Ngân hàng câu hỏi thi - Đo lường – Thông tin công nghiệp

Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Nội dung đánh giá thi kết thúc học phần:

Kiểm tra đánh giá những kiến thức SV đã thu nhận được thông qua việc trả lời một số câu hỏi cơ bản thuộc nội dung của học phần đã học.

2. Phương pháp đánh giá: (Thi vấn đáp, thi viết hay thi trắc nghiệm, thời gian làm bài thi.)

- Thi viết

- Thời gian làm bài thi: 120 phút

- Tỷ trọng điểm thành phần thi : 50%.

3. Nguyên tắc tổ hợp đề thi:

- Các câu hỏi trong đề thi phải được tổ hợp từ ngân hàng câu hỏi của học phần

- Số câu hỏi trong một đề thi không dưới 3 câu, nội dung câu hỏi không trùng lặp với câu hỏi đã kiểm tra giữa kỳ.

- Trong một câu hỏi có thể gồm nhiều ý nhỏ

- Một đề thi phải bao gồm cả câu hỏi lý thuyết và câu hỏi bài tập (trừ học phần đặc biệt không có bài tập)

- Đáp án của các câu hỏi thi phải được thông qua bộ môn. Nội dung trình bày đáp án phải thể hiện đủ căn cứ để GV chấm điểm bài thi, không nên trình bày quá chi tiết như một bài làm của SV.

4. Ngân hàng câu hỏi:

- Tất cả các chương của học phần đều phải nêu ra được các câu hỏi.

- Trong một chương có n câu hỏi loại 1 điểm; m câu hỏi loại 2 điểm; v.v.

- Quy định số câu hỏi cho mỗi học phần: không dưới 15 câu/1TC

- Các câu hỏi được mã hiệu theo cấu trúc phần chữ và số

Giải thích: LT 2.3.2 ; BT 3.4.2 ;

- LT là câu hỏi lý thuyết

- BT là câu hỏi bài tập

- Chữ số thứ nhất: chỉ câu hỏi thuộc chương số mấy (nếu câu hỏi gồm nhiều ý nhỏ phân tán ở nhiều chương khác nhau thì chỉ số chương lấy theo chương cao nhất)

