Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật Trắc Địa phục vụ thi công nhà cao tầng tại Việt nam

Nhà cao tầng được xây dựng là do hiệu quả của việc tăng dân số đô thị, thiếu đất đai xây

dựng và giá đất ngày càng cao ở các thành phố lớn . nhà cao tầng cho phép con người xử dụng quỹ

đất có hiệu quả hơn , tạo ra nhiều tầng, nhiều không gian xử dụng và chứa được nhiều người hơn

trong cùng một khu đất, đồng thời nhà cao tầng hoặc quần thể nhà cao tầng đã tạo nên một hình

dáng kiến trúc và cảnh quan đẹp cho một đô thị hiện đại. Chính vì vậy nhà cao tầng có thể xem là

một giải pháp tối ưu cho mọi đô thị. Sự xuất hiện của nhà cao tầng bằng số lượng nhà ,chiều cao của

các tầng phần nào đã thể hiện được sự hiện đại, văn minh cũng như nếp sống công nghiệp của từng

đô thị đó. Nhà cao tầng càng nhiều thì các nhà ổ chuột càng bị mất đi . Đồng nghĩa là nếp sống cũ

lạc hậu dần bị xoá bỏ và thay vào đó một tư duy hiện đại theo nếp sống công nghiệp của một xã hội

phát triển. Nhà cao tầng tạo ra cơ hội cho nhiều người có nhà ở. Tuỳ theo mức độ mà người thu nhập

thấp cũng như người thu nhập cao đều có cơ hội được có nhà ở, Với một quỹ đất không lớn nhà cao

tầng chứa đựng trong nó một khối lượng lao động khổng lồ, một nguồn nhân lực đa năng tạo ra của

cải vậi chất cho mọi hoạt động kinh tế của đô thị.

pdf6 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật Trắc Địa phục vụ thi công nhà cao tầng tại Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật Trắc Địa phục vụ thi công nhà cao tầng tại Việt nam. KS :Đặng Đức Duyến Bộ môn Trắc địa Email:ddduyen@pmail.vnn.vn Tóm tắt: Nhà cao là một xu hướng mới trong chiến dịch giải quyết nhà ở tại Việt nam. Do yêu cầu phải đảm bảo độ chính xác cao và độ an toàn lớn. Phương pháp trắc đia trong thi công nhà cao tầng hiện nay chưa có một quy trình chung cho toàn nghành. Nội dung bài báo muốn đưa ra một quy trình chung trong công tác trắc địa phục vụ thi công xây dựng nhà cao tầng cho các đọc giả cùng xem xét nghiên cứu để cùng xây dựng nên quy trình chuẩn. Nội dung được nêu trong bài báo là quy trình công nghệ trắc địa phục vụ thi công nhà cao tầng bao gồm các công đoạn xây dựng lưới khống chế phục vụ thi công, các công việc thi công phần móng và công trình ngầm, các công việc phục vụ thi công phần thân công trình và công việc phục vụ việc hoàn thiện bảo trì bảo dưỡng công trình. Phần 1 : giới thiệu chung Nhà cao tầng được xây dựng là do hiệu quả của việc tăng dân số đô thị, thiếu đất đai xây dựng và giá đất ngày càng cao ở các thành phố lớn . nhà cao tầng cho phép con người xử dụng quỹ đất có hiệu quả hơn , tạo ra nhiều tầng, nhiều không gian xử dụng và chứa được nhiều người hơn trong cùng một khu đất, đồng thời nhà cao tầng hoặc quần thể nhà cao tầng đã tạo nên một hình dáng kiến trúc và cảnh quan đẹp cho một đô thị hiện đại. Chính vì vậy nhà cao tầng