Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư da

Giống như hầu hết các căn bệnh ung thư khác, ung thư da –bao gồm

khối u ác tính, ung thư biểu mô các tế bào cơ bản và ung thư tế bào vảynhững tổn thương ban đầu báo hiệu bệnh ung thư.

Da chai cứng quang hóa

Những miếng vảy nhỏ xuất hiện do da tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng mặt

trời, thường xuất hiện trên da vùng trán, cổ, hai tay, hoặc ở bất kỳ chỗ nào khác.

Chúng là khởi đầu của căn bệnh nguy hiểm ung thư da. Da chai cứng quang hóa

thường xuất hiện ở người ngoài 40 tuổi, nhưng ngày càng nhiều người trẻ tuổi hơn

mắc phải. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dừng được quá trình đóng vảy

các tế bào ung thư.

Môi khô nứt nẻ

Dấu hiệu tiền ung thư thường xuất hiện trên môi dưới, môi khô, đóng vảy

và nứt nẻ. Dấuhiệu khác ít phổ biến hơn gồm môi sưng phồng, đường nét giữa

môi và da không còn rõ.

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư da Giống như hầu hết các căn bệnh ung thư khác, ung thư da – bao gồm khối u ác tính, ung thư biểu mô các tế bào cơ bản và ung thư tế bào vảy- những tổn thương ban đầu báo hiệu bệnh ung thư. Da chai cứng quang hóa Những miếng vảy nhỏ xuất hiện do da tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng mặt trời, thường xuất hiện trên da vùng trán, cổ, hai tay, hoặc ở bất kỳ chỗ nào khác. Chúng là khởi đầu của căn bệnh nguy hiểm ung thư da. Da chai cứng quang hóa thường xuất hiện ở người ngoài 40 tuổi, nhưng ngày càng nhiều người trẻ tuổi hơn mắc phải. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dừng được quá trình đóng vảy các tế bào ung thư. Môi khô nứt nẻ Dấu hiệu tiền ung thư thường xuất hiện trên môi dưới, môi khô, đóng vảy và nứt nẻ. Dấu hiệu khác ít phổ biến hơn gồm môi sưng phồng, đường nét giữa môi và da không còn rõ. Da chai cứng quang hóa Môi khô nứt nẻ Sừng trên da Nốt ruồi bất thường Kiểm tra tính đối xứng Kiểm tra đường viền Kiểm tra màu sắc Sừng trên da Kiểm tra đường kính Kiểm tra độ lồi Xuất hiện sừng trên da dạng phễu phát triển từ vết đỏ ở da. Đây là chất sừng cứng tương tự như loại chất protein tạo nên móng tay, móng chân. Kích cỡ và hình dạng của mảng sừng trên da này có thể rất đa dạng, nhưng hầu hết cỡ khoảng vài milimet. Các ung thư biểu mô đóng vảy thường được tìm thấy. Nó thường xuất hiện trên da những người lớn tuổi do quá trình tiếp xúc với mặt trời quá nhiều. Nốt ruồi bất thường Nốt ruồi bắt đầu phát triển trên da. Một vài nốt có thể là khởi đầu của bệnh ung thư, những nốt ruồi bất thường và hiếm có khả năng phát triển thành khối u ác tính theo thời gian.Nốt ruồi thường thì tròn hoặc hình ovan và thường không quá lớn. Nhưng nó sẽ trở nên bất thường nếu nó phát triển dần lên trong nhiều năm đối với cả những người đã lớn tuổi. Không phải cứ nốt ruồi bất thường là ung thư, mà chúng có khả năng trở thành ung thư. Có thể thấy ở các bộ phận trên cơ thể cả những vùng da thường xuyên tiếp xúc với mặt trời hoặc vùng da được bảo vệ thường xuyên. Những nốt ruồi bất thường thường lớn, trên 1/4 inch và hình dạng lạ với vết lõm hoặc đường biên mờ với da, có thể thẳng hoặc lồi, mịn hoặc gồ ghề. Màu sắc có thể là hồng, đỏ, rám hoặc nâu. 5 dấu hiệu quan trọng Hầu hết nôt ruồi trên cơ thể trông tương tự như mọi nốt ruồi bình thường khác. Nếu có một nốt ruồi hoặc tàn nhang