Phát biểu, thảo luận tại quốc hội về dự án luật

Công đoạn 1, có nội dung chính là Quốc hội cho ý kiến về dự án luật bao gồm những việc như sau:

Đại diện cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình dự án luật thuyết trình về dự án luật đó;

Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau của dự án. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể đưa ra thảo luận ở tổ ĐBQH;

Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình dự án luật giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án mà ĐBQH quan tâm;

Đối với những vấn đề quan trọng của dự án luật và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội

 

ppt12 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phát biểu, thảo luận tại quốc hội về dự án luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát biểu, thảo luận tại Quốc hội về Dự án LuậtTS. Vũ Đức KhiểnChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XI1. Đặt vấn đềĐiều 83 và điều 84 Hiến pháp năm 1992 đã quy định rõ một trong những chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là lập pháp, làm và sửa đổi luật.Điều 4 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 đã quy định: Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số; hiệu quả hoạt động của ĐBQH là một bộ phận góp phần bảo đảm hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Vậy Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua dự thảo luật chính là việc ĐBQH phát biểu và thảo luận về dự án luật tại phiên toàn thể của Quốc hội.2. Hai công đoạn của quy trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua dự án luậtĐiều 51, Luật ban hành Văn bản Quy pháp luật (BHVBQPPL) quy định Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật trị một hoặc hai kỳ họp.Điều 52, Luật BHVBQPPL quy định trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp của Quốc hội.Điều 53, Luật BHVBQPPL quy định trình tự xem xét, thông qua dự án luật tại hai kỳ họp của Quốc hội.Nhưng dù Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại một hay hai kỳ họp của Quốc hội thì cũng phải qua hai công đoạn2. Hai công đoạn (tiếp)Công đoạn 1, có nội dung chính là Quốc hội cho ý kiến về dự án luật bao gồm những việc như sau:Đại diện cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình dự án luật thuyết trình về dự án luật đó;Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về những nội dung cơ bản, những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau của dự án. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, dự án luật có thể đưa ra thảo luận ở tổ ĐBQH;Trong quá trình thảo luận, đại diện cơ quan, tổ chức, ĐBQH trình dự án luật giải trình về những vấn đề liên quan đến dự án mà ĐBQH quan tâm;Đối với những vấn đề quan trọng của dự án luật và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội tiến hành biểu quyết theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội2. Hai công đoạn (tiếp)Công đoạn 2, có nội dung chính là Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, bao gồm những việc như sau:UBTVQH chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chính lý dự thảo luật và xây dựng báo cáo giải trình tiếp thu và chính lý dự thảo luật sau đó đưa ra xem xét thảo luận tại một phiên họp của UBTVQH;Thường trực Ủy ban Pháp luật (UBPL) chủ trì việc rà soát hoàn thiện dự thảo luật để bảo đảm về mặt kỹ thuật văn bản tính hợp hiến, tính thống nhất của dự thảo luật với hệ thống pháp luật;UBTVQH báo cáo Quốc hội về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật;Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo luật.2. Hai công đoạn (tiếp)Nếu có những vấn đề trong dự thảo luật còn ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của UBTVQH trước khi biểu quyết thông qua dự thảo luật.Nếu Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại hai kỳ họp thì công đoạn một được thực hiện tại kỳ họp thứ nhất, công đoạn hai được thực hiện tại kỳ họp thức hai3. ĐBQH phát biểu tại phiên họp Quốc hội cho ý kiến về dự án luật (công đoạn 1 của quy trình QH xem xét, thông qua dự án luật)Hồ sơ dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến có rất nhiều tài liệu.ĐBQH có thể phát biểu ý kiến nhận xét đánh giá nội dung tất cả các tài liệu đó, nhưng không có tính chất tranh luận.3. (tiếp)Để ý kiến phát biểu có chất lượng, ĐBQH nên chuẩn bị trước bằng cách:Xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc xem xét, thông qua dự thảo luật.Nghiên cứu kỹ tài liệu mà mình định phát biểu để nhận xét, đánh giá những nội dung của tài liệu đó.Nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và những văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung tài liệu đó.Trao đổi ý kiến với các chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực dự thảo luật điều chỉnh.Chuẩn bị ý kiến phát biểu ngắn gọn, nội dung rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, có lập luận và nếu có dẫn chứng cụ thể thì càng tốt.Trong công đoạn này cũng có thể có ý kiến thảo luận, tranh luận về nội dung dự thảo luật4. ĐBQH thảo luận về dự thảo luậtVề nguyên tắc theo luật BHVBQPPL quy định thì ĐBQH thảo luận về dự thảo luật tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội (thuộc công đoạn 1) về những vấn đề lớn, những vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo luật sau đó Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó. Nhưng trong thực tế chưa bao giờ Quốc hội làm việc này. Vì thế ĐBQH thảo luận về dự thảo luật cả trong hai công đoạn nhưng chủ yếu trong công đoạn 2.4. ĐBQH thảo luật (tiếp)Để ý kiến thảo luận có chất lượng, ĐBQH phải:Ngoài những nội dung đã nêu trong mục chuẩn bị ý kiến phát biểu còn cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:Nghiên cứu thật kỹ từng khoản, điều, chương, mục trong dự thảo luật để phát hiện những nội dung không thống nhất trong chính dự thảo luật, trái với Hiến pháp, mâu thuẫn với những quy định trong pháp luật hiện hành, không thể hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng;Chú ý lắng nghe ý kiến khác để tranh luận;Phải có bản lĩnh, kiên quyết bảo vệ ý kiến đúng, không tránh né nhưng thái độ cần bình tĩnh, tôn trọng ý những ý kiến khác5. Kết luận và đề nghịPhát biểu ý kiến về dự án luật, thảo luận để biểu quyết thông qua dự thảo luật là trách nhiệm rất nặng nề của ĐBQH;Để ĐBQH thực hiện tốt trách nhiệm này, các cơ quan hữu trách phải thực hiện đúng những quy định của Luật BHVBQPPL, nhất là về thời hạn gửi tài liệu đến ĐBQH;Các đoàn ĐBQH cần tổ chức tốt các cuộc tham khảo ý kiến các chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực mà dự thảo luật điều chỉnh;Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học thuộc VPQH cần cung cấp cho ĐBQH những thông tin cần thiết liên quan đến dự án luật*****XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠNSỰ THEO DÕI CỦA QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt11_vu_duc_khien_5837.ppt