có thể xem là một giải pháp tối ưu cho mọi đô thị. Sự xuất hiện của nhà cao tầng bằng số lượng nhà ,chiều cao của các tầng phần nào đã thể hiện được sự hiện đại, văn minh cũng như nếp sống công nghiệp của từng đô thị đó. Nhà cao tầng càng nhiều thì các nhà ổ chuột càng bị mất đi . Đồng nghĩa là nếp sống cũ lạc hậu dần bị xoá bỏ và thay vào đó một tư duy hiện đại theo nếp sống công nghiệp của một xã hội phát triển. Nhà cao tầng tạo ra cơ hội cho nhiều người có nhà ở. Tuỳ theo mức độ mà người thu nhập thấp cũng như người thu nhập cao đều có cơ hội được có nhà ở, Với một quỹ đất không lớn nhà cao tầng chứa đựng trong nó một khối lượng lao động khổng lồ, một nguồn nhân lực đa năng tạo ra của cải vậi chất cho mọi hoạt động kinh tế của đô thị. Hiện nay ở Việt nam nhà cao tầng đang là một yêu cầu cấp thiết nhằm mục đích tiếp kiệm quỹ đất tăng khả năng xử dụng, phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Nhiều nhà cao tầng đã được mọc lên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh , Hải Phòng, Đà Nẵng ... Tại các khu vực như Linh Đàm , Định Công, Yên Hoà,Làng Quốc tế Thăng long ... Tuy chỉ được coi là nhà cao tầng loại 1 và loại 2( mới có được từ 7 đến 25 tầng với độ cao trên dưới 100 m ) chưa phải là các nhà siêu cao tầng nhưng có hiệu quả rất tích cực về việc giải quyết nhu cầu nhà ở của dân cư và làm đẹp cảnh quan đô thị. Trong thời gian tới chúng ta sẽ xây dựng các nhà cao tầng loại 3. Tuy việc xây dựng nhà cao tầng hiện nay của chúng ta có nhiều kinh nghiệm của các nước phát triển đi trước. Nhưng nó vẫn là vấn đề mới mẻ các quy trình xây dựng nhà thấp tầng không thể áp dụng cho xây dựng nhà cao tầng được. Nhất là lĩnh vực về trắc địa phục vụ trong thi công nhà cao tầng. Trong quá trình làm công tác Trắc địa phục vụ thi công và các công tác hoàn công bảo trì bảo dưỡng các nhà cao tầng, hiện nay chưa có qui trình thống nhất, chưa có đơn giá và mức giá cụ thể. Chủ yếu vừa làm vừa học, vừa làm vừa hỏi, vừa làm vừa tìm hiểu để tự rút ra kinh nghiệm, với đơn giá tự thoả thuận không theo một cơ sở pháp lý nào cả. Các quy trình thực hiện chắp vá mỗi người một kiểu áp dụng kiểu này không đúng thì lại học theo kiểu của người khác. Qua quá trình tham gia cộng tác phục vụ thi công một số công nhà cao tầng tại Bán đảo Linh đàm , Khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân chính , cùng nhiều công trình đo lún tại Hà Nội. Qua học hỏi từ những đơn vị đầu ngành như Bộ môn Trắc địa công trình Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng, Bộ môn Trắc địa công trình Trường Đại Học mỏ địa chất. Qua sự trao đổi trực tiếp và tìm hiểu các tài liệu của các chuyên gia đầu ngành Trắc Địa Công Trình như: Tiến Sỹ Ngô Văn Hợi , Tiến Sỹ Đặng Nam Chinh,Tiến Sỹ Trần Khánh, KS Trần Mạnh Nhất... Do việc xây dựng nhà cao tầng được thực hiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ xây dựng hiện đại buộc người làm công tác trắc địa phải xem xét lại các phương pháp đo đạc hiện có, nghiên cứu tìm ra quy trình chuẩn để đảm bảo chất lượng cho nhà cao tầng. Mong muốn cùng góp phần xây dựng quy trình đo đạc chuẩn phục vụ quy trình xây dựng nhà cao tầng .