Phân tích tác phẩm Vội vàng của xuân Diệu

Đó là phẩm chất của nhân dân. Họ yêu cuộc sống tự do và luôn cư xử rất cao thượng. Vì thế họ mới “sinh ra” thiên tài Pu-skin, họ mới có được tình cảm đẹp như Tôi yêu em. Họ chất phác và hồn hậu trong mọi mối quan hệ, vì thế những kẻ còn mang thói ích kỉ của quý tộc, tư sản không hợp với cuộc sống tự do của họ. A-lê-cô chán ghét xã hội thượng lưu nhưng chỉ biết đi tìm tự do cho riêng mình thì “Sinh ra không phải cho cuộc sống ngàn hoa nội cỏ”. Dù sáng tác ở thể tài nào, sáng tác của Pu-skin luôn thể hiện một tình cảm trong sáng và rất nhân văn. Thơ văn của ông vẫn luôn hướng đến những tình cảm đẹp đẽ và nhân đạo nhất.

 

Với thủ pháp nghệ thuật tạo sự tương phản giữa các vế của câu thơ, giữa hai câu thơ và ngôn ngữ thơ giản dị, giàu cảm xúc, Pu-skin đã thể hiện một quan niệm hoàn chỉnh về tình yêu. Đó là một tình yêu con người nhất. Đã có rất nhiều thi nhân viết về tình yêu và họ đều viết rất hay nhưng có lẽ Tôi yêu em là bài thơ giản dị, đời thường và chứa đựng nhiều nhất giá trị nhân văn. Với một trái tim biết yêu thương và một khả năng sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời, Pu-skin xứng đáng là "niềm tự hào không phải chỉ của văn học Nga mà của toàn bộ nền văn học thế giới”. Thơ tình của Pu-skin không chỉ chiếm được cảm tình của bạn đọc trẻ tuổi mà còn có sức tác động rất mạnh đến tâm hồn bạn đọc. Và một điều chắc chắn rằng Tôi yêu em là lí tưởng về một tình yêu đích thực, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những nhà thơ tình xuất hiện sau ông. Một trong những luồng ánh sáng phát ra từ “mặt trời thi ca Nga” chính là thứ ánh sáng lung linh huyền ảo của một trái tim luôn yêu thương tất cả bằng một tình yêu cao thượng, kết quả và kết tinh của văn hoá Nga

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Phân tích tác phẩm Vội vàng của xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– sự giải thoát khỏi đau khổ, hạnh phúc để bước vào sự đổi thay của thế giới, sự chiến thắng của tinh thần nhân văn bất diệt. Đó cũng là bức thông điệp đẹp đẽ của chủ nghĩa lãng mạn Vích-to Huy-gô trong tác phẩm. Có thể nói Những người khốn khổ là bản anh hùng ca ca ngợi nhân dân, là bản cáo trạng xã hội tư sản với cả một mạng lưới luật pháp, toà án, nhà tù, quân lính, cảnh sát, những kẻ giàu sang, những tên lưu manh,... Chính xã hội tư sản là nguyên nhân gây ra bao cảnh khổ trong nhân dân. Xã hội ấy hiện hình tập trung nhất trong bộ mặt gớm ghiếc và tâm hồn chai cứng của Gia-ve. Tác phẩm nêu rõ tình thương yêu chân chính chỉ có ở những con người nghèo khổ. Huy-gô băn khoăn tìm biện pháp để đem lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. Tác phẩm bộc lộ quan điểm của nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo và chủ trương dùng tình thương yêu để cải tạo con người, cải tạo cái ác. Trong Những người khốn khổ, Huy-gô đã phần nào nhận thức được những tư tưởng mạng nặng tính chất ảo tưởng của mình. Ông cảm thấy