Phần 10: Bắt đầu việc kinh doanh

Bắt đầu việc kinh doanh

Những việc cần làm đầu tiên

Sẽ là rất tốt nếu khởi đầu bằng một danh mục những việc cần làm

trước tiên. Cần nhớ rằng các phi công đều được yêu cầu phải sử

dụng một danh mục những việc cần làm trước khi cất cánh!

Dưới đây là những việc bạn cần nêu trong danh mục những việc cần

làm trước tiên của mình. Hãy thêm những việc mà bạn cho là phù

hợp với doanh nghiệp của mình.

pdf20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phần 10: Bắt đầu việc kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 10: Bắt đầu việc kinh doanh Bắt đầu việc kinh doanh Những việc cần làm đầu tiên Sẽ là rất tốt nếu khởi đầu bằng một danh mục những việc cần làm trước tiên. Cần nhớ rằng các phi công đều được yêu cầu phải sử dụng một danh mục những việc cần làm trước khi cất cánh! Dưới đây là những việc bạn cần nêu trong danh mục những việc cần làm trước tiên của mình. Hãy thêm những việc mà bạn cho là phù hợp với doanh nghiệp của mình. Danh mục cần chuẩn bị trước khi bắt đầu  Tôi đã tập trung vào một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào chưa? Một quy luật chung là những người chuyên nghiệp thường làm tốt hơn những người không chuyên. Hãy nghĩ về điều này trong mọi lĩnh vực: bán lẻ, bất động sản và thực phẩm (lần gần đây nhất bạn đến chỗ nào để mua pizza hoặc thịt gà mang về?) Ví dụ nếu bạn mở một quầy bán bánh thì việc bán kem tại quầy trong những tháng hè khi việc bán bánh không còn chạy nữa sẽ không phải là một ý tưởng hay. Nếu bạn bán cả hai thứ này, bạn sẽ không còn cơ hội để trở thành một trong những nơi bán tốt nhất về kem hoặc bánh.  Liệu việc chuyên môn hóa hay việc tập trung hơn nữa có thể làm tăng khả năng thành công của tôi? Càng chuyên môn hóa cao càng tốt.  Tôi nên kinh doanh theo hình thức tại nhà, trên mạng, cửa hàng mặt tiền hay nhượng quyền kinh doanh?  Tôi có nhận rõ tính cạnh tranh và hạn chế của mình chưa? Rất khó để có thể cạnh tranh với Wal-Mart hay Home Depot. Những hệ thống cửa hàng giảm giá theo kiểu ‘giết chết đối thủ' trong cùng lĩnh vực này có sức mua và lợi thế về quy mô vô cùng lớn. Bạn có kế hoạch tiếp thị để phục vụ cho một mảng thị trường đặc biệt nào đó không?  Tôi có hiểu về sự khác biệt giữa việc tìm cho mình một thị trường riêng và việc đi ngược lại xu hướng của thị trường không? (Ví dụ, nếu bạn mua một ngôi nhà để bán, hãy thiết kế sơ đồ mặt bằng theo cách mà hầu hết người mua đang tìm thay vì cố gắng làm một cái gì đó hoàn toàn khác biệt.)  Tôi đã chuẩn bị một khoản tiền mặt dự tính cho một năm để đảm bảo khả năng thanh toán liên tục chưa?  Tôi đã có các công cụ cần thiết về thương mại điện tử chưa?  Tất cả các hợp đồng bảo hiểm vẫn còn hiệu lực?  Nếu tôi dự định bán hàng theo dạng cho nợ thì liệu chính sách đánh giá định mức tín nhiệm đã được thiết lập nhằm tránh việc giao thương với những khách hàng có định mức tín nhiệm kém chưa? (Cuối cùng thì cái mà bạn không cần là những khách hàng không thanh toán đúng hạn và những khách hàng tốt sẽ tôn trọng chính sách này của bạn).  