Đồng thời giúp các nhà thành lập đơn giá khảo sát phục vụ thi công nhà cao tầng có cơ sở tính và xây dựng đơn giá. Cũng không ngoài ý muốn được học hỏi, được đi sâu nghiên cứu nâng cao hiểu biết về quy trình 2 công nghệ trắc địa trong thi công nhà cao tầng. Trong bài báo này tôi xin đưa ra một quy trình công nghệ chung để các bạn đọc cùng tham khảo. Phần 2 : Quy trình công nghệ chung Quy trình công tác trắc địa phục vụ thi công nhà cao tầng gồm 4 bước chính sau: I.>Thành lập lưới khống chế mặt bằng, độ cao và bố trí trục chính: I.1.>Thành lập lưới khống chế mặt bằng: +Thiết kế sơ bộ (2 hoặc 3 phương án).Để làm công việc này đòi hỏi trước hết phải có bản vẽ mặt bằng tổng thể công trình, các mốc cấp đất ranh giới thửa đất do cơ quan địa chính cung cấp. +Đánh giá phương án thiết kế chọn phương án có lợi. Đây là khâu quan trọng sẽ đảm bảo được độ chính xác cũng như tối ưu về kinh tế. Công việc này đòi hỏi khối lượng tính toán bình sai lớn cần có cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm. +Khảo sát chọn vị trí các điểm khống chế. Yêu cầu vị trí đặt mốc phải ổn định thông hướng khả năng phục vụ đo đạc sau này. +Xây dựng các mốc khống chế ngoài hiện trường. Cần phải giám sát chặt chẽ về chất lượng mốc vì được xử dụng rất nhiều sau này. Các công việc gồm có đào hố chôn mốc, đổ bê tông mốc, hoàn thiện đầu mốc xây tường rào bảo vệ ghi ký hiệu mốc và cắm biển cảnh báo để mọi người có ý thức giữ gìn. +Đo các yếu tố trong lưới.Chọn máy móc phù hợp với độ chính xác ước tính của lưới, chọn phương pháp đo số vòng đo(yêu cầu xử dụng lưới đo góc cạnh).Các công việc bao gồm chuẩn bị máy móc thiết bị kiểm nghiệm trước khi đo, đo các góc, đo các cạnh trong lưới. + Xử lý số liệu bình sai trên cơ sở bình sai chặt chẽ. Các bước bao gồm kiểm tra số liệu đo ngoại nghiệp để loại trừ sai số thô, Tính toán bình sai để đánh giá độ chính xác của lưới, tính toạ độ các điểm trong lưới +Lập hồ sơ báo cáo xuất bản danh sách sơ đồ và toạ độ các điểm của lưới giao cho đơn vị thi công xử dụng I.2.>Thành lập lưới khống chế độ cao : + Hệ độ cao được xử dụng trong xây dựng nhà cao tầng đó là hệ độ cao tuyệt đối và hệ độ cao tương đối. - Hệ độ tuyệt đối là hệ độ cao từ các mốc độ cao chuẩn quốc gia lần lượt được dẫn lan toả khắp nước bằng đường chuyển thuỷ chuẩn hạng I,II,III,IV nhà nước. - Hệ độ cao tương đối là hệ độ cao tuỳ chọn. Song trong xây công trình người ta hay quy ước lấy mặt sàn tầng một có độ cao là 0,0 (Cốt 0,0). Độ cao của các điểm trên công trình được tính theo mốc 0,0 này.Tuy nhiên ngoài sự biến dạng cục bộ trồi lún xung quanh khu vực xây dựng công