Những vấn đề cơ bản về luật đất đai Việt Nam - Võ Thị Mỹ Dung

PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Những vấn đề chung về

 Luật Đất đai (Chương 1 - LĐĐ)

II. Một số nội dung cơ bản của Luật Đất đai Việt Nam

 (Chương II -> chương VI – LĐĐ)

ppt55 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Những vấn đề cơ bản về luật đất đai Việt Nam - Võ Thị Mỹ Dung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI VIỆT NAM GIẢNG VIÊN: Ths. VÕ THỊ MỸ DUNGKHOA: NHÀ NƯỚC – PHÁP LUẬTTRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KIÊN GIANG* PHẦN CƠ SỞ PHÁP LÝ. 1. Luật Đất đai năm 2003. 2. Nghị định số 181/204/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất Đai.3. Nghị định số 182/204/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử sụng đất.4. Luật kinh doanh bất động sản.5. Bộ Luật dân sự năm 2005. 6. Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004.7. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.8. Một số văn bản QPPL có liên quan khác.* PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬNI. Những vấn đề chung về Luật Đất đai (Chương 1 - LĐĐ)II. Một số nội dung cơ bản của Luật Đất đai Việt Nam (Chương II -> chương VI – LĐĐ)I. Những vấn đề chung về Luật Đất đai1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai Việt Nam.2. Quan hệ pháp luật đất đai3. Những nguyên tắc cơ bản của Luật Đất đai (LĐĐ từ đ.631 -> đ. 687) * Câu hỏi. 1. Hãy cho biết quyền sở hữu đất đai ở nước ta được quy định như thế nào?2. Anh (chị) hãy nêu các nội dung quản lý của Nhà nước theo quy định của Luật đất đai ở nước ta hiện nay.* Nhận thức chungỞ nước ta đất đai được xem là tài sản quý giá của quốc gia; Là nguồn lực nội sinh quan trọng đề phát triền kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.Vì vậy, những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản QPPL đề quản lý và sử dụng có hiệu quả đất; Nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai;Để tạo thành ngành Luật đất đai.1.1.Khái niệm. (Theo ñieàu 1, 5 - LĐĐ) Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam; Gồm tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để bảo vệ đất đai: một tài sản quý giá của quốc gia. Đồng thời, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng và bảo vệ đất đai. * Đặc trưng cơ bản của Luật Đất đai Việt Nam. (điều 1)Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu toàn dân thống nhất quản lý.Quan hệ đất đa dạng và phức tạp liên quan đến nhiều quan hệ khác nhau; nên phải được điều chỉnh trong phạm vi quy phạm pháp luật về đất đai. Là điều kiện đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp và có hiệu quả cao. Là điều kiện bảo đảm quyền sử dụng đất phù hợp với lợi ích của sử dụng và ý chí quản lý của nhà nước. 1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai VN: (đ.1,2,3,5,6)* Nhóm 1. Điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với người sử dụng.* Nhóm 2. Điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau. Nhóm 1. Điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với người sử dụng, gồm: Quan hệ giao đất cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; Quan hệ thu hồi đất khi có yêu cầu hoặc khi người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai;Quan hệ giữa Nhà nước đối với người nước ngoài trong việc thuê quyền sử dụng đất trên lãnh thổ Việt Nam;Quan hệ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.*Nhóm quan hệ này có các đặc điểm sau: - Quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất, phải có môt bên chủ thể là Nhà nước (NN trực tiếp thiết lập mối quan hệ với người sử dụn đất). - Gắn chặt với tính thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch trên phạm vi cả nước. - Là quan hệ quyết định việc chiếm hữu, sử dụng đối với đất đai trong phạm vi thẩm quyền.Nhóm 2. Điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau.Các quan hệ phát sinh đối với các tổ chức trong nước khi được Nhà nước cho phép sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.Các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau trong việc chuyển các quyền sử dụng đất theo Luật định. Các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo khi thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của người sử dụng đất theo Luật định. Các quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng đất các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng theo Luật định. * Nhóm quan hệ này có các đặc điểm riêng sau: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nên