Bản kế hoạch kinh doanh của tôi đã hoàn tất và dưới dạng văn bản chưa? Nó có bao gồm việc lập kế hoạch cho trước khi khai trương, trong năm đầu tiên và dài hạn không? Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc níu giữ các nhà đầu tư và sẽ giúp bạn tìm ra những điểm yếu trong quá trình lên kế hoạch.  Tôi đã dành thời gian để thu thập những kinh nghiệm thực tế về công việc và học những điều cơ bản về lĩnh vực kinh doanh của mình thông qua việc đầu tiên là làm thuê cho ai đó chưa? (Đây có lẽ là cách tốt nhất để tìm hiểu xem liệu sự lựa chọn của bạn không chỉ thành công mà còn làm bạn hài lòng.)  Bạn đã chuẩn bị đủ ngân sách cho việc thử nghiệm, nghiên cứu và phát mẫu chưa?  Tôi đã thành công trong việc thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường chưa? Phản ứng của thị trường là tích cực? (Nếu không, bạn cần phải thiết kế lại, làm lại và thử nghiệm lại.)  Tôi đã tập trung vào việc bán một sản phẩm tuyệt với với giá hợp lý hay là bán một sản phẩm hợp lý với một mức giá tuyệt vời chưa? ("sản phẩm tuyệt vời" là nói về một sản phẩm hoặc dịch vụ có thế mạnh về giá và một “sản phẩm hợp lý” là nói về một doanh nghiệp dạng sản phẩm có mức độ nhạy cảm với cạnh tranh cao hơn.)  Tôi đã có sẵn tất cả các công cụ truyền thông, máy tính và các công cụ kinh doanh khác chưa? Tôi có đủ kỹ năng để sử dụng chúng không?  Người phụ trách kế toán của tôi đã giải thích rõ cho tôi sự khác nhau giữa việc thuê những nhà thầu độc lập với nhân viên và tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định của cơ quan thuế chưa? (Người làm vườn thì có thể là một nhà thầu độc lập nhưng những nhân viên bán hàng thì không nên như vậy, trong hầu hết các trường hợp họ sẽ làm việc dưới dạng hợp đồng nhân viên và tôi phải tuân thủ việc làm báo cáo và các yêu cầu về báo cáo và trích lại tiền thuế.) Trong cơ cấu doanh nghiệp của tôi, những thành phần sau đã được thiết lập chưa:  o Hệ thống kế toán và ghi sổ đã được thiết lập chưa? Đã tuyển được người làm kế toán? o Văn phòng đã sẵn sàng? Điều này bao gồm việc thuê địa điểm đã được ký và việc sửa sang của chủ nhà đã hoàn tất. o Tất cả các giấy phép và giấy chứng nhận đã có chưa? o Tên của doanh nghiệp đã được đăng ký chưa? Hỏi luật sư. o Máy vi tính, điện thoại, điện thoại di động, máy fax và những thiết bị khác đang hoạt động? o Các thiết kế quảng cáo và và các vật liệu khuyến mãi đã sẵn sàng? o Tên của website đã được đăng ký và đang hoạt động? o Cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử đã sẵn sàng, nếu cần? o Các hệ thống bảo vệ đã được thiết lập bao gồm việc bảo vệ đối với văn phòng, quản lý thất thoát và bảo vệ nội bộ?  Tôi đã chọn và đào tạo được một số nhân viên mà tôi sẽ cần chưa?  Tôi đã xác định kế hoạch công việc cho bản thân chưa?  Tôi đã đưa ra những yêu cầu đối với các nhân viên quản lý, nhân viên tư vấn, nhà thầu độc lập, đại lý và đại diện bán hàng chưa? Tiếp thị Cần làm gì để tăng doanh số Mọi doanh nghiệp đều có một chiến lược tiếp thị cụ thể có hiệu quả nhất và được những đối thủ thành công nhất chứng thực. Bạn có thể học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm của họ qua việc sao chép các chương trình tiếp thị thành công bao gồm cả phương pháp bán hàng, cách tính giá và thực hiện quảng cáo. Lên danh sách những doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực mà bạn quan tâm rồi nghiên cứu về chúng (và thậm chí có thể là xin vào làm việc trong các doanh nghiệp này). Đến thăm những doanh nghiệp này và chuẩn bị để hỏi họ những câu hỏi mà theo bạn là quan trọng. Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nhu cầu của khách hàng và cách để thu được những phản hồi từ họ. Ví dụ, nếu bạn mở một nhà hàng, một khách hàng quen thuộc không hài lòng có lẽ sẽ không than phiền bởi vì điều đó chẳng có gì dễ chịu cả. Thay vào đó anh ta/cô ta sẽ không quay trở lại. (Vì vậy, bạn phải chú ý đến những đĩa thức ăn mang vào bếp sau khi khách dùng.) Có phải khách hàng của bạn đang tìm kiếm một sản phẩm và/hay dịch vụ thuận tiện với giá hợp lý và có chất lượng? Thật khó để có thể đưa ra các quyết định hợp lý về khuyến mãi và tiếp thị nếu như không biết được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nếu thị trường của bạn là một khu vực địa lý cụ thể nào đó thì bạn có thể kiếm các bản báo cáo nhân chủng học với giá thành thấp được rút ra từ cuộc điều tra dân số với các thông tin về dân số theo chủng tộc, thu nhập và quyền sở hữu nhà. Để tìm những nguồn cung cấp thông tin dạng này, hãy tìm cụm từ “thông số nhân chủng học” trên Internet. Hãy dành thời gian để tuyển và đào tạo nhân viên của bạn một cách kỹ lưỡng về các kỹ năng tiếp thị. Tìm kiếm những nhân viên giỏi. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều đồng ý rằng: cái khó nhất của người sử dụng lao động là tìm được và giữ những nhân viên giỏi. Hãy bắt đầu tìm kiếm những nhân viên giỏi ngay khi bạn quyết định trở thành một doanh nhân.  Xác định những gì bạn cần ở một nhân viên.  Lên danh mục những yêu cầu.  Các mối quan hệ: hãy nói ra nếu bạn đang cần được giúp đỡ.  Phát triển và duy trì những nguồn lực để xây dựng đội ngũ nhân viên.  Hãy xem xét cả những thành viên trong gia đinh, những người về hưu và sinh viên. Khách hàng của bạn cần được đảm bảo rằng họ đang làm việc với những người có đủ kiến thức và sẵn sàng giúp đỡ. Năm đặc điểm mà khách hàng thích nhất khi làm việc với một nhân viên bán hàng hoặc một người phục vụ là: 1. Có kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ 2. Ăn mặc chỉnh tề 3. Lịch sự 4. Trung thực 5. Chân thành Để đạt được những phẩm chất này, cần tìm kiếm những nhân viên tiếp thị với các đặc điểm sau :  Yêu thích những gì họ làm  Khả năng học hỏi nhanh với tính tìm tòi để mở mang kiến thức  Tạo ra một hình ảnh thân thiện và tích cực  Thích làm việc với con người cũng như có mối quan hệ tốt với mọi người  Sẵn sàng giúp đỡ khách hàng cũng như các đồng nghiệp  Có tham vọng và có suy nghĩ rằng một ngày nào đó họ sẽ có được vị trí như bạn Dưới đây là danh sách những việc cần làm để tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị của bạn:  Biết bạn cần tuyển ai.  Có chính sách tuyển dụng với cơ cấu lương, chế độ thưởng và đặc quyền.  Xây dựng bản mô tả công việc cho mọi người (cả bản thân bạn) bao gồm các kỹ năng cụ thể mà mỗi người cần có.  