Một số bièn pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm

Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí

quan trọng đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, góp

phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân

cách học sinh. Qua đó bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá,

khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển

hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận

đơn giản. Góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh

hoạt sáng tạo.

pdf26 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Một số bièn pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( Nếu bán bị lỗ) Tiền vốn không thay đổi mà chỉ có tiền bán và tiền lãi thay đổi. - Có thể sử dụng các sơ đồ hay các mô hình để phân tích nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra đường lối để giải bài toán, tránh những sai sót không đáng có. - Sau khi học sinh đã nắm được ba dạng cơ bản của bài toán về tỉ số phần trăm giáo viên cần tổ chức cho học sinh luyện tập các bài toán tổng hợp cả ba dạng để củng cố cách giải, rèn kĩ năng và phân biệt sự khác nhau của ba dạng bài đó cho học sinh nắm chắc, không nhầm lẫn khi giải. 3.4. Hƣớng dẫn học sinh phân biệt các dạng toán. a. Phân biệt dạng 1 với dạng 2 và dạng 3: - Chỉ dạng 1 là yêu cầu tìm số phần trăm. - Các thuật ngữ thường gặp như: Tìm tỉ số phầm trăm ...? ... chiếm bao nhiêu phầm trăm? ... đạt bao nhiêu phần trăm? ... có bao nhiêu phần trăm? b. Phân biệt dạng 2 và dạng 3: - Nếu như hạn chế lớn nhất của học sinh là nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập này thì với hai giải pháp nêu trên đã giúp các em tự tin hơn khi giải toán. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 20 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m Thật vậy, theo cách thông thường học sinh làm như sau: Dạng 2 Dạng 3 Tìm giá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước. Tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó. Ví dụ: (Bài 2/Tr 77 – SGK) Một người bán 120 kg gạo, trong đó có 35% là gạo nếp. Hỏi người đó bán bao nhiêu ki- lô- gam gạo nếp? Ví dụ: ( Bài 2- tr 78 - SGK) Số học sinh hoàn thành tốt của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh? Tóm tắt: Tổng số gạo: 120 kg Nếp chiếm : 35% Nếp có : ? kg. Tóm tắt: Hoàn thành tốt : 552 học sinh Chiếm : 92% Toàn trường : ? học sinh Giải: Học sinh áp dụng bài tập mẫu như sau: Số gạo nếp là : 120 : 100 35 = 420 (kg) Đáp số : 420 kg. Thay vì như vậy, nhiều học sinh cứ nhầm lẫn thành: 120 : 35 100 Giải: Học sinh áp dụng bài tập mẫu như sau: Số học sinh toàn trường là: 552 : 92 100 = 600 (học sinh ) Đáp số: 600 học sinh. Thay vì như vậy, nhiều học sinh cứ nhầm lẫn thành: 552 : 100 92 Đây cũng là lỗi nhầm phổ biến ở các bài toán của 2 dạng này Cách làm mới là: Dạng 2 Dạng 3 Tóm tắt: Tổng: 120 kg tương ứng 100% ? kg tương ứng 1% (học sinh chưa nắm chắc làm thêm) Gạo nếp: ? kg tương ứng 35% Tóm tắt: Khá giỏi: 552 học sinh tương ứng 92% ? học sinh tương ứng 1% (học sinh chưa nắm chắc làm thêm) Cả trường: ? học sinh tương ứng 100% GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 21 Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m Hướng dẫn giải: Đã có số tương ứng với 100% nên số cần tìm là số tuơng ứng với 35% (Tìm 1% rồi tìm 35%). (120 : 100  35) hoặc( 120 35 : 100) Hướng dẫn giải: Chưa có số tương ứng với 100% nên số cần tìm là số ứng với 100% (Tìm 1% rồi tìm 100%). ( 552 : 92  