rõ sự rạn nứt của tư tưởng nhân văn bất bạo động và đã nhìn thấy một hướng giải quyết khác là làm cách mạng tiêu diệt trật tự xã hội cũ. Tuy sự chuyển biến trong tư tưởng Huy-gô chưa thật dứt khoát, hình ảnh Giăng Van-giăng yêu thương "tuyệt đối" vẫn bao trùm từ đầu đến cuối tác phẩm, nhưng cuộc chiến đấu hào hùng trên chiến luỹ của nhân dân lao động Pa-ri đã được nhà văn xây dựng thành những trang đẹp nhất ***Trong đoạn trích, người đọc thấy có sự phân chia hai tuyến nhân vật khá rõ. Đối lập với một Gia-ve hung hãn, tàn ác là một Giăng Van-giăng cương nghị, kiên quyết. Khi quyết định ra tự thú cứu Săng-ma-chi-ơ, Giăng Van-giăng đã trở thành một kẻ tội phạm bị truy đuổi của Gia-ve nhưng ông vẫn hoàn toàn bình tĩnh. Trong khi Gia-ve “phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”, “nắm lấy cổ áo Giăng Van-giăng thì Giăng Van-giăng “không cố gỡ bàn tay hắn”. Trong khi người ta gọi Gia-ve là “ông thanh tra” thì Giăng Van-giăng chỉ gọi hắn với cái tên “Gia-ve”. Con người Giăng Van-giăng dường như không chịu bất cứ một sự uy hiếp nào. Đặc biệt, sau khi Phăng-tin chết, thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve càng kiên quyết hơn. Ông “cậy bàn tay” Gia-ve như “cậy bàn tay trẻ con”. Ông “lăm lăm cái thanh giường” và “nhìn Gia-ve trừng trừng”. Không chỉ vậy, lời nói của Giăng Van-giăng đầy nghiêm khắc : “’Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”. Lời khuyên nhưng đã hàm ý trong đó một sự đe dọa, phản kháng – một lời cảnh cáo của Giăng Van Giăng trước Giave. Có lẽ chính thái độ bình tĩnh và kiên quyết ấy của Giăng Van Giăng đã làm cho Giave run sợ. Một “ông thanh tra” được quyền bắt bớ đánh đập, đe doạ người khác lại bị một tên tù khổ sai uy hiếp. Đó cũng là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Trong lời nói của Giăng Van-giăng, người đọc cảm nhận được vị thế kiêu hãnh ngạo nghễ của một “ông thị trưởng” của quyền lực chính nghĩa. Đây chính là hình ảnh của một “người cầm quyền” đã khôi phục được uy quyền của mình. Kẻ thuộc hạ dưới trướng của Giăng Van-giăng cuối cùng cũng phải run sợ, cúi đầu. Ở đoạn trích, người đọc cũng thấy đối lập với một Gia-ve hung ác là một Giăng Van-giăng giàu tình thương. Bỏ mặc sự đe doạ của Gia-ve, Giăng Van-giăng vẫn lo lắng và săn sóc cho Phăng-tin. Lời “cầu xin” của Giăng Van-giăng : “Xin ông thư cho ba ngày ! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia ! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi cũng được” đã biểu hiện rõ tấm lòng yêu thương cao cả của ông. Tấm lòng cảm thông của Giăng Van-giăng trước hoàn cảnh đáng thương của Phăng-tin khiến người đọc cảm động. Đó là một nghĩa cử đẹp đẽ đáng trân trọng. Để rồi ngay chính Gia-ve cũng phải ngạc nhiên : “Á, à. Tốt thật ! Tốt thật đấy !”. Hành động của Giăng Van-giăng là sự toả sáng của tinh thần nhân văn cao cả. Trong khốn khổ hiểm nguy, lòng tốt và tình yêu thương của con người vẫn được “thăng hoa” rực rỡ. Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng “xót thương khôn tả”, ông “tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán”… Ông ngồi yên lặng, “chẳng nghĩ đến điều gì trên đời này nữa”. Lời nói thì thầm của Giăng Van-giăng có ý nghĩa sâu xa. Người ta không rõ ông nói gì với Phăng-tin. Chỉ biết sau lời nói ấy người ta thấy xuất hiện “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”. Khuôn mặt Phăng-tin ánh lên một sự thanh thản, giống như là mãn nguyện hạnh phúc. Nụ cười của Phăng-tin là điểm sáng của tác phẩm. Nó làm mờ đi những tăm tối hà khắc, những hung ác bạo ngược. Đó cũng là nụ cười của niềm tin lạc quan và khát vọng chiến thắng không gì dập tắt. Lời thì thầm của Giăng Van-giăng có thể là lời hứa tìm lại đứa con cho Phăng-tin, hay có thể là một viễn cảnh tương lai tươi sáng được mở ra. Dẫu thế nào, người đọc cũng cảm thấy một niềm hạnh phúc lan toả đánh thức tâm hồn người ta. Phăng-tin đi vào cõi chết những cũng chính là đi vào “bầu ánh sáng vĩ đại” – sự giải thoát khỏi đau khổ, hạnh phúc để bước vào sự đổi thay của thế giới, sự chiến thắng của tinh thần nhân văn bất diệt. Đó cũng là bức thông điệp đẹp đẽ của chủ nghĩa lãng mạn Vích-to Huy-gô trong tác phẩm. Có thể nói Những người khốn khổ là bản anh hùng ca ca ngợi nhân dân, là bản cáo trạng xã hội tư sản với cả một mạng lưới luật pháp, toà án, nhà tù, quân lính, cảnh sát, những kẻ giàu sang, những tên lưu manh,... Chính xã hội tư sản là nguyên nhân gây ra bao cảnh khổ trong nhân dân. Xã hội ấy hiện hình tập trung nhất trong bộ mặt gớm ghiếc và tâm hồn chai cứng của Gia-ve. Tác phẩm nêu rõ tình thương yêu chân chính chỉ có ở những con người nghèo khổ. Huy-gô băn khoăn tìm biện pháp để đem lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. Tác phẩm bộc lộ quan điểm của nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo và chủ trương dùng tình thương yêu để cải tạo con người, cải tạo cái ác. Trong Những người khốn khổ, Huy-gô đã phần nào nhận thức được những tư tưởng mạng nặng tính chất ảo tưởng của mình. Ông cảm thấy rõ sự rạn nứt của tư tưởng nhân văn bất bạo động và đã nhìn thấy một hướng giải quyết khác là làm cách mạng tiêu diệt trật tự xã hội cũ. Tuy sự chuyển biến trong tư tưởng Huy-gô chưa thật dứt khoát, hình ảnh Giăng Van-giăng yêu thương "tuyệt đối" vẫn bao trùm từ đầu đến cuối tác phẩm, nhưng cuộc chiến đấu hào hùng trên chiến luỹ của nhân dân lao động Pa-ri đã được nhà văn xây dựng thành những trang đẹp nhất ***Đọc truyện Người trong bao của Sê-khốp cái đập mạnh vào ý thức ta là ba chữ "người trong bao"trong nhan đề. Chính cái nhan đề ấy hấp dãn ta ,kêu gọi ta. Từ xưa đến nay chưa bao giờ có từ ấy,từ điển không có ,ngôn ngữ đời thường cũng không thấy có.Nó là sáng tạo độc nhất vô nhị của nhà văn . Người trong bao là gì? Tại sao nhà văn lại gọi Bê-li-cốp là người trong bao? Người trong bao là người mang bao, người bọc trong vỏ bọc , như con rùa , con ốc sên.Bê-li-cốp chính là người như thế.Bao giờ cũng vậy "...thậm chí cả vào khi rất đẹp trời , hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông.Ô hắn để trong bao , chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu;và khi dút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao,;cả bộ mặt hắn ta nữa dường như cũng ở trong bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc áo bành tô cổ bẻ đứng lên. Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần ,lỗ tai nhét bông, và khi ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên"... Buồng ngủ của hắn cũng là một cái bao,hắn nằm trên giường , đắp chăn, buông màn,...,cho đến khi chết quan tài của hắn cũng là cái bao cuối cùng của đời hắn. Với tất cả những cái bao xung quanh người và xung quanh đồ vật của hắn, Bê-li-cốp thật là một người quái dị, kì quặc,lạ lùng chưa từng thấy .Bê-li-cốp hiện lên gần như là quái vật,quái thai giống người. Mà Bê-li-cốp đâu chỉ có những cái bao vật chất như thế ? Hắn tạo cho mình những cái bao tinh thần. Hắn ngợi ca quá khứ,ngợi ca những gì không có thật.Ngay cả tiếng Hi Lạp mà hắn dạy ,một thứ tiếng cổ xưa cũng là cái bao để cách ly tiếng nói thực tại hàng ngày . Hắn quay lưng với thực tại, hắn tôn sùng các quy định , chỉ thị, điều lệ, những điều nói trong báo ...,tôn sùng các vị cấp trên như thanh tra,hiệu trưởng và coi đó như là những lá bùa hộ thân , và hắn không làm gì mà người ta không quy định hay không cho phép.Hắn tự trói buộc mình một cách tuyệt đối,và quay lưng với cuộc sống xung quanh ,kể cả nhu cầu cuộc sống của mình.Hắn cầu an, nhút nhát ,hèn nhát, sợ mọi đổi thay, cứ nhue là đổi thay thì sẽ đem đến tai hoạ ,bị trấn áp. Nhưng hắn đâu chỉ mang bao cho riêng mình? Hắn muón mọi người xung quanh cũng phải mang bao như hắn , muốn họ phải làm theo quy định , những gì chưa quy định thì không được làm. Chẳng hạn như thầy giáo không được mặc áo thêu ,đi xe đạp, cầm sách ra ngoài phố, ngày nghỉ không được diễn kịch tại nhà, thầy tu không được ăn thịt,...Hắn la cà các nhà ,ngồi nghe người ta trò chuyện ,khuyên tôn trọng điều này điều nọ ,đem niềm sợ hãi của hắn mà gieo rắc sợ hãi cho mọi người ,đến nỗi,"cái thằng cha quanh năm đi giày cao su ấy và mang ô ấy đã khống chế cả trường học chúng tôi vào suốt mười lăm năm trời ",thậm chí"cả thành phố nữa ấy!". Vì sao hắn lại thích mang những cái bao như thế? Hắn cần những cái bao để ngăn cách , bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài ,bởi vì hắn sợ hãi, khó chịu,hắn lo âu, luôn luôn cảm thấy không yên ổn . Hắn sợ bóng , sợ gió, thần hồn át thần tính, rồi truyền cái sợ của mình cho mọi người ,đem cái sợ mà hù doạ mọi người. Vì sao một giáo viên tầm thường không chức vụ, quái dị, vừa đáng ghét lại vừa đáng sợ ,mà lại có sức khống chế cả trường học , thậm chí cả thành phố? Đó có phải là một hiện tượng quái dị, lạ thường ở trên đời hay không? Trả lời câu hỏi đó lại phải quay về với bản chất chế đọ chuyên chế khắc nghiệt, ngột ngạt của Nga hoàng.Sê-khốp viết truyện ngắn này vào năm 1898,khi ấy chế độ nông nô tuy đã được bãi