FoxPro - Bài 3: Các thành phần của ngôn ngữ

• Từ khóa (Key Word): Là các từ mà Visual Foxpro đã sử dụng cho một mục đích nào đó. Và người dùng không được phép đặt tên trùng với từ khóa. Tham khảo tài liệu về tất cả các khóa của Visual Foxpro. Trong Foxpro từ khoá có thể không cần viết đầy đủ mà chỉ cần viêt 4 ký tự đầu của từ khoá đó, ví dụ từ khoá CREATE có thể chỉ cần viết Crea (Visual Foxpro không phân biệt chữ hoa, chữ thường).

doc6 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu FoxPro - Bài 3: Các thành phần của ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 - Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ I. từ khóa, kí hiệu, LệnH Từ khóa (Key Word): Là các từ mà Visual Foxpro đã sử dụng cho một mục đích nào đó. Và người dùng không được phép đặt tên trùng với từ khóa. Tham khảo tài liệu về tất cả các khóa của Visual Foxpro. Trong Foxpro từ khoá có thể không cần viết đầy đủ mà chỉ cần viêt 4 ký tự đầu của từ khoá đó, ví dụ từ khoá CREATE có thể chỉ cần viết Crea (Visual Foxpro không phân biệt chữ hoa, chữ thường). Kí hiệu comment: Đối với phần cuối 1 dòng dùng kí tự && Với cả dòng dùng ký tự * hoặc && Lệnh của Visual Foxpro Trong Visual Foxpro có hia loại câu lệnh: 1. Các câu lệnh có thể thực hiện trực tiếp từ cửa sổ lệnh (Command Windows) - gọi là Lệnh trực tiếp , 2. Các lệnh chỉ thực hiện trong chương trình. Các lệnh trực tiếp cũng thực hiện được trong chương trình. Cấu trúc lệnh trực tiếp của Foxpro có dạng: [Các tham số] ( Trong đó: - Động từ tiếng anh (tương ứng với công việc cần làm); [Tham số] - Các tham số trong lệnh của fox có thể có, có thể không, hoặc có thể có nhiều; trường hợp có nhiều tham số thì thứ tự các tham số này có thể không quan trọng. Một số lệnh trực tiếp của Visual Foxpro Lệnh ?, ?? -> In kết quả lên màn hình QUIT -> Thoát khỏi foxpro CLEAR -> Xoá màn hình SET DEFAULT TO -> Thiết lập đường dẫn mặc định SET DATE -> Thiết lập ngày tháng II. kiểu dữ liệu Kiểu dữ liệu là thuộc tính gắn liền với biến hay trường trong các bảng. Các kiểu dữ liệu trong Visual Foxpro gồm có: Character (Xâu kí tự), Date và DateTime (Ngày, giờ), Currency (Tiền tệ), Logic, Numeric (Số); các kiểu chỉ dùng cho các trường của bảng gồm có: Memo (Văn bản), General (Tổng hợp - ảnh). Character Là xâu ký tự a->z, A->Z, 0 ->9 và một số các ký tự khác như +.-,*, /, = …. Hằng xâu kí tự: Đặt trong dấu “”, ‘’, hoặc []; ví dụ “Hà nội”, ‘Việt nam’ hoặc [Visual Fox] Các phép toán: +: Nối chuổi 2 vào chuổi 1. -: Nối 2 chuỗi nhưng huỷ bỏ các khoảng trắng trước và sau mỗi chuỗi. $: Chứa ở trong (st1$st2 – st1 có trong st2 ->TRUE, ngược lại ->FALSE) Date and DateTime Kiểu ngày, giờ dùng 8 bytes để lưu trữ. Hằng Date và DateTime: {^yyyy-mm-dd [hh[:mm[:ss]][alp]]}; ví dụ: {^2005-12-10}, {^2005-12-10 10:20:25} Các phép toán: Ngày + Số = Ngày Số + Ngày = Ngày Ngày - Số = Ngày Ngày - Ngày = Số Tương tự cho ngày giờ Currency Kiểu tiền tệ (thực chất là kiểu số và thêm kí tự tiền $ hoặc ký tự bất kỳ khác) vào số đó. Kiểu này thường ít được sử dụng. Logic Kiểu logíc, tập giá trị là Đúng hoặc Sai Hằng Logic: .T. ->TRUE đúng (hoặc .t.); .F. ->FALSE sai (hoặc .f.) Các phép toán: NOT, AND, OR. Numeric Kiểu số, dùng tối đa 20 byte. Hằng số: 10, 20, 15.7 ... Các phép toán: +, - , *, /, ^ (mũ), % (chia lấy phần dư) Memo Kiểu kí ức, dùng 4 byte để ánh xạ đến 1 file khác có phần mở rộng là fpt. Kiểu này cho phép lưu 1 văn bản rất dài. General Kiểu kí ức, dùng 4 byte để ánh xạ đến 1 file khác có phần mở rộng là fpt. Kiểu này cho phép lưu 1 đối tượng bất kỳ như file văn bản, file word, file excel, file ảnh và thường được sử dụng để lưu trữ file ảnh. III. Biến