Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam

1.1. Với hơn 3 triệu km đường bờ biển, Việt Nam nằm trên con đường vận chuyển hàng hoá huyết mạch và trở thành một khâu quan trọng trong dây chuyền cung ứng dịch vụ vận tải đa phương thức trên thế giới

1.2. Các doanh nghiệp VN kém cạnh tranh về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn và tập quán giao thương quốc tế. Mạng lưới đại lý - mạnh máu của dây chuyển cung ứng dịch vụ vận tải đa phương thức của DN VN còn nhỏ hẹp. Chỉ có dưới 50% doanh nghiệp giao nhận VN có đại lý ở nước ngoài, còn lại là nhận làm đại lý cho các hãng giao dịch đa quốc gia . Như vậy, hiện tại điều kiện về cầu cảng, kho bãi , đội tàu của Việt Nam không đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Kho ngoại quan: Cơ sở pháp lý Luật hải quan NĐ 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan Nội dung: Khái niệm: Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng Các khu vực được thành lập kho ngoại quan: Cảng biển quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu đường sắt và đường bộ quốc tế là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác Đối tượng hàng hoá xuất nhập khẩu tại Kho ngoại quan: Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào Kho ngoại quan gồm: Hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu Hàng hoá hết thời hạn tạm nhập tái xuất. Hàng hoá từ ngước ngoài đưa vào kho gồm: Hàng hoá của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam, Hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước, chưa phải nộp thuế nhập khẩu Hàng hoá từ nước ngoài quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba. Điều kiện thành lập: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có Giấy phép đầu tư) Có chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Kho bãi phải được ngăn cách với khu vực xung quan, đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan Có cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển phù hơp vói yêu cầu lưu giữ, bảo quản hàng hoá và kiểm tra giám sát của hải quan Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập kho ngoại quan Hồ sơ thành lập: Đơn xin thành lập kho ngoại quan (mẫu do Tổng cục Hải quan) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao trong đó có chức năng kinh doanh kho bãi) Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho bãi Đánh giá về lĩnh vực kinh doanh Kho ngoại quan: Lập kho ngoại quan là môt loại hình rất cần thiết đối với các Khu Kinh tế, Khu công nghiệp. Nó có thể là đầu mối tập trung hàng hoá một cách nhanh nhất đồng thời giúp giảm chi phí trong vận chuyển, lưu kho. Với lợi thế của kho ngoại quan các nhà nhập khẩu có thể điều hành công việc làm ăn của họ với độ an toàn linh hoạt hơn vì biết rằng có thể mua và nhận hàng hoá nhanh chóng đồng thời giảm việc phải chịu ảnh hưởng của những biến động về giá cả trên thị thường trong nước và quốc tế. Đại lý làm thủ tục hải quan Cơ sở pháp lý: Luật Hải quan Nghị định 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005 quy định về đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan Thông tư 73/2007/TT-BTC ngày 5/9/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 79/2005/NĐ-CP Nội dung Khái niệm: Đại lý làm thủ tục hải quan là thương nhân thay mặt người có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định của Luật hải quan. Hoạt động của đại lý hải quan: Thực hiện các công việc về thủ tục hải quan theo hợp đồng gồm: Khai, ký tên đóng dấu tờ khai hải quan Nộp và xuất trình bộ hồ sơ có liên quan đến lô hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra Thực hiện các công việc sau khi được uỷ quyền thoả thuận trong hợp đồng: Nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác, lệ phí và các khoản thu khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Đệ trình các khiếu nại, yêu cầu xét lại hay điều chỉnh các quyết định của cơ quan Hải quan liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Điều kiện làm đại lý hải quan: Đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc dịch vụ khai thuê hải quan ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Có ít nhất 01 nhân viên đại lý Hải quan. Điều kiện của nhân viên đại lý Hải quan: Là công dân Việt Nam Có bằng tốt nghiệp chính quy từ trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật Có chứng chỉ về nghiệp vụ khai hải quan Đáp ứng điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục hải quan tỉnh đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Thủ tục hồ sơ đăng ký hoạt động đại lý hải quan: Thương nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc dịch vụ khai thuế hải quan theo quy định của Luật doanh nghiệp Đăng ký hoạt động của Đại lý Hải quan: Trước khi triển khai hoạt động, đại lý hải quan phải nộp các giấy tờ sau cho Cục Hải quan tỉnh, nơi đại lý hải quan có trụ sở chính: Văn bản của đại lý hải quan thông báo đã đáp ứng đủ các điều kiện quy định của pháp luật và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động kinh doanh Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Bản sao có công chứng chứng chỉ về nghiệp vụ khai hải quan của nhân viên đại lý hải quan Mẫu chữ ký của nhân viên đại lý hải quan có thẩm quyền khai trên tờ khai hải quan. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày Cục hải quan phải hoàn thành việc việc kiểm tra và có văn bản xác nhận đại lý hải quan đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và trong trường hợp chưa đáp ứng đủ điều kiện thì phải có văn bản hướng dẫn để đại lý hải quan bổ sung. Đánh giá về hoạt động đại lý hải quan tại TTLTHH Đại lý hải quan là hoạt động gắn liền với công tác xuất nhập khẩu cho nên rất cần thiết với các khu công nghiệp và khu kinh tế. Nhưng vì đại lý hải quan là một lĩnh vực chuyên biệt đòi hỏi phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế. Kinh doanh về vận tải đa phương thức quốc tế: Cơ sở pháp lý: Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 về vận tải đa phương thức quốc tế Thông tư số 125/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế. Nội dung : Khái niệm Vận tải đa phương thức quốc tế là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức Doanh nghiệp Việt Nam, DN nước ngoài được kinh doanh vận tải đa phương thức khi được Bộ Giao thông vận tải cấp “Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức” DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức sau khi được khi được Bộ kế hoạch đầu tư cấp “Giấy phép đầu tư” trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức. Điều kiện cấp Giấy phép đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp Việt Nam, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức theo quy định. Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh của ngân hàng cho người kinh daonh vận tải đa phương thức đối với tổn thất về mất mát, hư hỏng hàng hóa, giao hàng chậm và những rủi ro khác (có Hợp đồng mua bảo hiểm nghề nghiệp vận tải đa phương thức với tổ chức bảo hiểm VN hoặc nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam) Có tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương (SDR - Quyền rút vốn đặc biệt là đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định - Hiện nay là tương đương với 120.000 USD) Điều kiện đối với DN nước ngoài Là doanh nghiệp của nước thành viên ASEAN đã ký hiệp định khung ASEAQN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của nước có đã ký hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức (DN 100% vốn nước ngoài) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do Cơ quan có quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hoá lãnh sự Có đại diện pháp lý tại Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt Nam, trong trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vốn góp của phía Việt Nam không dưới 51% Hồ sơ thành lập Đối với Doanh nghiệp nước ngoài: Nộp hồ sơ tại Vụ vận tải - Bộ GTVT Đơn xin cấp “Giấp phép kinh doanh vận tải đa phương thức” theo mẫu của Bộ Giao Thông vận tải Bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức” phải được hợp pháp hoá lãnh sự Hợp đồng đại lý với doanh nghiệp Việt Nam. Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nộp hồ sơ tại Bộ kế hoạch đầu tư. Bộ kế hoạch đầu tư cấp Giấy phép trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải. Các loại giấy tờ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài Bản kê khai tài sản của doanh nghiệp hoặc giấy tờ bảo lãnh tương đương Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bản sao Giấy bảo lãnh ngân hàng Đánh giá về kinh doanh vận tải đa phương thức: Với hơn 3 triệu km đường bờ biển, Việt Nam nằm trên con đường vận chuyển hàng hoá huyết mạch và trở thành một khâu quan trọng trong dây chuyền cung ứng dịch vụ vận tải đa phương thức trên thế giới Các doanh nghiệp VN kém cạnh tranh về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn và tập quán giao thương quốc tế. Mạng lưới đại lý - mạnh máu của dây chuyển cung ứng dịch vụ vận tải đa phương thức của DN VN còn nhỏ hẹp. Chỉ có dưới 50% doanh nghiệp giao nhận VN có đại lý ở nước ngoài, còn lại là nhận làm đại lý cho các hãng giao dịch đa quốc gia . Như vậy, hiện tại điều kiện về cầu cảng, kho bãi , đội tàu của Việt Nam không đáp ứng được đòi hỏi thực tế. Ngân hàng/ tổ chức tín dụng Cở sở pháp lý Luật các tổ chức tín dụng 1997 và sửa đổi năm 2004 Nghị định 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 về tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 5/6/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 22/2006/NĐ-CP Nội dung chi tiết Một số khái niệm cơ bản: Ngân hàng nước ngoài là tổ chức được thành lập theo Pháp luật Việt Nam, có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động ngân hàng Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng mẹ, không có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được ngân hàng mẹ bảo đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam Điều kiện cấp phép chung đối với Chi nhánh ngân hàng, Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định khá của nước nguyên xứ trong vòng 3 năm gần liền kề trước khi xin cấp Giấy phép Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức tín dụng xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biển đối theo chiều hướng không thuận lợi Ngân hàng nước ngoài