Những quan điểm “đúng –sai” khi mua card màn hình (Phần cuối)

Quan điểm 4: Card màn hình cắm là chạy

Độ chính xác: Chưa chắc chắn

Nhiều người cho rằng, cũng giống như các thiết bị

giao tiếp với mainboard khác như RAM, ổ cứng hay

CPU, chỉ cần cắm đúng khe là card màn hình có thể

hoạt động. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản. Tất

cả các loại card màn hình hầu hết đều cần phải cài đặt

driver (phần mềm do nhà sản xuất cung cấp) thì hệ

điều hành mới có thể nhận diện được phần cứng mới

và qua đó, card màn hình mới có thể hoạt động.

Không chỉ vậy, đối với các loại card màn hình sử

dụng GPU tầm trung hoặc bộ tản nhiệt đơn giản thì

chỉ cần cắm vào bo mạch chủ, cài driver là bạn có thể

sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, đối với những chiếc

card màn hình “khủng” thì đôi khi các hãng sản xuất

còn yêu cầu người sử dụng phải cắm thêm nguồn

điện phụ (để cung cấp cho quạt tản nhiệt) thì card

màn hình mới có thể hoạt động. Do đó, bạn nên lưu ý

kỹ điểm này để tránh tình trạng card cắm xong, driver

cũng đã cài nhưng không thấy hoạt động!

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những quan điểm “đúng –sai” khi mua card màn hình (Phần cuối), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những quan điểm “đúng – sai” khi mua card màn hình (Phần cuối) Cùng nhau tìm hiểu những nhận định và ý kiến xung quanh việc chọn mua card đồ họa cho máy vi tính. Quan điểm 4: Card màn hình cắm là chạy Độ chính xác: Chưa chắc chắn Nhiều người cho rằng, cũng giống như các thiết bị giao tiếp với mainboard khác như RAM, ổ cứng hay CPU, chỉ cần cắm đúng khe là card màn hình có thể hoạt động. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản. Tất cả các loại card màn hình hầu hết đều cần phải cài đặt driver (phần mềm do nhà sản xuất cung cấp) thì hệ điều hành mới có thể nhận diện được phần cứng mới và qua đó, card màn hình mới có thể hoạt động. Không chỉ vậy, đối với các loại card màn hình sử dụng GPU tầm trung hoặc bộ tản nhiệt đơn giản thì chỉ cần cắm vào bo mạch chủ, cài driver là bạn có thể sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, đối với những chiếc card màn hình “khủng” thì đôi khi các hãng sản xuất còn yêu cầu người sử dụng phải cắm thêm nguồn điện phụ (để cung cấp cho quạt tản nhiệt) thì card màn hình mới có thể hoạt động. Do đó, bạn nên lưu ý kỹ điểm này để tránh tình trạng card cắm xong, driver cũng đã cài nhưng không thấy hoạt động! Quan điểm 5: Card sử dụng GPU của Nvidia tốt hơn AMD/ATI Độ chính xác: Sai Từ trước đến nay, “mảnh đất” màu mỡ của chip bán dẫn và bộ vi xử lý đồ họa (GPU) vẫn nằm trong tay 2 cái tên quen thuộc là Nvidia và AMD/ATI. Tuy nhiên, chính điều này đã vô tình “làm khó” người sử dụng trong việc chọn lựa một chiếc card màn hình khi hãng nào cũng tuyên bố mình sở hữu những công nghệ độc quyền hiện đại hay liên tục mở ra những cuộc chạy đua về kỹ thuật. Với thị phần nhỉnh hơn đối thủ AMD/ATI cũng như sự phổ biến trong quá khứ, không ít người vẫn cho rằng GPU của Nvidia tốt hơn AMD/ATI. Mặc dù vậy, quan điểm nói trên là sai lầm. Trước đây, có một giai đoạn AMD/ATI gặp phải sự cố về phần mềm điều khiển (driver) khiến các loại card màn hình của hãng này chạy không ổn định. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay đã không còn là nỗi lo quá lớn khi cha đẻ của thương hiệu Radeon đã tìm ra cách giải quyết. Bởi vậy, việc nói rằng GPU của Nvidia và AMD/ATI, cái nào tốt hơn cũng vô cùng khó. Lý do? Cả Nvidia lẫn AMD/ATI đều có những thất bại, thành công và đặc biệt là sở hữu những thế mạnh cho riêng mình. Với Nvidia, đó là nền tảng kỹ thuật và công nghệ (3D, GTX 480, CUDA), còn với AMD/ATI, đó là hiệu năng trên giá thành. Ở mỗi phân cấp thị trường, AMD/ATI đều có sản phẩm với sức mạnh ngang ngửa đối thủ Nvidia và giá thành luôn thấp hơn đôi chút. Đó là còn chưa kể đến một số công nghệ độc quyền có giá trị như ATI Stream, ATI Eyefinity. Tóm lại, việc lựa chọn một chiếc card màn hình với GPU AMD/ATI hay Nvidia đều hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người sử dụng. Không có một chiếc card nào hoàn hảo, chỉ có một chiếc card phù hợp với nhu cầu của bạn. Quan điểm 6: Mua card là phải “hàng hiệu” Độ chính xác: Chưa chắc chắn Đã là người tiêu dùng, chắc chắn ai cũng muốn mua được một món đồ có chất lượng tốt. Bởi vậy, đa phần người dùng đều hướng đến những hãng sản xuất linh kiện máy tính nổi tiếng như ASUS, Gigabyte để chọn mua một chiếc card đồ họa. Trên thực tế, giá thành mà các hãng này đưa ra thường cao hơn sản phẩm của các hãng khác cùng tính năng và chủng loại card. “Đắt xắt ra miếng”, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước, GPU mới là thành phần quan trọng nhất và quyết định sức mạnh của một chiếc card màn hình. Bởi vậy, đây mới là yếu tố tiên quyết khi chọn mua VGA. Bởi vậy, hãy xem xét thật kỹ giá thành chênh lệch giữa một chiếc card màn hình ASUS, Gigabyte so với các hãng khác nằm ở đâu? Ở các tính năng phụ thêm hay các linh kiện hoặc đĩa game tặng kèm? Nếu một hãng khác cũng đưa ra một sản phẩm sử dụng GPU với các thông số kỹ thuật tương tự, hãy cân nhắc thật kỹ, vì tiêu dùng thông minh là biết bỏ tiền ra mua thứ mình cần, chứ không phải thứ nhà sản xuất muốn bán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf66_.PDF
Tài liệu liên quan