các chủ thể tham gia quan hệ chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng chứ không có quyền định đoạt. (Quyền định số phận pháp lý đất đai thuộc về nhà nước)Các quan hệ sử dụng đất gắn liền với mục đích và kế hoạch sử dụng đất của nhà nước (muốn thay đổi mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép)Trong quan hệ đất đai quyền sử dụng đất của chủ thể có tính độc lập tương đối (nghĩa là chủ thể sử dụng đất được thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng đối với đất.1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai VN. (Nghị định 181 và 182)Một là, phương pháp hành chính - mệnh lệnh. Hai là, Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận. * Phương pháp hành chính - mệnh lệnh. Được thể hiện trong quan hệ PL đất đai giữa Nhà nước với các chủ thể là khơng bình đẳng về quyền, nghĩa vụ đối với nhau. Đĩ là các quan hệ về: Giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; giải quyết tranh chấp đất đai; xử lý vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất.Trong quan hệ này, một bên chủ thể là Nhà nước cĩ quyền ra quyết định đơn phương đối với bên cịn lại (là người sử dụng đất; quyền mệnh lệnh của NN với tư cách đại diện chủ sở hữu).*Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận. Là quan hệ giữa các chủ thể có quyền sử dụng đất hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý.Phương pháp bình đẳng được biểu hiện qua các quan hệ như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, mua bán, thừa kế Các chủ thể trong quan hệ có quyền tự do ký kết, thưc hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất với nhau trong khuôn khổ pháp luật; Nhằm mục đích khai thác và sử dụng đất một cách hợp pháp, có hiệu quả.* Nguồn của Luật đất đai. Là các văn bản do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành chứa đựng các QPPL của Luật đất đai. Nguồn chủ yếu và quan trọng nhất là:Hiến pháp: Được quy định tại điều 17, 18 của HP 1992.Lụât: Được quy định trong Luật ĐĐ năm 2003; Bộ LDS năm 2005; Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất; Luật kinh doanh bất động sản.Các văn bản QPPL dưới luật. *QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI. ( từ đ. 163 -> đ. 279 )1. Quan hệ pháp luật đất đai. (đ.2 và từ phần 2 -> phần 5)2. Những nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai. (Từ điều 11 -> 12)1. Quan hệ pháp luật đất đai. (đ.2 và từ phần 2 -> phần 5) Ở nước ta, ĐĐ thuộc sở hữu toàn dân nên đất đai không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bất cứ cá nhân nào. Quan hệ ĐĐ được mua, bán, tặng cho, vay về quyền sử dụng đất;Đất đai không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.a. Khái niệm.Quan hệ PL đất đai là những quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai được các QPPL đất đai điều chỉnh.b. Các yếu tố cấu thành của QPPL ĐĐ, gồm 03 yếu tố sau:1. Chủ thể của QH PL ĐĐ. Có 02 nhóm: - Nhà nước: Là chủ sở hữu đại diện và thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Thông qua việc:Thực hiện các nội dung QLNN về ĐĐ trong phạm vi thẩm quyền được giao;Ban hành các quyết định giao đất, chứng nhận, cho phép thực hiện các quyền về quyền quản lý và sử dụng đất trong phạm vi thẩm quyền được giao.Quyết định của các cơ quan nhà nuớc là cơ sở pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt 01 quan hệ pháp luật đất đai cụ thể. - Các tổ chức, hộ gia đỉnh, cá nhân có quyền sử dụng đất. * Các chủ thể khi tham gia quan hệ PL đất đai phải có 02 điều kiện là:+ NLPL ĐĐ. Là khả năng được hưởng quyền và nghĩa vụ trong quan hệ PL về ĐĐ được nhà nước quy định. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu sử dụng đất và được nhà nước xem xét giao QSD đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chủ thể SD đất hợp pháp có quyền chuyển quyền sử dụng đất, kinh doanh QSD đất theo quy định của PL.+ NL HV ĐĐ. Là khả năng của các chủ thể bằng chính hành vi của mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất theo quy định của PL ĐĐ.* Quyền, nghĩa vụ của chủ thể QH PL ĐĐ phải được xác định như sau: Các chủ thể có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất. (đ.10) Các chủ thể có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất. (k1,2,& k 5 – đ. 50) Các chủ thể được xem xét công nhận về quyền sử dụng đất. (đ. 135 -> 138)* Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai.Là những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ PL ĐĐ trong việc quản lý và sử dụng diện tích ĐĐ theo quyết định giao đất hợp pháp của cơ quan nhà nước.Khách thể QH PL ĐĐ của NN là toàn bộ vốn đất quốc gia, là vùng đất, khoảnh đất cụ thể mà trên đó xác định chế độ pháp lý nhất định.