có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu sau đây: Đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ít nhất 8% trở lên và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác theo thông lệ quốc tế; có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% vào năm trước năm xin cấp giấy phép. Hoạt động có lãi ít nhất trong 3 năm liền tiếp liền kề trước năm xin cấp Giấy phép Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước nguyên xứ có khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tổng hợp theo thông lệ quốc tế, đã ký kết cam kết về hợp tác quản lý, giám sát hoạt động và trao đổi thông tin với Ngân hàng nhà nước Điều kiện đối với chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn pháp định là 15 triệu USD Người điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động ngân hàng Có phương án kinh doanh khả thi, trong đó tối thiểu phải có phương án kinh doanh, hoạt động trong 3 năm đầu. Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép mở chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam Ngân hàng nước ngoài có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kêt của mình tại Việt Nam, đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít tnhất là tương đương với 20 tỷ đô la Mỹ vào năm tài chính trước năm xin cấp giấy phép. Điều kiện đối với Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài: Ngân hàng có vốn Điều lệ tối thiểu bằng mức vốn Pháp định theo quy định của Chính Phủ là 1000 tỷ đồng Người quản trị, điều hành của Ngân hàng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Có phương án kinh doanh khả thi, trong đó tối thiểu phải có phương án kinh doanh, hoạt động trong 3 năm đầu. Ngân hàng có Điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của Pháp Luật Việt Nam. Ngân hàng nước ngoài và các thành viên góp vốn là tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép tham gia thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản có ít nhất là tương đương 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm xin cấp Giấy phép Ngân hàng nước ngoài và các thành viên góp vốn phải có văn bản cam kết với Ngân hàng nhà nước về việc Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành và hoạt động của ngân hàng liên doanh, 100% vốn nước ngoài tại Việt nam Đảm bảo duy trì giá trị thực có của Vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh không thấp hơn mức vốn Pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Các tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh phải đáp ứng các điều kiện sau: Có thời gian hoạt động tối thiểu là 5 năm Có tổng tài sản tối thiểu 10.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 2% tổng dư nợ, không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Kinh doanh có lãi trong 3 năm liên tiếp trước năm xin cấp phép Hồ sơ xin cấp Giấy phép Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập chi nhánh Đơn xin cấp giấy phép do đại diện có thẩm quyền của ngân hàng nước ngoài ký Phương án kinh doanh chứng minh được tính khả thi Điều lệ của Ngân hàng nước ngoài Lý lịch và các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của Tổng Giám đốc Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng nước ngoài Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ Pháp luật, tình hình tài chính của ngân hàng nước ngoài trong 3 năm liên tiếp Văn bản của cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động cuả ngân hàng nước ngoài. Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán 03 năm gần nhất của ngân hàng nước ngoài Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard & Poor…) xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng nước ngoài Văn bản của ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của ngân hàng nước ngoài cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài Đơn xin cấp Giấy phép thành lập Phương án kinh doanh chứng minh được tính khả thi Lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và các văn bằng chứng chỉ chứng minh năng lực chuyên môn của thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc Danh sách các thành viên góp vốn, mức góp vốn điều lệ và phương án góp vốn cụ thể Báo cáo tài chính thường niên đã được kiểm toán 3 năm gần nhất của các thành viên góp vốn Hợp đồng liên doanh có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật; hợp đồng và thoả thuân góp vốn giữa các thành viên góp vốn đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của thành viên góp vốn Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cho phép ngân hàng nước ngoài tham gia góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh, thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin, xác nhận về tình hình tuân thủ Pháp luật, tình hình tài chính của ngân hàng nước ngoài trong 3 năm liên tiếp trước khi xin cấp phép. Văn bản của cơ quan thanh tra, giám sát có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động cuả ngân hàng nước ngoài. Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard & Poor…) xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng nước ngoài Điều lệ tổ chức và hoạt động của các thành viên góp vốn Dự thảo Điều lệ ngân hàng Văn bản cam kết của thành viên góp vốn về: Sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành và hoạt động của ngân hàng liên doanh, 100% vốn nước ngoài tại Việt nam Đảm bảo duy trì giá trị thực có của Vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh không thấp hơn mức vốn Pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Báo cáo tổng quát về lịch sử thành lập, quá trình phát triển và hoạt động của các thành viên góp vốn cho đến thời điểm báo cáo, và định hướng phát triển trong tương lai. Thủ tục cấp Giấy phép Hồ sơ cấp giấy phép được lập thành 02 bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bằng tiếng Anh và gửi đến Vụ các Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Trong thời gian 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Thời hạn hoạt động của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài tối đa không quá 99 năm. Thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng me. Đánh giá về lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Theo cam kết gia nhập WTO và các văn bản Pháp luật hiện nay, Việt Nam cho phép các ngân hàng, tổ chức nước ngoài thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa với nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng xuất khẩu, các luồng chu chuyển quốc tế và thanh toán quốc tế, khách du lịch quốc tế……đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam đang được coi là một điểm thu hút đầu tư lớn đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Tính đến cuối năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 19 hồ sơ xin cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 bộ hồ sơ xin thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. Trong đó đã có 3 hồ sơ được chấp nhận về nguyên tắc là Commonwealth Bank cuar Australia, IBK Hàn Quốc, Fubon của Đài Loan. Và đến đầu tháng 3.2008 Ngân hàng Standard Chartered của Anh đã chính thức được chấp nhận về nguyên tắc thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sau ngân hàng HSBC. Nhưng theo như các văn bản pháp quy của Việt Nam thì thủ tục thành lập ngân hàng nước ngoài tại Việt nam là khá phức tạp đồng thời đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn (Tổ chức góp vốn phải có tổng tài sản tối thiểu là 10.000 tỷ đồng đồng thời Ngân hàng liên doanh hay ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải có vốn pháp định ít nhất bằng 1000 tỷ đồng). Bảo hiểm: Cơ sở pháp lý Luật số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về kinh doanh bảo hiểm NĐ số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm NĐ số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP. Nội dung Một số khái niệm: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh ngiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Các nghiệp vụ bảo hiểm gồm: Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ Điều kiện thành lập: Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm: Có Vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định, cụ thể là: Vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam Vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam Vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam Có đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Pháp luật Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh giữa doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam: Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm theo quy định của nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính từ thời điểm nộp hồ sơ xin cấp phép Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm nộp hồ sơ cấp phép Doanh nghiệp bảo hiểm không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong 3 năm liên tiếp kể từ năm cấp Giấy phép. Thủ tục thành lập Bộ tài chính có trách nhiệm cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập: Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Dự thảo điều lệ doanh nghiệp phù hợp với quy định của Pháp luật Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo: Đối với cổ động là cá nhân: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu và lý lịch tư pháp Đối với cổ dông là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản uỷ quyền, chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đại diện uỷ quyền Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ xin cấp phép. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng đó. Phương án hoạt động 5 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh xin cấp Giấy phép Danh sách, lý lịch, các văn bằng có xác nhận của công chứng chứng minh năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị điều hành doanh nghiệp Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên, tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến tổ chức cá nhân đó Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành. Đối với doanh nghiệp liên doanh thì phải có Hợp đồng liên doanh theo quy định của Pháp luật Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của các bên tham gia liên doanh trong 3 năm gần nhất. Hồ sơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6606_mot_so_nganh_nghe_kinh_do.doc