Ngôn ngữ học - Rabindaranath tagore 1861 – 1941

“Nhà thơ vĩ đại của những tâm hồn Ấn Độ”

“Ngôi sao sáng của Ấn Độ phục hưng”

Gurudeva (thánh sư): Người thầy, người dẫn dắt tinh thần, người hướng đạo của dân tộc

=> Cuộc đời huyền thoại và thiên tài

pptx62 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ngôn ngữ học - Rabindaranath tagore 1861 – 1941, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RABINDARANATH TAGORE1861 – 1941 “Nhà thơ vĩ đại của những tâm hồn Ấn Độ”“Ngôi sao sáng của Ấn Độ phục hưng”Gurudeva (thánh sư): Người thầy, người dẫn dắt tinh thần, người hướng đạo của dân tộc=> Cuộc đời huyền thoại và thiên tài R.Tagore là sự vĩnh hằng của mọi thời đại.I.Cuộc đời của một thiên tài R.Tagore là một trong số hiếm hoi các nhà thơ nhà văn của thế giới mà cuộc đời hóa thành huyền thoại3 giai đoạn lớn trong cuộc đời Tagore1. Thời kì niên thiếu – “Thần đồng xứ Bengal”2. Thời kì trưởng thành – “Nhà thơ vĩ đại của những tâm hồn Ấn Độ”3. Nhà thơ thế giới – Giải Nobel 1913( Thơ Dâng) “Tagore là một trong những người cuối cùng thuộc dãy thiên tài vĩ đại ở thế kỉ XX, nắm trọn kiến thức vào trong địa hạt của mình”II.Tư tưởng triết lí của R.Tagore 1.Sự hòa hợp Atman – Brahman* Chuyên luận: Tôn giáo của Con người (The Religion of man – 1931) - Tụng xưng: Con người thần thánh, Con người vĩnh cửu, Con người- Thượng đế, Con người tối thượng - CON NGƯỜI là hình ảnh trung tâm rực sáng trong tác phẩm của Tagore+ “Con người là vĩ đại, là ánh sáng thiêng liêng, là lòng khoan hồng rộng mở, là tình yêu, là tâm hồn thanh thản, là kẻ thù của kiêu ngạo và hận thù ”+ “Tôi có một lòng tin mạnh mẽ vào con người, lòng tin đó cũng như mặt trời, chỉ có thể bị mây che chứ không bao giờ tắt” + Bài 43 (Những con chim bay lạc) Con cá ở trong nước thì im lặng Con thú ở dưới đất thì ồn ào Con chim ở trên trời thì ca hát Nhưng con người mang sẵn trong mình Cả sự im lặng của Biển Cả sự ồn ào của Đất Và tiếng nhạc của Trời2. Tư tưởng Ananda (an lạc, niềm vui)- Tagore đổi ngược lại quan niệm về Ananda của tôn giáo Ấn ĐộHình tượng thơ Ananda là sáng tạo nghệ thuật của R.Tagore“Niềm vui lớn nhất của ta là từ bỏ cái ngã vị kỉ của ta để hòa đồng với các kẻ khác” (Sadhana -Thực nghiệm tâm linh)3. Bhakti YogaTriết lí về tình yêu và lòng sùng tínNghịch lí Bhakti – nghịch lí của tình yêu thương + “Cho là nhận ” + “Dâng hiến để đạt đến cõi không dâng hiến” Tư tưởng Tagore Khơi gợi lòng trắc ẩn -> một sự khám phá vô tận về thế giới Niềm khao khát được dâng hiến cho cuộc đời. Lòng yêu thương rộng lớn sẽ đưa con người đạt đến Thượng đế4. Maya (ảo tưởng, không tồn tại)Tagore đổi ngược lại giáo lí Bàlamôn: Hiện thực hóa Maya, huyền ảo hóa thực tạiKêu gọi con người trở về thực tạiMaya là đỉnh điểm của ảo tưởng và tình yêu + “Ảo tưởng trong tôi sẽ cháy thành niềm vui rừng rực, mọi ước mong sẽ chín mọng thành trái tình yêu” + Bài thơ Từ biệt trời (tập thơ Con thuyền vàng ,1891)* Bêlinxki: “Không bao giờ hiểu được nhà thơ nếu không muốn nhìn bằng cặp mắt của nhà thơ, nghe bằng tai nhà thơ, nói bằng lời nhà thơQuả là không bao giờ hiểu được nhà thơ nếu không có chất Tagore trong tâm hồn” III. Sự