(theo phạm vi cụ thể)* Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai. Quyền và nghĩa vụ của NN là chủ thể tham gia quan hệ PL ĐĐ. Bao gồm:- Quyền chủ sở hữu đại diện đặc biệt; quyền quản lý đối với ĐĐ; quyền chiếm hữu ĐĐ, quyền sử dụng ĐĐ, quyền định đoạt đối với đất đai trong phạm vi thẩm quyền.(điều 17, 18 HP 1992; điều 5,6,7 Luật ĐĐ năm 2003).- Nghĩa vụ của Nhà nước. (từ điều 16 -> 30) có 07 nghĩa vụ. trong đó nghĩa vụ quy hoạch về sử dụng đất là quan trọng nhất.* Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. (đ 105 -> 121), Những quyền và nghĩa vụ chung của mọi đối tượng sử dụng theo quy định của pháp luật ĐĐ. Quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất và gắn liền đó là những nghĩa vụ phù hợp với hình thức sử dụng đất mà họ lựa chọn.Những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai.C. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL ĐĐ. QPPL ĐĐ là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai.Là những QH PL về ĐĐ. Là những quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý, chiếm hữu, sử dụng đất đai theo quy định PL.Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL ĐĐ cụ thể.- Sự kiện pháp lý. Là những hành vi (không hành động) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL ĐĐ cụ thể. Gồm: + Sự biến pháp lý. Là sự kiện phát sinh xảy ra ngoài ý muốn con người. + Hành vi pháp lý. Là hành vi thể hiện ý chí con người.2. Những nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai. (Từ điều 11 -> 12) 1.1.Nguyên tắc Đất đai thuộc sở hữu duy nhất và quyền quản lý thống nhất của nhà nước. Là quan điểm quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch thống nhất của Nhà nước. - Nghị định số 188/204/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại. - Nghị định số 198/204/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về tu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 30/204/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất đai phải tiết kiệm, có hiệu quả. Theo Luật Tài nguyên - Môi trường điều 18, HP 1992 quy định” Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật; bảo đảm việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả.Theo chế độ sử dụng các loại đất. (từ điều 66 -> đ. 104).1.3. Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL về đất đai. * Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. (từ đ. 105 ->121).Giao đất sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải đúng phạm vi thẩm quyền.Đất giao sử dụng cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải đúng mục đích và có hiệu quả.Người sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của Pl về đất đai.Ngoài ra, Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào: (điều 12)Bảo vệ, cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất; Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng;Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất II. MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI.1. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta.2. Các quy định về quản lý nhà nước đối với đất đai ở nước ta hiện nay.3. Chế độ pháp lý đối với việc quản lý và sử dụng đất đai.4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (từ điều 106 -> 121)1. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta. Là một chế độ trong quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta từ khi thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho đến nay. Với mục đích là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân;Nhà nước là đại diện chủ sở hữu duy nhất, quản lý thống nhất về đất đai.Quản lý sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch thống nhất;Quản lý sử dụng đất hợp pháp, tiết kiệm và có hiệu quả;Đảm bảo quyền và lợi ích giữa người sử dụng với cộng đồng xã hội và ý chí quản lý của nhà nước.