bỏ ,nhưng những tàn dư của chế độ cddos vẫn còn, chủ nghĩa tư bản bắt đầu trỗi dậy với tất cả sự tàn bạo của nó. Phong trào cách mạng đang nung nấu ,tâm lý phản kháng đang nổi lên . Đó cũng là lúc chế độ Nga hoàng cực kì phản động. Khắp nơi đều có mật thám và cảnh sát,chúng cấm mọi hoạt động kể cả nghiên cứu khoa học, cấm mọi cái mới, Chúng dùng nhà tù, cấm đoán báo chí, bwung bít thông tin , dùng biện pháp bắt bớ để hù doạ ,khngr bố tinh thần . Bọn thống trị ấy là tần lớp quý tộc, quan lại, địa chủ, tư sản ,bè phài phản động ,chúng câu kết với nhau ,tạo thành một mạng lưới vây bủa ,trói chặt nước Nga , mọi thay đổi , dù nhỏ nhất đều bị cấm . Trong tình hình ấy tầng lớp tri thức Nga phân hoá. Một số bắt đaauf run sợ, xu thời, tìm cách thích nghi với hàon cảnh và trở thành một mắt xích trong guồng máy thống trị của Nga hoàng . Một số khác thì căm ghét sự cấm đoán ,bắt đầu phản kháng . Người trong bao -Bê-li-cốp chính là điển hình cho lớp trí thức xu thời, còn Bu-rơ-kin, Cô-va-len-cô ,Va-ren-ca,bác sĩ I-van ,giáo viên dạy thể dục I-va-nứt là đại diện cho đông đảo trí thức theo khuynh hướng dân chủ, Các trí thức dân chủ bắt đầu trỗi dậy , tự ý thức về mình ,họ vẽ tranh biếm hoạ về Bê-li-cốp , họ công khai vặn lại ý nghĩ và lời nói của Bê-li-cốp ,công khai làm những điều họ thích .Bê-li-cốp không hiểu được tinh thần xã hội đã thay đổi . Hắn bị bất ngờ , hắn bị xô ngã và tiếng cười của "người yêu" đã giết chết hắn. Cái chết và đám tang của Bê-li-cốp là niềm vui của mọi người. Ai cũng thấy nhẹ nhàng, khoan khoái . "Nhưng chưa đầy một tuần sau,cuộc sống lại diễn ra như cũ, nặng nề,mệt nhọc, vô vị , một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn,chẳng tốt đẹp gì hơn trước . Trên thực tế Bê-li-cốp đã chầu âm phủ nhưng hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!". Đó là một câu kết sâu sắc , đầy dư vị. Tại sao lại như thế? Rất dễ hiểu , Bê-li-cốp chỉ là một cá thể,cội nguồn sinh ra hiện tượng , Bê-li-cốp là chế độ Nga hoàng phản động vẫn còn y nguyên thì làm sao có thể đổi thay cuộc sống được? Nhuwng vấn đê àm Sê-khốp đặt ra còn sâu sắc hơn. Tại sao" không có chỉ thị nào cấm đoán, nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn ","cuộc sống không thú vị"? Đó là vì tuy Bê-li-cốp bằng xương bằng thịt chết rồi ,nhưng tinh thần Bê-li-cốp ,thói quen Bê-li-cốp luôn sợ bóng, sợ gió ,không muốn sống thật , sợ làm những cái mới , không dám sống tự nhiên , hồn nhiên vẫn còn sống đâu đó trong mị người . Như thế, muốn loại trừ thói Bê-li-cốp thì phải có một quá trình lâu dài mới thực hiện được . Hiểu như thế ta sẽ hiểu,nhân vật Bê-li-cốp là một điển hình,một biểu tượng về thói Bê-li-cốp trong đời sống Nga dưới chế độ chuyên chế . Bê-li-cốp là một người thường,một giáo viên,hắn không phải là mật thám ,không phải là cảnh sát ,không phải quan chức ,không phải nhân viên gì trong hệ thống chuyên chính của chế độ Nga hoàng . Thế nhưng hắn như cái mầm cây mọc trong bóng tối , cứ trắng bệch