100 ) hoặc( 552 100 : 92) Cách giải: Coi số gạo đem bán là 100 phần bằng nhau( hay 100%) thì số gạo nếp 35 phần như thế ( hay 35%) Giá trị 1 phần (hay 1% số gạo đem bán) là: 120 : 100 = 1,2 (kg). Số gạo nếp đã bán ( hay 35% số gạo đem bán ) là: 1,2  35 = 42(kg) Đáp số: 42kg gạo Cách giải: Coi số học sinh toàn trường là 100 phần bằng nhau ( hay 100%) thì số học sinh hoàn thành tốt là 92 phần như thế ( hay 92%) Giá trị 1 phần (hay 1% số học sinh của trường) là: 552: 92 = 6 (học sinh). Số học sinh toàn trường ( hay 100% số học sinh toàn trường) là: 6 100 = 600 (học sinh). Đáp số: 600 học sinh * Sau khi học sinh giải được bài toán, giáo viên sẽ hệ thống lại hai dạng toán ( dạng 2 và dạng 3) để cho học sinh thấy sự khác nhau cơ bản của hai dạng bài, vì học sinh hay lẫn lộn giữa nhân với 100 và chia cho 100 ở hai dạng này: Dạng 2 Dạng 3 Đều đi tìm số tương ứng số phần trăm nào đó thông qua bước rút về đơn vị (tìm giái trị của 1%) Tóm tắt: Số đã biết: tương ứng 100% Số cần tìm(?): tương ứng n% (n đã biết và n 100, hiếm khi n = 100%) Tóm tắt: Số đã biết: tương ứng n% Số cần tìm(?): tương ứng 100% (n đã biết và n 100 hiếm khi n= 100%) Giải: - Đi tìm số tương ứng số phần trăm có thể lớn hơn hoặc bé hơn 100% - Phép tính luôn chia cho 100 Giải: - Đi tìm số tương ứng số phần trăm bằng 100%. - Phép tính luôn nhân với 100 GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 22 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m - Trên đây là những giải pháp hướng dẫn học sinh giải toán về tỉ số phần trăm với ba dạng cơ bản. Các giải pháp này đã khắc phục được những lỗi cơ bản như: nhầm lẫn dạng toán, xác định nhầm phép tính, không xác định được dạng toán. - Mấu chốt của thành công trong giải toán theo các biện pháp này là phải xác định đúng được số tương ứng số phần trăm của nó. Ngay trong cách hướng dẫn ở từng dạng giáo viên cần làm rõ bước tìm 1% để học sinh hiểu cách xây dựng công thức tính và nhấn mạnh đó là bước rút về đơn vị. - Sau khi học sinh thành thạo giải toán các thao tác phân tích có thể rút gọn chủ yếu học sinh tự làm. Nắm vững ba dạng bài cơ bản này sẽ là cơ sở để học sinh vận dụng giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm trong chương trình. - Với những em do chưa tập trung chú ý dẫn đến giải nhầm thì giáo viên nhắc nhở, dành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ các em từng bài toán và cách tính. Giáo viên cũng có thể gây hứng thú và chú ý của học sinh bằng phương pháp trò chơi, nêu vấn đề hoặc bằng chính những đề toán mang tính thực tế hấp dẫn mà gần gũi. IV. KẾT QUẢ * Cuối học kì I năm học 2014- 2015, Sau khi luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm theo các biện pháp như trên, vào giữa tháng 1/ 2014, tôi tiến hành kiểm tra học sinh lớp 5C để lấy thông tin ngược như sau: Đề kiểm tra số 2 ( 40 phút) Bài 1: Một cửa hàng bán được lãi 20% so với giá bán. Hỏi giá mua của cửa hàng đó bằng bao nhiêu phần trăm so với giá bán? Bài 2: Trong dịp tết trường em dự định trồng 800 cây lấy gỗ, nhưng trường đã trồng được 1 200 cây. Hỏi trường đó thực hiện được bao nhiêu phần trăm và vượt mức bao nhiêu phần trăm? Bài 3: Bà Tư bán một chiếc áo được 108 000 đồng. Hỏi nếu sau khi giảm giá 10% thì giá chiếc áo cùng loại sẽ bán được bao nhiêu tiền? Bài 4: Một tấm vải sau khi giặt bị co mất 2% chiều dài ban đầu. Giặt xong tấm vải chỉ còn 24,5 m. Hỏi trước khi giặt tấm vải dài bao nhiêu? Kết quả thu được là: Tổng số bài Đúng 4 bài Sai 1 bài Sai 2 