Một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với học sinh. Trẻ phải học đọc đầu tiên, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Với tư cách là một phân môn của môn Tiếng việt, Tập đọc có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này- đó là hình thành và phát triển năng lực đọc của học sinh.

 Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận: Đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát,trôi chảy), đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm).

 Bốn kĩ năng đọc trên được hình thành trên hai hình thức đọc là đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời. Chúng được rèn đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau.

 Bên cạnh đó, dạy đọc còn có nhiệm vụ giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Đồng thời dạy đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.

 Trên cơ sở ý nghĩa và nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở Tiểu học, qua tìm hiểu thực trạng dạy Tập đọc ở lớp 2 tại đơn vị trường Tiểu học Ngọc Khê 2, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tập đọc ở lớp 2, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cậu vừa chạm vào, / một dòng sữa trắng trào ra, / ngọt thơm như sữa mẹ.// - Học sinh đọc chú giải: vùng vằng, la cà. GV giải nghĩa thêm các từ ngữ mỏi mắt chờ mong (chờ đợi, mong mỏi quá lâu), trổ ra (mọc ra, nhô ra), đỏ hoe (màu đỏ của mắt đang khóc), xòa cành (xòe rộng cành để bao bọc). c) Đọc từng đoạn trong nhóm: - Lần lượt học sinh cùng bàn đọc, bạn nghe góp ý và ngược lại. - GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm: - Các nhóm thi đọc đồng thanh. - Các nhóm thi đọc cá nhân “đọc truyền điện”, đọc theo vai) + Lưu ý: Cần phân nhóm theo đối tượng học sinh để em đọc tốt thi với nhau, em đọc chưa tốt thi với nhau. e) Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. TIẾT 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 3.1: Câu hỏi 1: (Học sinh đọc thầm đoạn 1 để trả lời) - Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ? (cậu bé ham chơi bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.) 3.2: Câu hỏi 2: (Học sinh đọc phần đầu đoạn 2) - Câu hỏi phụ: Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường trở về nhà? (Đi la cà khắp nơi, cậu vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ và trở về nhà) - Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? (gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc). 3.3: Câu hỏi 3: (Học sinh đọc phần còn lại của đoạn 2) - Thứ quả xuất hiện trên cây như thế nào ? (Từ các cành lá, những đà hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây; rồi hoa rụng, quả xuất hiện...) - Câu hỏi phụ: Thứ quả ở cây này có gì lạ? (lớn nhanh, da căng mịn, màu xanh óng ánh... tự rơi vào lòng cậu bé; khi môi cậu vừa chạm vào, bỗng xuất hiện một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ). 3.4: Câu hỏi 4: (học sinh đọc thầm đoạn 3) Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? (lá đỏ hoe như nước mắt mẹ khóc chờ con; cây xòa cành ôm câu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về) 3.5: Câu hỏi 5: (học sinh nêu ý kiến cá nhân) Theo em nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì? (chẳng hạn: Con đã biết lỗi, xin mẹ tha thứ cho con, từ nay con sẽ luôn chăm ngoan để mẹ vui lòng,...) 4) Luyện đọc lại: Học sinh đọc theo nhóm: Các nhóm thi đọc; cả lớp nhận xét và bình chọn người đọc hay. Lưu ý: GV cần đưa ra lời nhận xét tùy theo từng đối tượng học sinh, đối với học sinh đọc tốt thì lời nhận xét có chiều hướng tiến tới đọc diễn cảm; đối với học sinh đọc chưa tốt cần nhận xét theo chiều hướng đọc rõ ràng, lưu loát. 5) Củng cố dặn dò: - GV hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì? (tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò về tiếp tục luyện đọc truyện, nhớ nội dung chuẩn bị cho giờ kể chuyện. 