Nghề trồng trọt và chăn nuôi truyền thống của người Hàn

Một trong những điểm chung nổi bật dễ nhận thấy trong lĩnh vực văn hóa đảm bảo đời sống giữa

hai dân tộc Hàn và Việt chính là điểm xuất phát từ nền kinh tế “dĩ nông vi bản”. Trong quá trình

tìm hiểu nền kinh tế nông nghiệp truyền thống của hai dân tộc, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh

những điểm tương đồng, có cả những điểm dị biệt liên quan tới lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.

Cho nên, để giới thiệu về ngành nông nghiệp truyền thống của hai dân tộc Hàn và Việt, chúng tôi

bước đầu đã đặt nó trong sự đối sánh giữa hai dân tộc để tìm ra những điểm giống và khác nhau

trong lĩnh vực nói trên, với hy vọng qua đó sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn

nhau giữa hai dân tộc và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt

Nam và Hàn Quốc.

So với các lĩnh vực khác, cho tới nay, nền kinh tế nông nghiệp truyền thống ở người Hàn vẫn

chưa thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới nghiên cứu Việt Nam. Điểm qua một số công

trình bài viết đã công bố như Nguyễn Bá Thành (1996), “Tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn

Quốc”; Nguyễn Long Châu (2000), “Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc”; Mai Ngọc Chừ (2002), “Vài

nét về sự tương đồng các yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam – Hàn Quốc” trong Những vấn

đề Văn hóa, Xã hội và Ngôn ngữ Hàn Quốc, cho tới nay, vẫn chưa có một nhà nghiên cứu nào

đi sâu phân tích một cách chi tiết về nền kinh tế nông nghiệp truyền thống của dân tộc Hàn và

đối sánh nền kinh tế này với dân tộc Việt. Song, các công trình nghiên cứu trên chính là nguồn

tài liệu tham khảo quý báu để chúng tôi thực hiện vấn đề nêu trên.

