Nấm Mối Mũ Nhỏ

Nấm có dạng chuông với chóp nhọn gồ lên ở đỉnh, có lông mịn, sau

đó hình nón dẹp, mép mũ rách ra và chia thuỳ. Mũ có màu trắng nhạt hoặc

xám nhạt, phần đỉnh có màu sẫm hơn. Kích thước mũ 1-3 cm. Thịt nấm m àu

trắng, mỏng, có mùithơm đặc trưng của nấm. Sợi nấm không có khoá. Phiến

nấm tự do, xếp xít nhau, dày 1-2 mm, màu trắng, dài ngắn không đồng đều,

phần mép hơi có dạng răng. Cuống ở giữa, màu trắng, đặc, cao mảnh khảnh,

kích thước 2-6 cm chiều cao: 1,5-3 mm chiều rộng; hơi cókhía dọc. Phần

gốc cuống hơi phình dạng củ, không có rễ giả. Đảm hình chuỳ, kích thước

20-25 x 6,5-8 µm có 4 bào tử. Bào tử nhẵn, hình elíp đến hình trứng. trong

suốt, khi tụ lại thành đảm có màu hồng xám. Bụi bào tử có sắc thái hồng.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nấm Mối Mũ Nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nấm Mối Mũ Nhỏ Hình thái: Nấm có dạng chuông với chóp nhọn gồ lên ở đỉnh, có lông mịn, sau đó hình nón dẹp, mép mũ rách ra và chia thuỳ. Mũ có màu trắng nhạt hoặc xám nhạt, phần đỉnh có màu sẫm hơn. Kích thước mũ 1-3 cm. Thịt nấm màu trắng, mỏng, có mùi thơm đặc trưng của nấm. Sợi nấm không có khoá. Phiến nấm tự do, xếp xít nhau, dày 1-2 mm, màu trắng, dài ngắn không đồng đều, phần mép hơi có dạng răng. Cuống ở giữa, màu trắng, đặc, cao mảnh khảnh, kích thước 2-6 cm chiều cao: 1,5-3 mm chiều rộng; hơi có khía dọc. Phần gốc cuống hơi phình dạng củ, không có rễ giả. Đảm hình chuỳ, kích thước 20-25 x 6,5-8 µm có 4 bào tử. Bào tử nhẵn, hình elíp đến hình trứng. trong suốt, khi tụ lại thành đảm có màu hồng xám. Bụi bào tử có sắc thái hồng. Phân bố: - Việt Nam: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng (huyện đảo Cát Bà), Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh. - Thế giới: Sri-lanka, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Châu Phi. Các thông tin khác: Nấm chưa được phân lập để nuôi trồng. Nấm mọc thành đám dày đặc quanh nhà, ven đường đi, công viên, trên tổ mối ở trong rừng và ven rừng. Ngoài ra còn gặp trên tổ mối ở độ cao 400 m của vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Tây. Nấm thường xuất hiện vào thời gian đầu hè, khi trên bầu trời xuất hiện chùm sao tua rua. Do đó có tên là nấm tua rua. Nấm mối mũ nhỏ là loại nấm sớm nở tối tàn. Vì vậy, khi muốn tìm thu hái cần phải đi sớm. Do nấm có kích thước nhỏ mọc thành đám dày đặc, nếu hái đơn chiếc sẽ rất lâu. Vì vậy cần nhổ từng đám, sau đó đem về nhà bỏ phần gốc dính đất, rửa sạch, chế biến món ăn. Đồng bào dân tộc Tày, Dao ở Thái Nguyên, Bắc Kạn thu hái nấm để nấu canh trong bữa ăn. Khi ăn có vị ngọt của đạm. Để so sánh sự ngọt ngào khi ăn nấm vuốt, tương phản lúc bị đau khi gai hèo đâm vào chân, nhân dân vùng Đại Từ, Phú Lương (Thái Nguyên) đã có câu: Ngọt như nấm vuốt, buốt như gai hèo", cây hèo (Daemonoro sp.) thuộc họ Palmae. Sau khi thu hái, người dân đem về nhà chế biến để ăn. Vì vậy không lưu hành trên