trình . Còn có sự biến dạng trồi lún trên diện rộng của toàn thành phố do sự vận động của trái đất (núi lửa, động đất), sự can thiệp của con người (khai thác nước ngầm, hầm mỏ...). Hơn nữa việc cấp thoát nước cho các khu xây dựng nhà cao tầng phải tuân thủ theo quy định cấp thoát nước tổng thể của thành phố. Muốn vậy cần gắn vào hệ độ cao chung của quốc gia. Vì vậy các cán bộ kỹ thuật phải yêu cầu cơ quan thiết kế chỉ rõ cốt 0,0 ứng với độ cao quốc gia là bao nhiêu và ghi rõ vào trong hồ sơ thiết kế công trình. + Xây dựng các cụm mốc chuẩn phục vụ cho quá trình theo dõi sự biến dạng và lún của công trình trong quá trình thi công và xử dụng sau này, các mốc này được chôn ngoài phạm vi lún của công trình ( > 1,5 lần chiều cao của toà nhà) thường thành cụm 3 mốc đựơc khoan tới đá gốc bỏ lại mũi khoan và cần khoan hàn dấu mốc lên và coi đó là 1 mốc chuẩn. Xây tường rào bảo vệ ghi ký hiệu mốc và cắm biển cảnh báo để mọi người có ý thức giữ gìn. +Đo các yếu tố trong lưới. Các công việc bao gồm chuẩn bị máy móc thiết bị kiểm nghiệm trước khi đo, đo truyền độ cao tới các mốc khống chế mặt bằng, các dấu mốc được vạch hoặc đánh dấu trên các vật kiến trúc kiên cố gần phạm vi xây dựng công trình. Bằng đường đo thuỷ chuẩn hạng IV nhà nước. + Xử lý số liệu bình sai trên cơ sở bình sai chặt chẽ. Các bước bao gồm kiểm tra số liệu đo ngoại nghiệp để loại trừ sai số thô, Tính toán bình sai để đánh giá độ chính xác của lưới, tính độ cao các điểm trong lưới. Bàn giao số liệu độ cao của lưới cho đơn vị thi công xử dụng. I.3> Định vị hệ thống trục chính dọc và ngang của toà nhà trên thực địa. 3 Xử dụng hệ thống các mốc có thể là cột gỗ hoặc cột khối bê tông kích thước (10X10X70 cm) để định vị các trục chính. Các mốc này được chôn sâu vào đất gia cố chắc chắn, tâm mốc được cố định bằng dấu mốc có khắc chữ thập hoặc bằng đinh. Tuỳ thuộc vào điều kiện mặt bằng xung quanh công trình mà có thể định vị các trục chính của công trình theo các cách sau: +Nếu mặt bằng xây dựng thông thoáng thì ở ngoài phạm vi xây công trình trên hai phía đối diện của hố móng theo hướng mỗi trục chính cần đặt một cặp mốc thẳng hàng (một mốc gần công trình và một mốc xa). + Nếu mặt bằng công trình xây dựng chật hẹp, phần đất xung quanh công trình không thể đặt được 2 mốc về mỗi phía. Thì về mỗi phía của công trình ta chỉ đặt được một mốc cố định. + Bố trí các điểm định vị chính của công trình. Các điểm cố định trục này sẽ được dùng làm trục cơ sở để bố trí các trục chi tiết của toà nhà. II.