ra,không có chút màu xanh do được tiếp nhận ánh nắng mặt trời rọi tới , hắn kết tinh toàn bộ cái chất độc của chế độ chuyên chế , trở thành kẻ bảo vệ chế độ chuyên chế một cách tự giác, trung thành. Hắn là một kẻ đáng thương. Bọc mình vào trong bao, hắn hạn chế đến tối thiểu cuộc sống của chính hắn . Hắn tự nguyện sống trong cái bao mà chế độ quy định tạo ra cho mỗi người, một cái bao thiếu ánh nắng ,thiếu không khí,thiếu trò vui,thiếu tiếng cười ,thiếu tình yêu. Hắn tỏ ra gương mẫu trong cái bao tự tạo ấy ,tự nguyện hy sinh đời mình để duy trì cái bao, mà không hề tự thấy cái bao vô lí, phản nhân văn , phản dân chủ. Nhưng hắn là một kẻ nguy hiểm , kẻ đầu độc xã hội , vì hắn muốn xây dựng một "cái bao" lớn trong đồng nghiệp , trong cộng đồng và trong xã hội, đã làm cho bao nhiêu người sợ trong mười lăm năm trời. Việc Bê-li-cốp xuất hiện rồi chết đi đã cho thấy "lỗi" không phải ở một mình Bê-li-cốp ,mà ở trong tất cả môi trường, hoàn cảnh,bởi tuy hắn đã chết "nhưng còn bao nhiêu người trong bao ,tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa". Bê-li-cốp là điển hình cho tính Bê-li-cốp trong đời sống chuyên chế. Hắn chỉ là người trong bao hữu hình để cho mọi người nhìn vào đều thấy được . Bao nhiêu người trong bao kia là những ai? Rõ ràng họ không có những cái bao hữu hình như Bê-li-cốp để nhìn một cái là thấy được ngay. Cái bao vô hình thật khó thấy và muôn hình vạn trạng .Tác giả không nói rõ. Điều đó cho thấy nguyên nhân của cuộc sống tồi tệ,không thú vị , không tự do hoàn toàn mà mọi người cảm thấy đó không nên chỉ tìm trong các chỉ thị cấm đoán ,không nên chỉ đổ lỗi cho một mình Bê-li-cốp hữu hình ,mà phải tìm cho ra cái bao vô hình trong mỗi người . Mỗi người hãy tự xét mình xem có bao nhiêu phần trăm Bê-li-cốp trong máu ,trong ý nghĩa, trong hành động của mình. Muốn cải thiện đời sống ,mỗi người hãy tự tìm ra những cái bao vô hình ấy và tự gaiir phóng mình khỏi những ràng buộc của chúng. tacs phẩm bắt đầu từ một người trong bao hữu hình,một kẻ quái thai, quái dị , nhưng khi kết thúc thì Bê-li-cốp biến mất , chỉ còn những Bê-li-cốp vô hình , những quái dị rất khó thấy . Số phận Bê-li-cốp hữu hình thì đã xong rồi, còn số phận những Bê-li-cốp vô hình thì sẽ ra sao? Tác phẩm đã kết thúc bằng một vấn đề tư tưởng ,một suy tư triết lý. Ông giáo dạy thể dục I-va-nứt đã nói một câu chí lí , có tính chất giác ngộ :"Không thể sống mãi như thế được!". Đã đến lúc không phải sợ thay đổi như Bê-li-cốp ,mà phải nghĩ đến thay đổi. Bê-li-cốp là một giáo viên tiếng Hi Lạp cổ, có thể coi như là một phần tử trí thức . Cuộc sống của Bê-li-cốp xảy ra trong trường học , có thể nghĩ đến môi trường trí thức của xã hội , môi trường đào tạo thế hệ trẻ, tương lai của đất nước . Người ta thường nói,trí thức là lương tâm của xã hội và thời đại . Một khi những người trí thức mà mang bao thì xã hội còn mong đợi gì ở tương tâm của họ nữa?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1111111.doc
Tài liệu liên quan