- Chữ số thứ hai: chỉ số điểm của câu hỏi

- Chữ số thứ ba: chỉ số thứ tự câu hỏi của chương đó

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi thi - Đo lường – Thông tin công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI (Theo chương trình đào tạo 150 TC) Tên học phần: ĐO LƯỜNG – THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP Mã số học phần: TEE 401 Số tín chỉ: 04 Dạy cho ngành, khối ngành: KHOA ĐIỆN, KHOA ĐIỆN TỬ, KHOA SPKT (ĐIỆN – TIN). Khoa: ĐIỆN TỬ THÁI NGUYÊN - NĂM 2011 Phần I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Nội dung đánh giá thi kết thúc học phần: Kiểm tra đánh giá những kiến thức SV đã thu nhận được thông qua việc trả lời một số câu hỏi cơ bản thuộc nội dung của học phần đã học. 2. Phương pháp đánh giá: (Thi vấn đáp, thi viết hay thi trắc nghiệm, thời gian làm bài thi.) - Thi viết - Thời gian làm bài thi: 120 phút - Tỷ trọng điểm thành phần thi : 50%. 3. Nguyên tắc tổ hợp đề thi: - Các câu hỏi trong đề thi phải được tổ hợp từ ngân hàng câu hỏi của học phần - Số câu hỏi trong một đề thi không dưới 3 câu, nội dung câu hỏi không trùng lặp với câu hỏi đã kiểm tra giữa kỳ. - Trong một câu hỏi có thể gồm nhiều ý nhỏ - Một đề thi phải bao gồm cả câu hỏi lý thuyết và câu hỏi bài tập (trừ học phần đặc biệt không có bài tập) - Đáp án của các câu hỏi thi phải được thông qua bộ môn. Nội dung trình bày đáp án phải thể hiện đủ căn cứ để GV chấm điểm bài thi, không nên trình bày quá chi tiết như một bài làm của SV. 4. Ngân hàng câu hỏi: - Tất cả các chương của học phần đều phải nêu ra được các câu hỏi. - Trong một chương có n câu hỏi loại 1 điểm; m câu hỏi loại 2 điểm; v.v... - Quy định số câu hỏi cho mỗi học phần: không dưới 15 câu/1TC - Các câu hỏi được mã hiệu theo cấu trúc phần chữ và số Giải thích: LT 2.3.2 ; BT 3.4.2 ; - LT là câu hỏi lý thuyết - BT là câu hỏi bài tập - Chữ số thứ nhất: chỉ câu hỏi thuộc chương số mấy (nếu câu hỏi gồm nhiều ý nhỏ phân tán ở nhiều chương khác nhau thì chỉ số chương lấy theo chương cao nhất) - Chữ số thứ hai: chỉ số điểm của câu hỏi - Chữ số thứ ba: chỉ số thứ tự câu hỏi của chương đó Phần II. NỘI DUNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI Các câu hỏi được biên chế theo các chương của học phần (nếu câu hỏi gồm nhiều ý nhỏ phân tán ở nhiều chương khác nhau thì chỉ số chương lấy theo chương cao nhất.) CHƯƠNG 1 LT 1. Câu hỏi lý thuyết: LT 1.2.1 Anh/chị hãy trình bày những yêu cầu về điện trở khi đo dòng và áp. LT 1.2.2 Anh/chị hãy trình bày các phương pháp mở rộng giới hạn đo khi đo điện áp. LT 1.2.3 Trình bày các phương pháp mở rộng thang đo cho ampemet một chiều. LT 1.2.4 Trình bày các phương pháp mở rộng thang đo cho ampemet xoay chiều LT 1.2.5 Trình bày nguyên lý làm việc của điện thế kế tự động tự ghi. LT 1.2.6 Nguyên lý làm việc của Volmet số chuyển đổi thời gian. Viết biểu thức quan hệ giữa Ux cần đo và số xung đếm được. LT 1.2.7 Hệ số máy biến dòng là gì? Tại sao trên máy biến dung có quy định số vòng dây phía sơ cấp? LT 1.2.8 Trình bày nguyên lý đo điện áp bằng phương pháp so sánh. BT 1. Bài tập: BT 1.3.1 Một cơ cấu chỉ thị từ điện có