Những điều cần biết về chụp và can thiệp động mạch vành (phần 1)

-Giới thiệu: Vào năm 1958, bác sĩ Mason Sones và cộng sự ở Cleveland

Clinic (Mỹ) lần đầu tiên tình cờ chụp được chọn lọc động mạch vành (ĐMV). Kể

từ đó, mở ra một kỷ nguyên mới trong chấn đoán và điều trị bệnh ĐMV cũng như

các bệnh tim mạch khác.

Chụp ĐMV là một thủ thuật xâm lấn và có những nguy cơ nhất định của

nó. Do đó,thủ thuật cần được tiến hành ở những cơ sở có đủ khả năng trang thiết

bị và đội ngũ bác sĩ tim mạch được đào tạo tốt. Thủ thuật chụp ĐMV giúp bác sĩ

có thể thấy rõ động mạch (ĐM) nuôi tim. Khi cần thiết thì thủ thuật can thiệp

ĐMV cũng có thể thực hiện. Can thiệp ĐMV nhằm nong những ĐM quá hẹp để

ĐM này có thể cung cấp máu tốt hơn cho cơ tim. Khi bệnh nhân được bác sĩ yêu

cầu chụp hay có thể can thiệp ĐMV, thì quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bệnh

nhân.

Chức năng chính củatim là bơm máu lên phổi và đến các bộ phận khác của

cơ thể, và cơ tim cũng là một mô sống nên chúng cũng cần máu nuôi dưỡng. Vì

vậy, chúng cũng cung cấp máu cho tim qua những mạch máu đi trực tiếp vào cơ

tim. Những mạch máu này dược gọi là động mạch vành.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những điều cần biết về chụp và can thiệp động mạch vành (phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điều Cần Biết Về Chụp Và Can Thiệp Động Mạch Vành (Phần 1) I - Giới thiệu: Vào năm 1958, bác sĩ Mason Sones và cộng sự ở Cleveland Clinic (Mỹ) lần đầu tiên tình cờ chụp được chọn lọc động mạch vành (ĐMV). Kể từ đó, mở ra một kỷ nguyên mới trong chấn đoán và điều trị bệnh ĐMV cũng như các bệnh tim mạch khác. Chụp ĐMV là một thủ thuật xâm lấn và có những nguy cơ nhất định của nó. Do đó, thủ thuật cần được tiến hành ở những cơ sở có đủ khả năng trang thiết bị và đội ngũ bác sĩ tim mạch được đào tạo tốt. Thủ thuật chụp ĐMV giúp bác sĩ có thể thấy rõ động mạch (ĐM) nuôi tim. Khi cần thiết thì thủ thuật can thiệp ĐMV cũng có thể thực hiện. Can thiệp ĐMV nhằm nong những ĐM quá hẹp để ĐM này có thể cung cấp máu tốt hơn cho cơ tim. Khi bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu chụp hay có thể can thiệp ĐMV, thì quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bệnh nhân. Chức năng chính của tim là bơm máu lên phổi và đến các bộ phận khác của cơ thể, và cơ tim cũng là một mô sống nên chúng cũng cần máu nuôi dưỡng. Vì vậy, chúng cũng cung cấp máu cho tim qua những mạch máu đi trực tiếp vào cơ tim. Những mạch máu này dược gọi là động mạch vành. II - Nguyên nhân và triệu chứng 1 - Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV: Có một số yếu tố nguy cơ bạn có thể thay đổi được và một số khác bạn không thể thay đổi được. - Các yếu tố nguy cơ bạn không thể thay đổi được: + Tuổi: Tuổi càng cao, bạn càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ĐMV. + Nữ giới: Nữ giới có nguy cơ bị bệnh ĐMV cao hơn sau khi mãn kinh. + Tiền sử gia đình: Nếu bố mẹ, ông bà hay anh chị của bạn bị các tai biến tim mạch khi còn tương đối trẻ tuổi (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi), thì bạn có nguy cơ bị bệnh ĐMV cao hơn. - Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổ được: + Tăng cholesteron (mở máu): Ở người trưởng thành, nếu nồng độ cholesteron tăng cao quá 10% giá trị bình thường, nguy cơ bị các biến chứng tim mạch sẽ tăng lên 30%. Điều quan trọng hơn là phải phân tích các thành phần khác nhau của cholesteron ở trong máu: LDL-C, HDL-C… + Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh, không chỉ các bệnh tim mạch, mà còn các bệnh khác như ung thư phổi, ung thư vòm…. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐMV cúa bạn lên gấp 2 lần. Khi ngừng hút thuốc lá thì nguy cơ này sẽ giảm dần + Tăng huyết áp + Béo phì + Đái tháo đường + Ít vận động thể lực: Những người không luyện tập thể dục thường xuyên sẽ có tuổi thọ thấp hơn những người có luyện tập thường xuyên. + Uống quá nhiều bia, rượu. Tuy nhiên, nếu không có yếu tố nào trên đây cũng không có nghĩa là bạn không bị bệnh động mạch vành. 2 - Điều gì xảy ra khi bạn bị bệnh ĐMV - Bệnh ĐMV xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh ĐM này bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn (thường là do các mãng xơ vữa). Cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi ĐMV bị hẹp trên 50% khẩu kính của lòng mạch. - Do sự tích tụ cholesteron, các axit béo và canci trong lòng ĐMV và tạo ra những mãng xơ vữa làm hẹp ĐMV. Vì vậy khi hoạt động thể lực, tim sẽ hoạt động tăng co bóp, tăng tần số tim, tăng huyết áp… để tăng cung cấp oxy cho cơ thể. Do đó nhu cầu oxy của cơ tim cũng tăng lên. Nếu ĐMV bị hẹp, sự cung cấp máu cho vùng cơ tim tương ứng trở nên không đầy đủ, cơ tim bị thiếu máu và thiếu oxy sẽ gây ra cơn đau thắt ngực. - Cơn đau thắt ngực xảy ra khi bệnh nhân gắng sức và giảm đi khi bệnh nhân nghĩ ngơi, thì ta gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Nếu các mãng xơ vữa trong lòng ĐMV bị nứt hay bị gãy, cơn đau thắt ngực kéo dài hơn bình thường và xảy ra cả khi nghĩ ngơi, thì ta gọi là cơn đau thắt ngực không ổn định. Khi huyết khối hình thành và gây tắc hoàn toàn ĐMV thì ta gọi là nhồi máu cơ tim (NMCT). Dưới đây là hình ảnh cắt ngang qua lòng ĐMV bình thường và cắt ngang qua lòng ĐMV có mãng xơ vữa bên trong gây hẹp lòng ĐMV. Nếu sự lắng đọng Cholesteron đủ để gây cản trở dòng máu, tim sẽ không được cung cầp máu đủ khi gắng sức. Nếu tình trạng này ngày càng tiến triển hay ĐMV bị nghẽn thì cơ tim sẽ bị tổn thương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_dieu_can_biet_ve_chup_va_can_thiep_dong_mach_vanh_p1_4407.pdf
Tài liệu liên quan