>Công tác Trắc địa phục vụ thi công phần dưới mặt đất: bao gồm thi công phần cọc , bố trí các trụ dưới hố móng, bố trí các đài cột dưới hố móng, truyền độ cao xuống hố móng, đo vẽ hoàn công phần móng và tầng ngầm công trình. II.1>Công tác trắc địa phục vụ thi công phần cọc: II.1.1>Chuẩn bị số liệu, máy móc, kiểm tra các số liệu tính các yếu tố cần thiết: +Nhận hồ sơ, tài liệu. Bao gồm bản vẽ thiết kế chi tiết các phần, các tầng của công trình. Bảng kế hoạch thi công và phương pháp thi công, kiểm tra các kích thước các trục ghi trên bản vẽ có đủ và đúng không? Cốt 0,0 của mặt sàn tầng 1 ứng với độ cao quốc gia là bao nhiêu? +Tính toán toạ độ tất cả các lỗ khoan theo bản vẽ định vị các lỗ khoan và hệ toạ độ được xử dụng trên mặt bằng. +Từ bản kế hoạch và phương án thi công, công nghệ khoan,phương pháp giữ thành,công nghệ đổ bê tông, vị trí cọc trong hố móng xác định độ chính xác vị trí khoan cọc nhồi. Dưới đây xin trích dẫn hạn sai hiện nay đang được dùng: Phương pháp tạo lỗ cọc Sai số cho phép vị trí cọc Cọc đơn dưới móng băng theo trục ngang, cọc biên của nhóm cọc (mm) Cọc đơn dưới móng băng theo trục dọc, cọc ở trong nhóm cọc (mm) 1.Cọc khoan giữ thành bằng dung dịch đất sét 1000D  6 D nhưng không lớn hơn 100 mm 4 D nhưng không lớn hơn 150 mm 1000D  100+0.01H (mm) 150+0.01H(mm) 2.Tạo lỗ cọc bằng cách đóng ống hoặc rung cọc 500D  70(mm) 150(mm) 500D  100 (mm) 150 (mm) 3.Tạo lỗ cọc bằng cách khoan guồng xoắn có mở rộng đáy cọc 70 (mm) 150 (mm) ảnh hưởng nhiều nhất đến vị trí khoan cọc nhồi là sai số hạ gầu khoan và sai số hạ ống vách. Nhìn chung trong giai đoạn khoan cọc nhồi, sai số đo đạc cho phép bố trí lỗ khoan từ .mm2015  +Chuẩn bị máy móc tốt nhất nên xử dụng máy toàn đạc điện tử. Nếu không có máy toàn đạc điện tử thì có thể dùng máy kinh vỹ và thước thép. II.1.2>Bố trí các cọc ra hiện trường, dựa vào toạ độ các hố khoan xử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vỹ và thước thép để bố trí. II.1.3>Theo dõi quá trình thi công cọc: Tuỳ theo công nghệ thi công cọc mà có thể chọn quy trình theo dõi thi công tác thi công như sau: A.>Nếu quá trình thi công là ép cọc ta phải thực hiện các bước: +Căn chỉnh vị trí giàn máy ép, công việc này khá quan trọng vì ảnh hưởng tới độc chính xác của các trục công trình. +Căn chỉnh độ thăng bằng của dàn máy, bước thực hiện này giúp cho các cọc sau khi ép sẽ thẳng đứng không bị xiên lệch giúp cho kết cấu về lực,về tải trọng của công trình dồn nén đúng với yêu cầu thiết kế. 4 +Truyền độ cao vào dàn máy, mục đích xác định độ sâu của các cọc ép đã đúng yêu cầu thiết kế chưa để có phương án dừng hoặc thêm tải trọng. B.>Nếu quá trình thi công là đóng cọc, công tác trắc địa được thực hiện như sau: +Căn chỉnh vị trí búa máy, công việc này sẽ ảnh hưởng tới độc chính xác của các trục công trình. +Căn chỉnh độ thăng bằng của cần búa, bước này giúp cho các cọc sau khi đóng sẽ thẳng đứng không bị xiên lệch giúp cho kết cấu về lực,về tải trọng của công trình dồn nén đúng với yêu cầu thiết kế. +Xác định độ chối của búa để có phương án dừng hoặc đóng tiếp. C.