* Khẳng định tính ưu việt của nguyên tắc “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Với 04 nội dung: 1. Nhà nước là chủ thể đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động – Nên sở hữu toàn dân về đất đai là xuất phát từ lợi ích chung của nhân dân; nhằm đảm bảo lợi ích chung đó. Điều đó chỉ thực thi trong xã hội khi ủy quyền đại diện và quản lý thống nhất cho NN. Là chủ thể có đủ quyền, trách nhiệm bảo đảm lợi ích chung đó.2. Lịch sử dân tộc VN đã trãi qua nhiều cuộc chiến đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước và lợi ích của toàn dân. Trong đó, người dân VN (trực tiếp là người nông dân) luôn gắn bó với đất đai; họ phải hy sinh giành, giữ mãnh đất quê hương, đất nước. Do vậy, Nhà nước phải thay mặt họ quản lý, bảo vệ ĐĐ là một tất yếu chính đáng.3. Thực tiễn ở VN với chế độ NN XHCN hơn 60 năm qua đã thống nhất quản lý về đất đai. Đã và đang đảm bảo quyền bình đẳng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất trên lãnh thổ VN.4. Chế độ toàn dân tạo điều kiện cho việc quy hoạch và sử dụng đất trong phạm vi cả nước được hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, giá trị của đất. Nhà nước khuyến khích, hổ trợ mở rộng quyền sử dụng đất hợp pháp của tất cả các chủ thể quan hệ PL ĐĐ trong yêu cầu đổi mới, như: Quyền chuyển nhượng,,,, quyền sử dụng đất; quyền tích tụ; quyền mua bán bất động sản và các tài sản khác gắn liền với đất.2. Các quy định về quản lý nhà nước đối với đất đai ở nước ta hiện nay. Theo quy định từ điều 5,6,7, và từ đ. 16 -> đ. 63 - LĐĐ năm 2003, Nhà nước QL về đầt đai có 13 nội dung sau:1 là, Ban hành các văn bản QPPL về quản lý , sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.2 là, Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa gới hành chính; lập bản đồ hành chính;3 là, Khảo sát đo đạt, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính;; bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;4 là, Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;5 là, Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;6 là, Đăng ký quyền sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;7 là, Thống kê, kiểm kê đất đai;8 là, Quản lý tài chính về đất đai;9 là, Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất;10 là, Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;11 là, Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm PL về ĐĐ;12 là, Giải quyết tranh về ĐĐ; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng ĐĐ;13 là, Quản lý các dịch vụ công về đất đai; Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ QLNN về ĐĐ; xây dựng hệ thống QLĐĐ hiện đại, đủ năng lực đảm bảo QL đất đai có hiệu lực, hiệu quả.3. Chế độ pháp lý đối với việc quản lý và sử dụng đất đai. Theo Luật ĐĐ năm 2003, đất đai ở nước ta được xác định theo 03 nhóm sau:Thứ nhất, nhóm đất nông nghiệp. Là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau; với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp như trồng trọt; chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; trồng rừng; khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng; nghiên cứu thí nghiệm về ngông nghiệp, lâm nghiệp.* Bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm: gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ, đất trồng cây hành năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi tròng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khai thác theo quy định của Chính phủ. * Đối tượng được giao đất nông nghiệp. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;Tổ chức cơ quan sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm,. thực nghiệm về nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ QPAN;Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, các sơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; Tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phòng rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp * Thẩm quyền giao đất nông nghiệp. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền giao đất cho Tổ chức, cơ quan các loại trong phạm vi thẩm quyền; Có quyền giao đất cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; Có quyền cho thuê đất đối với tổ chức cá nhân nước ngoài. (theo K1, đ. 37) UBND huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Tỉnh có thẩm quyền giao đất cho tổ chức, cơ quan, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thẩm quyền.(theo K2, đ. 37) UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. (theo K3, đ. 37Hình thức giao nhóm đất nông nghiệp. Theo hai hình thức: + Không thu tiền sử dụng đất. + Thu tiền sử dụng đất.*Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp. Theo điều 67 quy định thời hạn sử dụng nhóm đất nông nghiệp là:Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối là 20 năm;Thời hạn cho thuê các loại đất trên là không quá 20 năm;Đất trồng cây lâu năm đất rừng sản xuất cho các hộ gia đình không quá 50 năm;Thời hạn giao đất, cho thuê đối với tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầ tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; với các loại đất trên là không quá 70 năm;Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, thời hạn không quá 99 năm.