Phát triển các kĩ năng quản lí - Câu hỏi và gợi ý trả lời

Câu 1

Phân tích đểthấy rõ cơsởtâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữhọc,

sinh lý học của phương pháp phát triển ngôn ngữcho trẻem.

Gợi ý:

- Tâm lí học sẽgiúp các nhà giáo dục mầm non xác định được các đặc

điểm tâm lí của trẻtrước tuổi học. Tâm lí của trẻchia làm nhiều thời kì, dựa

vào các đặc điểm đó đểtìm ra phương pháp, hình thức tổchức dạy nói cho

trẻmột cách phù hợp. Cho ví dụ.

- Giáo dục học là cơsở đểxác định nội dung và phương pháp tốt nhất

đểdạy nói cho trẻ. Cho ví dụ.

- Sinh lí học trang bịcho nhà giáo dục mầm non những kiến thức cơ

bản vềnhững đặc điểm sinh lí liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ, nhờ

đó đểtổchức phát triển ngôn ngữcho trẻ đúng lúc, hiệu quả. Cho ví dụ.

- Kiến thức vềngôn ngữhọc sẽlà những kiến thức cơsởgiúp cho các

nhà giáo dục hiểu đúng nhiệm vụ, nội dung, tìm ra các phương pháp, biện

pháp hữu hiệu đểphát triển ngôn ngữcho trẻ. Cho ví dụ.