>Nếu quá trình thi công là khoan cọc nhồi, công tác trắc địa được thực hiện như sau: +Căn chỉnh vị trí máy khoan, công việc này đảm bảo lỗ khoan đúng vào vị trí cọc. +Căn chỉnh độ thăng bằng của cần khoan, bước này giúp cho các cọc sau khi khoan nhồi sẽ thẳng đứng không bị xiên lệch giúp cho kết cấu về lực,về tải trọng của công trình dồn nén đúng với yêu cầu thiết kế. +Truyền độ cao vào miệng Casing và kiểm tra độ sâu của lỗ khoan. II.1.4 >Đo vẽ hoàn công phần cọc để kiểm tra lại vị trí cọc so với thiết kế. II.2>Bố trí các trục dưới hố móng. Sau khi hoàn thành việc thi công cọc nhồi, người ta sẽ tiến hành bốc dọn một lượng đất cơ bản trên phạm vi hố móng công trình để bắt đầu thi công các đài cọc, các móng băng và tầng hầm của toà nhà. Các trục của công trình sẽ được chuyển trực tiếp xuống hố móng bằng máy toàn đạc diện tử hoặc máy kinh và thước thép dựa theo các cặp mốc cố định trục. Công việc được tiến hành bao gồm các bước: +Tính toán toạ độ điểm đầu trục hoặc tính chuyển toạ độ. +Bố trí chi tiết các điểm đầu trục dưới hố móng. + Đánh dấu các trục dưới hố móng. II.3>Bố trí các đài cột dưới hố móng: +Tính toán toạ độ các điểm đặc trưng của đài cột. +Bố trí chi tiết các điểm đặc trưng của đài cột. +Đánh dấu các điểm của đài cột dưới hố móng. II.4>Truyền độ cao xuống hố móng. Đối với nhà cao tầng ở nước ta móng có độ sâu 3 đến 6m nên việc truyền độ cao từ trên mặt đất xuống hố móng được thực hiện bằng máy thuỷ bình, mia và không cần áp dụng bất kỳ phương pháp nào đặc biệt. Sai số độ cao xuống hố móng không vượt quá mm5 . Vì vậy quá trình này gồm các bước sau: +Truyền độ cao từ mặt đấ xuống hố móng. +Đánh dấu cốt đập đầu cọc. +Đánh dấu cốt đổ bê tông lót và đổ bê tông các đài cột. II.5>Đo vẽ hoàn công phần móng và tầng ngầm. +Đo hoàn công phần móng. +Đo hoàn công các chi tiết lắp đặt của tầng ngầm. +Vẽ bản vẽ hoàn công và giao nộp sản phẩm. III.Công tác trắc địa phục vụ xây dựng phần thân công trình. III.1>Xây dựng lưới bố trí bên trong công trình. Các mốc cố định các trục nằm phía ngoài toà nhà dần bị mất tác dụng trong việc bố trí chi tiết khi công trình bắt đầu xây cao khỏi mặt đất chúng sẽ bị bản thân công trình che khuất. Vì vậy ngay sau khi đổ sàn bê tông tầng 1 cần xây dựng bố trí lưới bố trí ở phía trong toà nhà và các điểm lưới này sẽ được xử dụng chủ yếu để triển khai các trục và các chi tiết khác ở bên trong toà nhà. Các bước tiến hành như sau: +Chọn điểm sơ bộ đánh dấu trên mặt bằng sàn bằng cách tịnh tiến sang trái hoặc phải 60-100 cm . Các điểm lưới được chọn có dạng cân xứng tương tự như hình dạng tổng thể của toà nhà. +Đo đạc các yêu tố trong lưới. +Xử lý các số liệu đo. +Hoàn nguyên các điểm của lưới về vị trí có toạ độ thiết kế là 1 số chẵn đã chọn. +Đo đạc kiểm tra lưới sau khi hoàn nguyên. Sai số vị trí điểm sau khi hoàn nguyên khoảng mm1 . 