bài Sai 3- 4 bài Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 35 17 48,6% 14 40% 4 11,4% 0 0% GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 23 Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m Đối chiếu kết quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm ta có bảng sau: Đề Tổng số bài Đúng 4 bài Sai 1 bài Sai 2 bài Sai 3- 4 bài Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Đề 1 35 7 20% 8 22,8% 10 28,6% 10 28,6 % Đề 2 35 17 48,6% 14 40% 4 11,4% 0 0% - Nhìn vào kết quả trên cho thấy đa số các em làm đúng 3-4 bài, chất lượng bài kiểm tra có đúc rút kinh nghiệm cao hơn hẳn so với bài kiểm tra chưa vận dụng kinh nghiệm. - Nhìn vào hai bảng thống kê trên, có thể thấy, khi chưa áp dụng các kinh nghiệm trên, tỉ lệ (%) học sinh làm đúng 3- 4 bài chỉ đạt 42,8%, tỉ lệ học sinh sai 3-4 bài khá nhiều(28,6%). Sau khi áp dụng các biện pháp trên thì tỉ lệ này là 88,6% (tăng lên 45,8%), tỉ lệ học sinh sai 2 bài cũng giảm đáng kể từ 28,6% xuống 11,4%, đặc biệt không còn học sinh làm sai 3- 4 bài nữa. - Qua quá trình hướng dẫn học sinh những phương pháp giải toán tỉ số phần trăm như trên, tôi thấy chất lượng dạy và học trên lớp có sự tiến bộ rõ rệt: + Khái niệm về tỉ số phần trăm trở nên gần gũi và quen thuộc đối với các em. Học sinh dễ tiếp thu và tiếp cận nhanh với các dữ liệu của bài toán, xác định được yêu cầu bài và dễ dàng định hướng được các bước giải của bài toán. Đặc biệt là các giải pháp đã giúp học sinh nhận dạng bài tập một cách chính xác và làm bài tương đối tốt. + Trong giờ dạy có các dạng bài này các em làm bài tự tin, tích cực hơn. Các em say mê hào hứng trong học môn toán. + Có thể nói, chất lượng các bài kiểm tra tại lớp, kiểm tra định kỳ do Phòng Giáo dục ra đề có các bài tập về tỉ số phần trăm học sinh đều làm tốt. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục thực hiện và hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này. Tuy nhiên, những giải pháp này tôi chỉ mới áp dụng và thử nghiệm lần đầu ở lớp tôi giảng dạy và đã đạt kết quả khá tốt. Dự kiến trong thời gian tới tôi sẽ đưa ra trong lần họp khối, tổ để cả khối cùng áp dụng trong khi dạy về kiến thức này. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 24 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m C. PHẦN KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Về phía giáo viên: - Trước hết giáo viên phải tích cực nghiên cứu và nắm chắc nội dung chương trình, phân loại và nắm chắc các dạng bài về giải toán phần trăm và dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải để đưa ra hướng khắc phục. - Tích cực đầu tư trong soạn giảng; thường xuyên cải tiến đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với đặc điểm đối tượng học sinh. - Cũng giống như việc giảng dạy các mạch kiến thức khác, khi dạy học sinh cách giải các bài toán về tỉ số phần trăm giáo viên cần biết lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập trong học tập. - Khi giảng dạy các kiến thức mới, dạng toán mới giáo viên cần tiến hành theo các bước: Tự phát hiện - Tự giải quyết - Tự chiếm lĩnh. Giáo viên cần xuất phát từ những vấn đề rất cụ thể, chi tiết; học sinh phải nắm được bản chất của vấn đề, các em phải có nền kiến thức cơ bản vững. Hướng dẫn học sinh phải kĩ càng, kiên trì, liên tục theo từng dạng từ dễ đến khó. - Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về tỉ số %. Bằng hình ảnh trực quan sinh động và phương pháp sư phạm của giáo viên, các em dần dần