giá trị giới hạn đo là Imax = IA = 50µA , điện trở trong của cơ cấu chỉ thị là Rct = 300 Ohm . Tính các giá trị của các điện trở shunt để tạo thành một ampe kế có các thang đo lần lượt là 100mA, 1A và 10A BT 1.3.2 Một miliampe kế từ điện có thang đo 150 vạch với giá trị độ chia là C = 0.1mA; Rct = 100 Ohm. Tính giá trị Rs mở rộng giới hạn đo cho miliampe kế trên để đo được các dòng điện có giá trị dòng tối đa là 1A, 2A và 3A BT 1.3.3 Một ampe kế có 3 thang đo với các điện trở shunt R1=0,05Ohm; R2=0,45Ohm; R3=4,5 Ohm mắc nối tiếp. RCT = 1k Ohm; ICT = 50µA Hãy xác định các thang đo của Ampe kế trên. BT 1.3.4 Một ampe kế từ điện có dòng điện cực đại chạy qua cơ cấu chỉ thị là 0,1mA; điện trở trong của cơ cấu chỉ thị RCT = 99Ohm. Điện trở shunt RS = 1 Ohm. Xác định dòng điện đo được khi kim của ampe kế ở vị trí: + Lệch toàn thang đo + Lệch 1/2 thang đo + Lệch 1/4 thang đo BT 1.3.5 Tính toán các điện trở phụ được mắc nối tiếp với cơ cấu chỉ thị để tạo thành voltmet có 4 thang đo: 50V, 100V, 250V, 500V . Biết: cơ cấu chỉ thị có điện trở 1kW, điện áp định mức của cơ cấu chỉ thị là 10V. CHƯƠNG 2 ĐO CÔNG SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG LT 2. Câu hỏi lý thuyết: LT 2.2.1 Có thể dùng wattmet điện động để đo công suất trong mạch một chiều được không ? Tại sao? LT 2.2.2 Chứng minh rằng: Sai số khi dùng wattmet điện động để đo công suất trong mạch xoay chiều phụ thuộc vào cấu trúc của wattmet (ju) và tính chất của phụ tải (tgj). LT 2.2.3 Có thể dùng wattmet điện động để đo công suất phản kháng trong mạch một pha xoay chiều được không? Tại sao? LT 2.2.4 Trình bày các loại sai số và cách khắc phục sai số đo khi dùng công tơ cảm ứng 1 pha để đo năng lượng tác dụng cho mạch xoay chiều 1 pha. LT 2.2.5 Chứng minh rằng trong mạch ba pha ba dây đối xứng LT 2.2.6 Hãy trình bày phương pháp dùng wattmet 3 pha 2 phần tử có thể đo công suất tác dụng trong mạch 3 pha 3 dây không đối xứng. LT 2.2.7 Hãy trình bày phương pháp dùng công tơ phản kháng 3 pha 2 phần tử có cuộn dây nối tiếp phụ có thể đo được năng lượng phản kháng trong mạch ba pha. LT 2.2.8 Hãy trình bày phương pháp dùng công tơ phản kháng 3 pha 3 phần tử có cuộn dây nối tiếp phụ có thể đo được năng lượng phản kháng trong mạch ba pha. BT 2. Bài tập: BT 2.3.1 Cho một hộ tiêu thụ điện có 2 phụ tải + Chiếu sáng: Pha A gồm 50 bóng đèn; pha B gồm 60 bóng đèn; pha C gồm 80 bóng đèn Thông số mỗi bóng : P=100W; Uđm=220 V + 01 máy hàn một pha có Uđm =380V; Iđm = 100A; cosjđm = Biết: Nguồn 3 pha đối xứng có Ud = 380V Yêu cầu: - Vẽ sơ đồ kết hợp BI và 3 công tơ 1 pha có Uđm = 220V, Iđm =5 A để đo năng lượng tác dụng cho cả 2 phụ tải trên.Chọn tỉ số biến cho máy biến dòng (KI) - Tính số chỉ của mỗi công tơ trong thời gian 100 giờ biết rằng máy hàn có 60% thời gian làm việc ở chế độ định mức; 40% thời gian làm việc ở chế độ non tải có U=Uđm; I=0.2Iđm; cosj = 0.4 (máy hàn mắc vào các pha B và C) BT 2.3.2 Vẽ sơ đồ kết hợp Bu; Bi và công tơ 3 pha đo năng lượng tác dụng và phản kháng cho lưới 3 pha cao thế. Yêu cầu: Công tơ tác dụng 3 pha 2 phần tử có cuộn dòng ở các pha A,C công tơ phản kháng 