nghiệp văn học nghệ thuậtTagore là thiên tài tổng hợp, ông đạt thành tựu cao ở mọi thể loại văn học và nghệ thuật “Một con người kì lạ, thể hiện toàn bộ năng lực sáng tạo của Ấn Độ” (I.Ehrenburg ) 1 Tiểu luận triết lí: 14 tập, với 2 chuyên luận nổi tiếngTôn giáo của con người (The religion of man)Thực nghiệm tâm linh (Sadhana)2. Thơ: 52 tập thơ - Thơ Dâng, giải Nobel 19133. Truyện ngắn: Trên 100 truyện ngắn, các truyện tiêu biểu Mây và mặt trời, Ảo ảnh tan vỡ, Chiến thắng, Giàn hỏa thiêu, Đá đói4. Tiểu thuyết: 12 tập, các tác phẩm tiêu biểu: Gôra, Ngôi nhà và thế giới, Nàng Binodini, Đắm thuyền 5. Kịch: 42 vở , các vở kịch nổi tiếng : Lễ máu, Sự trả thù của tự nhiên, Sitra. 6. Nhạc : Gần 2000 ca khúc, 2 ca khúc là quốc ca 7. Họa : Gần 3000 bức tranh, nhiều bức tranh đạt giải thưởng quốc tế KL : * Người Bengal dùng khái niệm “Văn hóa Tagore”, “Thời đại R.Tagore” để khẳng định những sáng tạo của ông ngang tầm vóc một nền văn hóa vĩ đại.SỰ NGHIỆP THƠ CA CỦA R.TAGORE - 52 tập thơ với 3 phần nội dung chính + Thơ triết luận : Thơ Dâng, Những con chim bay lạc, Thơ ngắn + Thơ trữ tình – tình yêu : Người làm vườn, Tặng phẩm của người yêu + Thơ trẻ em : Trăng non N.Chandhuri : “Không ngần ngại khi nói rằng, 1/3 hoặc hơn nữa thơ của R.Tagore có thể xếp bên cạnh bất cứ một nền thơ lớn nào, của bất cứ một dân tộc nào và ở bất cứ thời đại nào”THƠ DÂNG (GITANJALI) I. XUẤT XỨ - 1911, tuyển chọn và tự dịch sang tiếng Anh 103 bài thơ, đặt tên Gitanjali (Thơ Dâng) - 1912, đem sang Anh giới thiệu, thi phẩm đã làm rung động nhiều văn sĩ, thi sĩ ph.Tây - 1913, Thơ Dâng được trao giải Nobel => Tagore được coi là một phát hiện ghê gớm của thời đại; là ngôi sao ph.Đông vĩ đại; là nhà thơ thiên tài thế giớiNhận định về Thơ Dâng 1. Hội đồng chấm giải Nobel- Viện Hàn lâm Thụy Điển 2. W.Yeats – nhà thơ Ailen, giải Nobel 1924 3. Nadim Hicmet – nhà thơ Thổ Nhĩ Kì 4. P.Hallstrom – Viện sĩ , chủ tịch ủy ban Nobel 1922 5. Andre Gide – nhà văn Pháp, dich giả Thơ Dâng sang tiếng Pháp II. Nội dung - Tập thơ tiêu biểu của mảng thơ triết luận - Là kiệt tác thứ 2 của thơ ca Ấn Độ, sau Shakuntala của Kalidasa Chủ đề - Nhà thơ dâng cho cuộc đời lí tưởng, nguyện vọng của mình; ông kêu gọi dâng hiến, kêu gọi tình yêu; ông thể hiện lòng tin yêu với con người và cuộc đời - Thơ Dâng là tập thơ tâm linh; ở đó xuất hiện hình ảnh đặc biệt của con người : vật vã -> chịu đựng -> ngời sáng 2. Nội dung chính - Cuộc đời trần thế tràn đầy hạnh phúc -> gắn bó với cuộc đời, hòa đồng với vũ trụ là sự giải thoát cao nhất - Khoảnh khắc và vô tận (hữu hạn- vô hạn) : cuộc sống hữu ích của con người sẽ đưa họ đến sự vĩnh cửu - Tự do là hạnh phúc mà cuộc đời mang lại; là tự giải phóng ra khỏi mọi ràng buộc của dục vọng, thần quyền, lòng kiêu ngạo - Sự sống và cái chết : sống- chết là quy luật sinh tử của mọi kiếp người. Cái chết sẽ nhẹ nhàng thanh thản, có ý nghĩa khi con người biết sống có ích => “Thế giới này dịu dàng, tôi không muốn chết. Tôi muốn sống trong cuộc sống bất tận của con người” IV. Một số bài thơ tiêu biểu Bài 1: Tôi (con người), Người-Chúa Đời (cuộc sống) => Cuộc sống lớn lao cao cả là khát vọng để con