Mẹo thu thêm thuế chứng khoán?

Bỗng dưng bị thuế

Sơ ý "lăn chốt", NĐT này được mua 50.000 cổ phiếu V với giá

bằng mệnh giá. Tổng số tiền cần đóng là 500 triệu đồng không

quá lớn, tuy nhiên ông không có ý định đóng tiền thêm vào các

đợt phát hành, bởi hai lý do chính.

Thứ nhất, theo NĐT này, nhiều cổ phiếu đã giảm sâu, thị trường

có thể bật dậy bất cứ lúc nào, việc nắm giữ tiền mặt sẽ đảm bảo

vị thế chủ động trong giai đoạn hiện tại.

Thứ hai, sát hạn đăng ký cuối cùng, giá cổ phiếu V chỉ cao hơn

mệnh giá 2.500 đồng. Mức chênh lệch không lớn tạo để tạo ra sự

an toàn cần thiết trong khoảng "thời gian kỹ thuật" chờ cổ phiếu

phát hành thêm đưa vào giao dịch, giá cổ phiếu có thể về dưới

mệnh giá.

Trong lúc trà dư tửu hậu, biết NĐT có ý định không thực hiện

quyền mua, môi giới của CTCK thứ hai (CTCK đang là cổ đông

lớn của DN V) "gạ gẫm" NĐT này nhượng quyền. "Mẹo" của

CTCK này là sẽ bán ngay trên sàn số cổ phiếu V có sẵn, đúng

bằng số lượng sẽ mua theo quyền, nhằm hưởng chênh lệch giá.