6.2: Ví dụ 2: 6.2: Ví dụ 2: Bài 2: Tập đọc - Học thuộc lòng: Cây dừa (Tiếng Việt 2, Tập 2) (Trần Đăng Khoa) I, Mục đích , yêu cầu: Giúp học sinh: - Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát. - Hiểu nội dung: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời , thiên nhiên. (trả lời được câu hỏi 1,2, học thuộc lòng 8 dòng thơ đầu) - Yêu cầu mở rộng: khuyến khích học sinh trả lời được câu hỏi 3 và thuộc cả bài thơ. II, Đồ dùng dạy học: - Một cây hoa giả có cài 10 câu hỏi về 5 loài cây lạ trong bài đọc Bạn có biết? về cây cối ở địa phương (Cây cao nhất, thấp nhất, to nhất, đẹp nhất, cây lâu đời nhất, cây bạn thích nhất, cây mát nhất, cây nhiều quả nhất, cây ăn quả ngon nhất, cây nở nhiều hoa nhất.) để chơi trò chơi hái hoa dân chủ. - Tranh minh hoạ nội dung bài trong sách học sinh; thêm tranh ảnh về cây dừa, rừng dừa Nam Bộ. III, Các hoạt động dạy- học: A) Kiểm tra bài cũ: GV bày cây hoa giả có cài 10 câu hỏi trong 10 bông hoa; Mời học sinh hái hoa và trả lời nhanh câu hỏi. (Cây cao nhất, thấp nhất, to nhất, đẹp nhất, cây lâu đời nhất, cây bạn thích nhất, cây mát nhất, cây nhiều quả nhất, cây ăn quả ngon nhất, cây nở nhiều hoa nhất.) B) Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: (Giáo viên bắc cầu từ phần kiểm tra bài cũ) Các em đã biết. có rất nhiều loài cây, mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng của nó; Cây dừa cũng vậy, dừa rất gần gủi và quen thuộc đối với mỗi con người chúng ta. Dừa cho ta quả để uống nước, cùi dừa chế biến được rất nhiều món ăn, lá dừa để làm chổi quét nhà, quét sân,... Nhà thơ Thiếu nhi Trần Đăng Khoa sẽ cho chúng ta thấy được vẻ đẹp thú vị của cây dừa qua bài thơ Cây dừa (Cả lớp mở SGK trang 88) 2) Luyện đọc: 2.1: Giáo viên đọc mẫu cả bài: giọng đọc nhẹ nhàng, hồn nhiên. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: toả, gật đầu, bạc phếch, nở, chải, đeo, dịu, đánh nhịp, canh, đủng đỉnh. 2.2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: a) Đọc từng câu: Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, chú ý các từ ngữ học sinh dễ viết sai: trăng, trên, nắng trưa, múa reo, rì rào, bạc phếch. b) Đọc từng đoạn trước lớp: - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, GV có thể chia bài làm 3 đoạn để hướng dẫn học sinh luyện đọc(đoạn 1: 4 dòng thơ đầu; Đoạn 2: 4dòng tiếp theo; Đoạn 3: 6 dòngcòn lại) - Hướng dẫn học sinh nghỉ hơi để tách các cụm từ ở một số câu (nếu học sinh tự đọc đúng thì không cần hướng dẫn: tránh làm cho việc đọc nghỉ hơi trở thành mất tự nhiên): Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, / Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng.// Thân dừa / bạc phếch tháng năm, / Quả dừa - / đàn lợn con / nằm trên cao.// Đêm hè, / hoa nở cùng sao, / Tàu dừa - / chiếc lược / chải vào mây xanh. // Ai mang nước ngọt, nước lành. / Ai đeo / bao hũ rượu / quanh cổ dừa. // Giúp học sinh hiểu được các từ được chú giải sau bài; giải nghĩa thêm: bạc phếch (bị mất màu, biến thành màu trắng cũ, xấu): đánh nhịp (động tác đưa tay lên xuống đều đặn – giáo viên vừa giảng vừa mô tả bằng động tác) c) Đọc từng đoạn trong nhóm: d) Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài; đọc đồng thanh; đọc cá nhân) e) Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 3.1: Câu hỏi 1: Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được tác giả so sánh với những gì ? GV nêu câu hỏi đồng thời yêu cầu cả lớp đọc thầm 8 dòng thơ đầu, 1 học sinh đọc to trước lớp để trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi? GV tách câu hỏi 1 thành các ý nhỏ và liệt kê nhanh các ý đó lên bảng lớp (phần nháp) để học sinh dễ trả lời: + lá/ tàu dừa : như bàn tay dang ra đón gió như chiếc lược chải vào mây xanh. + ngọn dừa: như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng. + thân dừa: mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất. + quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu. 2 Học sinh đọc lại 8 dòng thơ đầu, cả lớp đọc thầm theo bạn (giọng tả vui, nhẹ nhàng, hồn nhiên) 3.2: Câu hỏi 2: Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào ? Học sinh đọc 6 dòng thơ còn lại, thảo luận và trả lời các ý của câu hỏi: + với gió: dang tay đón gió, gọi gió cùng múa, reo. + với trăng: gật đầu gọi trăng. + với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh + với nắng: làm dịu mát nắng trưa + với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp. 