5 +Truyền độ cao từ mốc khống chế vào bên trong công trình, đảm bảo bên trong công trình có ít nhất 2 điểm có độ cao bằng đường đo thuỷ chuẩn hạng IV thông thường. +Gắn các mốc đo lún vào các trụ chịu lực, các đơn nguyên. +Đo lún bằng đường đo thuỷ chuẩn hạng II chu kỳ đầu tiên. Đây là chu kỳ cơ sở yêu cầu phải đo cẩn thận. III.2>Bố trí chi tiết các trục và các kết cấu. +Bố trí các trục chính của công trình từ các điểm của lưới bố trí bên trong. +Bố trí các trục chi tiết của công trình. +Định vị các cột, các kết cấu và các chi tiết khác. +Truyền độ cao lên mặt sàn đang xây dựng +kiểm tra độ cao giữa 2 điểm truyền. +Vạch dấu cốt lên cột để ghép cốp pha sàn. III.3> Truyền toạ độ, độ cao từ mặt bằng cơ sở lên các tầng. III.3.1> Truyền toạ độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng. Nhà ít hơn 4 tầng xử dụng máy kinh vĩ, nhà ít hơn 10 tầng xử dụng máy toàn đạc điện tử. Còn đối với các nhà lớn hơn 10 tầng xử dụng máy chiếu đứng ZL hoặc công nghệ GPS Quy trình thực hiện mỗi loại như sau: A.>Xử dụng máy kinh vĩ: +Gửi các điểm đầu trục trên mặt bằng cơ sở ra ngoài. +Gửi các điểm định hướng ra ngoài. +Truyền toạ độ bằng phương pháp giao hội góc vuông. +Đo đạc kiểm tra sau khi truyền toạ độ. B.> Xử dụng máy toàn đạc điện tử : +Điều kiện xung quanh thuận lợi thông thoáng có khả năng bố trí ra ngoài. -Gửi các điểm từ lưới khống chế cơ sở ra mặt bằng xung quanh. -Truyền toạ độ từ các điểm gửi lên mặt bằng xây dựng +Điều kiện chật hẹp không có khả năng bố trí ra xung quanh có thể lắp ống ngắm vuông góc xử dụng như máy chiếu. +Đo đạc kiểm tra lại toạ độ các điểm truyền. +Từ các điểm được gửi lên mặt bằng xây dựng bố trí các trục, các chi tiết của công trình. C.> Xử dụng máy chiếu đứng ZL: +Đặt các lỗ chiếu ở các vị trí thích hợp. +Thực hiện chiếu điểm bằng máy chiếu ZL. +Đánh dấu các điểm sau khi chiếu. +Đo đạc kiểm tra sau khi truyền toạ độ. +Từ các điểm được chiếu bố trí các trục, các chi tiết của công trình. D.>Xử dụng công nghệ GPS: +Xác định 2 điểm trên mặt sàn xây dựng bằng công nghệ GPS. +Chuyển các điểm của lưới bố trí bên trong công trình lên mặt sàn đang xây dựng. +Kiểm tra sau khi truyền toạ độ. +Bố trí các trục, các chi tiết của công trình. III.3.2 > Truyền độ cao từ mặt bằng cơ sở lên các tầng. +Truyền độ cao từ mặt sàn cơ sở lên tầng đang xây dựng bằng phương pháp thuỷ chuẩn hình học. Xử dụng 2 máy thuỷ bình và thước thép được treo thả thẳng đứng. Truyền từ 2 điểm riêng biệt đã được dẫn vào bên trong công trình. +kiểm tra độ cao giữa 2 điểm truyền. +Vạch dấu cốt lên cột để ghép cốp pha sàn. +Đo lún mỗi khi hoàn thiện xong 25% ,50%,75%,100% trọng tải của công trình (Quan trắc lún 4 chu kỳ ứng với mỗi khi tải trọng của công trình như trên) , khôi phục các mốc lún bị mất hoặc biến dạng trong quá trình thi công. Xử lý số liệu đo lún so sánh chu kỳ đầu để theo dõi sự thay đổi của công trình. III.4>Đo đạc để kiểm tra các yếu tố của công trình. +Kiểm tra khoảng cách và góc giữa các trục của công trình. 