trông khác so với những cái còn lại như bán kính lớn hơn hoặc có dấu hiệu của khối u ác tính thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nó có thể là dấu hiệu của ung thư. Dấu hiệu là một trong những đặc tính quan trọng để xác định nốt ruồi bất thường của da bạn, do đó bạn nên lưu ý với 5 dấu hiệu sau: 1. Kiểm tra tính đối xứng Khi nốt ruồi hoặc tàn nhang của bạn có hình dạng bất đối xứng trong khi bình thường chúng thường cân xứng thì bạn nên kiểm tra lại bằng cách vẽ một đường tưởng tượng chia dọc nốt đó ra và đối chiều xem nửa còn lại có tương đồng. Nếu không, bạn nên tìm gặp các chuyên gia da liễu. 2. Kiểm tra đường viền Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không thấy rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, trông khác thường với các nốt ruồi thường, bạn cần phải đi khám. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da. 3. Kiểm tra màu sắc Nốt ruồi không có màu giống với những nốt ruồi khác trên da bạn, thì dù là màu sắc gì: nâu, đen, xanh đậm, trắng hay đỏ đều đáng nghi ngờ. Nốt ruồi bình thường sẽ có một màu sắc nhất định, tương tự và đồng đều nhau trên da. Nhưng nếu trên da bạn có nhiều nốt ruồi khác màu, khác hình dạng, khác màu: chỗ màu đậm, chỗ màu nhạt, bạn dứt khoát phải đi gặp bác sĩ. 4. Kiểm tra đường kính Một điểm đáng ngờ khi quan sát các nốt lạ trên da bạn là đường kính của chúng lớn hơn hẳn các nốt ruồi thông thường. Nốt ruồi thường chỉ nhỏ hơn hoặc bằng khoảng 6 milimet. 5. Kiểm tra độ lồi Nếu nốt lạ nổi lồi trên da bạn rõ nét, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra xem có gì bất thường không. Bởi các khối u ác tính thường phát triển nhanh chóng về kích cỡ hoặc độ lớn. Một nốt ruồi cứ lớn dần, đổi màu, gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc chảy máu thực sự là dấu hiệu đáng báo động. Hãy kiểm tra da bạn sau khi tắm, lúc da còn ẩm ướt. Những vùng ung thư da thường xuất hiện ở lưng đối với đàn ông và chân đối với phụ nữ. Nhưng hãy cẩn thận kiểm tra mọi vùng da trên cơ thể bạn, xem xét các nốt ruồi, tàn nhang xem liệu có gì bất thường không, và nên kiểm tra mỗi tháng một lần. Chú ý cả những vùng da ít để ý đến như giữa các ngón chân, ngón tay, vùng háng, lòng bàn chân, phía da sau đầu gối. Kiểm tra cả da đầu và da cổ. Có thể dùng gương hoặc nhờ người quen xem giúp những vùng da bạn khó nhìn thấy. Hãy chú trọng đến các nốt lạ mới trên da, có thể chụp ảnh nốt đó lại theo thời gian và so sánh sự biến đổi. Cần theo dõi các nốt lạ, nhất là đối với tuổi vị thành niên, phụ nữ mang thai, hay người đang bước vào giai đoạn mãn kinh, bởi đó là khi hormone có nhiều thay đổi. Làm sao để đo được độ nguy hiểm của các nốt trên da? Nếu như các nốt trên da bạn có 1 trong 5 biểu hiện đã nhắc đến ở trên, hoặc nốt của bạn có xu hướng ngứa ngáy, đóng vảy, rỉ nước, không liền hoặc sưng phồng, đỏ tấy. Lúc đó bạn cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức.Các bác sĩ sẽ trích mẫu từ nốt lạ của bạn và làm xét nghiệm kiểm tra. Nếu kết quả là ung thư, toàn bộ nốt lạ và vùng da quanh đó sẽ được cắt bỏ và khâu lại. Sau đó bạn cần một thời gian điều trị nhất định. Vài nét về ung thư da Khối u ác tính, đặc biệt là giai doạn cuối, thực sự nguy hiểm và điều trị rất khó khăn. Nếu phát hiện sớm thì mới có thể kịp thời điều trị. Ung thư da không bị u ác tính bao gồm: ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào cơ bản. Cả 2 loại này đều phổ biến và có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Người đã bị mắc ung thư da một lần nên cẩn trọng bởi rất dễ bị mắc lại, do đó nên kiểm tra định kỳ ít nhất 1 lần/năm. U ác tính U ác tính không phổ biến so với các loại bệnh ung thư da khác, nhưng nó đặc biệt nguy hiểm chết người. Dấu hiệu có thể nhận thấy ở u ác tính là sự thay đổi các nốt và vùng sắc tố trên da, như: thay đổi màu, bất cân xứng hình dạng, ngứa, chảy máu,... Ung thư biểu mô tế bào vảy Ung thư biểu mô tế bào vảy Ung thư biểu bì tế bào vảy Đây là một dạng ung thư da không bị khối u ác tính. Nó xuất hiện với các nốt u đỏ, lớn thì đóng vảy, chảy máu hoặc phát triển thành mảng vảy, gây đau nhức mãi không lành. Vị trí các u này thường là trên mũi, trán, tai, môi dưới, cánh tay và một số vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bệnh này có thể chữa trị nếu phát hiện sớm. Nếu để lâu, việc điều trị phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh. Ung thư biểu bì tế bào vảy Là dạng ung thư da mà lây lan khắp bề mặt da, thậm chí có thể lan vào bên trong cơ thể. Dấu hiệu dễ thấy của bệnh là các mảng màu đỏ, đóng vảy trên da, khiến nhiều người chủ quan dễ nhầm là phát ban, chàm, nốt sùi hay vẩy nến. Ung thư tế bào cơ bản Xuất hiện phổ biến nhất trong các loại ung thư da và cũng là loại dễ điều trị nhất. Bởi ung thư tế bào cơ bản lan chậm, hầu như chỉ xảy ra với người lớn. Khối u của bệnh ung thư này là u màu trắng đục như sáp, thường ở những nơi như tai, Ung thư tế bào cơ bản Những bệnh ung thư da ít gặp khác cổ, da mặt. U có thể là mảng nâu hoặc đỏ tươi, đóng vảy, phẳng ở lưng và ngực, hoặc hiếm gặp hơn là các vết sẹo trắng, trông như sáp. Những bệnh ung thư da ít gặp khác Một số loại bệnh ung thư da ít gặp khác như Kaposi xacôm - thường thấy ở những người có hệ miễn dịch kém; ung thư biểu mô tế bào Merkel – xuất hiện ở những nơi da thường tiếp xúc với ánh mặt trời như đầu, cổ, tay, chân,… nhưng sau đó lan rộng ra các vùng da khác của cơ thể, ung thư biểu mô tuyến bã nhờn – một bệnh ung thư khá nguy hiểm có nguyên nhân sâu xa từ các tuyến dầu trên da. Ai mắc ung thư da? Tại sao? Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân lớn nhất gây ung thư da. Phơi nắng dưới môi trường tiềm ẩn nguy hiểm, sự bức xạ, thậm chí tính di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Theo nghiên cứu, những trường hợp sau dễ có nguy cơ mắc các bệnh ung thư da, bao gồm: - Người da trắng và mắt sáng màu - Người có rất nhiều nốt ruồi hình dạng bất thường và kích cỡ lớn - Người trong gia đình có tiền sử mắc ung thư da - Người từng cháy nắng - Người sống ở môi trường nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời gay gắt quanh năm - Người từng phải điều trị bức xạ Để giảm nguy cơ ung thư da Hạn chế tia cực tím tiếp xúc với da của bạn, đặc biệt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi mà ánh nắng mặt trời đang mạnh và gay gắt nhất. Khi ra ngoài hãy dùng đến các đồ bảo vệ da như áo, mũ và kính chống nắng. Đừng quên đôi môi và đôi tai của bạn! Luôn chú ý chắm sóc da và lưu ý đến những biến đổi mới trên da bạn để có thể đến gặp bác sĩ da liễu kịp thời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_dau_hieu_canh_bao_nguy_co_ung_thu_da_4779.pdf
Tài liệu liên quan