2 học sinh đọc lại 6 dòng thơ cuối, (cả lớp đọc thầm theo bạn) GV nhắc học sinh chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: làm dịu, gọi, đứng canh, đủng đỉnh. 3.3: Em thích những câu thơ nào, Vì sao? (Câu hỏi này chỉ khuyến khích học sinh trả lời, không bắt buộc cả lớp) GV tôn trọng những ý kiến khác nhau của học sinh, khen ngợi những em có thể giải thích lí do một cách rõ ràng, có sức thuyết phục và có thể hướng dẫn thêm cách trả lời. 4) Hướng dẫn học thuộc lòng 8 dòng thơ đầu: Trước khi luyện đọc tôi đưa ra yêu cầu: Trò chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm; Các em chú ý đọc bài nhanh thuộc, cô sẽ tổ chức các nhóm thi đọc với nhau. Nhóm nào được nhiều bạn đọc thuộc nhất thì nhóm đó thắng cuộc. - 8 dòng thơ cần đọc thuộc lòng, Tôi hướng dẫn học sinh luyện đọc và xóa dần như sau . (xóa 4 lần, lần cuối sẽ xóa hết) Xoá lần thứ nhất Xoá lần thứ hai: Xoá lần thứ ba: Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, / Dang tay đón gió, / ................ Thân dừa/ bạc phếch tháng năm,/ Quả dừa - / đàn lợn con / ......... Đêm hè, / hoa nở cùng sao, / Tàu dừa - / chiếc lược / .......... Ai mang nước ngọt, nước lành. / Ai đeo / bao hũ rượu / ........... Cây dừa xanh /..... Dang tay đón gió,/ ......... Thân dừa/ ... Quả dừa-/đàn lợn con/ .. Đêm hè, / ... Tàu dừa-/chiếc lược/ ...... Ai mang... Ai đeo/bao hũ rượu/ ...... Cây dừa /..... Dang tay ......... Thân dừa/ ... Quả dừa-/ ... Đêm hè, / ... Tàu dừa-/ ...... Ai mang... Ai đeo/ ...... Tổ chức trò chơi: + GV phổ viến luật chơi: 4 nhóm thi đua, mỗi bạn trong nhóm đọc 1 câu thơ, các em sẽ đọc nối tiếp như vậy đến hết 8 dòng thơ vừa đọc; nếu đến lượt mình bạn nào không đọc được thì phải đứng ra ngoài hàng để bạn tiếp theo đọc, cứ như vậy, cả nhóm sẽ đọc hết nhiệm vụ mà nhóm nào có số người không đọc ít nhất là nhóm đó thắng cuộc. + Tiến hành trò chơi: Chia lớp chơi thành 2 đợt: Đợt 1: 2 nhóm chơi; 2 nhóm kia cỗ vũ. Đợt 2: 2 nhóm còn lại chơi, học sinh ở 2 nhóm trước cỗ vũ. Chơi xong giáo viên tổng hợp kết quả cả 4 nhóm và tuyên bố nhóm thắng cuộc (lưu ý: không chê nhóm thua cuộc mà cần động viên, hướng dẫn) - Đọc cá nhân: Gọi một 1 -2 học sinh đọc thuộc cả 8 dòng thơ; khuyến khích học sinh đọc thuộc cả bài (nếu có). 5) Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò về tiếp tục học thuộc bài: Tóm lại: 2 bài dạy này, tôi sử dụng các phương pháp dạy học: phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt động theo nhóm, trò chơi,... - Quan tâm đựơc tất cả các đối tượng học sinh. - Đồ dùng trực quan sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, khi cho học sinh quan sát xong cất ngay tránh lạm dụng trực quan trong tiết dạy. * Qua phần dạy thực nghiệm do tôi thiết kế cách dạy này được đồng nghiệp đánh giá như sau: - Giáo viên nghiên cứu kĩ bài dạy. - Phương pháp dạy học sát đối tượng học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, phát triển được tư duy của học sinh. - Khắc sâu được kiến thức bài dạy, mở rộng được kiến thức phát huy sự sáng tạo của học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh đọc chưa lưu loát. Sau khi tôi nghiên cứu, đổi mới một số phương pháp dạy môn Tập đọc lớp 2 (tôi đã trình bày ở trên) và hoàn thiện SKKN này, qua thực nghiệm với lớp 2B(năm học 2013-2014); lớp 2A2(năm học: 2014-2015) do tôi chủ nhiệm cho thấy kết quả thật đáng mừng, học sinh ngày càng có kĩ năng đọc tốt hơn. Cách dạy này đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Vì vậy, theo tôi đổi mới phương pháp là một việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy - học. IV. KIỂM NGHIỆM. 1. Mục đích: Đổi mới phương pháp giáo dục; phối hợp giữa gia đình-nhà trường- xã hội, “lấy học sinh làm trung tâm”. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh chủ đạo tìm tòi, lĩnh hội kiến thức; đồng thời việc trau dồi kiến thức cho các em, ngưòi dạy học cần phải biết quan tâm đến cả về mặt thể chất, sức khoẻ và đời sống của trẻ. 2. Đối tượng: Tôi đã chọn thực nghiệm qua 2 năm, 2 lớp, đó là: - Lớp 2B, Năm học 2013 – 1014 - Lớp 2A2, Năm học 2014 – 1015 Tại trường Tiểu học Ngọc Khê 2; Đối tượng ở 2 lớp của 2 năm là tương đương nhau, đều cùng điểm trường, cùng địa bàn dân cư. 3. Kết quả nghiên cứu: Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên so với hồi đầu năm học, cả 2 năm, 2 lớp, tôi thấy học sinh đã có tiến bộ rõ rệt; các em đã chăm ngoan, tích cực, tự giác hơn hẳn và kĩ năng đọc cũng đáng mừng. Tuy nhiên, kết quả hết đạt được đây chưa phải là mĩ mãn sức và việc “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh” là một quá trình lâu dài song với những kết quả bước đầu như trên, nếu tiếp tục rèn luyện sang lớp trên các em sẽ có kỹ năng đọc đạt yêu cầu. Cụ thể qua bảng chất lượng khảo sát cuối năm học của 2 lớp: Lớp Sĩ số Đọc hay Đọc rõ ràng, lưu loát Đọc đúng Đọc ê a, ngắc ngứ TL SL TL SL TL SL TL Lớp 2B 2014-2015 20 8 40 8 40 4 20 0 0 Lớp 2A2 2014-2015 32 3 9,8 21 65,2 8 25 0 0 Năm học 2013 – 1014: Số học sinh đã đọc rất tốt đó là: Phạm Thị Yến Vi; Lê Hoàng Hải; ... Số học sinh đầu năm đọc còn rất kém như: Lê Tiến Đạt; Phạm Thúc Tuấn; Phạm Hùng Vĩ,... cuối năm đã đọc đúng, đọc rõ ràng. Năm học 2014 – 1015: Số học sinh đọc rất tốt đó là: em Lưu Việt Anh; Ngô Thuỳ Dương; Nguyễn Huyền Thuỳ Trang; Số học sinh đầu năm đọc còn rất kém như: em Phạm Thị Yến Nhi; Phạm Thị Kim Huế, Phạm Thị Ngọc,... đến nay đã đọc đúng, đọc rõ ràng. C - K ẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Trong việc dạy học nói chung và dạy môn Tập đọc nói riêng “Cách rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2” tôi đã nêu trên là tổng hoà các mối quan hệ giữa các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và người dạy cần nắm vững phương pháp đặc trưng bộ môn đồng thời cũng cần có các kĩ năng sư phạm như: - Nắm được đặc điểm tâm lí học sinh để phân loại đối tượng học sinh; tìm được các lỗi, hạn chế ở học sinh. - Biết cách phối hợp: giữa gia đình-nhà trường- xã hội; - Biết cách nhận xét, đánh giá học sinh; - Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trước khi lên lớp; - Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học; - Lên kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; - Sử dụng đồ dùng trực quan đúng mức; - Biết củng cố bài thông qua các môn học khác và các hoạt động ngoại khoá; Tóm lại: Trong quá trình truyền thụ kiến thức mới, để học sinh nắm được nội dung bài người giáo viên phải vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học. Không có phương pháp nào là vạn năng, tuyệt đối. Cần lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh sao cho đảm bảo tính khoa học và vừa sức. Muốn làm được như vậy thì người giáo viên phải luôn luôn biết tự trau dồi cho mình các kiến thức, kĩ năng sư phạm, tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy;... thì hiệu quả dạy học chắc hẳn ai cũng có thể làm được. 2. Đề xuất: - Đề xuất với cấp uỷ chính quyền địa phương: Đảng và Chính Phủ đã và đang quan tâm tới những học sinh thuộc hộ nghèo cũng đã phần nào giảm đi những khó khăn cho các em và gia đình, nhưng tình trạng trẻ em thiếu hụt cân nặng vẫn còn là không ít đối với địa bàn sở tại. Vì nếu sức khoẻ, thể lực của các em kém thì các em không nổ lực mà học tập được, sẽ khó khăn cho những nhà làm giáo dục trực tiếp như chúng tôi. Điều đó không tránh khỏi sự ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng đất nước trong tương lai. Vì vậy, tôi muốn được chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa đối chính sách khuyến học này. - Đề xuất với chuyên môn: Hàng năm huyện nhà thường tổ chức các cuộc thi (Sân chơi học sinh Tiểu học) như Hội thi Kể chuyện; Hội thi Tiếng hát hay,... Sân chơi này rất bổ ích đối với học trò và đã hỗ trợ rất lớn đối với quá trình giáo dục của những người trực tiếp như chúng tôi. Vì vậy, tôi mong rằng, sân chơi bổ ích này, hàng năm sẽ được duy trì và ngày một phát triển. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ngọc Khê, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Tôi xin cam đoan SKKN không sao chép của người khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Lê Thị Tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieng_viet_th_le_thi_tam_th_ngoc_khe_2_ngoc_lac_1_4459.doc