3 pha 2 phần tử có cuộn dây nối tiếp phụ ở pha B. Chứng minh cách mắc công tơ trên là đúng. BT 2.2.3 Vẽ sơ đồ kết hợp Bu; Bi và công tơ 3 pha đo năng lượng tác dụng và phản kháng cho lưới 3 pha cao thế. Yêu cầu: Công tơ tác dụng 3 pha 2 phần tử có cuộn dòng ở các pha A,B công tơ phản kháng 3 pha 3 phần tử. Chứng minh cách mắc công tơ trên là đúng. BT 2.3.4 Cho một hộ tiêu thụ điện có 2 phụ tải + Chiếu sáng: Pha A gồm 150 bóng đèn; pha B gồm 40 bóng đèn; pha C gồm 120 bóng đèn Thông số mỗi bóng : P=100w ; Uđm=220 V + 01 máy hàn một pha có Uđm =380V; Iđm = 100A; cosjđm = Biết: Nguồn 3 pha đối xứng có Ud = 380V Yêu cầu: - Vẽ sơ đồ kết hợp BI và 3 công tơ 1 pha có Uđm = 220V, Iđm =5 A để đo năng lượng tác dụng cho cả 2 phụ tải trên.Chọn tỉ số biến cho máy biến dòng (KI ) - Tính số chỉ của mỗi công tơ trong thời gian 100 giờ biết rằng máy hàn có 60% thời gian làm việc ở chế độ định mức; 40% thời gian làm việc ở chế độ non tải có U=Uđm; I=0.2Iđm; cosj = 0.4 (máy hàn mắc vào các pha A và C) BT 2.2.5 Vẽ sơ đồ kết hợp Bu; Bi và công tơ 3 pha đo năng lượng tác dụng và phản kháng cho lưới 3 pha cao thế. Yêu cầu: Công tơ tác dụng 3 pha 3 phần tử, công tơ phản kháng 3 pha 2 phần tử có cuộn dây nối tiếp phụ ở pha A. BT 2.3.6 Cho một hộ tiêu thụ điện có 2 phụ tải + 01 động cơ 3 pha có Uđm =380V; Iđm = 100A; cosjđm =0.9 + 01 máy hàn một pha có Uđm =380V; Iđm = 50A; cosjđm = Biết: Nguồn 3 pha đối xứng có Ud = 380V Yêu cầu: - Vẽ sơ đồ kết hợp BI và 2 công tơ 1 pha có Uđm = 380V, Iđm =5 A để đo năng lượng tác dụng cho cả 2 phụ tải trên. Chọn tỉ số biến cho máy biến dòng (KI) - Tính số chỉ của mỗi công tơ trong thời gian một tháng biết rằng động cơ luôn làm việc ở chế độ định mức còn máy hàn có 60% thời gian làm việc ở chế độ định mức; 40% thời gian làm việc ở chế độ non tải có U=Uđm; I=0.2Iđm; cosj = 0.4 (máy hàn mắc vào các pha A và C) CHƯƠNG 3 LT 3. Câu hỏi lý thuyết: LT 3.2.1 Để đo được hệ số cosj một pha và ba pha người ta dùng cơ cấu nào. Chứng minh rằng cơ cấu đó có góc quay tỉ lệ với hệ số cosj? LT 3.2.2 Trình bày cơ sở lý thuyết để xây dựng lên Phazomet điện tử. Vẽ một sơ đồ của Phazomet điện tử đơn giản? LT 3.2.3 Trình bày nguyên lý chung của Phazomet chỉ thị số . Nêu một sơ đồ cấu trúc của Phazomet chỉ thị số. LT 3.1.4 Trình bày các phương pháp đo cosj gián tiếp. LT 3.2.5 Trình bày cấu tạo và nguyên lý của tần số met cộng hưởng LT 3.1.6 Trình bày cơ sở lý thuyết để xây dựng lên tần số met điện tử. LT 3.1.7 Nêu nguyên lý và cấu tạo của một tần số met điện tử được thực hiện bằng khóa bán dẫn T. BT 3. Bài tập: Không có CHƯƠNG 4 LT 4. Câu hỏi lý thuyết: LT 4.2.1 Ý nghĩa và yêu cầu của việc đo điện trở? LT 4.2.2 Trình bày cách đo điện trở bằng phương pháp gián tiếp dùng nguồn một chiều? LT 4.2.3 Trình bày cách đo điện trở bằng phương pháp so sánh với điện trở mẫu? LT 4.2.4 Trình bày cách đo điện trở bằng phương pháp trực tiếp ommet mắc nối tiếp và ommet mắc song song? LT 4.2.5 Trình bày cách đo điện trở bằng phương pháp dùng cầu đo (Cầu đơn và cầu kép)? LT 4.2.6 Trình bày phương pháp đo điện trở cách điện dùng Volmet và Microampemet? LT 4.2.7 