6 +Kiểm tra khoảng cách từ trục tới các cấu kiện và giữa các cấu kiện với nhau. +Kiểm tra độ thẳng đứng của các cột, lồng thang máy... +Đo kiểm tra cốt sàn. III.5>Công tác trắc địa phục vụ hoàn thiện công trình. +Lấy dấu để xây các tường ngăn. +Lấy dấu độ cao để lát nền và lắp cửa. +Lấy dấu để trát tường. +Lấy dấu để ốp gạch trang trí. +Hoàn thiện hồ sơ tình trạng lún của công trình trước khi bàn gia xử dụng. Bao gồm số liệu xử lý lún, đồ thị lún, đồng mức lún, các dự báo kiến nghị cho các chu kỳ quan trắc biến dạng chuyển dịch khi công trình đưa vào xử dụng. IV.>Công tác trắc địa phục vụ quan trắc chuyển dịch công trình. +Quan trắc dịch chuyển. +Quan trắc lún tối thiểu phải quan trắc 12 tháng đầu tiên mỗi tháng 1 chu kỳ khi công trình được đưa vào xử dụng. Sau đó tuỳ vào tình hình lún cụ thể mà quyết định dừng đo hay đo tiếp. Phần 3 : kết luận 1.Việc xây dựng quy trình trắc địa chuẩn phục vụ cho thi công nhà cao tầng là một yêu cầu cấp thiết cho ngành trắc địa hiện nay do đo cần có nhiều người tham gia cùng xây dựng để tạo nên quy phạm chuẩn cho ngành một cách thật chi tiết cụ thể cho mỗi công việc. 2.Cần dựa vào quy trình chi tiết để xây dựng đơn giá khảo sát chuẩn cho mỗi hạng mục trong thi công nhà cao tầng. 3.Việc thi công nhà cao tầng cần có đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy, bài bản và phải có kinh nghiệm.Các thiết bị đo đạc phục vụ thi công nhà cao tầng phải hiện đại đáp ứng độ chính xác yêu cầu. Tài liệu tham khảo 1.Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng "Chuyên san về thiết kế và thi công nhà cao tầng" 2.Phan Văn Hiến, Ngô Văn Hợi. Trắc địa công trình NXB Giao thông vận tải, Hà nội 1999. 3.Đặng Nam Chinh, Trần Mạnh Nhất. Báo cáo thực hiện đề tài "nghiên cứu xây dựng qui trình quan trắc địa kỹ thuật và đo đạc phục vụ xây dựng nhà cao tầng trên địa bàn hà nội". Hà nội,2002. 4.Tiêu chuẩn xây dựng -TCVN 4419:1997- Tiêu chuẩn về khảo sát và đo đạc xây dựng. Nhà xuất bản xây dựng. 5.TCVN-3972-85. Công tác trắc địa trong xây dựng.Hà nội -1986 6.Nhà cao tầng. Thi công khoan cọc nhồi. TCXD 197/1997. 7.Tiêu chuẩn về khảo sát và đo đạc xây dựng . Nhà xuất bản xây dựng - Hà Nội 2000. 8.Báo cáo tổng kết đề tài " Công nghệ xây dựng nhà cao tầng" 12/1996 9.Tiêu chuẩn quốc tế ISO 7976-1:1989(E). Dung sai hình học trong xây dựng và các phương pháp đo kiểm tra xây lắp ( tập 1 - phương pháp đo và dụng cụ đo ). Abstract: study on techno - geodesic solutions for construction of high-rise buildings in Viet nam This article presents all basic stages of survering work required to be carried out for construction of high-rise buidings such as: establishment of the geodetic control net work the constrction site, surveying work for construction of foundations ,the detailed seting-out procedures, checking points and dimensions and monitoring settlement of high-rise buidings...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_dang_duc_duyen_ky_thuat_trac_dia_nha_cao_tang_7301.pdf