người vươn tới. Con người được sống trong cuộc đời này là một hạnh phúc vô biên Bài 11: Hình ảnh con người được nâng lên mức thánh thiện. Tagore kéo Chúa vô hình về với cõi trần, về với người lao động Bài 17,18,19: Triển khai nghịch lí Bhakti trong tình yêu -> Tình yêu là sự chờ đợi, hóa thân trong im lặng; con người sẽ cảm thấy hạnh phúc trong sự dâng hiến Bài 50 : Thể hiện đặc trưng triết học Ấn Độ, cuộc hội ngộ giữa linh hồn cá thể (Atman) và linh hồn vũ trụ (Brahman); Sự khổ hạnh cao quý của con người đi tìm tầm vóc của mình trong sự dâng hiến Bài 90,95 : Lí giải về cái chết, cái chết đẹp như sự sống. Với cuộc sống có ý nghĩa, con người trở thành bất tử Bài 91,94 : Cái chết được cách điệu bằng một cuộc hôn nhân kì thú -> Sự cách điệu độc đáo này chỉ có ở Tagore NGƯỜI LÀM VƯỜN(THE GARDENER ) I Xuất xứ - Tập thơ tiêu biểu cho nội dung thơ trữ tình-tình yêu, gồm 85 bài, xuất bản 1914 - Người làm vườn tập trung nhiều bài thơ, Tagore làm lúc ngoài 50 tuổi, sau khi vợ qua đời- Bản tự thuật, sự hồi tưởng thế giới tình yêu của Tagore được hình tượng hóa I.Êrenbua: “Thanh niên Ấn Độ khi yêu nhau hay đọc thơ ông, bởi ông viết về tình yêu rất hay, ông hiểu tất cả những gì mới mẻ, những gì thuộc về con người” II NÔI DUNG1. Hình ảnh tình nhân + Tình nhân Nam : đắm say tình tứ, khát khao tìm kiếm một nửa của mình; là những tâm hồn cao thượng, hy sinh vì người mình yêu ( bài 32, 38, 47, 61) + Tình nhân Nữ - Kinh Upanishad: “Người đàn bà là ngọn lửa của sự dâng hiến” - Sử thi : “Người đàn bà cao quý và nặng hơn trái đất” - Truyện cổ : Người đàn bà là một sinh vật kì diệu (truyện 12 đêm hỏi đáp) => Tagore đã tạo nên dấu ấn riêng về tình nhân nữ vốn đã rất giàu có trong văn học truyền thống Ấn Độ. Họ được yêu, được tôn thờ như Chúa (bài 30, 46, 58, 59) + “Em là mây chiều lững lờ trôi trên bầu trời mộng ước của tôi. Đem tình yêu thèm khát, tôi hằng vẽ, hằng tạo ra em. Em là của riêng, của riêng tôi. Em ở trong giấc mơ tôi không bờ không bến” (b.30) + “Kể cũng thú vị khi ngồi vào một xó trầm tư rồi dệt vần thơ; ý rằng em là vũ trụ của riêng tôi” (b.46) 2. Quan điểm triết lí tình yêu 2.1 Tuyên ngôn tình yêu + Bài 162, NCCBL: “Tình yêu ơi, khi người đến. Với ngọn đèn khổ đau bừng sáng trong” + “Con người đến với thế gian này không phải để làm chủ nhân cũng không phải để làm nô lệ mà làm một người tình” + “Hãy để tình yêu của tôi tựa ánh sáng mặt trời đưa em vào vòng vây ánh sáng” 2.2 Tình yêu là nhân tính cao cả của con người + Bài 43, 50, 75 ( NLV) + Bài 23- Người thoáng hiện 2.3 Tình yêu bắt đầu bằng sự chân thành giản dị. Sự chân thành là thước đo tình yêu + Bài 11, 16, 17 (NLV) 2.4 Tình yêu là cuộc kiếm tìm sự đồng điệu, hòa hợp tâm hồn + Bài 31 : Biểu tượng cánh chim, đôi mắt + B.5 (TPCNY ) so sánh với Tôi yêu em của Puskin + B.32: Kết cấu điệp ngữ 2.5 Khát vọng hướng tới tình yêu vô biên trường cửu + B.35, 36, 41 + B.69: Biểu tượng con hươu rừng lông vàng -> Ảo ảnh huyền diệu của tình yêu * Bài số 28 - Cấu trúc : + tầng bậc : Cuộc đời -> trái tim -> tình yêu + Giả định -> phủ định -> khẳng định => Lối tư duy của người Ấn: khám phá sự thật, khẳng định chân