* Hạn mức sử dụng nhóm đất nông nghiệp được giao. (điều 70) Đất trồng cây hàng năm đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3ha cho mỗi loại đất; Đất trồng cây lâu năm đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10ha ở vùng đồng bằng; không quá 30ha ở vùng trung du, miềm núi cho mỗi loại đất; Thứ hai, nhóm đất phi nông nghiệp.(đ. 83 -> 102) Bao gồm: Đất ở tại nông thôn; đất ở tại đô thị; Đất xây dựng khu chung cư; đất sử dụng chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh; Đất khu công nghiệp, công nghệ cao, đất làm mặt bằng cho cơ sở sản xuất kinh doanh; sử dụng hoạt động khoán sản, đất sản xuất vật liệu, đồ gốm; Đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn;Đất di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; Đất do Tôn giáo sử dụng; đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ; Đất nghĩa trang, nghĩa địaThứ ba, nhóm đất chưa sử dụng.(đ. 103 -> 104) Là nhóm đất chưa được xác định mục đích sử dụng vào loại đất nào của hai nhóm nói trên.Nhóm đất chưa sử dụng được giao UBND xã, phường, thị trấn quản lý, bảo vệ tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính trong phạm vi thẩm quyền.Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND các cấp có kế hoạch: - Đầu tư khai, hoang, phục hoá, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; - Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, khai thác để chuyển mục đích cho đất chưa sử dụng theo quy định II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT (từ điều 106 -> 121)1. Quyền chung của người sử dụng đất.2. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.3. Quyền và nghĩa vụ riêng của chủ thể sử dụng đất. Xác định (từ đ.109 -> 121)1. Quyền chung của người sử dụng đất. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ, trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hớp pháp của mình.Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.Bên cạnh đó, người sửng dụng đất còn hưởng các quyền lợi như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, kinh doanh quyền sử dụng đất, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.2. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng quy định được giao đất, cho thuê đất; Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.Thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất đai theo quiy định;Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;Tuân theo các quy định của pháp luật về tìm thấy vật trong lòng đất;Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi hoặc khi hết thời hạn sử dụng.3. Quyền và nghĩa vụ riêng của chủ thể sử dụng đất. (từ đ.109 -> 121) Quyền và nghĩa vụ riêng của tổ chức sử dụng đất.Quyền và nghĩa vụ riêng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất.Quyền và nghĩa vụ riêng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhâ nước ngoài sử dụng đất.* Tình huống. Năm 2000, biết mình sức yếu bà Q lập di chúc chỉ định tài sản cho các con thừa kế. Cầm di chúc đĩ, anh B con trai bà Q viết đơn gửi đến UBND xã M, nơi mẹ anh thường trú xin xác nhận chuyển quyền sở hữu nhà, đất ở cho anh đứng tên. Sau khi xem xét đơn, UBND xã M đã từ chối xác nhận việc chuyển quyền sở hữu nhà, đất ở theo yêu cầu thừa kế của anh B. Anh (chị) cho biết: Việc từ chối của UBND xã M đối với yêu cầu của anh M là đúng hay sai ? Vì sao?* Tình huống. Năm 1999 ơng A chuyển quyền sử dụng 2 cơng đất vườn cho ơng B; Ơng B trả 50% số tiền và thỏa thuận sẽ trả đủ sau khi hồn tất thủ tục chuyển họ tên theo đúng quy định. Trong thời gian làm thủ tục; vì theo yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất chung của huyện, một số diện tích đất vườn được chuyển sang đất ở. Theo đĩ, giá trị 2 cơng đất vườn của ơng A cũng được nâng lên đáng kể; nên ơng A yêu cầu trả tiền theo giá đất mới, ơng B khơng đồng ý. Do vậy, ơng A khơng đồng ý tiến hành thủ tục sang tên và gửi đơn đến UBND xã M địi lại đất do ơng B đang sử dụng. Anh (chị) cho biết: Cơ quan cĩ thẩm quyền nào cĩ thẩm quyền giải quyết sự việc trên? Nếu nhận sẽ giải quyềt như thế nào? Vì sao?Bài học đến đây kết thúcxin chân thành cám ơn các bạn chú ý lắng ngheTh.VÕ THỊ MỸ DUNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptnhung_van_de_co_ban_ve_luat_dat_dai_viet_nam_vo_thi_my_dung.ppt