Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do C.Mác (Karl Marx 1818 – 1883) và Ph.Ăngghen (Friedrich Egels, 1820 - 1895) xây dựng, V. I. Lênin (Vladimir Ilich Lênin 1870 - 1924) bảo vệ và phát triển; được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

- Nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm 3 bộ phận lý luận là:

+ Triết học Mác - Lênin

+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học

 

doc48 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lao ®éng (cã trÝ tuÖ, kinh nghiÖm s¶n xuÊt, kü n¨ng lao ®éng,) T­ liÖu s¶n xuÊt T­ liÖu lao ®éng ®èi t­îng lao ®éng C¸c t­ liÖu lao ®éng kh¸c Cã s½n tù nhiªn §· qua chÕ biÕn TrÝ lùc ThÓ lùc . - Một số vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu về LLSX + Yếu tố nào thường xuyên biến đổi nhất trong LLSX? + Yếu tố nào quan trọng nhất trong LLSX? * Quan hệ sản xuất - Quan niệm về QHSX: QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. - Kết cấu của QHSX Quan hệ sở hữu đối với TLSX Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó QHSX - Lưu ý: + Ba mặt trong QHSX luôn gắn bó với nhau trong đó quan hệ sở hữu có ý nghĩa quyết định đối với các quan hệ khác (Vì là quan hệ cơ bản đặc trưng cho phương thức sản xuất; là cơ sở quyết định quan hệ giữa người với người trong tổ chức quản lý sản xuất, từ đó xác định địa vị khác nhau trong sản xuất và trong xã hội; là cơ sở quyết định quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm của lao động, cụ thể người nào có quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, có quyền lãnh đạo trong sản xuất thì có quyền định đoạt việc phân phối số sản phẩm do lao động của tất cả mọi người tạo ra). + Quan hệ về mặt tổ chức và quản lý sản xuất có vai trò quyết định về mặt quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể, do đó, nó có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm các quá trình của sản xuất. + Quan hệ phân phối có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người, do đó, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất, cản trở sự phát triển của xã hội b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất *Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Điều đó được thể hiện: - LLSX quyết định QHSX + LLSX và QHSX tồn tại không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong PTSX thể hiện: -> Sự phát triển của LLSX bắt nguồn từ đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội là phải không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động -> Muốn vậy, con người không ngừng cải tiến đổi mới công cụ lao động; đồng thời trình độ của người lao động cũng không ngừng nâng cao, phân công lao động xã hội ngày càng sâu -> LLSX không ngừng phát triển. -> Sự phát triển của LLSX được đánh dấu bằng trình độ của LLSX: Biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ của người lao động, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. -> Tính chất của LLSX: Khi LLSX là công cụ thủ công, phân công lao động xã hội kém phát triển thì LLSX chủ yếu có tính chất cá nhân; khi LLSX đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì LLSX có tính xã hội hóa. + Sự vận động, phát triển của LLSX làm cho QHSX biến đổi phù hợp với nó. -> Một PTSX mới ra đời, khi đó QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, sự phù hợp này thể hiện ở chỗ, tất cả các mặt của QHSX đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho LLSX phát triển, nghĩa là QHSX tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với TLSX -> Thúc đẩy LLSX phát triển. -> Sự phát triển của LLSX đến một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của LLSX -> QHSX trở thành “xiềng xích” của LLSX, kìm hãm LLSX phát triển -> Yêu cầu khách quan phải thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới, phù hợp trình độ phát triển mới của LLSX, thúc đẩy LLSX phát triển. Tóm lại: LLSX là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất vật chất. Sự biến đổi trong lực lượng sản xuất (nội dung) sớm muộn cũng kéo theo sự biến đổi trong quan hệ sản xuất (hình thức), do đó, LLSX nào thì QHSX ấy, LLSX biến đổi thì QHSX cũng biến đổi theo. - Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX + Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó là điều kiện, là địa bàn trong đó có thể kết hợp tối ưu những yếu tố của LLSX làm cho năng suất và hiệu quả tăng lên, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. + Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tức là khi các quan hệ sở hữu, tổ chức hay phân phối đã lỗi thời, hoặc “tiên tiến” một cách giả tạo thì nó sẽ gây cản trở cho việc phát huy những năng lực của LLSX, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. * Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn. - Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của hai xu hướng có khả năng vận động trái ngược nhau. Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng này là đi từ sự thống nhất đến khác biệt căn bản và dẫn đến sự xung đột giữa nhu cầu phát triển của LLSX với QHSX kìm hãm sự phát triển đó, khi đó bắt đầu nhu cầu của những cuộc cải cách, hoặc cao hơn là một cuộc cách mạng, nhằm thực hiện sự cải biến những QHSX hiện thời theo hướng làm cho nó phù hợp với nhu cầu phát triển của LLSX, nhờ đó tái thiết lập sự phù hợp mới của QHSX với LLSX. - Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất của các mặt đối lập là vì tính chất biến đổi của LLSX và QHSX khác nhau: LLSX có xu hướng "động", còn QHSX thì lại có xu hướng "tĩnh" => Xu hướng động và tĩnh của hai phương diện này đều là khách quan. * Nhận thức và vận dụng qui luật này ở Việt Nam - Thời kỳ trước đổi mới - Từ đổi mới (1986) đến nay II. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng a. Khái niệm cơ sở hạ tầng - Khái niệm CSHT dùng để chỉ toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. - Kết cấu của CSHT của một xã hội gồm: Quan hệ sản xuất thống trị (chính thống); quan hệ sản xuất tàn dư (của PTSX cũ); quan hệ sản xuất mới (tồn tại dưới hình thái mầm mống) -> Trong đó QHSX thống trị quyết định. - Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì CSHT mang tính đối kháng giai cấp (Đề cập đến CSHT của một xã hội là đề cập đến QHSX thống trị, giai cấp thống trị nắm trong tay TLSX, giai cấp bị trị không có TLSX, lợi ích cơ bản đối lập nhau... nên tất yếu mâu thuẫn với nhau. => Thực chất đề cập đến CSHT là đề cập đến phương diện kinh tế. b. Kiến trúc thượng tầng - Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. - Kết cấu của KTTT: Bao gồm hệ thống các hình thái ý thức xã hội (chính trị, pháp luật, đạo đức) và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (nhà nước, đảng phái, đoàn thể xã hội). - Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng với hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. - Trong xã hội có đối kháng giai cấp, KTTT có đặc điểm cũng mang tính đối kháng giai cấp vì KTTT được hình thành từ CSHT, CSHT như thế nào thì KTTT cũng như thế đó, do đó, CSHT mang tính đối kháng giai cấp thì KTTT cũng mang tính đối kháng giai cấp. => Thực chất đề cập đến KTTT là đề cập đến phương diện chính trị - xã hội. 2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng a. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng - Thứ nhất, tương ứng với một CSHT nhất định sẽ sản sinh ra một KTTT phù hợp, có tác dụng bảo vệ CSHT đó, điều đó có nghĩa là CSHT nào thì KTTT ấy. - Thứ hai, những biến đổi trong CSHT tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong KTTT (cơ sở kinh tế thay đổi thì chính trị, tư tưởng, tinh thần của xã hội cũng thay đổi theo). + Có yếu tố biến đổi nhanh như nhà nước, pháp luật khi giai cấp mới lên nắm chính quyền -> tác động -> thay đổi -> bảo vệ CSHT mới. + Có yếu tố biến đổi chậm như đạo đức, phong tục, tập quán - Thứ ba, tính chất mâu thuẫn trong CSHT được phản ánh thành mâu thuẫn trong KTTT, sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những xung đột lợi ích chính trị - xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội. - Thứ tư, giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội, đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực nhà nước trong KTTT, còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở vào địa vị phụ thuộc. Tóm lại: Sự biến đổi của CSHT dẫn đến sự biến đổi của KTTT là một quá trình hết sức phức tạp. Nguyên nhân của sự biến đổi đó xét cho cùng là do sự phát triển của LLSX. Tuy nhiên, sự phát triển của LLSX chỉ trực tiếp gây ra sự biến đổi của CSHT và chính sự biến đổi của CSHT đến lượt nó mới làm cho KTTT biến đổi một cách căn bản. b. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng - CSHT quyết định đối với KTTT nhưng toàn bộ KTTT, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối và tác động trở lại CSHT của xã hội, sự tác động của KTTT đối với CSHT thể hiện ở chức năng xã hội của KTTT là duy trì, bảo vệ và củng cố CSHT đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ CSHT và KTTT cũ. - Sự tác động của KTTT đối với CSHT có thể thông qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó nhà nước là yếu tố có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới CSHT của xã hội. - Sự tác động của các yếu tố thuộc KTTT có thể diễn ra theo nhiều xu hướng, thậm chí có xu hướng đối lập nhau => Phán ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai tầng khác nhau và đối lập nhau trong xã hội, có sự tác động nhằm duy trì cơ sở kinh tế hiện tại (duy trì chế độ xã hội hiện thời); có sự tác động theo xu hướng xóa bỏ cơ sở kinh tế này và đấu tranh cho việc xác lập một cơ sở kinh tế khác, xây dựng một chế độ xã hội khác. - Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT được biểu hiện theo hai xu hướng: Nếu KTTT tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu KTTT tác động ngược chiều, không phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế. c. Sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT ở Việt Nam * Trước khi đổi mới * Từ khi đổi mới đến nay III. Tồn tại xã hội quyết định YTXH và tính độc lập tương đối của YTXH 1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội a. Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội * TTXH - Khái niệm TTXH dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. + Những sinh hoạt vật chất là: những sinh hoạt kinh tế, hoạt động sản xuất vật chất, quá trình sinh con đẻ cái để duy trì giống nòi... + Những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội là những điều kiện vật chất khách quan trong đó con người hoạt động, như môi trường sống, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số, mỗi xã hội cụ thể tồn tại trong những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định. - Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương thức sản xuất vật chất; các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và dân cư -> trong các yếu tố đó thì phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. + Điều kiện tự nhiên của tồn tại xã hội là chỉ toàn bộ những điều kiện vật chất tự nhiên tạo thành những điều kiện khách quan cho sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng người trong lịch sử như điều kiện khí hậu, đất đai, sông hồ tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội. + Khái niệm dân cư chỉ toàn bộ các phương diện về số lượng dân, cơ cấu dân cư, mật độ phân bố, tạo thành điều kiện vật chất khách quan cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội. + Phương thức sản xuất vật chất đó chính là phương thức sinh tồn cơ bản nhất của mỗi cộng đồng người trong lịch sử xét trên hai phương diện cơ bản của nó là phương thức vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất và phương thức tổ chức kinh tế. * YTXH - Khái niệm YTXH dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định. - Lưu ý: + Giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân là hai khái niệm không đồng nhất, đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Ý thức xã hội chỉ được biểu hiện thông qua ý thức cá nhân, ý thức cá nhân làm phong phú thêm ý thức xã hội. + Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, những lợi ích khác nhau do địa vị xã hội của mỗi giai cấp quy định. Vì vậy, ý thức xã hội mang tính giai cấp, trong đó ý thức của giai cấp thống trị là ý thức thống trị, nó không những chi phối về kinh tế mà còn chi phối cả về chính trị * Kết cấu của ý thức xã hội + Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái khác nhau đó là ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học + Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận. + Theo phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội có thể chia ra tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. b. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội * Cơ cở xuất phát - Mác - Ăngghen đã chứng minh rằng: Đời sống tinh thần của xã hội được hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó. Nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. - Sự biến đổi của một thời đại nào đó sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại ấy, C. Mác: "không thể nhận định được về một thời đại đảo lộn như thế nếu căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các LLSX và QHSX". * Biểu hiện - TTXH quyết định ý thức xã hội vì ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. - Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội như thế nào? + Thứ nhất: TTXH quyết định sự ra đời của ý thức xã hội + Thứ hai: TTXH quyết định nội dung, tính chất của ý thức xã hội + Thứ ba: TTXH (đặc biệt là PTSX) quyết định sự biến đổi của YTXH + Thứ tư: TTXH có giai cấp thì YTXH cũng mang tính giai cấp. => Tóm lại: Phương thức sản xuất vật chất quyết định phương thức sản xuất tinh