Nghiên cứu thay thếthức ăn selco bằng men bánh mì trong nuôi luân trùng (brachionus plicatilis) thâm canh

Việc dùng thức ăn có thành phần chính là men bánh mì đểthay thếthức ăn công

nghiệp đặc chếcho luân trùng (nhằm mục tiêu hạgiá thành sản xuất luân trùng)

cần phải được xem xét vềmặt năng suất và chất lượng luân trùng.

Năng suất nuôi luân trùng phụthuộc nhiều vào chất lượng môi trường nuôi và chất

lượng thức ăn trong khi chất lượng luân trùng lại phụthuộc hoàn toàn vào chất

lượng thức ăn của chúng.

Kết quảthí nghiệm đã khẳng định rằng sựphát triển của luân trùng không chỉphụ

thuộc vào chất lượng thức ăn mà phụthuộc rất nhiều vào chất lượng nước trong các

hệthống nuôi. Trong thí nghiệm 1, luân trùng ăn hoàn toàn bằng men bánh mì tăng

trưởng không sai khác gì so với luân trùng nuôi bằng thức ăn đặc chếCulture

Selco3000

®

. Thí nghiệm được thực hiện trong phòng điều hoà nhiệt độvới các yếu

tốthủy lý được giữ ổn định, hệthống lọc sinh học tuần hoàn có kết hợp với bộtách

bọt và ozone hoạt động tốt nên TAN và N-NO2

-được giữ ởmức rất thấp, các chất

cặn bảlơlững được loại thải hiệu quảnên chất lượng nước trong bểnuôi luân trùng

của NT Men và NT CS3000 đều tốt và không có sựkhác biệt. Đây có lẽlà lý do làm

cho tốc độphát triển của luân trùng ở2 nghiệm thức tương đương nhau trong suốt

16 ngày nuôi (Hình 2). Tương tự, ởthí nghiệm 2, chất lượng nước tốt trong các bể

nuôi luân trùng ởcả3 nghiệm thức dẫn đến năng suất thu hoạch luân trùng sau 14

ngày nuôi không có sựkhác biệt có ý nghĩa (Bảng 3). Tuy nhiên, vào cuối chu kỳ

nuôi, chất lượng nước trong các bểluân trùng của NT Men suy giảm nhanh hơn các

bểnuôi thí nghiệm khác, trùng tiêm mao xuất hiện nhiều hơn trong các bể ởNT

Men làm luân trùng của nghiệm thức này suy tàn nhanh hơn các nghiệm thức có bổ

sung tảo (Hình 3). Điều này phù hợp với nhận định của Hirayama (1987) và Komis

(1992) cho rằng nếu chỉcho luân trùng ăn hoàn toàn bằng men bánh mì thì năng suất

không ổn định và quần thểluân trùng mau tàn mà nguyên nhân chủyếu là do khó

quản lý chất lượng nước nuôi. Hoff & Snell (2004) cũng cho rằng cho luân trùng ăn

bằng men bánh mì rất khó giải quyết việc dưthừa thức ăn làm cho thành bểnuôi có

độnhớt cao, nước có mùi hôi và thức ăn dư đóng thành cục trôi nổi trong nước. Mặc

