Một số giải pháp an toàn thực phẩm tại Việt Nam some food safety solutions in vietnam

An toàn thực phẩm (AN TOÀN THỰC PHẨM ) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian qua song công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

 

docx15 trang | Chia sẻ: hongha80 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số giải pháp an toàn thực phẩm tại Việt Nam some food safety solutions in vietnam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ với các hãng sản xuất trang thiết bị xét nghiệm có uy tín trên thế giới. đ) Tăng cường chia sẻ thông tin giữa các phòng kiểm nghiệm quốc gia, khu vực, các phòng kiểm nghiệm quốc tế nhằm phổ biến kinh nghiệm hoạt động xét nghiệm đảm bảo AN TOÀN THỰC PHẨM 4. Tiếp tục triển khai và nhân rộng trong toàn quốc các mô hình quản lý AN TOÀN THỰC PHẨM tiên tiến: a) Áp dụng các thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm và xúc tiến các hoạt động chứng nhận. b) Hoàn thiện các quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, VietGAHP) và các sổ tay hướng dẫn GAP, GAHP trong rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm. c) Xây dựng các quy định về kiểm tra chứng nhận VietGAP, VietGAHP; đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận, hỗ trợ chứng nhận VietGAP, GAHP; tổ chức đào tạo, tâp huấn; chi phí lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng đất; chi phí kiểm tra nội bộ, chi phí chứng nhận. d) Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình áp dụng thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng. đ) Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, tư vấn và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng AN TOÀN THỰC PHẨM tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000) 5. Nâng cao năng lực hệ thống phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; xây dựng hệ thống cảnh báo và phân tích nguy cơ AN TOÀN THỰC PHẨM . a) Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm từ  trung ương đến cơ sở. b) Phòng ngừa và xử lý có hiệu quả các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. c) Từng bước xác định nguy cơ chủ yếu gây mất an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm và quản lý có hiệu quả các nguy cơ đó. d) Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về AN TOÀN THỰC PHẨM , đặc biệt các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, cảng, trường học, khu công nghiệp và chế xuất; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm. đ) Tăng cường công tác chứng nhận đủ điều kiện AN TOÀN THỰC PHẨM trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.             C. Nhóm giải pháp về nguồn lực 1. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho mạng lưới triển khai AN TOÀN THỰC PHẨM : a) Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách AN TOÀN THỰC PHẨM của các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM trên phạm vi toàn quốc b) Đẩy mạnh công tác đào tạo tại các trường đại học, có mã ngành đào tạo hệ cao đẳng, đại học. Tổ chức đào tạo lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm AN TOÀN THỰC PHẨM tại các tuyến; Từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học. c) Bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý AN TOÀN THỰC PHẨM . đ) Đưa nội dung đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành về quản lý AN TOÀN THỰC PHẨM vào chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu. e) Duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo liên ngành về VSAN TOÀN THỰC PHẨM ở Trung ương và địa phương. Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo ở địa phương, trong đó ngành y tế làm đầu mối tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành. 2. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học a) Các viện nghiên cứu, các trường đại học tập trung các đề tài nghiên cứu xác định, đánh giá và các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm. b) Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực an toàn thực phẩm 3. Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận song phương, đa phương trong lĩnh vực AN TOÀN THỰC PHẨM             a) Mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM : củng cố các mối quan hệ hợp tác đã có, đồng thời tìm kiếm các khả năng hợp tác mới theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với các tổ chức liên hợp quốc, song phương, đa phương trong công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM .             b) Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và trong các nước ASEAN. c) Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng để cùng giải quyết các vấn đề cấp bách chung. d) Đẩy mạnh các hợp tác ở cấp độ tuyến tỉnh, thành phố, giữa các tỉnh, thành phố Việt Nam và các tỉnh, thành phố nước ngoài. đ) Cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật kịp thời cho các đại diện ngoại giao, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để tìm kiếm, mở rộng khả năng hợp tác. 4. Xã hội hóa công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM a) Duy trì cam kết bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM vì trách nhiệm công đồng, đặt sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng là tôn chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh. b) Đi đầu trong việc áp dụng các quy trình HACCP, ISO, GAPS và các cải tiến thích hợp nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng AN TOÀN THỰC PHẨM . c) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cảnh báo, kiểm sóat nguy cơ và phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm. d) Đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý CLAN TOÀN THỰC PHẨM ; phát huy vai trò của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia bảo đảm CLAN TOÀN THỰC PHẨM ,...  đ) Ban hành chính sách, danh mục và lộ trình xã hội hóa các dịch vụ phục vụ quản lý AN TOÀN THỰC PHẨM .             e) Hoàn thiện cơ chế quản lý, đánh giá, công nhận các tổ chức xã hội làm dịch vụ phục vụ quản lý AN TOÀN THỰC PHẨM thuộc các thành phần kinh tế. g) Tổ chức đánh giá năng lực các tổ chức kiểm nghiệm, các tổ chức chứng nhận chất lượng AN TOÀN THỰC PHẨM hiện có để chỉ định các cơ sở đáp ứng yêu cầu tham gia kiểm tra, chứng nhận về AN TOÀN THỰC PHẨM . 5. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM : a) Đầu tư ngân sách nhà nước - Có mục chi riêng ngân sách cho quản lý AN TOÀN THỰC PHẨM trong mục lục ngân sách nhà nước hàng năm. - Bảo đảm cấp đủ ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý nhà nước về AN TOÀN THỰC PHẨM , chú trọng đầu tư cho công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về AN TOÀN THỰC PHẨM , trang thiết bị kiểm nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về AN TOÀN THỰC PHẨM , tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật về AN TOÀN THỰC PHẨM , - Tăng dần mức đầu tư và huy động ngày một nhiều hơn nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM , phấn đấu đạt 15.000 đồng/người/năm vào năm 2015 và 20.000 đồng/ người/năm (tương đương 1 USD) vào năm 2020. - Các khoản ngân sách trên sẽ được huy động từ các nguồn: kinh phí nhà nước, bao gồm cả kinh phí địa phương đóng góp, kinh phí viện trợ và kinh phí huy động từ các nguồn khác. - Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí. Phân cấp về quản lý ngân sách đảm bảo tính chủ động của địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM . b) Huy động nguồn lực trong các hoạt động bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM : - Tích cực vận động sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho công tác bảo đảm AN TOÀN THỰC PHẨM . Chính phủ lồng ghép các hoạt động kêu gọi vận động tài trợ trong các hội nghị, hội thảo quốc tế ở các lĩnh vực khác. - Xây dựng các chính sách ưu tiên trong việc xem xét, phê duyệt các đề án, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực AN TOÀN THỰC PHẨM để bảo đảm việc thực hiện dự án được triển khai đúng tiến độ. - Phát huy tính chủ động quốc gia trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự án viện trợ, đảm bảo các dự án phải theo đúng chương trình mục tiêu quốc gia, bám sát các chỉ tiêu và chương trình hành động quốc gia để hỗ trợ. - Ưu tiên cho các dự án hợp tác quốc tế về hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao các công nghệ hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật An toàn thực phẩm năm 2010 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BYT-BNN-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxantoan_tp_9209.docx