thần của xã hội. Do đó, muốn thay đổi YTXH phải cải tạo TTXH. 2. Tính độc lập tương đối của YTXH a. Vì sao ý thức XH có tính độc lập tương đối? - Với tính cách là cái phản ánh các quá trình XH, YTXH chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp bao gồm cả hiện tượng kinh tế - xã hội, hiện tượng tinh thần của đời sống kinh tế - xã hội. - Là một chỉnh thể tương đối độc lập phản ánh tồn tại XH dưới những góc độ khác nhau, các hình thái YTXH có quy luật nội tại riêng, lôgic của sự phát triển riêng của nó. - Trong xã hội có những lực lượng xã hội cố duy trì, sử dụng YTXH để phục vụ lợi ích riêng. Do đó, YTXH không phụ thuộc hoàn toàn vào TTXH mà có tính độc lập tương đối. b. Tính độc lập tương đối của YTXH thể hiện như thế nào? * Thứ nhất: YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH - Tính lạc hậu thể hiện khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo, tuy nhiên, có một số hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội đó sinh ra vẫn chưa thay đổi. - Nguyên nhân: + Tồn tại XH thường biến đổi nhanh nên YTXH phản ánh không kịp và trở nên lạc hậu. + Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH. + YTXH mang tính giai cấp nên những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các thế lực XH phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống các lực lượng xã hội tiến bộ. - Ý nghĩa: Những tư tưởng lạc hậu, tiêu cực thường không mất đi một cách dễ dàng. Do đó, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư cũ, đồng thời ra sức giữ gìn và phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp. * Thứ hai: YTXH có thể vượt trước TTXH - Biểu hiện: Trong những điều kiện nhất định, những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH, dự báo tương lai. - Lưu ý: + Có tư tưởng vượt trước là khoa học khi nó xuất phát từ TTXH. + Có tư tưởng vượt trước là không khoa học, rơi vào sai lầm, chủ quan, ảo tưởng, khi nó chỉ là những mong muốn chủ quan của con người. + Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội, dự kiến được quá trình khách quan của sự phát triển xã hội không có nghĩa là tư tưởng khoa học không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa, tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát ly tồn tại xã hội mà căn cứ vào tồn tại xã hội, phản ánh sâu sắc chính xác tồn tại xã hội. - Nguyên nhân: Những tư tưởng khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội vì nó phản ánh được quy luật vận động (cái tất yếu) từ quá khứ đến hiện tại nên có thể dự báo được tương lai. - Ý nghĩa: Những tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người. Nếu không có tư tưởng, ý thức soi đường thì con người sẽ mò mẫm trong hành động. * Thứ ba: Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội - Ý thức xã hội ra đời sau không chỉ phản ánh tồn tại xã hội đó mà còn tiếp thu yếu tố tư tưởng của thời đại trước -> Kế thừa có lọc bỏ. - Không giải thích tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có vì giai đoạn hưng thịnh, suy tàn của một HTYTXH nào đó không hoàn toàn phù hợp với những giai đoạn hưng thịnh và suy tàn của nền kinh tế. - Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của YTXH gắn với tính chất giai cấp của nó, các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại, ngược lại, những giai cấp lỗi thời và các nhà tư tưởng của nó thì tiếp thu, khôi phục những tư tưởng phản tiến bộ của những thời kỳ lịch sử trước. - Ý nghĩa: Khi nghiên cứu các HTYTXH, chúng ta phải nghiên cứu: Bối cảnh xuất hiện tư tưởng đó (TTXH), những tư tưởng tiền bối (YTXH - tính kế thừa). - Liên hệ xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay: Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. * Thứ tư: Sự tác động qua lại giữa các HTYTXH - Các HTYTXH như chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học, văn học... chúng đều có nguồn gốc là từ TTXH nhưng khác nhau về hình thức phản ánh và phương diện phản ánh nên nó không thể thay thế nhau trong quá trình phát triển. - Trong mỗi thời đại, tuỳ theo những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể mà thường có những HTYTXH nào đó nổi lên hàng đầu, tác động mạnh đến các HTYTXH khác. - Ngày nay, trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị thường có vai trò đặc biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các HTYTXH khác. - Ý nghĩa: Khi phân tích một HTYTXH nào đó, không chỉ chú ý tới các điều kiện kinh tế - xã hội sinh ra nó và những yếu tố mà nó đã kế thừa của các thời đại trước mà còn phải chú ý tới sự tác động của nó với các HTYT khác, gắn nó với TTXH