dù hệthống tuần hoàn với tốc độtuần hoàn 500%/ngày có thểloại bỏtương đối hiệu

quảchất thải và thức ăn thừa trong bểluân trùng nên không có hiện tượng thức ăn

dư đóng thành cục trôi nổi trong nước nhưmô tả, nhưng lượng thức ăn dưthừa

nhiều hơn trong NT Men của thí nghiệm 2 có lẽlà nguyên nhân làm cho trùng tiêm

mao phát triển nhiều hơn trong nghiệm thức này

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu thay thếthức ăn selco bằng men bánh mì trong nuôi luân trùng (brachionus plicatilis) thâm canh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành cục trôi nổi trong nước như mô tả, nhưng lượng thức ăn dư thừa nhiều hơn trong NT Men của thí nghiệm 2 có lẽ là nguyên nhân làm cho trùng tiêm mao phát triển nhiều hơn trong nghiệm thức này. Ngoài chất lượng nước nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng quyết định sự tăng trưởng của luân trùng. Việc bổ sung thêm tảo vào thành phần thức ăn chính là men bánh mì ở thí nghiệm 2 có khuynh hướng ổn định lượng thu hoạch hàng ngày, cải thiện được năng suất nuôi luân trùng (Hình 3), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, hệ số trứng trung bình của luân trùng ở các nghiệm thức có bổ sung tảo cao hơn có ý nghĩa so với NT Men (P<0,05). Như vậy, năng suất luân trùng trong hệ thống thâm canh tuần hoàn này có thể được cải thiện tốt hơn nếu tỉ lệ bổ sung tảo cao hơn 5%. Năng suất thu hoạch trung bình hằng ngày của NT 3% tảo và 5% tảo lần lượt là 596±125 ct/mL và 630±23 ct/mL chiếm 19,9% và 21% quần thể luân trùng duy trì Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ 100 và kéo dài trong 14 ngày. Kết quả này tương đương với kết quả được Suantika et al. (2000) công bố, với mật độ ban đầu là 500 ct/mL và mật độ duy trì 3000 ct/mL, cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn Culture Selco High (gọi tắt là CSH – tên ban đầu của thức ăn đặc chế cho nuôi luân trùng thâm canh CS3000), thí nghiệm kéo dài 32 ngày (trong đó có 27 ngày thu hoạch) với năng suất thu hoạch trung bình hằng ngày là 605±285 ct/mL chiếm khoảng 20% quần thể luân trùng duy trì. Như vậy, năng suất thu hoạch hàng ngày của luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có bổ sung thêm 3-5% ở thí nghiệm này không thấp hơn năng suất nuôi hoàn toàn bằng CSH trong thí nghiệm của Suantika et al. (2000). Nói cách khác, về mặt năng suất, có thể sử dụng men bánh mì có bổ sung ít nhất 3-5% tảo Chlorella để thay thế thức ăn luân trùng đặc chế đắc tiền trong nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn. Thời gian sản xuất của hệ thống hay tính ổn định của hệ thống có lẽ phụ thuộc nhiều vào việc duy trì chất lượng nước trong hệ thống hơn là chất lượng thức ăn cho luân trùng. Bên cạnh năng suất nuôi, chất lượng dinh dưỡng của luân trùng mà chủ yếu là hàm lượng HUFA cũng là yếu tố rất quan trọng. Theo Watanabe et al. (1983), luân trùng chỉ được cho ăn bằng men bánh mì có chất lượng kém, không thể dùng nuôi phần lớn ấu trùng cá biển. Vì vậy, các tác giả này đề nghị là khi nuôi luân trùng bằng men bánh mì nên kết hợp với tảo nhằm giúp nâng cao chất lượng luân trùng bằng các acid béo cao không no (HUFA) từ tảo. Trong thí nghiệm 2, hàm lượng acid béo của luân trùng tăng theo mức độ tảo cho luân trùng ăn. Luân trùng được cho ăn men bánh mì kết hợp tảo Chlorella nước ngọt mặc dù với các mức độ tảo cho ăn không cao (3-5%) cũng cải thiện một cách có ý nghĩa hàm lượng một số acid béo thiết yếu, đặc biệt là LNA, nhóm (n-6) gồm LA và ARA, và ∑HUFA so với luân trùng chỉ cho ăn toàn men bánh mì. Mặc dù ∑HUFA tăng lên có ý nghĩa nhưng sự gia tăng hàm lượng DHA và EPA lại không rõ ràng. Kết quả này cho thấy tảo Chlorella nước ngọt rất giàu LNA, giàu (n-6) PUFA và HUFA nhưng nghèo DHA và EPA. Điều này phù hợp với nhận xét của Hoff và Snell (2004), luân trùng ăn tảo Chlorella nước ngọt có sinh trưởng tốt nhưng chất lượng dinh dưỡng không cao và đặc biệt hàm lượng các acid béo thiết yếu (HUFA) của tảo Chlorella nước ngọt thấp hơn so với tảo nước mặn Nannochloropsis và Isochrysis. Một khảo sát của Takeuchi (1997) cho thấy sự biến thái của ấu trùng ghẹ xanh được cho ăn luân trùng nuôi bằng tảo Chlorella nước ngọt không tốt bằng ấu trùng cho ăn luân trùng nuôi bằng tảo Nannochloropsis vì tảo Chlorella nước ngọt chứa nhiều LNA nhưng thiếu