Ôn tập lý thuyết văn 12 –gdtx

Tố hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị: thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta rộng lớn, niềm vui lớn của dân tộc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc.

-Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: thể hiện rõ ở những đề tài về những sự kiện chính trị to lớn của đất nước: cả nước xây dựng XHCN, cả nước đấu tranh chống Mĩ Xâm lược

-Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người tiêu biểu mang phẩm chất cao quý của dân tộc và thời đại: Bác Hồ, anh bộ đội, người con gái VN, mẹ Tơm, mẹ Suốt

-Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:

+Sử dụng hầu hết các thể thơ quen thuộc, đặc biệt là các thể thơ thuần túy dân tộc: lục bát, song thất lục bát.

+Sử dụng một cách tài tình ngôn ngữ và cách nói của dân tộc; phát huy cáo độ khả năng diễn đạt của tiếng Việt qua việc sử dụng các từ loại, vần điệu, nhịp điệu, tiết tấu

+Sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất phổ biến trong cách nói của dân tộc:ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ôn tập lý thuyết văn 12 –gdtx, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN LÝ THUYẾT VĂN 12 –GDTX TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. -HCM xem văn chương là một thứ vũ khí lợi hại phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng là một chiến sĩ ngoài mặt trận. -HCM xem trọng tính chân thật và tính dân tộc trong sáng tác. -HCM coi trọng mục đích và đối týợng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm, 2.Sự nghiệp văn học của HCM a. Văn chính luận - Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng và thực hiện các nhiệm vụ cách mạng qua những chẳng đường lịch sử,… -Tác phẩm tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyện ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… b. Truyện và ký -Truyện và kí của ngýời cô đọng, cốt truyện sáng tạo , kết cấu độc đáo, ý týởng thâm thúy, giàu chất trí tuệ. -Tác phẩm tiêu biểu : Vi hành, Nhật ký chìm tàu , Vừa đi đýờng vừa kể chuyện . c. Thơ ca -Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong sáng tạo của HCM. Người để lại cho đời khoảng 250 bài thơ. Thơ ca của người thể hiện nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cộng sản. Bút pháp giản dị gần gũi, vừa cổ điển vừa hiện đại. -Tác phẩm tiêu biểu : Nhật kí trong tù, thõ chữ hán Hồ Chí Minh, Thõ Hồ Chí Minh. 3.Phong cách sáng tác của HCM. - Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến,… - Truyện và ký: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. - Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của HCM. Những bài thơ tuyên truyền thường giản dị, mộc mạc, dễ hiểu; những bài viết theo cảm hứng thẩm mỹ mang màu sắc cổ điển, bút pháp hiện đại,… 4.Hoàn cảnh ra đời “Tuyên ngôn Độc lập. -Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chinh quyền. -Ngày 26 / 8 /45, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. -Ngày 2/9/45, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản TNĐL khai sinh ra nýớc VN mới. 5.Mục đích và đối týợng của TN ĐL. Mục đích: -Khẳng định quyền tự do và độc lập của dân tộc VN, đồng thời còn là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ… -Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. Đối tựợng: -Nhân dân VN:khẳng định tinh thần ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc VN, kiên quyết chống lại mọi âm mưu vủa TDP. -Các nước đồng minh: thể hiện niềm tin và những nguyên tắc dân tộc, bình đẳng đừng đi ngược lại những gì họ tuyên bố. -Toàn thế giới: khẳng định quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc VN và toàn dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập. 6.Giá trị của TN ĐL Giá trị lịch sử: Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến trên toàn cõi Việt Nam; khẳng định quyền tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc và mỗi con người; khẳng định vị thế bình đẳng của đất nýớc Việt Nam trên bản đồ thế giới. Giá trị văn học. Đây là một tác phẩm văn chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí luận sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc… Giá trị tư tưởng.TN ĐL là một áng văn tâm huyết của Bác, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập của dân tộc. 7.Hoàn cảnh ra đời bài thõ Tây Tiến -Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ VN. -Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng gồm vùng biên giới Việt –Lào và miền Tây Bắc Bộ VN. -Lực lượng Tây Tiến phần đông là sinh viên Hà Nội (học sinh, sinh viên) chiến đấu trong điều kiên vô cùng gian khổ nhưng rất lạc quan. Đoàn quân Tây Tiến, sau thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52. -Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ thành Tây Tiến và in trong tập “Mây đầu Ô”. 8.Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt Bắc” -Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 -1954, Hiệp định Giơ ne vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. -Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ từ chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. -Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc. 9.Hoàn cảnh ra đời Trường ca “ Mặt đýờng khát vọng” (đoạn trích “Đất nước) của Nguyễn Khoa Điềm. -Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miềm Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. -Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V của trường ca) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại. 10.Hoàn cảnh ra đời “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Tùy bút Người lái đò sông Đà, in trong tập Sông Đà (1960), là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân. Bài tùy bút cho thấy một Nguyễn Tuân mới mẻ khát khao khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, chứ không phải là người muốn xê dịch cho khuây khỏa cảm giác “thiếu quê hương”. 11.Kể tên những tập thơ của nhà thơ Tố Hữu từ năm 1937-1977. -Tập thơ “ Từ ấy” (1937-1945). -Tập thơ “ Việt Bắc” (1946-4954). -Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961). -Tập thơ “Ra trận” (1962-1971). -Tập thơ “ Máu và hoa” (1972-1977). 12.Nêu nội dung chính của thơ ca Tố Hữu từ 1937-1977. -Từ ấy (1937-1946): Tập thơ Từ ấy gồm 3 phần : Xiềng xích, Máu lửa, Giải phóng. Tập thơ là tiếng hát của người thanh niên say mê lý tưởng cộng sản; cảm thông sâu sắc với người lao động nghèo khổ; ca ngợi cách mạng và độc lập, tự do của Tổ quốc. -Việt Bắc (1946-1954): Việt bắc là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp; ca ngợi công cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ; ca ngợi các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến; ca ngợi tình quân dân cá nước… -Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961) Ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền bắc, phản ánh cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam va của đồng bào, chiến sĩ cả nước; ca ngợi tình hữu nghị quốc tế vô sản… -Hai tập thơ “ Ra trận” (1962-1971) và “Một tiếng đờn” (1972-1977). Đây là bản hùng ca về công cuộc chiến đấu và chiến thắng giặc Mĩ xâm lược; toàn thắng về ta ; suy ngẫm về sự hi sinh xương máu vô cùng lớn lao của đồng bào, đồng chí. Hai tập thơ cũng giành nhiều trang viết về Bác Hồ , về miền Bắc XHCN. 13.Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Tố hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị: thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta rộng lớn, niềm vui lớn của dân tộc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi nhân danh Đảng và dân tộc. -Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: thể hiện rõ ở những đề tài về những sự kiện chính trị to lớn của đất nước: cả nước xây dựng XHCN, cả nước đấu tranh chống Mĩ Xâm lược… -Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người tiêu biểu mang phẩm chất cao quý của dân tộc và thời đại: Bác Hồ, anh bộ đội, người con gái VN, mẹ Tơm, mẹ Suốt… -Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc: +Sử dụng hầu hết các thể thơ quen thuộc, đặc biệt là các thể thơ thuần túy dân tộc: lục bát, song thất lục bát. +Sử dụng một cách tài tình ngôn ngữ và cách nói của dân tộc; phát huy cáo độ khả năng diễn đạt của tiếng Việt qua việc sử dụng các từ loại, vần điệu, nhịp điệu, tiết tấu… +Sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất phổ biến trong cách nói của dân tộc:ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.. -Giọng điệu trong thơ Tố Hữu ngọt ngào , giọng của tình thương mến. 14.Ý nghĩa tựa đề Sóng. -Sóng là hiện tượng tự nhiên trên; sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ gắn liền với sức sống, vẻ đẹp tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. -Sóng là biểu tượng cho tình yêu tha thiết, mãnh liệt, thủy chung và vĩnh hằng. 15.Xuất xứ tác phẩm Vợ nhặt -Tiền thân của Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư- viết ngay sau khi CM tháng tám thành công nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. -Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ viết thành Vợ nhặt và được in trong tập “ Con chó xấu xí” (1962). 16.Bối cảnh câu chuyện – Vợ nhặt -Câu chuyện tái hiện lại nạn đói năm Ất dậu. Nạn đói đã cướp đi hơn 2 triệu đồng bào ta (1/10 dân số nước ta). -Kim Lân đã phản ánh nạn đói trong Vợ nhặt: + Hoành hành dữ dội : nông dân “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau” đi kiếm ăn “xanh xám như những bóng ma…” +Cảnh chết chóc “người chết như ngả rạ…”, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết”; +Bữa ăn ngày đói thảm hại :cháo, muối, rau chuối thái rối, nồi chè cám đắng gắt và nghẹn bứ tận cổ… 17.Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. +Vợ nhặt nghĩa là lượm được vợ mang về.Từ đó cho thấy thân phận con người thật rẻ như một thứ đồ vật. +Nên vợ nên chồng, điều trọng đại của đời sống con người trong những ngày đói lại đơn giản như thế! +Tựa đề ngắn gọn hàm súc, gây chú ý cho người đọc. 18.Tình huống truyện độc đáo- Vợ nhặt. Tình huống truyện éo le, độc đáo, vừa bi thảm nhưng cũng thấm đẫm tình người. Tràng- một thanh niên nghèo- xấu trai, lại là dân ngụ cý thế mà trong lúc cả thiên hạ đang đói khát anh lại lấy vợ. Tràng lấy vợ gây ngạc nhiên cho người trong xóm, bởi : +Không ai nghĩ người như Tràng mà lại lấy được vợ. +Trong lúc đói khát, Tràng nuôi thân nuôi mẹ chưa xong lại còn đèo bồng. 19.Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu Ý nghĩa nhan đề. -Chiếc thuyền ngoài xa là một chiếc thuyền thật trên biển gợi cảnh đẹp huyền ảo trong mắt của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi quan sát từ xa. -Chiếc thuyền ngoài xa khi được quan sát gần là số phận bi thảm của những con người nghèo khổ, tối tăm.Là nỗi ám ảnh đối với mọi người. -Chiếc thuyền ngoài xa như một gợi ý về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật chỉ có thể tồn tại khi nghệ thuật gắn bó với đời sống. Người nghệ sĩ sáng tạo phải có cái tâm với đời. 20.Lỗ tấn -Lỗ Tấn ( 1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc và của nhân loại. Ông có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà văn thế hệ sau. -Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y. Cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. -Quan điểm sáng tác của Lỗ tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông : phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thỏa mãn… Tác phẩm tiêu biểu : AQ chính truyện, Gào thét, Bàng hoàng… 21.Ý nghĩa hình týợng chiếc bánh bao tẩm máu. -Là một thứ thuốc chữa bệnh lao nhưng thực chất là một thứ thuốc độc. Điều đó cho thấy sự mê muội của người dân TQ cần phải thức tỉnh họ. -Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với quần chúng. 22.Ý nghĩa tự đề Thuốc -Thuốc là một thứ thuốc chữa bệnh lao của người dân TQ. -Đó là thứ thuốc chữa bệnh mê muội, đớn hèn, lạc hậu của nhân dân Trung Hoa thời trung đại. -Thuốc nhằm nói lên bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng và ngược lại. -Tựa đề ngắn gọn hàm xúc chỉ có một chữ. 23.Sô lô khốp Sô lô khốp ( 1905-1984) là nhà văn nga lỗi lạc. Sinh ra tại vùng thảo nguyên Sông Đông. Từ nhỏ ông đã tích cực tham gia nhiều hoạt động của chính quyền Xô –Viết. -1922, ông lên Mat cơ va làm đủ nghề để kiếm sống: đập đá, khuân vác, kế toán, … và tự học viết văn. -Chiến tranh chống phát xít bùng nổ ông trở thành phóng viên mặt trận trên rất nhiều chiến trường ác liệt. Sau chiến tranh, Sô lô khốp nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội và lãnh đạo chính quyền Xô –Viết ở địa phương. -1939, ông được bầu làm Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô. -Ông được bầu vào Xô Viết đại biểu tối cao, được nhà nước phong tặng là anh hung lao động Liên Xô. -1965 được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. -Tác phẩm tiêu biểu : Sông Đông êm đềm, Số phận con ngýời, Đất vỡ hoang… 24.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Số phận con người. Sách giáo khoa trang 118-119 “ Truyện ngắn Số phận con ngýời -----kết thúc truyện. 25.Tóm tắt “ Số phận con người” . Sách giáo khoa trang 119. 26.Hê minh uê -Hê minh uê (1991-1961) là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. -Ông vào đời với nghề báo và làm phóng viên mặt trận cho tới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. -1954, ông được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. -Dù viết về đề tài nào, sáng tác của Hê minh uê đều nhằm ý đồ “ Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về cuộc đời”. -Ông là người đề ra nguyên lí “ Tảng băng trôi”. Tác phẩm tiêu biểu : Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả… 27.Hoàn cảnh ra đời “ Hồn Trương Ba, da hang thịt”. -Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hang thịt” được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. -Hồn Trương Ba, da hang thịt là vở kịch được lưu quang vũ hiện đại hóa dựa trên một cốt truyện dân gian, nhấn mạnh vào sự phản kháng của linh hồn nhân hậu, thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ, phàm tục. -Đoạn trích được học nằm ở cảnh VII và đoạn kết của vở kịch. 28.Tóm tắt vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hang thịt”. ( SGK tập 2 trang 143). 29. Hoàn cảnh ra đời “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. -Ai đã đặt tên cho dòng sông? Ban đầu có tên là Hương ơi, e phải mày chăng? Là bài bút kí đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, viết tại Huế, ngày 4 tháng 1 năm 1981, in trong tập sách cùng tên. -Bài bút kí gồm 3 phần : +Phần một : nói về cảnh quan thiên nhiên của dòng sông Hương. +Phần hai, phần ba nói về phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương. -Đoạn tích trong sách giáo khoa nằm ở phần một của tác phẩm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docontap1211_9309.doc
Tài liệu liên quan