pdf39 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phát triển các kĩ năng quản lí - Câu hỏi và gợi ý trả lời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quá trình đàm thoại, cô giáo phân tích, giải thích cho trẻ những từ khó. Yêu cầu trẻ nhắc lại những lời đối thoại của nhân vật... 80 - Cho trẻ tự kể lại tác phẩm bằng ngôn ngữ kể. Tuỳ khả năng của trẻ để cô yêu cầu trẻ kể từng đoạn truyện hay kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện. Trẻ có thể thêm bớt một vài câu từ trong câu chuyện nhưng phải phù hợp. (2) Kể chuyện theo tranh - Cô trò chuyện với trẻ, tạo sự hấp dẫn, hứng thú và dẫn dắt trẻ vào hoạt động. - Cô đưa bức tranh cho trẻ quan sát. - Tổ chức cho trẻ trao đổi và tự nói về nội dung bức tranh. - Cô hỏi lại trẻ về nội dung bức tranh theo kế hoạch đã chuẩn bị trước. - Cô liên kết các câu trả lời của trẻ thành một câu chuyện và kể mẫu cho trẻ nghe một vài lần. - Khuyến khích trẻ kể lại chuyện trên cơ sở câu chuyện mẫu của cô. - Nhận xét, khen ngợi trẻ. Chú ý đến khả năng kể chuyện mạch lạc của trẻ. (3) Kể về đồ chơi, đồ vật. - Cô trò chuyện với trẻ, tạo sự hấp dẫn, hứng thú và dẫn dắt trẻ vào hoạt động. - Cô đưa đồ chơi, đồ vật cho trẻ quan sát. - Tổ chức cho trẻ trao đổi và tự nói về đồ chơi, đồ vật . - Cô hỏi lại trẻ về các chi tiết, đặc điểm của đồ chơi, đồ vật một cách logic, khoa học. - Cô liên kết các câu trả lời của trẻ thành một câu chuyện và kể mẫu cho trẻ nghe một vài lần. - Khuyến khích trẻ kể lại chuyện trên cơ sở câu chuyện mẫu của cô. - Nhận xét, khen ngợi trẻ. Chú ý đến khả năng kể chuyện mạch lạc của trẻ. (4) Kể theo trí nhớ - Hướng trẻ vào chủ đề sẽ dạy trẻ kể chuyện bằng các biện pháp khác nhau. - Dùng hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ lại các chi tiết, sự kiện, hàng động... đã xảy ra. 81 - Yêu cầu một số trẻ khá giỏi kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe. - Cô nhận xét về nội dung câu chuyện trẻ kể, cách kể chuyện của trẻ, những từ ngữ trẻ dùng trong khi kể... bằng sự động viên, khích lệ - Khuyến khích các trẻ khác kể chuyện tiếp. - Nhận xét, động viên trẻ. Gợi ý về một số chủ đề, nội dung khác sẽ dạy trẻ kể lại để tạo tâm thế, sự hứng thú cho trẻ. Câu 39 Phân tích yêu cầu của việc thực hiện phương pháp trò chuyện trong quá trình phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Gợi ý Yêu cầu khi trò chuyện với trẻ: - Cô phải tổ chức thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh. Cô phải chuẩn bị trước về chủ đề trò chuyện, ghi ngắn gọn nội dung cần dạy trẻ. - Trò chuyện phải dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ. Cô phải để cho trẻ tự do suy nghĩ, tự do nói. - Giọng nói, nét mặt, cử chỉ của cô phải thu hút trẻ, phải coi trẻ như người bạn, bình đẳng khi nói chuyện. - Trong quá trình trò chuyện với trẻ không được làm cho trẻ mất hứng. Câu 40 Lời nói độc thoại khác lời nói đối thoại như thế nào? Gợi ý - Lời nói độc thoại thường sử dụng từ ngữ chính xác, mạch lạc, có tính chủ động, liên kết. Thường sử dụng câu dài, nhiều câu... Lời nói độc thoại mang phong cách sách vở (bút ngữ). - Lời nói đối thoại: Thường mang phong cách khẩu ngữ, sử dụng nhiều câu, câu ngắn, xuất hiện nhiều từ ngữ chêm, xen và các yếu tố phi ngôn ngữ. Lời nói đối thoại có khi là những lời nói rút gọn nhưng người tham gia đối thoại vẫn hiểu do hoàn cảnh nói năng tạo ra. Câu 41 Phân tích phương pháp phát triển lời nói độc thoại cho trẻ trong giao tiếp tự do. 82 Gợi ý - Phương pháp dạy trẻ kể lại thông báo của cô: Cô chuẩn bị nội dung thông báo trước khi kể cho trẻ. Cô nêu thông báo cho một trẻ và sau đó yêu cầu trẻ sẽ kể lại cho người khác nghe những điều được nghe cô kể. Cô theo dõi xem thông báo của cô đã được chuyển đến người khác như thế nào (độ chính xác, ngữ điệu lời nói...). - Phương pháp khích lệ trẻ kể lại những gì trẻ đã gặp: Cô gợi hỏi trẻ về những hứng thú mà trẻ đã từng gặp. Cô giúp trẻ nhớ lại những sự kiện trẻ đã gặp bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Sau đó cô yêu cầu trẻ kể lại toàn bộ những sự kiện mà trẻ đã gặp. Trong khi trẻ kể, cô nên gợi ý, động viên trẻ nhớ lại nếu trẻ quên. Sau khi trẻ kể, cô cần nhận xét về cách kể chuyện của trẻ, khen ngợi, khích lệ trẻ để những trẻ khác cùng hào hứng tham gia kể chuyện. Cho ví dụ. - Đề nghị cha mẹ trẻ lắng nghe con mình kể lại những gì trẻ đã gặp dọc đường, trẻ được học, chơi ở trường. Gợi cho trẻ hứng thú kể lại chuyện. Câu 42 Khả năng sử dụng lời nói mạch lạc thể hiện như thế nào ở trẻ mầm non? Gợi ý Khả năng sử dụng lời nói mạch lạc thể hiện: - Từ 1 đến 1 tuổi rưỡi: Chuyển từ điệu bộ cử chỉ sang lời nói, có kĩ năng nghe, trả lời câu hỏi đơn giản. - Từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi: Hiểu, thực hiện hai, ba hành động lời nói, nói chuyện được 3-4 phút - Từ 2 tuổi trở lên: Thực hiện nhiều hành động lời nói, phát triển lời nói độc thoại, lời nói đối thoại. Câu 43 Trình bày những đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo. Cho ví dụ. Gợi ý Đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo - Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi mới chỉ bắt đầu nắm được kỹ năng bày tỏ 83 một cách mạch lạc những ý nghĩ của mình, mắc nhiều lỗi trong xây dựng câu, đặc biệt là câu phức. Lời nói của trẻ mang tính tình huống, chủ yếu là diễn đạt một cách vội vàng. Những lời nói mạch lạc đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ hai đến ba câu nhưng cũng cần phải xem đó chính là sự thể hiện mạch lạc. Dạy lời nói đối thoại cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi và sự phát triển của nó sau đó là cơ sở để hình thành lời nói độc thoại. - Trong lứa tuổi