Trình bày phương pháp đo điện trở cách điện dùng Megommet chuyên dụng ? LT 4.2.8 Trình bày phương pháp đo điện trở cách điện của lưới và thiết bị điện khi có điện áp nguồn? LT 4.2.9 Trình bày phương pháp đo điện trở cách điện của lưới và thiết bị điện khi không có điện áp nguồn? LT 4.2.10 Trình bày cách đo điện trở cách điện của MBA một pha? LT 4.2.11 Trình bày cách đo điện trở cách điện của MBA ba pha? LT 4.2.12 Trình bày phương pháp xác định vị trí chập cáp (chạm mass)? LT 4.2.13 Trình bày cách đo điện trở nối đất bằng phương pháp Volmet, Ampemet? LT 4.2.14 Trình bày cách đo điện trở nối đất bằng dụng cụ chuyên dụng - Teromet? LT 4.2.15 Trình bày điều kiện cân bằng cầu xoay chiều? LT 4.2.16 Trình bày phương pháp đo hệ số hỗ cảm của hai cuộn dây ? LT 4.2.17 Trình bày cách đo điện dung của tụ điện dùng cầu xoay chiều ? LT 4.2.18 Trình bày cách đo điện cảm và hệ số phẩm chất cuộn dây bằng cầu xoay chiều ? A B C RA RB RC BT 4. Bài tập: BT 4.3.1 Một động cơ điện 3 pha xoay chiều có sơ đồ đấu dây như hình vẽ. + Nêu tên các phương pháp để đo các giá trị RA, RB, RC biết trong lý lịch [RA] = [RB] = [RC] = 20 (mW). + Biểu thức xác định cụ thể RA, RB, RC + Vẽ 2 sơ đồ dùng phương pháp gián tiếp, nguồn 1 chiều đo các điện trở trên. Tính sai số phụ cho mỗi sơ đồ biết RA = 0,05W; RV = 100KW BT 4.3.2 Một động cơ điện 3 pha xoay chiều có sơ đồ đấu dây như hình vẽ A B C RA RB RC + Nêu tên các phương pháp để đo các giá trị RA, RB, RC biết trong lý lịch [RA] = [RB] = [RC] = 120 (mW). + Biểu thức xác định cụ thể RA, RB, RC + Vẽ 2 sơ đồ dùng phương pháp gián tiếp, nguồn 1 chiều đo các điện trở trên. Tính sai số phụ cho mỗi sơ đồ biết RA = 0,25W; RV = 100KW CHƯƠNG 5 LT 5. Câu hỏi lý thuyết: LT 5.2.1 Trình bày nguyên lý hoạt động, cấu tạo của phần Triot, hệ thống điều tiêu, trong ống tia điện tử. LT 5.2.2 Trình bày nguyên lý làm việc cơ bản của bộ khuếch đại làm lệch. LT 5.2.3 Trình bày nguyên lý cấu tạo của oxilo 2 tia. LT 5.2.4 Trình bày các phương pháp đo công suất truyền thông. Ưu nhược điểm của các phương pháp. LT 5.2.5 Anh (chị) hãy nêu ưu, nhược điểm, nguyên nhân gây sai số của bộ biến đổi Hall. Vẽ sơ đồ Wm dùng bộ biến đổi Hall đo ở cao tần. BT 5. Bài tập: BT 5.3.1 Một sóng hình sin 500Hz với biên độ đỉnh 20V được đưa vào các tấm làm lệch đứng của một CRT. Một sóng hình răng cưa 250Hz với biên độ đỉnh 50V được đưa vào các tấm làm lệch ngang. CRT có độ nhạy lái tia đứng 0,15cm/V có độ nhạy lái tia ngang 0,08cm/V. Giả sử hai tín hiệu vào đều được đồng bộ hóa, hãy xác định dạng sóng hiện trên màn hình. BT 5.3.2 Một sóng tam giác 40 kHz với biên độ đỉnh 8mV được đưa vào các tấm làm lệch đứng của một CRT. Một sóng hình răng cưa 20 kHz với biên độ đỉnh 10mV được đưa vào các tấm làm lệch ngang.CRT có độ nhậy lái tia đứng 0,5cm/mV, có độ nhạy lái tia ngang 0,4cm/mV. Giả sử rằng hai tín hiệu vào đều được đồng bộ hoá, hãy xác định dạng sóng hiện hình. BT 5.3.3 Một sóng hình sin 50Hz với biên độ đỉnh 220V được đưa vào các tấm làm lệch đứng của một CRT. Một sóng hình răng cưa 25Hz với biên độ đỉnh 50V được đưa vào các tấm làm lệch ngang. CRT có độ nhạy lái tia