Pháp luật về sở hữu trí tuệ và quyền công bố thông tin

Xây dựng nhận thức cho sinh viên về quyền

sở hữu trí tuệ, tạo văn hóa ứng xử tôn trọng

quyền tác giả trong học tập, nghiên cứu khoa

học.

 Định hướng hành vi ứng xử đúng, ngăn ngừa

các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

pdf62 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Pháp luật về sở hữu trí tuệ và quyền công bố thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UNIVERSITY OF SCIENCE – VNUHCM www.hcmus.edu.vn PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN CÔNG BỐ THÔNG TIN Phòng Thanh tra Pháp chế Sở hữu trí tuệ Hà Minh Ninh www.hcmus.edu.vn DẪN NHẬP Chap 885 www.hcmus.edu.vn DẪN NHẬP Câu hỏi: Hành vi tự ý dịch bộ truyện tranh Conan từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, sau đó đăng tải trên website có vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ hay không? www.hcmus.edu.vn MỤC ĐÍCH Xây dựng nhận thức cho sinh viên về quyền sở hữu trí tuệ, tạo văn hóa ứng xử tôn trọng quyền tác giả trong học tập, nghiên cứu khoa học. Định hướng hành vi ứng xử đúng, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền tác giả. www.hcmus.edu.vn YÊU CẦU 1. Xác định được các tài sản trí tuệ liên quan đến quyền tác giả 2. Xác định được tác giả, đồng tác giả 3. Xác định được chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu 4. Xác định các quyền nhân thân, quyền tài sản 5. Xác định các hành vi xâm phạm quyền tác giả www.hcmus.edu.vn Tài sản trí tuệ Tài sản trí tuệ là:  loại tài sản vô hình (là một dạng quyền tài sản được quy định tại Điều 163, 181 BLDS 2005),  là phần thông tin hoặc kiến thức có thể được kết hợp, thể hiện đồng thời trên các vật hữu hình với số lượng bản sao không hạn chế ở bất cứ nơi nào trên thế giới (WIPO, Tìm hiểu về quyền tác giả, quyền liên quan) www.hcmus.edu.vn Tài sản trí tuệ Nguyên tắc số 1: Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình là các thông tin, kiến thức (tri thức) chứa đựng trong các bản sao vật chất tồn tại hữu hình do con người sáng tạo ra từ tư duy của bộ não. www.hcmus.edu.vn Nhận định đâu là TSTT? www.hcmus.edu.vn Nhận định đâu là TSTT? www.hcmus.edu.vn Vai trò của SHTT www.hcmus.edu.vn Vai trò của SHTT www.hcmus.edu.vn Vai trò của SHTT Tài sản trí tuệ, một loại tài sản vô hình nhưng có giá trị ngày càng lớn và có biên độ mở rộng không ngừng. Theo số liệu thống kê được tổ chức 10 năm một lần về tỉ lệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình trong chuỗi giá trị được tạo ra từ năm 1975-2005 thì: 1975 tỉ lệ giữa tài sản vô hình/tài sản hữu hình là 16.8/83.2, 1985 là 32.4/67.6, năm 1995 là 68.4/31.6 và 2005 là 79.7/20.3 (nguồn Royalty Rates for Licensing IP, Russel Parr, John Wiley &Sons, Inc., 2007, p.2), từ những số liệu trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của TSTT đối với sự phát triển của một tổ chức trong quá trình hoạt động và phát triển của mình. www.hcmus.edu.vn Vai trò của SHTT 15 Super Funny Then Vs Now Truths About Life Source: www.worldinsidpictures.com www.hcmus.edu.vn Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 1. Nhóm các đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan quyền tác giả. 2. Nhóm các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp 3. Nhóm các đối tượng quyền đối với giống cây trồng (Điều 3 – Luật Sở hữu trí tuệ) www.hcmus.edu.vn Tổ chức SHTT Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO Cục bản quyền tác giả - COV Cục sở hữu trí tuệ - NOIP Cục trồng trọt- DCP www.hcmus.edu.vn Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 1. Đối tượng quyền tác giả : tác phẩm văn học: thơ, truyện, tiểu thuyết, bút ký tác phẩm nghệ thuật: tranh, ảnh, tượng, bài hát, phim.. tác phẩm khoa học: bài viết, công trình nghiên cứu khoa học.. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. www.hcmus.edu.vn Chủ thể quyền liên quan? MỜI CÁC BẠN NGHE CA KHÚC: “BỐN CHỮ LẮM” Nhạc sĩ sáng tác ca khúc Ca sĩ thể hiện bài hát Music Video – Full HD Song – MP3 Đầu tư tài chính thực hiện MV Thực hiện việc ghi hình Thực hiện phát sóng trong chương trình MTV Thực hiện phát sóng ca khúc trên chương trình Xone FM Quyền liên quan quyền tác giả Người biểu diễn Chủ sở hữu cuộc biểu diễn Tổ chức sản xuất bản ghi âm, ghi hình Tổ chức phát sóng www.hcmus.edu.vn Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp – sáng chế: nắp lon coca, giấy vệ sinh . – kiểu dáng công nghiệp: kiểu dáng xe máy, điện thoại, ô tô, tủ lạnh, ti vi – thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: mainboard.. – bí mật kinh doanh: công thức sản xuất nước ngọt Coca-cola – nhãn hiệu: OMO, TIDE, COMFORT, DOWNY. – tên thương mại: Unilever hoặc P&G.. – chỉ dẫn địa lý: nước mắm phú quốc, bưởi đoan hùng www.hcmus.edu.vn Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là – Vật liệu nhân giống: cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phá triển thành 1 cây mới để nhân giống hoặc gieo trồng. – Vật liệu thu hoạch: là cậy hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trông VLNG Định nghĩa các đối tượng quyền SHTT Xem tại Điều 4, Luật Sở hữu Trí tuệ www.hcmus.edu.vn Luật SHTT Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 Quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả quy định từ Điều 13 đến Điều 57 www.hcmus.edu.vn Quy chế tạm thời về QT TSTT của Trường ĐH KHTN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TP.HCM tháng 3/2014 www.hcmus.edu.vn Quy chế/Nội quy/Quy định về QT TSTT của các công ty/tổ chức CÔNG TY ABC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ www.hcmus.edu.vn Quyền tác giả Quyền tác giả đề cập đến những sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học (tác phẩm – Works). Quyền tác giả nói tới các hành vi chỉ có thể do chính tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện đối với tác phẩm (phạm vi những quyền mà pháp luật thừa nhận và bảo hộ đối với tác giả có tác phẩm) Copyrights: bản quyền (quyền nhân bản) Author’s rights: quyền tác giả www.hcmus.edu.vn Căn cứ phát sinh quyền tác giả Điều 6, Luật Sở hữu Trí tuệ: 1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. www.hcmus.edu.vn Căn cứ phát sinh quyền tác giả Sáng tạo tác phẩm: nội dung, hình thức diễn đạt, ngôn ngữ thể hiện qua việc lựa chọn và sắp xếp các từ ngữ, nốt nhac, màu sắc, hình khối. Hình thức vật chất nhất định: sách, báo chí, đĩa CD, băng từ, phát thanh, nhạc cụ www.hcmus.edu.vn Căn cứ phát sinh quyền tác giả Nguyên tắc số 2: Quyền tác giả phát sinh tại thời điểm tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới dạng một hình thức vật chất nhất định www.hcmus.edu.vn Căn cứ phát sinh quyền tác giả Nguyên tắc số 3: Quyền tác chỉ bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm, không bảo hộ ý tưởng VÍ DỤ SÁCH DẠY LÀM GIÀU www.hcmus.edu.vn Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả • 1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn. www.hcmus.edu.vn Thời hạn bảo hộ quyền tác giả • 2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau: • a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; www.hcmus.edu.vn Thời hạn bảo hộ quyền tác giả • 2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau: • b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; • c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả www.hcmus.edu.vn Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Ví dụ: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28/2/1939-1/4/2001) Sáng tác khoảng 236 ca khúc cả nhạc và lời: Diễm xưa, Hạ trắng, Biển nhớ, Tình sầu, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ.. ? Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân đối với các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn? ? Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn? www.hcmus.edu.vn Quyền tác giả Quyền nhân thân Quyền tài sản Điều 18 www.hcmus.edu.vn Quyền tác giả • Điều 19. Quyền nhân thân • Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: • 1. Đặt tên cho tác phẩm; • 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; • 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; • 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. www.hcmus.edu.vn Quyền tác giả • Điều 20. Quyền tài sản • 1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: • a) Làm tác phẩm phái sinh; • b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; • c) Sao chép tác phẩm; • d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; • đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; • e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. www.hcmus.edu.vn Tác giả, đồng tác giả Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này. www.hcmus.edu.vn Tác giả, đồng tác giả Điều 13. Các quy định về tác giả và đồng tác giả • 1. Một cá nhân được ghi nhận là tác giả hoặc đồng tác giả của một Tài sản trí tuệ nếu cá nhân đó có tham gia vào việc sáng tạo ra Tài sản trí tuệ tương ứng. Được xem là “có tham gia vào việc sáng tạo” khi phần việc do người đó thực hiện không nảy sinh một cách hiển nhiên hoặc dễ dàng đối với thành viên tham gia đề tài, dự án, công trình, khâu công việc mà từ đó Tài sản trí tuệ liên quan được tạo ra. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TP.HCM tháng 3/2014 www.hcmus.edu.vn Tác giả, đồng tác giả Nguyên tắc số 4: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm bằng chính sức lao động trí tuệ của mình. Được hưởng các quyền nhân thân theo quy định của pháp luật; hưởng nhuận bút, thù lao khi tác phẩm của mình được sử dụng, khai thác. www.hcmus.edu.vn Chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu Điều 37. Chủ sở hữu QTG là tác giả Điều 38. Chủ sở hữu QTG là các đồng tác giả Điều 39. Chủ sở hữu QTG là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả Điều 40. Chủ sở hữu là người thừa kế Điều 41. Chủ sở hữu là người được chuyển giao quyền Điều 42. Chủ sở hữu là nhà nước www.hcmus.edu.vn Chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu Nguyên tắc số 5: Chủ sở hữu quyền tác giả (Chủ sở hữu tác phẩm): 1. đầu tư thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật, trang thiết bị, nhân lực để sáng tạo ra tác phẩm 2. giao nhiệm vụ/ giao kết hợp đồng 3. theo thỏa thuận chuyển nhượng quyền tác giả. www.hcmus.edu.vn Chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu Điều 5. Trường ĐH KHTN là chủ sở hữu đối với các tài sản trí tuệ sau đây: 1. Được tạo ra bởi Cán bộ - Viên chức, Sinh viên, Cộng tác viên theo nhiệm vụ được giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Được tạo ra trong quá trình thực hiện các hợp đồng do trường ĐH KHTN đặt hàng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường, trừ trường hợp các hợp đồng này có quy định khác. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TP.HCM tháng 3/2014 www.hcmus.edu.vn Chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu Điều 5. Trường ĐH KHTN là chủ sở hữu đối với các tài sản trí tuệ sau đây: 3. Được tạo ra trong quá trình triển khai các hợp đồng ký kết giữa trường ĐH KHTN với các đối tác mà trong hợp đồng có quy định các Tài sản trí tuệ phát sinh thuộc quyền sở hữu của trường ĐH KHTN. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TP.HCM tháng 3/2014 www.hcmus.edu.vn Chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu Điều 6. Trường ĐH KHTN là đồng sở hữu đối với các tài sản trí tuệ sau đây: 1. Được tạo ra bởi CB- VC, Sinh viên, Cộng tác viên không theo nhiệm vụ được giao, nhưng có sử dụng nguồn lực của trường ĐH KHTN. 2. Được tạo ra bởi Cán bộ - Viên chức, Sinh viên, Cộng tác viên không theo nhiệm vụ được giao và không sử dụng nguồn lực của trường, nhưng xuất phát từ thông tin mật của trường ĐH KHTN mà Cán bộ - Viên chức, Sinh viên, Cộng tác viên đó được phép tiếp cận và sử dụng một cách hợp pháp. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TP.HCM tháng 3/2014 www.hcmus.edu.vn Thù lao tác giả • Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí • a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; • b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. www.hcmus.edu.vn Thù lao tác giả • Điều 42. Phân chia thu nhập từ hoạt động CGCN được tạo ra bằng NSNN • a) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là mười năm, nếu tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng công nghệ đó để sản xuất; • b) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng từ 20% đến 35% số tiền thu được từ hợp đồng chuyển giao công nghệ đó; www.hcmus.edu.vn 2Thù lao tác giả Điều 26. Phân bổ thu nhập và lợi ích từ việc sử dụng và khai thác các tài sản trí tuệ • Tác giả, đồng tác giả được hưởng 30% tổng giá trị thực tế. • Trường ĐH KHTN được hưởng 70% tổng giá trị thực tế. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TP.HCM tháng 3/2014 www.hcmus.edu.vn Hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật SHTT). 1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 2. Mạo danh tác giả. 3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả. 4. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả. 5. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác). www.hcmus.edu.vn Hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật SHTT). 6. Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác). 7. Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác). 8. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. 9. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 10. Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. www.hcmus.edu.vn Hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 Luật SHTT). 11. Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền. 12. Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. 13. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình. 14. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. 15. Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép www.hcmus.edu.vn 3. Công bố thông tin • Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sinh viên • 6. Tuân thủ các quy tắc bảo mật về Tài sản trí tuệ được quy định trong quy chế này. • 7. Trong trường hợp muốn công bố sớm kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến Tài sản trí tuệ của trường ĐH KHTN phải được sự đồng ý bằng văn bản của nhà trường. www.hcmus.edu.vn 3. Công bố thông tin • Điều 23. Quyền và nghĩa vụ về khai thác Tài sản trí tuệ của Cán bộ - Viên chức, Sinh viên, Cộng tác viên • 6. Đối với các bài báo khoa học được xác định thuộc quyền sở hữu của trường, các tác giả và đồng tác giả có thể chủ động đề xuất việc công bố trên các tạp chí nhưng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ phận Quản trị Tài sản trí tuệ và phải ghi rõ địa chỉ công tác là trường ĐH KHTN trong tác phẩm của mình. www.hcmus.edu.vn 3. Công bố thông tin • Hiện tại Trường ĐH KHTN có hai Dự thảo liên quan đến việc công bố thông tin, đó là: • 1. Quy chế quản lý và sử dụng tài liệu mật, • 2. Quy định vệ việc công bố thông tin nghiên cứu và đào tạo www.hcmus.edu.vn CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm có quyền nào? a. Quyền đặt tên cho tác phẩm; b. Quyền đứng tên tác phẩm; c. Quyền công bố tác phẩm; d. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm; e. Cả a,b,c,d đều đúng f. Cả a,b,d đều đúng www.hcmus.edu.vn Tình huống Sinh viên A được nghiên cứu chung đề tài nghiên cứu khoa học X cùng với TS. B, Đề tài này do Trường Y đầu tư tài chính, cơ sở vật chất và giao nhiệm vụ cho TS.B chủ nhiệm đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, A được phân công nhiệm vụ thu thập kết quả và viết bài báo nghiên cứu khoa học theo hướng dẫn của TS.B. Sau khi bài báo được hoàn thành, sinh viên A đã tự ý gửi bài báo cho một tạp chí khoa học chuyên ngành để công bố. Hỏi: Xác định quyền tác giả, quyền sở hữu đối với bài báo nghiên cứu khoa học nói trên. Trong tình huống trên có hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Vì sao? www.hcmus.edu.vn Tình huống TS. A giảng dạy môn Pháp luật đại cương, trong quá trình giảng, TS. A đã đưa cuốn sách Giáo trình pháp luật đại cương của Trường ĐH Luật TP.HCM cho bạn lớp trưởng B cho phép B đi phô-tô và phát cho mỗi sinh viên trong lớp một quyển sách Phô-tô. Hỏi: TS. A có được quyền cho phép B phô-tô Giáo trình PLĐC để phát cho các bạn sinh viên trong lớp? Hành vi này vi phạm quyền gì trong quyền tác giả? www.hcmus.edu.vn Liên hệ: Phòng Thanh tra Pháp chế - Sở hữu trí tuệ Địa chỉ: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ: Phòng F107 Cơ sở Linh Trung: 5.3 Tòa nhà điều hành. Email: ttpcshtt@hcmus.edu.vn www.hcmus.edu.vn UNIVERSITY OF SCIENCE – VNUHCM www.hcmus.edu.vn CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfshtt_qtg_t4_2015_6686.pdf