pdf9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghề trồng trọt và chăn nuôi truyền thống của người Hàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, nộp một ít hoa lợi để chi phí vào việc sửa sang, bảo vệ lăng tẩm của vua. Dân thủ lệ được miễn mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước. Ruộng tịch điền: loại ruộng này đã có từ các triều đại Tiền Lê và Lý. Sang thời Trần, loại ruộng này vẫn còn. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư ghi lại: “Mùa Đông tháng Mười Một năm Bính Thìn (1316) sai tế thần, tôn thất cùng các quan lại gặt ruộng tịch điền”[[7]]. Nguồn hoa lợi trên ruộng tịch điền hoàn toàn thuộc về nhà vua. Bộ phận ruộng đất công làng xã đến thời Trần, ruộng đất công làng xã tuy đã thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn do làng xã quản lý. Vì vậy, nó mang tên “quan điền”, hay “quan điền bản xã”. Năm 1254, triều đình bán ruộng đất công, mỗi diện là năm quan đã xác nhận quyền sở hữu ruộng đất công làng xã cho dân đinh trong làng, do các làng đảm nhận. Những nhân đinh được chia ruộng công phải chịu mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước, từ nộp thuế đến sưu dịch. Đây cũng chính là cơ sở chủ yếu để nhà Trần thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Nhà Trần đã đặt chế độ tô thuế cho ruộng đất công làng xã(8). Khác với Việt Nam, ở Hàn Quốc chế độ đất đai của Cao Ly đã phản ánh tiền đề cơ bản là tất cả đất đai trong nước là đất của vua. Tuy nhiên, công điền là do nhà nước trực tiếp quản lý. Tô từ đất này được chuyển về Kaesõng bằng thuyền và được sử dụng cho việc chi tiêu công cộng, trước tiên là lương bổng của các viên chức. Mặc dù thu nhập của điền sài khoa là riêng của các viên chức, nhưng do nhà nước thu tô cho họ, nên khi viên chức qua đời, loại đất này cũng có thể được xếp vào loại công điền. Nói cách khác, đất công ở đây là một phương thức kiếm lợi của quý tộc. Khác với đất công là đất tư phục vụ cho quyền lợi của từng nhà quý tộc. Điều này đã được chứng minh một cách sinh động nhất bởi loại công ấm điền. Trên danh nghĩa, loại đất này được nhà nước cấp theo cũng một cách như các loại đất thù lao khác, nhưng trong thực tế đất này có thể được truyền lại cho con cháu, hay được định đoạt theo ý muốn của người được cấp và người được cấp đất cũng có thể trực tiếp thu tô. 2. Trong lĩnh vực chăn nuôi Ở Việt Nam và Hàn Quốc ngoài trồng trọt, cư dân của hai nước còn chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Tại Hàn Quốc, vào thời kỳ các vương quốc liên minh, ngoài trồng trọt, cư dân Triều Tiên cổ còn có nhiều hoạt động kinh tế khác nhau. Ở Puyõ người ta chăn nuôi đại gia súc như ngưu (trâu), mã (ngựa), khuyển (chó) có thể thấy đi kèm với các tên của các chức quan. Ở miền Nam bán đảo cũng vậy. Các xương ngựa, trâu, bò đã khai quật được nơi gò vỏ sò Kim Hải bối trủng. Nhiều loại gia cầm đuôi dài cũng được tìm thấy tại vùng Tam Hàn. Ở Việt Nam, nghề chăn nuôi cũng được phát triển ngay từ những thập niên đầu công nguyên. Ngoài chăn nuôi các gia súc truyền thống như trâu, bò, lợn, gà, chó, vịt, người Việt còn nuôi voi, ngựa để thồ hàng, lấy thịt, Ở di tích làng Vạc, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 13 chiếc răng trâu, bò, trong đó có 6 chiếc răng của trâu nhà[[8]]. Ở trên trống đồng Đông Sơn, người Việt cổ còn khắc lên đó hình người đang dắt chó. Điều này cũng cho thấy người Việt đã biết thuần dưỡng các con vật hoang dã thành con vật nuôi trong gia đình. Điểm khác biệt lớn nhất trong chăn nuôi của người Việt và người Hàn là người Việt đã biết thuần dưỡng voi để phục vụ trong chiến đấu chống quân xâm lược (từ cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng đến khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đều thấy sự có mặt của các thớt voi chiến). Bên cạnh đó, ở các vùng nông thôn, nhờ có những bước đột phá trong trồng trọt, nên sản phẩm làm ra ngày một nhiều, người Việt đã dùng một phần sản phẩm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặc dù, chăn nuôi chưa phải là hoạt động sinh kế chính trong sinh hoạt kinh tế của người Việt, nhưng vị trí của chăn nuôi lại rất quan trọng trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt. Chăn nuôi góp phần cung cấp thịt, trứng, bổ sung nguồn thực phẩm hàng ngày nhằm cải thiện bữa ăn cho gia đình. Ngoài ra, sản phẩm chăn nuôi còn được sử dụng trong các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo, ma chay, cưới hỏi. Phương thức chăn nuôi ở người Việt vẫn còn khá đơn giản, người ta chưa tổ chức chăn nuôi theo kiểu trang trại lớn như người Hàn, mà chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi theo phương thức thả rông để tận dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên cũng như sản phẩm dư thừa của trồng trọt, nên hiệu quả của chăn nuôi còn thấp. * * * Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu một vài phương diện trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi của người Hàn trong sự đối sánh với người Việt. Dẫu chưa đầy đủ mọi chi tiết, nhưng qua đó cũng phác họa được những đặc điểm chính trong lĩnh vực văn hóa bảo đảm đời sống của người Hàn cùng những điểm tương đồng và dị biệt trong lĩnh vực này giữa người Hàn và người Việt. Cũng như sự tương đồng trong nhiều lĩnh vực khác, những “mẫu số chung” trong nền kinh tế nông nghiệp truyền thống của hai dân tộc Hàn và Việt chính là một nền sản xuất nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Chính những điều đó đã hạn chế rất nhiều kết quả sản xuất cũng như sự đổi mới của hai nước cho đến đầu thế kỷ XIX. Mặt khác, nền kinh tế nông nghiệp truyền thống của hai dân tộc là một nền kinh tế nhỏ mang tính tự cung, tự cấp, tự sản và tự tiêu. Điều này cũng đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của hai dân tộc trong suốt dặm dài lịch sử. Còn những điểm khác biệt lại liên quan đến môi trường tự nhiên của mỗi dân tộc. Sự tương đồng và khác biệt nêu trên của hai dân tộc đã khiến cho mối quan hệ hai nước có ý nghĩa đặc biệt, tạo cơ sở cho những cuộc giao lưu trong tương lai. Trong bối cảnh quốc tế và tình hình khu vực có nhiều biến đổi, các mối quan hệ ngày càng rộng mở, xu hướng toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành trào lưu chung của thế giới. Việt Nam, Hàn Quốc đều phải hòa mình vào dòng chảy chung của thời đại, mang lại cho đất nước sự phát triển, phồn thịnh hơn. LÊ THỊ NHUẤN (Đại học Đà Lạt) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andrew C.Nahm (2005), Lịch sử và văn hóa bán đảo Triều Tiên, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2. Nguyễn Long Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 3. Phạm Văn Chiến (2003), Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên) (2008), Giới thiệu văn hóa phương Đông, Nxb Hà Nội. 5. Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc (2003), Hàn Quốc đất nước - con người, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 6. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. Đại Việt sử ký toàn thư (2003), Tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 8. Mai Đặng Mỹ Hiền (dịch) (2001), Korea xưa và nay, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 8. Ki-baik Lee (2002), Korea - xưa và nay, Lịch sử Hàn Quốc tân biên, Bản dịch của Lê Anh Minh, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 10. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [ [1] ] Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.53. [[2]] Đại Việt sử ký toàn thư (2003), Tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.442. [[3]] Đại Việt sử ký toàn thư (2003), Tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.232. [[4]] Đại Việt sử ký toàn thư (2003), Tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.233. [[5]] Theo PGS. TS Nguyễn Văn Lịch, nguyên giảng viên khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn thì cây lúa được trồng ở Hàn Quốc là giống lúa hạt dài, dẻo, mà giống lúa này xuất phát từ Nhật Bản và Ấn Độ. [[6]] Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.89. [[7]], [8] Đại Việt sử ký toàn thư (2003), Tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.155. [[8]] Viện Khảo cổ học (1994), Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.298.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf520152849_nghe_trong_trot_va_chan_nuoi_truyen_thong_cua_nguoi_han_3454.pdf
Tài liệu liên quan