đứng 0,018cm/V có độ nhạy lái tia ngang 0,08cm/V. Giả sử hai tín hiệu vào đều được đồng bộ hóa, hãy xác định dạng sóng hiện trên màn hình. BT 5.3.4 Một sóng tam giác 40 kHz với biên độ đỉnh 16mV được đưa vào các tấm làm lệch đứng của một CRT. Một sóng hình răng cưa 20 kHz với biên độ đỉnh 10mV được đưa vào các tấm làm lệch ngang.CRT có độ nhậy lái tia đứng 4cm/mV, có độ nhạy lái tia ngang 0,4cm/mV. Giả sử rằng hai tín hiệu vào đều được đồng bộ hoá, hãy xác định dạng sóng hiện hình. BT 5.3.5 Hiện hình lissajou khi tỷ số của tần số đứng (f1) trên tần số ngang (f2) là: 3/4, Giải thích sự xuất hiện hình trên ? BT 5.3.6 Hiện hình lissajou khi tỷ số của tần số đứng (f1) trên tần số ngang (f2) là: 3/5, Giải thích sự xuất hiện hình trên ? BT 5.3.7 Vẽ hình hiện trên máy hiện sóng xuất hiện với hai sóng sin đồng bộ hoá khi: tỉ số của tần số tín hiệu vào đứng f1 trên tần số tín hiệu vào ngang f2 là f1/f2 = 1/5. Giải thích sự xuất hiện hình trên ? BT 5.3.8 Vẽ hình hiện trên máy hiện sóng xuất hiện với hai sóng sin đồng bộ hoá khi: tỉ số của tần số tín hiệu vào đứng f1 trên tần số tín hiệu vào ngang f2 là f1/f2 = 2/5. Giải thích sự xuất hiện hình trên ? CHƯƠNG 6 LT 6. Câu hỏi lý thuyết: LT 6.1,5.1 Định nghĩa hệ thống thông tin đo lường. Lấy ví dụ minh họa. LT 6.1,5.2 Trình bày các quá trình xảy ra trong hệ thống thông tin đo lường LT 6.1,5.3 Hãy cho biết trong hệ thống thông tin đo lường quá trình nào quan trọng nhất? Tại sao ? LT 6.1,5.4 Trong một hệ thống thông tin đo lường có nhất thiết phải tồn tại tất cả các quá trình không? Tại sao? LT 6.1,5.5 Trình bày sơ đồ cấu trúc của hệ thống thông tin đo lường, chức năng cơ bản của các phần tử trong hệ thống LT 6.1,5.6 Nhiệm vụ của hệ thống thông tin đo lường là gì? LT 6.1,5.7 Trình bày cách phân loại hệ thống thông tin đo lường theo sơ đồ cấu trúc LT 6.1,5.8 Trình bày cách phân loại hệ thống thông tin đo lường theo tín hiệu vào LT 6.1,5.9 Trình bày cách phân loại hệ thống thông tin đo lường theo tín hiệu ra LT 6.1,5.10 Trình bày tổ chức làm việc của hệ thống thông tin đo lường. BT 6. Bài tập: Không có CHƯƠNG 7 LT 7. Câu hỏi lý thuyết: LT 7.1,5.1 Trình bày các đặc tính thông tin của tín hiệu đo lường LT 7.1,5.2 Rời rạc hóa tín hiệu đo là gì? Tại sao phải rời rạc hóa tín hiệu đo? LT 7.1,5.3 Rời rạc hóa thích nghi tín hiệu đo là gì? Tại sao phải rời rạc hóa thích nghi ? LT 7.1,5.4 Lượng tử hóa tín hiệu đo là gì? Tại sao phải lượng tử hóa tín hiệu đo. LT 7.1,5.5 Lượng tử hóa thích nghi tín hiệu đo là gì? Tại sao phải lượng tử hóa thích nghi? LT 7.1,5.6 Mã hóa tín hiệu đo là gì? Trình bày một phương pháp mã hóa tín hiệu đo LT 7.1,5.7 Nhiễu là gì? Nguyên nhân gây ra nhiễu trong hệ thống thông tin đo lường? Lấy ví dụ. Trình bày phương pháp điều chế chống nhiễu AM LT 7.1,5.8 Nhiễu là gì? Nguyên nhân gây ra nhiễu trong hệ thống thông tin đo lường? Lấy ví dụ. Trình bày phương pháp điều chế chống nhiễu FM LT 7.1,5.9 Nhiễu là gì? Nguyên nhân gây ra nhiễu trong hệ thống thông tin đo lường? Lấy ví dụ. Trình bày phương pháp điều chế chống nhiễu FSK LT 7.1,5.10 Sự dư thừa thông tin là gì? Lấy ví dụ. Có những phương