Khi phát hiện ra ý định trên, NĐT nọ đã đàm phán để bán quyền

cho CTCK với giá 500 đồng/quyền, thu về 25 triệu đồng, thay vì

"cho không, biếu không" như ý định ban đầu. Cả hai đồng ý. Tuy

nhiên, khi thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền mua ở

CTCK thứ nhất, NĐT bất ngờ khi bị tính thuế 0,1% trên số tiền

500 triệu đồng.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mẹo thu thêm thuế chứng khoán?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẹo thu thêm thuế chứng khoán? Mới đây, một NĐT lớn ở TP. HCM đã phản ứng mạnh khi phát hiện ra CTCK H tính thuế 0,1% trên giá trị 50.000 cổ phiếu V mà ông chuyển nhượng quyền mua. Bỗng dưng bị thuế Sơ ý "lăn chốt", NĐT này được mua 50.000 cổ phiếu V với giá bằng mệnh giá. Tổng số tiền cần đóng là 500 triệu đồng không quá lớn, tuy nhiên ông không có ý định đóng tiền thêm vào các đợt phát hành, bởi hai lý do chính. Thứ nhất, theo NĐT này, nhiều cổ phiếu đã giảm sâu, thị trường có thể bật dậy bất cứ lúc nào, việc nắm giữ tiền mặt sẽ đảm bảo vị thế chủ động trong giai đoạn hiện tại. Thứ hai, sát hạn đăng ký cuối cùng, giá cổ phiếu V chỉ cao hơn mệnh giá 2.500 đồng. Mức chênh lệch không lớn tạo để tạo ra sự an toàn cần thiết trong khoảng "thời gian kỹ thuật" chờ cổ phiếu phát hành thêm đưa vào giao dịch, giá cổ phiếu có thể về dưới mệnh giá. Trong lúc trà dư tửu hậu, biết NĐT có ý định không thực hiện quyền mua, môi giới của CTCK thứ hai (CTCK đang là cổ đông lớn của DN V) "gạ gẫm" NĐT này nhượng quyền. "Mẹo" của CTCK này là sẽ bán ngay trên sàn số cổ phiếu V có sẵn, đúng bằng số lượng sẽ mua theo quyền, nhằm hưởng chênh lệch giá. Khi phát hiện ra ý định trên, NĐT nọ đã đàm phán để bán quyền cho CTCK với giá 500 đồng/quyền, thu về 25 triệu đồng, thay vì "cho không, biếu không" như ý định ban đầu. Cả hai đồng ý. Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền mua ở CTCK thứ nhất, NĐT bất ngờ khi bị tính thuế 0,1% trên số tiền 500 triệu đồng. 500.000 đồng đối với NĐT này chỉ là khoản lặt vặt, tiền trà nước, nhưng ông thấy không hợp lý nên đã thắc mắc. Giám đốc môi giới của CTCK H giải thích rằng, Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán định nghĩa: "Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm từ cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; đến quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua...". Do đó, chuyển nhượng quyền mua cũng bị tính thuế. Đại diện CTCK này phân trần, đây chỉ là nghĩa vụ thu hộ cơ quan thuế, chứ bản thân CTCK không hưởng lợi gì ngoài thêm công thêm việc. Bất cập Khi NĐT này to tiếng, tỏ ý không bằng lòng đã kéo theo sự chú ý của nhiều NĐT khác đang có mặt tại sàn CTCK H. Khi thông vấn đề, rất nhanh chóng, các NĐT đã chỉ ra điểm bất hợp lý trong giải thích của đại diện CTCK H. Theo các NĐT, việc chuyển nhượng quyền ngang giá không phát sinh thu nhập, việc CTCK áp thuế cho NĐT này là không hợp lý (dĩ nhiên, NĐT này đã giấu nhẹm khoản thu nhập 25 triệu đồng). Cuối cùng, đại diện CTCK H. và NĐT đạt được thỏa thuận "tạm treo" khoản thuế này để chờ ý kiến cơ quan chức năng. Sự việc tưởng chừng đơn giản, nhưng khá lý thú. ĐTCK đã trao đổi vấn đề này với một số CTCK lớn, kết quả là các giám đốc môi giới đều không chắc chắn về việc chuyển nhượng quyền mua có phải yêu cầu NĐT nộp thuế hay không. Điều này có thể khiến CTCK rắc rối với cơ quan thuế vào thời điểm cuối năm hoặc khiến CTCK H bỗng nhiên "khó xử" với chính khách hàng của mình vì sự "mau mắn". Nhân viên môi giới tại nhiều CTCK cho biết, thực tế hiện nay, khách hàng yêu cầu CTCK tiến hành các thủ tục chuyển nhượng quyền mua, nhưng việc thanh toán giữa các NĐT tương tự việc mua bán cổ phiếu OTC, diễn ra ngoài CTCK. Do đó, việc NĐT có thu nhập từ việc chuyển nhượng hay không thì CTCK không thể xác định hay kiểm soát được. Vì vậy, việc thu thuế chuyển nhượng quyền mua (nếu có) rất khó để áp dụng và khiến NĐT tâm phục khẩu phục. NĐT Trương Ngọc Hải: "Năm 2010 là năm thất bát của các NĐT chứng khoán. Trong các lĩnh vực khác như sản xuất nông lâm nghiệp, nếu gặp thiên tai địch họa thì nhà sản xuất cũng được miễn giảm thuế. Với lĩnh vực chứng khoán, NĐT đang thua lỗ, không được miễn giảm thuế, đã thế khi chuyển nhượng quyền mua, lẽ nào vẫn bắt NĐT chứng khoán vẫn phải nộp thuế?". Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK HSC: "Thực tế, tại HSC chúng tôi không thu thuế chứng khoán khi khách hàng chuyển nhượng quyền mua. Các văn bản hướng dẫn thuế thu nhập cá nhân trong lĩnh vực chứng khoán không thấy đề cập đến trường hợp này". Chuyên gia chứng khoán Huy Nam: "Không nên ‘diễn nôm’ các định nghĩa để áp thuế cho NĐT. Muốn tính thuế thu nhập cá nhân khi NĐT chuyển nhượng quyền mua, cần xác định thu nhập của NĐT. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, hầu hết việc chuyển nhượng quyền được thực hiện theo thỏa thuận tự phát giữa các NĐT, nên khoản lời lãi không dễ xác định. Điều này khác với TTCK các nước phát triển, quyền mua được xác định rõ bởi các tổ chức tài chính trung gian". Ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính: "Việc chuyển nhượng quyền mua không phát sinh thu nhập, nên NĐT không phải chịu thuế thu nhập chứng khoán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmeo_thu_them_thue_chung_khoan.pdf
Tài liệu liên quan