thị trường. Nấm Tràm Hình thái: Nấm lúc non có dạng hình cầu, sau đó dạng bàn dẹp và lúc trường thành trải phẳng. Mũ có màu nâu tím nhạt. Mặt mũ thường khô, nhưng khi bị ướt thì nhảy nhớt, láng bóng. Ngâm trong dung dịch formaldehyt có màu gan gà, đường kính mũ từ 2-10 cm hoặc rộng hơn. Thịt nấm vị đắng, có màu trắng, không đổi màu khi bị tổn thương, khi tiếp xúc với KOH hoặc NH4OH thì chuyển màu vàng xám, trong dung dịch HNO3 không đổi màu. Phần lớp sinh sản là ống nấm ở dưới mặt mũ, lúc non có màu trắng ngà, khi già chuyển màu vàng, vàng da cam đến màu tím hồng nhạt, ống nấm không tròn, có góc cạnh, dài 3-13 mm, dễ tách khỏi phần thịt mũ. Cuống có màu vàng xám đến vàng nâu, ở giữa, chắc đặc, hình trụ thấp, dài 3-11 cm, rộng 1-27 mm, phần gốc hơi phình ra. Quanh cuống hơi có dạng mạng, phần trong cuống đồng màu với thịt mũ, không đổi màu khi bị tổn thương. Sợi nấm không có khoá. Đảm hình chuỳ. Bào tử hình elíp, dài 6- 9x3,5-5 µm, nhẵn, có màu vàng xám, không đổi màu trong dung dịch KOH, không có tinh bột. Bụi bào tử có màu nâu xám đến nâu đỏ. Phân bố: - Việt Nam: Ở các tỉnh có trồng rừng tràm từ Thừa Thiên - Huế đến Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu. - Thế giới: Trung quốc, Nhật Bản; Châu Âu: Pháp, ltaly; Hoa Kỳ. Các thông tin khác: Hàng năm, khi vào thu, ở Huế thường có những cơn mưa chuyển mùa, mà người dân ở đây thường gọi là mưa nấm tràm, bởi sau những cơn mua thu ấy, thì các rừng tràm ở Huế nấm tràm đua nhau mọc. Nấm thường mọc thành từng đám, từng cụm chủ yếu dưới tán cây Tràm (Melaleuca leucađendron), ngoài ra còn mọc dưới tán cây bạch đàn (Eucalyptus camadulensis) hoặc ở những vùng đất có độ pH thấp. Khi mùa nấm đến, ở vùng núi Ngự Bình người dân nô nức đi hái nấm. Loài nầm này hình thành rễ nấm ngoại dinh dưỡng cộng sinh bắt buộc với các cây tràm, cây bạch đàn. Hiện nay nấm tràm chưa được phân lập để nuôi trồng, nhân dân thường thu hái nấm tràm mọc tự nhiên. Đến mùa nấm tràm, trong bữa cơm gia đình ở Huế thường có món nấm tràm, khi đã biết ăn nấm tràm thì rất thích, bởi vị đắng nhưng ngọt của nấm tràm khiến người ăn khó quên. Thu hái nấm về, bóc hoặc dùng dao cắt bỏ lớp vỏ ngoài ở phần mũ và cuống, nếu nấm già cần gọt bỏ phần mặt ống. Sau đó, ngâm với nước muối, vắt bỏ nước mặn và rửa nước nhiều lần, nấu canh với lá khoai lang hoặc lá lốt. Cháo nấm tràm cũng được người dân cố đô Huế rất thích, những người Huế xa quê bao giờ cũng nhớ đến món nấm tràm-một nét ẩm thực của xứ Huế. Trong nấm tràm có vị rất đắng như mướp đắng hoặc mật của động vật, nhưng người dân địa phương cho biết ăn nấm tràm thì mát, dễ tiêu hoá, giúp ngủ ngon. Ngoài ra nấm tràm còn có dược tính để trị bệnh gan và tẩy giun. Đến mùa nấm tràm, hầu như tất cả các quán cơm ở chợ Đông Ba, An Cựu (thành phố Huế) đều có món ăn nấm tràm. Nấm tràm thường ăn tươi, nhưng nếu thu hái được nhiều thì phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf63_7608.pdf