Những thảm họa môi trường đang đe dọa con người và trái đất

Nhân loại, hơn bao giờ hết đang đứng

trước những thảm họa do chính mình gây ra,

nếu không có sự phồi hợp của toàn cầu để

giải quyết thi nguy cơ tuyệt chủng không phải

là m ột tương lai quá xa xôi.

Những thảm họa đó là:

Đất đai bị suy thoái: Năng suất sử dụng

đất canh tác tại hơn 100 quốc gia đang giảm

sút. Tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ la tinh,

tình hình suy thoái đất đang xảy ra nghiêm

trọng do mất rừng che phủ, việc khai thác để

trồng trọt vàchăn nuôi quá mức. Những vùng

đất trọc (hiện không trồng trọt được nữa) đang

gia tăng và bị mưa và gió bào mòn. Ở một số

vùng lượng đất bị bào mòn hàng năm lên tới

100 tấn/hecta. Việc lạm dụng phân bón và

thuốc trừ sâu, việc bụi độc từ không khí bị ô

nhiễm lắng xuống, việc thải rác độc hại làm

hiện tượng đất bị ô nhiễm trở nên không cải

tạo lại được nữa.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Những thảm họa môi trường đang đe dọa con người và trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những thảm họa môi trường đang đe dọa con người và trái đất , Nhân loại, hơn bao giờ hết đang đứng trước những thảm họa do chính mình gây ra, nếu không có sự phồi hợp của toàn cầu để giải quyết thi nguy cơ tuyệt chủng không phải là một tương lai quá xa xôi. Những thảm họa đó là: Đất đai bị suy thoái: Năng suất sử dụng đất canh tác tại hơn 100 quốc gia đang giảm sút. Tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ la tinh, tình hình suy thoái đất đang xảy ra nghiêm trọng do mất rừng che phủ, việc khai thác để trồng trọt và chăn nuôi quá mức. Những vùng đất trọc (hiện không trồng trọt được nữa) đang gia tăng và bị mưa và gió bào mòn. Ở một số vùng lượng đất bị bào mòn hàng năm lên tới 100 tấn/hecta. Việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, việc bụi độc từ không khí bị ô nhiễm lắng xuống, việc thải rác độc hại… làm hiện tượng đất bị ô nhiễm trở nên không cải tạo lại được nữa. Sự biến đổi khí hậu: cạn kiệt nguồn năng lượng và hiệu ứng nhà kính đang đe doạ toàn nhân loại. Theo dự báo của 2500 chuyên gia đại diện cho các quốc gia, mực nước biển đang dâng lên, nhiều vùng đông dân (Bangladesh, vùng ven biển Đông nam Á, các đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ dương) sẽ chìm ngập trong nước biển. Sự tăng nhiệt độ gây các hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp và hệ sinh thái. Giảm tính đa dạng động thực vật: Do quá trình đô thị hoá, phát triển nông nghiệp để đáp ứng dân số tăng nhanh, giảm diện tích rừng và ô nhiễm môi trường, các diện tích vốn là vùng thiên nhiên hoang dã ngày càng thu hẹp, dẫn tới sự tuyệt chủng của hàng nghìn loài động thực vật mỗi năm. Diện tích rừng giảm sút: Trong những thập kỷ vừa qua, tình trạng giảm diện tích rừng ở các nước nhiệt đới vô cùng trầm trọng. Từ năm 1980 đến nay, hơn 50 triệu hecta rừng - thường được gọi là lá phổi xanh của Trái đất, đã biến mất. Nguồn nước ngọt bị đe dọa: Theo ước tính của các chuyên gia, vào đầu thế kỷ tới, một phần tư trái đất sẽ bị thiếu nước ngọt trong một thời gian dài. Điều cần ghi nhớ: chúng ta không tạo ra được nước. Chỉ có thể tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước mà thôi. Ô nhiễm hoá chất: Hàng triệu hợp chất hoá học do nền công nghịêp phát thải ra hiện đang tồn tại trong bầu khí quyển, trong đất, trong nước, trong cây cỏ, trong các loài vật và trong chính cơ thể của chúng ta. Toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên, băng nổi trên mặt đại dương… đều ô nhiễm. Các hoá chất hữu cơ, kim loại nặng và các sản phẩm độc hại đều có trong dây chuyền thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, đe dọa sức khoẻ mỗi người và cả của động thực vật, gây ung thư và giảm độ phì nhiêu của đất đai. Đô thị hoá vô tổ chức: Số lượng các thành phố cực lớn vào cuối thế kỷ này sẽ tăng lên hơn con số 21. Điều kiện sống ở những thành phố này sẽ trở nên tồi tệ: chật chội, giao thông tắc nghẽn, mất vệ sinh, xuất hiện nhiều bệnh tật mới. Diện tích mặt biển và đại dương sẽ tăng quá mức: Nước biển dâng sẽ đánh chìm nhiều khu dân cư, diện tích đất trồng trọt. Dòng hải lưu bị thay đổi, gây nên những biến đổi khí hậu khó lường và những thiên tai lớn. Mặt biển bị ô nhiễm: Không khí bị ô nhiễm nặng nề.Ảnh hướng chủ yếu đến sức khỏe con người, gây những bệnh đường hô hấp, mưa gây hại cho mùa màng, các công trình xây dựng, nước ngọt sử dụng hàng ngày. Lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra ở vùng cực: Cường độ bức xa tử ngoại tăng, gây ung thư da và các bệnh khác. Thế giới đã phải mất gần 30 năm mới nhận thức được rằng, nếu chỉ nhằm vào phát triển kinh tế cao mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái, xã hội, văn hóa thì đến một mức nào đó sẽ phải đối mặt với những thảm họa, những thách thức to lớn ảnh hưởng đến sự tồn vong của xã hội loài người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_tham_hoa_1079.pdf