pháp giảm thông tin thừa nào? BT 7. Bài tập: Không có CHƯƠNG 8 LT 8. Câu hỏi lý thuyết: LT 8.1,5.1 Kênh liên lạc là gì? Các phần tử cơ bản của kênh liên lạc LT 8.1,5.2 Trình bày các ưu nhược điểm của dây liên lạc sử dụng cáp đồng trục, đường dây tải ba, cáp quang và vô tuyến LT 8.1,5.3 Bộ đổi nối là gì? Phân loại bộ đổi nối LT 8.1,5.4 Trình bày hệ thống đo tác động nối tiếp LT 8.1,5.5 Trình bày hệ thống đo tác động song song LT 8.1,5.6 Trình bày hệ thống đo tác động song song nối tiếp LT 8.1,5.7 Trình bày hệ thống chẩn đoán kỹ thuật LT 8.1,5.8 Trình bày hệ thống kiểm tra kỹ thuật LT 8.1,5.9 Khái niệm hệ thống đo lường từ xa. Trình bày các hệ thống đo lường từ xa cơ bản LT 8.1,5.10 Hãy nêu các đặc tính quan trọng của hệ thống đo lường từ xa. BT 8. Bài tập: Không có CHƯƠNG 9 LT 9. Câu hỏi lý thuyết: Không có BT 9. Bài tập: BT 9.2,5.1 Cho một tín hiệu đo đã được điều chế bằng phương pháp điều chế tần số với tín hiệu mang là điện áp xoay chiều hình sin có tần số cực đại fm = 140KHz. Hãy xác định chu kỳ rời rạc hóa đều sao cho sai số của phép rời rạc hóa d0 < 1.5 %. BT 9.2,5.2 Cho một điện áp . Hãy viết kết quả của 15 lần rời rạc hoá và lượng tử hoá tín hiệu theo cơ số 2. Cho BT 9.2,5.3 Cho hệ thống đo xa phân kênh theo thời gian, với tín hiệu đo có hàm mật độ phổ như sau: Biết sai số của hệ thống , hãy xác định chu kỳ rời rạc hóa Ts sao cho thỏa mãn sai số trên. BT 9.2,5.4 Cho một hệ thống đo xa tần số sử dụng phương pháp đo chu kỳ. Biết các thông số của kênh liên lạc và tín hiệu như sau: Umax = 24V, Df = 500Khz, a = 1, Tc = 0.0003s, b = 1.2, n0 = 1.1 - Hãy xác định số chu kỳ đo m để sao cho phương sai của sai số tương đối quy đổi cho toàn bộ dải tần là nhỏ nhất - Giá trị phương sai của sai số tương đối quy đổi cho toàn bộ dải tần nhỏ nhất bằng bao nhiêu. BT 9.2,5.5 Cho một hệ thống đo xa tần số sử dụng phương pháp đếm trực tiếp. Biết tín hiệu có : Các thông số của kênh liên lạc: n =5; l=1; Tc= 0.2.10-4 (s); fmin = 0hz; fmax = 2.33Khz Hãy xác định phương sai của sai số tổng cho hệ thống đo xa trên. BT 9.2,5.6 Cho một hệ thống đo xa tần số sử dụng phương pháp đếm trực tiếp. Biết tín hiệu có : Các thông số của kênh liên lạc: n =5; l=1; fmin = 0hz; fmax = 2.33Khz Hãy xác định chu kỳ trích mẫu tối ưu Tc0 sao cho phương sai của sai số tổng là nhỏ nhất. Khi chu kỳ trích mẫu Tc = Tc0 thì phương sai của sai số tổng bằng bao nhiêu ? BT 9.2,5.7Cho một hệ thống đo xa thời gian xung, biết Umax = 24V, Df = 500Khz, a = 1, b = 1.2, n0 = 1.1, ; -Cho phương sai của sai số tương đối quy đổi , hãy xác định và chu kỳ lặp lại của tín hiệu -Biết số kênh n = 2, l=1. Hãy xác định Ts BT 9.2,5.8 Cho một hệ thống đo xa thời gian xung, biết Umax = 24V, Df = 500Khz, a = 1, b = 1.2, n0 = 1.1, ; -Hãy xác định phương sai của sai số tương đối quy đổi Thái nguyên, ngày tháng 08 năm 2011 Xác nhận của Khoa (Trung tâm) TRƯỞNG KHOA TS. Nguyễn Duy Cương Thái nguyên, ngày tháng 08 năm 2011 Thông qua bộ môn P.TRƯỞNG BỘ MÔN ThS. Nguyễn Văn Chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_luong_va_thong_tin_cong_nghiep_.doc
  • pdfdo_luong_va_thong_tin_cong_nghiep_.PDF