Duy trì lịch họp với nhân viên để thảo luận về thông tin sản phẩm, kỹ thuật bán hàng và dịch vụ khách hàng.  Xây dựng các chính sách và quy trình xử lý khiếu nại và mối quan tâm của khách hàng. Nên nhớ rằng có thể bạn sẽ có được phản hồi tốt nhất về tiếp thị từ một khách hàng không hài lòng.  Xây dựng các quy định rõ ràng để giải quyết các vấn đề với khách hàng quan điện thoại, fax hoặc thư điện tử.  Liên tục cập nhật những kỹ năng cần thiết của một nhân viên mới. Mua cái gì và như thế nào Since Do ngày nay sản phẩm đang thay đổi với tốc độ ngày càng nhanh cho nên việc lưu kho sản phẩm lỗi thời đang trở thành một rủi ro ngày càng cao trong kinh doanh. Nhiều sản phẩm như máy vi tính có thể trở nên lỗi thời ngay khi được mua. Các công ty chuyển phát nhanh (UPS, FedEx) và các hệ thống lắp ráp JIT (đúng lúc) là những công cụ tuyệt vời để giảm lượng hàng tồn kho của bạn. Những công nghệ ngày càng phát triển này đã giúp giảm đáng kể nhu cầu về kho bãi cũng như nguy cơ bị lỗi thời và khoản tiền mà bạn tiết kiệm được từ việc này có thể được sử dụng vào những mục đích hữu ích hơn. Nếu bạn bán một sản phẩm nào đó, bạn có thể cân nhắc việc thuê bên ngoài gia công sản phẩm hơn là xây dựng cơ sở sản xuất riêng cho mình. Rất nhiều doanh nhân chọn việc thuê gia công sản phẩm ở bên ngoài để tập trung vào việc tiếp thị. Cũng có thể có các lý do về chi phí bởi vì các nơi khác có thể cung cấp sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn. Danh sách các việc cần làm khi mua  Chỉ mua những thứ mà bạn nghĩ bạn có thể bán lại.  Không bao giờ đặt hàng nếu không biết về giá cả và các điều kiện đi kèm.  Đơn đặt mua hàng phải được làm thành văn bản.  Có đầy đủ các thông số kỹ thuật.  Mua để cho các phương án dự phòng của bạn.  Có các nguồn dự phòng.  Hãy trung thành với những nhà cung cấp tốt.  Các cam kết và những cái bổ sung, phụ trợ được chứng thực trên giấy.  Tìm sự bảo đảm về giá.  Cố gắng dành hợp đồng cho người bỏ thầu thấp nhất.  Không nên ngại việc thường xuyên liên lạc với các nhà cung cấp để tiến hành việc mua bán cần thiết. “Những chiếc bánh xe cọt kẹt cần được bôi trơn.”  Thông báo về những điều than phiền.  Sử dụng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc đặt hàng và nhận hàng.  Đếm và kiểm tra mọi thứ khi nhận được.  Sử dụng hệ thống kiểm soát hàng tồn kho.  Yêu cầu và sử dụng các điều khoản giảm giá.  Thanh toán đúng hạn.  Chỉ thanh toán sau khi đã được xác nhận.  Chú ý tới dòng tiền mặt của bạn.  Xem các nhà cung cấp như là một nguồn cấp về tài chính.  Tốt hơn là thu hút và khiến các nhà cung cấp làm theo cách của bạn hơn là ép họ. Hãy đối xử tốt. Các công cụ tiếp thị Tên doanh nghiệp nói lên bạn là ai và bạn muốn gì. Một biểu tượng dễ nhớ cũng có thể làm cho việc tiếp thị tốt hơn. Nó sẽ tạo dựng tên tuổi cho bạn và tạo ra sự nhận biết về thương hiệu. Nó cũng làm tăng hình ảnh mà bạn mong muốn tạo dựng. Biểu tượng của công ty cũng có thể được sử dụng trên tất cả các sản phẩm dùng trong công ty như văn phòng phẩm, danh thiếp, tờ rơi giới thiệu, trang web, hộp đựng quà tặng và các công