mặt khách quan2.1. Khái niệmĐặc điểm:Tính nguy hiểm cho xã hộiHoạt động có ý thức và có ý chí của con ngườiHành vi trái pháp luật hình sự2.1. Khái niệmTính nguy hiểm cho xã hội- Thể hiện: gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạmĐiều 8 BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”.2.1. Khái niệmHoạt động có ý thức và có ý chí của con ngườiBiểu hiện của con người chỉ được coi là hành vi khi nó có sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của ý chí Biểu hiện của con người trên thực tế tuy có gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đựơc luật hình sự bảo vệ nhưng không có sự kiểm soát của ý thức và ý chí thì không thể xem đó là hành vi khách quan. 2.1. Khái niệmHoạt động có ý thức và có ý chí của con ngườiCác biểu hiện không được coi là “hành vi” phạm tội:- Biểu hiện của người không có chủ định- Biểu hiện của người trong tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi2.1. Khái niệmHoạt động có ý thức và có ý chí của con người- Biểu hiện trong tình trạng bất khả kháng- Biểu hiện trong tình trạng bị cưỡng bức+ Cưỡng bức tinh thần+ Cưỡng bức thân thểthuCưỡng bức tinh thầnMột người phải làm hoặc không là một việc gây thiệt hại cho XH do bị người khác cưỡng ép bằng những thủ đoạn đe dọa+ Người bị cưỡng bức chưa hoàn toàn tê liệt ý chí, vẫn có thể lựa chọn xử sự khác  biểu hiện vẫn bị coi là hành vi+ Người bị cưỡng bức hoàn toàn tê liệt ý chí, không còn sự lựa chọn  biểu hiện không bị coi là hành vithuCưỡng bức thân thểMột người gây ra thiệt hại cho XH do bị người khác tác động vào thân thể+ Người bị cưỡng bức không kiểm soát được ý thức+ Người bị cưỡng bức không điều khiển được ý chíBiểu hiện không bị coi là hành vi2.1. Khái niệmHoạt động có ý thức và có ý chí của con ngườiMức độ kiểm soát của ý thức và ý chíMức độ TNHS1. Hành vi hoàn toàn có sự kiểm soátTNHS trọn vẹn2. Hành vi có sự kiểm soát ở mức độ hạn chếTNHS hạn chế3. Biểu hiện nằm ngoài sự kiểm soátKhông chịu TNHS2.1. Khái niệmHành vi trái pháp luật hình sựHành vi bị BLHS cấm và quy định hành vi đó là tội phạmĐiều 2 BLHS: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”.2.1. Khái niệmMột xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm nếu thỏa mãn cả 3 đặc điểm: - tính nguy hiểm cho xã hội- có sự kiểm soát của ý thức và ý chí của con người- trái pháp luật hình sự2.2. Hình thức thể hiện của hành vi1. Hành động phạm tội2. Không hành động phạm tội2.2.1. Hành động phạm tộiHình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể đã làm một việc bị pháp luật cấm. 2.2.2. Không hành động phạm tộiHình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện. 2.2.2. Không hành động phạm tộiĐiều kiện:- Có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện một công việc nhất định trên cơ sở:+ quy định của pháp luật+ quyết định của cơ quan nhà nước+ quy định chức năng nghề nghiệp- Có đủ khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ 2.3. Các dạng cấu trúc đặc biệtTội ghépTội kéo dàiTội liên tục2.3. Các dạng cấu trúc đặc biệtTội ghép: hành vi khách quan được hình thành từ nhiều hành vi khác nhau, xảy ra đồng thời, xâm phạm các khách thể khác nhau.2.3. Các dạng cấu trúc đặc biệtTội kéo dài: hành vi khách quan diễn ra không gián đoạn trong một thời gian dài.2.3. Các dạng cấu trúc đặc biệtTội liên tục: hành vi khách quan có tính liên tục bao gồm nhiều hành vi cùng loại, xâm hại một quan hệ xã hội và cùng bị chi phối bởi một ý định phạm tội. Phân biệt tội liên tục với phạm tội nhiều lần2.3. Các dạng cấu trúc đặc biệtTội ghépTội kéo dàiTội liên tụcNhiều hành vi xảy ra đồng thờiMột hành vi diễn ra trong khoảng thời gian dàiNhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhauXâm phạm nhiều khách thể 1 khách thể 1 khách thể3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội 1. Khái niệm 2. Các loại hậu quả của tội phạm 3. Ý nghĩa 3.1. Khái niệm Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội. 3.2. Các loại hậu quả của tội phạm Thiệt hại về thể chất Thiệt hại về vật chất Thiệt hại phi vật chất3.2. Các loại hậu quả của tội phạm Thiệt hại về thể chất: sự biến đổi tình trạng bình thường của con người.Vd: hậu quả chết người, thương tích- Mức độ thiệt hại: số lượng người hoặc tỉ lệ % thương tật 3.2. Các loại hậu quả của tội phạm Thiệt hại về vật chất: sự biến đổi tình trạng bình thường của tài sản.Vd: tài sản bị mất, hư hỏng, bị sử dụng trái phép- Mức độ thiệt hại: trị giá tài sản quy ra tiền tại thời điểm tội phạm được thực hiện3.2. Các loại hậu quả của tội phạm Thiệt hại phi vật chất: không thể tính toán bằng các phương tiện đo lườngVd: danh dự, nhân phẩm, an ninh chính trị,- Mức độ thiệt hại: đánh giá tương đối qua hoạt động tư duy của con người3.3. Ý nghĩa Định tội Xác định giai đoạn phạm tội Định khung hình phạt và quyết định hình phạt4. Vấn đề quan hệ nhân quảMối liên hệ giữa hành vi khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hộihành vi khách quan hậu quả nguy hiểm nguyên nhân kết quả4. Vấn đề quan hệ nhân quảCăn cứ xác định:Hành vi phạm tội phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm về mặt thời gianMối quan hệ nội tại tất yếu+ quan hệ nội tại: hành vi chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả+ quan hệ tất yếu: hậu quả là sự hiện thực hóa khả năng thực tế của hành vi4. Vấn đề quan hệ nhân quảCác dạng mối quan hệ:Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: 1 hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quảQuan hệ nhân quả kép trực tiếp: nhiều hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp + mỗi hành vi đều có khả năng thực tế phát sinh hậu quả+ kết hợp những hành vi mới có khả năng thực tế phát sinh hậu quả5. Những biểu hiện khácPhương tiện phạm tộiPhương pháp, thủ đoạn phạm tộiThời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội5. Những biểu hiện khácPhương tiện phạm tội: đối tượng được sử dụng để thực hiện hành vi phạm tộiCông cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội: cách thức thực hiện hành vi phạm tội5. Những biểu hiện khácThời gian phạm tội: thời điểm cụ thể hoặc một khoảng thời gian nhất địnhĐịa điểm phạm tội: giới hạn lãnh thổ nhất định mà hành vi bắt đầu, diễn ra, kết thúc hoặc xảy ra hậu quả.Hoàn cảnh phạm tội: tình tiết khách quan, bối cảnh khi hành vi diễn ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlhs1_chuong_6_3471.ppt
Tài liệu liên quan