lí, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm linh của con người - Mã hóa hoàn hảo các biểu tượng tình yêu truyền thống: đôi mắt, trái tim, cuộc đời, hoa - Các biện pháp : so sánh, ẩn dụ với trường liên tưởng vũ trụ hóa 2 vấn đề chính : + Những bộc bạch chân thành về nghịch lí muôn đời của trái tim + Những ước mơ giả định,khát vọng hướng tới tình yêu vô biên trường cửuTRĂNG NON ( THE CRESCENT MOON) I. Xuất xứ - 1904, con gái thứ 2, tên Mahagi chết - 1907, con trai đầu, tên Sami qua đời - 1909, hoàn thành tập thơ Sisu, 40 bài - 1915, tự dịch sang tiếng Anh, đổi tên thành Trăng non * Ý nghĩa tên tập thơ ? 2. Tagore được coi là V.Hugo của Ấn Độ. Trăng non được đặt ngang tầm với tập thơ Nghệ thuật làm ông của Hugo Nhận định - W.B.Yeats : “Khi thi sĩ nói đến trẻ thơ, đặc tính này hình như là một phần của chính thi sĩ, thì ta không biết rõ có phải thi sĩ nói đến thánh nhân không?” II.Nội dung 1. Thế giới trẻ thơ - Thế giới thiên nhiên hồn nhiên, vô tư và tự tin; thiên nhiên là không gian lí tưởng, là nhân vật trữ tình sóng đôi đồng hiện cùng với trẻ thơ + Trên bãi biển + Những bông nhài đầu tiên + Thế giới của bé - Thế giới kì lạ bên trong những sự vật tầm thường -> được tạo bởi trí tưởng tượng kì diệu, ý tưởng ngây thơ + Xứ thần tiên + Thuyền giấy + Chú lái buôn- Thế giới thuần khiết thánh thiện -> thể hiện bản chất Chân- Thiện- Mĩ của trẻ thơ + Trên bãi biển + Đồ chơi + Bản hợp đồng cuối cùng : màu sắc ngụ ngôn, môtip truyện cổ, không gian, thời gian, hình ảnh chú bé, 2 bàn tay trắng 2. Tình mẫu tử : Thể hiện 2 chiều * CON : Niềm khao khát, ước mơ của mẹ; là tặng vật của cuộc đời ban cho mẹ + Người ăn cắp giấc ngủ + Buổi sơ khai: Lí giải sự ra đời của con. Với câu hỏi của con, câu trả lời của mẹ -> triết lí của Tagore + Bao giờ và tại sao * MẸ : “Kho báu tình thương của con” Mẹ vô biên như biển cả, là cái Thiện tuyệt đối, là thiên đườngMẹ là bất tử + Thơ Gamzatop, Issa, Mokichi, Esenin, Andecxen, Xuân Quỳnh + Bài ca mẹ : Nguồn sáng diệu kì, người bạn, người thầy, người phán xử, bến đậu cho con trở về+ Mây và sóng : các thủ pháp nghệ thuật, 3 tầng nghĩa + Cung cách của bé + Người phu trạm độc ác + Tặng phẩm : không gian 3 chiều của bài thơ + Chung cuộc ( hình tượng thơ tương đồng với thơ Andecxen) 3. Quan điểm giáo dục 1. Yêu thương và khoan dung : Quan điểm giáo dục chủ đạo trong Trăng non, được tiếp nhận từ tư tưởng truyền thống + Phán xử + Cảm tình + Tặng phẩm - Makarenko : “Sự hy sinh mù quáng là tặng phẩm đáng sợ nhất mà cha mẹ để dành cho con cái” - Đạm Phương : “Lấy tình thương mà dạy thì con ta sau này lớn lên sẽ lấy tình thương mà ở với đời” 2. Tôn trọng và tế nhị : Giữ gìn và phát huy bản chất hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ + Nhà văn,Vu oan, Ban phước * Ngạn ngữ Ả Rập: Con cái: Đó là tuổi già của chúng ta Dạy tốt: Sẽ có tuổi già hạnh phúc Dạy sai: Sẽ là bất hạnh và nước mắtKL: 1. Bêlinxki “Không bao giờ hiểu được nhà thơ nếu không muốn nhìn bằng căp mắt nhà thơ”2. Tagore đã gửi vào thơ ca cả kinh nghiệm sống, tình yêu, khát vọng; cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxbgvanhocando_bai_5_rabindranat_tagore_4251.pptx