ten nơ. Một cái tên tốt cần có những điều sau:  Dễ nhớ  Dễ phát âm và đánh vần  Phản ánh rõ nhưng gì bạn sẽ làm  Khuấy động mối quan tâm của khách hàng  Không làm cho bạn nhầm lẫn với một doanh nghiệp tương tự  Khi phát âm nghe hay  Gợi nhớ về một hình ảnh  Không nên hạn chế bạn trong một khu vực địa lý hoặc một sản phẩm nào đó Một biểu tượng dễ nhớ cũng làm cho hàng của bạn dễ bán hơn. Nó sẽ tạo dựng tên tuổi của bạn, nhận biết về nhãn hàng và làm đẹp hình ảnh mà bạn muốn gây dựng. Biểu tượng của công ty cần thể hiện trên tất cả các sản phẩm dùng trong công ty như tờ giới thiệu, văn phòng phẩm, danh thiếp, website, công ten nơ và các tài liệu. Thương mại điện tử Bạn có thể sử dụng Internet như là một phần trong kế hoạch tiếp thị của bạn. Quảng cáo: Đưa ra một thông điệp đúng đến đúng đối tượng thông qua phương tiện truyền thông đúng Kế hoạch quảng cáo là bản kế hoạch chi tiết về việc tiếp thị của bạn. Nó bao gồm các mục tiêu, ngân sách, kế hoạch truyền thông và phương pháp sáng tạo. Một nguyên tắc cơ bản của việc khuyến mãi và tiếp thị đó là “Hãy làm những việc mà bạn có thể làm tốt nhất, những việc còn lại nên đi thuê.” Thảo luận về kế hoạch quảng cáo với những đơn vị cung cấp hàng cho bạn. Họ có thể hỗ trợ tiền cho bạn nếu bạn tuân theo những quy định của họ và hoàn thiện đủ giấy tờ để nhận khoản tiền này. Thậm chí một công ty nhỏ nhất được quảng cáo cũng có thể thanh toán lại cho bạn một nửa chi phí quảng cáo. Có nhiều phương tiện truyền thông trả tiền mà bạn có thể sử dụng để đưa ra thông điệp của mình. Một số phương tiện thường được sử dụng là:  Dạng in trên giấy (báo, tạp chí, bản tin)  Đài phát thành  Truyền hình, bao gồm cả truyền hình cáp  Internet  Những trang vàng  Gửi thư trực tiếp  Triển lãm thương mại Mọi nhà doanh nghiệp đều biết qua kinh nghiệm thực tế rằng có một cách để sử dụng tiền quảng cáo có hiệu quả nhất. Điều này có thể là rủi ro rất cao và rất tốn kém với những người mới bắt đầu. Vì vậy, một lần nữa lời khuyên là hãy học từ những sai lầm trước đây của các đối thủ cạnh tranh. Hãy tìm và học theo cách những đối thủ thành công nhất của bạn quảng cáo và khuyến mãi sản phẩm hay dịch vụ của họ. Cho dù bạn chọn phương tiện quảng cáo nào, hãy có kiến thức đầy đủ về những điều nên và không nên làm trong việc quảng cáo trên phương tiện quảng cáo đó. Ví dụ, nếu việc gửi thư trực tiếp là có hiệu quả nhất đối với bạn, có những cuốn sách trong thư viện viết riêng về chủ đề này. Họ sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin để bạn có thể tiết kiệm được từ việc quảng cáo lãng phí. Nhiều phương tiện truyền thông đại chúng là miễn phí và giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp của bạn. Các tờ báo cũng có thể quan tâm tới việc viết về câu chuyện của bạn do sự quan tâm rộng rãi của giới doanh nghiệp vì bạn là một doanh nhân khởi sự thành công. Các tờ báo địa phương, kể cả những tờ báo miễn phí, có thể rất có hiệu quả. “Thông cáo báo chí” của bạn phải có giá trị tin tức có thể được chuyển thành một câu chuyện chuyên đề, không phải là một thông báo. Điều này sẽ làm cho nó trở nên thú vị và thiết