và các HTYTXH có liên quan. * Thứ năm: YTXH có khả năng tác động trở lại TTXH - CNDVLS không những phê phán quan điểm của CNDT, tuyệt đối hoá vai trò của YTXH mà còn bác bỏ quan điểm DV tầm thường, phủ nhận tác dụng tích cực của YTXH trong đời sống XH. - CNDVLS một mặt thấy được vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH, mặt khác cũng thấy được sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH. + Tác động tích cực: Những YT, tư tưởng tiến bộ, cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khách quan thúc đẩy xã hội phát triển. + Tác động tiêu cực: Những YT, tư tưởng lạc hậu, phản ánh không đúng hiện thực khách quan kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Ý nghĩa: + Phải phát huy được vai trò của tư tưởng tiến bộ, cách mạng. + Coi trọng đẩy mạnh cuộc CMXHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. + Thấy được tầm quan trọng của YTXH trong quá trình hình thành nền văn hoá mới và con người mới. c. Ý nghĩa phương pháp luận - Để nhận thức đúng các hiện tượng thuộc đời sống ý thức xã hội thì một mặt cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó, mặt khác cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng. - Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ. Đồng thời, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những biến đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội. IV. Hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội 1. Khái niệm, cấu trúc hình thái kinh tế – xã hội - Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. - Cấu trúc của hình thái kinh tế – xã hội: + Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất, kỹ thuật của xã hội, xét đến cùng nó quyết định sự phát triển của xã hội. Thể hiện tính liên tục, khách quan trong sự phát triển của xã hội. + Quan hệ sản xuất: là quan hệ cơ bản đầu tiên và quyết định tất cả các quan hệ khác trong xã hội. + Kiến trúc thượng tầng: Là công cụ để bảo vệ và duy trì cơ sở hạ tầng sinh ra nó. 2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội - Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C. Mác cho rằng: “Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. - Tính chất lịch sử tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội được phân tích ở các nội dung sau: + Một là: Sự vận động của xã hội tuân theo quy luật khách quan, đó là quy luật của bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học mà cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng. + Hai là: Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại... suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó. + Ba là: Quá trình thay thế lẫn nhau của các HTKT-XH trong lịch sử nhân loại có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động lẫn nhau của các quy luật khách quan. -> Xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội từ: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội tương lai là cộng sản chủ nghĩa. -> Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định vai trò của nhân tố điều kiện địa lý, tương quan lực lượng chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng người, điều kiện tác động của tình hình quốc tế đối với mỗi cộng đồng người Do sự tác động của những nhân tố này mà tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đi khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú của sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội. Nghĩa là có thể bao hàm những bước phát triển “bỏ qua” một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Những sự "bỏ qua" như vậy đều phải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Như vậy, lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu của các quy luật xã hội, vừa chịu sự tác động của các nhân tố khác, trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quan của con người. Do vậy, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử thống nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất của nó. 3. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế – xã hội + Thứ nhất: Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Cho nên, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất. + Thứ hai: Xã hội là một cơ thể sống động, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò quan trọng và quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. + Thứ ba: Vì sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên cho nên muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn các vấn đề xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_mon_nguyen_ly_ml1_635.doc
Tài liệu liên quan