hiểu được ý nghĩa các tỉ số % đơn giản, biết đọc, biết viết các tỉ số, thực hiện phép tính với tỉ số phần trăm, ... - Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán theo sơ đồ rồi giải. - Giúp học sinh hệ thống hóa một cách khoa học những nội dung, công thức (cách giải) các dạng toán đã học: Phải hướng dẫn cụ thể từng dạng toán qua bài tập để học sinh hiểu được bản chất của 3 bài toán về tỉ số phần trăm. Rèn cho học sinh kĩ năng nhận dạng bài toán, kĩ năng phân tích - tổng hợp trên cơ sở những điều kiện của bài toán để đưa ra được lời giải và phép tính đúng. - Tạo niềm tin ý chí, phát huy sự chủ động của học sinh trong học tập. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh, không vội vàng nôn nóng giải thích cho học sinh, khuyến khích sự độc lập suy nghĩ, nắm thông tin phản hồi từ các em. - Tạo mối quan hệ thầy – trò gần gũi, thân tình để học sinh học tập, không gò ép về tâm lí. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 25 Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m 2. Về phía học sinh: - Trong quá trình dạy học, học sinh trong lớp cần tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động học tập (tích cực trao đổi trong nhóm, lớp, trao đổi với thầy cô). Cần có ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch. - Học sinh cần rèn luyện dần phương pháp tự học, tự khám phá, tự lĩnh hội kiến thức và thói quen tự đánh giá kết quả làm việc của mình. II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Đối với các cấp lãnh đạo: - Cần tổ chức nhiều hơn các hội thảo, chuyên đề cấp trường, cấp cụm để giáo viên có cơ hội được thảo luận và học hỏi các bạn đồng nghiệp như: Chuyên đề liên trường để hâm nóng phương pháp và cách dạy từng dạng bài cho các khối lớp, những buổi nói chuyện, giao lưu về những kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ học sinh yếu, trung bình để tránh ngồi nhầm lớp và mở rộng kiến thức học gắn với cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Tổ chức các cuộc hội thảo để giải đáp những vướng mắc của giáo viên, có những tư vấn và hướng dẫn phương pháp và cách làm có hiệu quả cho giáo viên. - Tăng số tiết học “Giải toán về tỉ số phần trăm” trong chương trình toán 5 (buổi 2) để học sinh được khắc sâu kiến thức hơn về nội dung này. 2. Đối với giáo viên: - Cần thường xuyên trau rồi kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy của mình cho tốt hơn nữa. Thật sự say mê, yêu nghề, nhiệt huyết với học sinh. - Cần nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các kinh nghiệm giảng dạy và bài học kinh nghiệm được đúc rút để truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng dễ hiểu, không nên rập khuôn theo sách giáo khoa một cách cứng ngắc. 3. Lời kết Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tìm tòi rút ra từ thực tiễn giảng dạy trên lớp. Tuy nhiên trong quá trình trình bày sẽ không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn./. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi đã được đúc rút qua nhiều năm, không sao chép của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 26 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m Tân Sơn, ngày 16 tháng 11 năm 2015 Người viết Đỗ Thị Thu Hương ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG: ......................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PGD&ĐT: ......................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfskkn_cua_huong_1_1_2226.pdf
Tài liệu liên quan