thực hơn với người đọc. Đối với bạn, chuyên mục xã luận có giá trị hơn nhiều so với các mục khác và nó là miễn phí! Danh sách gửi thư Bây giờ, trước khi bạn khởi sự doanh nghiệp, là thời gian hợp lý nhất để phát triển một cơ sở dự liệu về các khách hàng tương lai mà bạn định nhắm tới. Danh sách này có thể được sử dụng để gửi thư trực tiếp, thư mời và bản tin. Cơ sở dữ liệu của bạn có thể bao gồm những người, công ty cụ thể và được phân nhóm theo địa phương. Bây giờ hãy bắt đầu với:  Gia nhập Phòng Thương mại.  Thu thập danh thiếp.  Thu thập tên hoặc danh sách gửi thư từ nhà thờ, trường học, tổ chức và các nhóm xã hội.  Hãy tham gia vào các vấn đề trong lĩnh vực, ngành nghề của bạn cũng như của cộng đồng. . Những sai lầm phổ biến nhất khi khởi sự một doanh nghiệp: bản danh sách những việc cần làm của bạn sẽ giúp bạn tránh được những cạm bẫy.  Vội vàng  Thiếu tập trung: chuyên môn hóa, chuyên môn hóa, chuyên môn hóa  Thiếu kinh nghiệm về công việc  Thiếu nghiên cứu và kiểm tra thử nghiệm: thử nghiệm thị trường trước tiên  Thiếu một bản kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị kỹ lưỡng  Thiếu vốn lưu động  Trang trí, biểu tượng, văn phòng phẩm, đồ trang trí, bao bì, mẫu quảng cáo và trang web không chuyên nghiệp.  Không tiến hành việc khai trương thử một cách lặng lẽ để tìm ra những khuyết điểm cần khắc phục  Bảng hiệu nghèo nàn: bảng hiệu cần rõ ràng, lớn, dễ đọc – đơn giản là tốt  Nhân viên không được đào tạo  Quan hệ không tốt với người bán hàng  Kế hoạch tiếp thị không tập trung  Không sử dụng kênh thông tin quảng cáo có hiệu quả nhất phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của bạn  Tiết kiệm trong việc mua bảo hiểm  Bỏ qua những vẫn đề có thể nảy sinh  Không nhận ra những hạn chế của mình Những việc nên làm  Lập NGAY một danh sách để gửi thư.  Tìm kiếm những khả năng phát triển và lên kế hoạch định hướng phát triển.  Gia nhập hiệp hội ngành nghề và đặt mua các tạp chí thương mại (hãy cập nhật thông tin.  Thường xuyên xem lại, xây dựng và cập nhật bản kế hoạch kinh doanh của bạn trong đó nêu rõ cách bạn tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình.  Tiếp tục xây dựng ngân sách bao gồm những chi phí dự tính cho việc trưng bày, bảng hiệu, quảng cáo, khuyến mãi và website để tiếp thị.  Bắt đầu bằng việc lập một file về các ý tưởng kinh doanh và tiếp thị.  Tham dự các khóa học và hội thảo.  Đọc các tạp chí thương mại, báo và sách hiện có, tham dự các buổi khai trương, khuyến mãi của các doanh nghiệp tương tự như của bạn.  Phát triển và cập nhật sổ tay nhân viên.  Nói chuyện với bất cứ ai và mọi người trong lĩnh vực kinh doanh của bạn và xin danh thiếp của họ.  Chuẩn bị một kế hoạch cho các khả năng phát triển.  Liệt kê những vấn đề có thể xảy ra và những những giải pháp.  Gắn kết bản thân bạn vào công việc bán sản phẩm hay dịch vụ của mình.  Duy trì kỹ năng và kiến thức của bạn được cập nhật.  Ghi nhật ký về những ước mơ của bạn về việc thành lập một doanh nghiệp cho bản thân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_10_bat_dau_viec_kinh_doanh_7775 (1).pdf
Tài liệu liên quan