EPA. Mặc dù LNA là tiền chất để tổng hợp nên EPA và DHA cần thiết cho sinh vật biển nhưng đối với giáp xác và các loài cá biển, sự tổng hợp này ít hoặc không xảy ra được vì thiếu enzym ∆-5-desaturase (Sargent et al., 1989). Một ưu điểm của luân trùng trong các nghiệm thức có bổ sung tảo là có hàm lượng ARA tăng cao có ý nghĩa so với luân trùng trong NT Men. Hàm lượng ARA trong luân trùng ở NT Men giảm từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14. Điều này cho thấy, men bánh mì rất thiếu hụt ARA trong khi tảo Chlorella nước ngọt lại giàu ARA, một trong ba loại acid béo thiết yếu quan trọng nhất. Như vậy, bổ sung tảo Chlorella nước ngọt vào khẩu phần ăn chính là men bánh mì cho luân trùng mặc dù với tỉ lệ thấp (5%) vẫn có thể cải thiện được năng suất và chất lượng luân trùng. Tuy nhiên, việc cải thiện chất lượng này còn hạn chế do đặc tính sinh hóa của tảo Chlorella nước ngọt là thiếu DHA và EPA. Kết quả thí Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 92-101 Trường Đại học Cần Thơ 101 nghiệm khẳng định rằng với hệ thống tuần hoàn hoạt động tốt (nhằm duy trì chất lượng nước), có thể nuôi luân trùng hoàn toàn bằng men bánh mì hoặc men bánh mì có bổ sung thêm ít nhất 5% tảo với năng suất cao không thua kém so với nuôi bằng thức ăn đặc chế. Việc bổ sung tảo này có thể cải thiện đáng kể chất lượng luân trùng so với chỉ nuôi bằng men nhưng đối với ấu trùng một số loài thủy sản nước lợ mặn có yêu cầu cao về HUFA, việc giàu hóa luân trùng này là cần thiết. 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT - Đối với hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn, luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có sức tăng trưởng tương đương với luân trùng nuôi bằng thức ăn nhân tạo Selco®. Luân trùng được cho ăn bằng men bánh mì có bổ sung 3-5% tảo Chlorella cho năng suất thu hoạch cao và sự ổn định tương đương với luân trùng được nuôi bằng thức ăn luân trùng đặc chế đắc tiền. - Khi nuôi luân trùng trong hệ thống thâm canh tuần hoàn với thành phần thức ăn chính là men bánh mì, việc bổ sung 5% tảo vào thức ăn men bánh mì giúp làm tăng LNA và ∑HUFA của luân trùng một cách có ý nghĩa so với luân trùng chỉ cho ăn toàn men bánh mì. - Tiếp tục nghiên cứu chất lượng luân trùng với các mức độ cho ăn tảo khác nhau trong hệ thống nuôi luân trùng thâm canh tuần hoàn kết hợp với bể cá-tảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hàn Thanh Phong, 2002. Nuôi luân trùng (Brachionus plicatilis) trong hệ thống nuôi kết hợp tảo - cá rô phi. Chuyên đề tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ. Hirayama, K., 1987. A consideration of why mass culture of the rotifer Brachionus plicatilis with baker's yeast is unstable. Hydrobiologia 147, pp: 269-270. Hoff, H. and T. W. Snell (2004). Plankton culture manual. The 6th edition. Florida Aqua Farms, Florida,126 p. Komis, A., 1992. Improve production and ultilization of the rotifer Brachionus plicatilis Muller. in European sea bream (Sparus aurata Linnaeus) and sea bass (Dicentrachus labrax Linnaeus) larviculture. PhD Thesis. University of Gent. Sargent, J.R., R.J. Henderson and D.R. Tocher, 1989. The lipids. In: J. Halver (eds). Fish nutrition, 2nd edition, Acadermic Press, NY, pp: 152-219. Suantika, G., 2001. Development of a recirculation systemfor the mass culturing of the rotifer (Brachionus plicatilis). PhD. thesis. Gent University, Gent, Belgium. Suantika, G., P. Dhert, M. Nurhudah, P. Sorgeloos, 2000. High-density production of the rotifer Brachionus plicatilis in a recirculation system: consideration of water quality, zootechnical and nutritional aspects. Aquaculture Engineering 21, pp 201-214. Takeuchi, T., 1997. Essential fatty acid requirements of aquatic animals with emphasis on fish larvae and fingerlings. Reviews in Fisheries Science 5(1), pp: 1-25. Watanabe, T., C. Kitajima and S. Fujita, 1983. Nutritional values of live organism used in Japan for mass propagation of fish. A review. Aquaculture 34, pp: 115-143. Trần Sương Ngọc (2003), “ Bước đầu tìm hiểu khả năng thu sinh khối tảo- luân trùng (Brachionus plicatilis) trong hệ thống nuôi kết hợp luân trùng, tảo và cá rô phi”, luận văn thạc sĩ năm 2003 chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13nh (10).pdf
Tài liệu liên quan