Có 3 loại biến: Biến do người sử dụng tự định nghĩa: Biến là trường của bảng đang mở; hoặc Biến hệ thống (do Visual Foxpro tạo ra). Đối với các biến do người sử dụng định nghĩa: Là đối tượng lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ, được xác định qua tên biến, kiểu và phạm vi tác động của biến Tên biến: Dài không quá 254 kí tự, có thể dùng các chữ cáI, chữ số, dấu gạch dưới (_) nhưng không được bắt đầu bằng chữ số (và không được trùng với từ khoá). Kiểu: Các kiểu dữ liệu kể trên trừ kiểu General. Kiểu của biến trong Visual Foxpro có thể thay đổi. Phạm vi tác động của biến phụ thuộc vào vị trí mà nó được khai báo. Ví dụ Chương trình chính Biến A Chương trình Con 1 Biến B Gọi chương trình con 2   Chương trình con 2 Biến C     Trong ví dụ trên: Biến A có tác động trong toán bộ chương trình chính, chương trình con 1 và chương trình con 2; Biến C chỉ có tác động trong chương trình con 2; Biến B có tác động trong chương trình con 1, nếu trong chương trình con 1 có lời gọi chương trình con 2 thì biến B có thể tác động trong chương trình con 2 (nhưng nếu lời gọi chương trình con 2 tại vị trí khác mà ở đó không khai báo B thì lúc đó sẽ phát sinh lỗi). Khai báo biến: Trong Visual Foxpro thực ra không có khảI niệm khai báo biến (như trong PASCAL) mà các biến sẽ được sinh ra khi thực hiện lệnh gán (=) hoặc lệnh STORE. Ví dụ A=150 -> Tạo ra biến có tên là a, kiểu là số STORE ”Visual Foxpro“ TO monhoc -> Tạo ra biến monhoc, kiểu xâu kí tự Xoá bỏ các biến: Khi không dùng nữa thì có thể xoá bỏ các biến để giảI phóng bộ nhớ. Visual Foxpro dùng lệnh RELEASE để xoá bỏ các biến. Ví dụ RELEASE a; RELEASE monhoc. Biến trường và biến hệ thống có phạm vi tác động trong toàn bộ chương trình. IV. Hằng Là đối tượng dữ liệu mà giá trị của nó chỉ xác định 1 lần khi khai báo và không thay đổi được. Hằng cũng được xác định qua tên, kiểu và phạn vi tác động của nó. Khai báo hằng: Visual Foxpro dùng từ khoá #DEFINE để khai báo hằng. Kiểu của hằng phụ thuộc vào kiểu của biểu thức Phạn vi tác động của hằng được xác định tương tự với Biến. V. biểu thức Biểu thức được tạo nên từ các biến, hằng, hàm và các toán tử (phép toán) theo một qui tắc nào đó (các toán tử và toán hạng phảI phù hợp nhau). Thứ tự ưu tiên của các phép toán trong 1 biểu thức Các phép số học: Dấu âm, dương Luỹ thừa Nhân, chía Phần dư Cộng, trừ Các phép chuỗi: +, - Các phép quan hệ: =,,>=, Các phép logic: NOT, AND, OR Sử dụng cập dấu () trong biểu thức để tránh sai sót về thứ tự ưu tiên các phép toán. VI. Hàm Trong Visual Foxpro có hai loại hàm: Hàm do Visual Foxpro cung cấp và hàm do người sử dụng tự tạo ra. Hàm bao giờ cũng trả về một giá trị nào đó. Trong phần này sẽ giới thiệu một số hàm do Visual Foxpro cung cấp. Hàm xâu kí tự ALLTRIM(st), LTRIM(st), RTRIM(st) LEFT(st,n), RIGHT(st,2), SUBSTRING(st,p,n) AT(st1,st2,n), RAT(st1,st2,n) LOWER(st), UPPER(st) ASC(ch), CHR(n) DTOC(d) LEN(st) STR(ex) Hàm Date và DateTime DATE() DATETIME() TIME() CTOD(st) DAY(d) MONTH(d) YEAR(d) Hàm số ABS(ex) INT(ex) ROUND(ex,n) VAL(st) Hàm tự tạo của người sử dụng Cú pháp FUNCTION [PARAMETER ] .... (Các lệnh của fox) RETURN Trong đó TenHam: Tên hàm do người sử dụng tự định nghĩa Parameter: Từ khoá cho phép truyển vào các tham số cho hàm Bài tập Giả sử Họ tên người trong tiếng Việt luôn có dạng “Họ Đệm Tên”, trong đó các phần Họ, Đệm, Tên luôn cách nhau 1 dấu cách; phần Đệm có thể có hoặc không hoặc có nhiều hơn 1 chữ. Hãy viết hàm TENVN(hoten) để lấy ra phần Tên của tên người trong tiếng Việt, trong đó hoten là xâu họ tên người trong tiếng Việt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docFoxpro bai 3.doc