mẫu giáo 4 – 5 tuổi, sự phát triển lời nói mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ. Lời nói của trẻ đã được mở rộng hơn, có trật tự hơn mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh, theo đồ chơi nhưng chỉ đơn thuần là mô phỏng lại mẫu của người lớn. - Ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, lời nói mạch lạc đã đạt được trình độ khá cao. Trẻ có thể nói một cách rõ ràng, biểu cảm những suy nghĩ, mong muốn của mình. Trẻ có thể kể lại một cách sáng tạo những câu chuyện theo tranh, theo đồ chơi Tuy nhiên, kỹ năng truyền đạt trong lời kể, thái độ xúc cảm còn chưa thể hiện phù hợp Cho ví dụ ở các ý. Câu 44 Tại sao phải dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái? Gợi ý Cần dạy trẻ làm quen chữ cái vì: (1) Góp phần phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ của trẻ. Dạy trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, bắt chước, khả năng phát âm, nói và khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt Giúp trẻ hoàn thiện thêm ngôn ngữ nói, cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh, tập cách diễn đạt, suy nghĩ, chuẩn bị cho việc hình thành năng lực đọc và viết tiếng Việt. (2) Góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ. - Qua các bài học làm quen chữ cái, ghi nhớ có chủ định ở trẻ được rèn luyện và phát triển. - Khả năng quan sát, so sánh, phân tích được rèn luyện. - Hình thành lòng ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ. 84 (3) Góp phần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1. - Hình thành ở trẻ những thói quen học tập đầu tiên. - Hình thành và rèn luyện khả năng tập trung chú ý có chủ định và sự nỗ lực ý chí để giải quyết nhiệm vụ học tập: Lắng nghe, tập thực hiện nhiệm vụ học tập. - Giúp cho trẻ rèn luyện các đức tính cẩn thận, khoa học, tỷ mỉ, cụ thể (4) Góp phần giáo dục tình cảm, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ. - Cung cấp cho trẻ những biểu tượng về thế giới xung quanh. - Mở rộng sự hiểu biết cho trẻ. - Hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với thế giới xung quanh cũng như giáo dục tình cảm cho trẻ. Câu 45 Tại sao nói dạy trẻ làm quen chữ cái cũng chính là góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ? Cho ví dụ. Gợi ý Sở dĩ nói dạy trẻ làm quen chữ cái cũng chính là góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ là vì: - Góp phần phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ của trẻ. Trẻ được thực hành phát âm, đọc từ, đặt câu, diễn đạt. Cho ví dụ. - Góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ. Ngôn ngữ phát triển thì tư duy của trẻ cũng phát triển. Thông qua làm quen chữ cái, các thao tác tư duy của trẻ được rèn luyện, điều đó giúp trẻ thuận lợi hơn trong hoạt động nhận thức. Cho ví dụ. - Góp phần giáo dục tình cảm, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ vì mỗi chữ cái trẻ được làm quen đều gắn với một từ (hoặc câu) trong các bức tranh (hoặc mô hình, vật thật). Như vậy, trẻ có cơ hội mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, nhận biết được vẻ đẹp, các đặc điểm của đối tượng...trong thế giới xung quanh. Điều đó cũng góp phần giáo dục tình cảm cho trẻ. Cho ví dụ. - Dạy trẻ làm quen chữ cái cũng góp phần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1, đặc biệt là đã chuẩn bị cho trẻ một tâm thế tốt, sự hứng thú chờ đợi ngày đến trường phổ thông. Dạy trẻ làm quen chữ cái cũng đã chuẩn bị 85 cho trẻ một số kỹ năng học tập, các thao tác tư duy, làm quen với một số yêu cầu của học sinh phổ thông... Cho ví dụ. Câu 46 Trình bày cách tiến hành hoạt động nhận thức dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong tiết 1. Gợi ý Trình bày được hoạt động nhận thức trong tiết 1 dạy trẻ làm quen chữ cái được tiến hành theo 2 phần Phần I: Làm quen chữ cái. Phần II: Các trò chơi với chữ cái. Nội dung các bước như trong phần hướng dẫn bài học 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng (2001), Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, NXBGD. 3. Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội. 4. Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng (1993), Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, NXBGD, Hà Nội. 5. Đinh Hồng Thái (2007), Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, NXBGD, Hà Nội. 6. Đinh Hồng Thái (chủ biên), Trần Thị Mai (2008), Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXBGD, Hà Nội. 87 MỤC LỤC Trang PHẦN I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM 5 A. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 I. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM 5 1. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ. 5 2. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức 6 3. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ 6 4. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực 7 II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 7 1. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt (Luyện phát âm chuẩn cho trẻ) 7 2. Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ 7 3. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn 7 4. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc 8 5. Giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ 8 6. Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học 9 7. Chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông 9 88 B. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM 9 I. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC 9 II. CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC 10 III. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC 10 IV. CƠ SỞ SINH LÝ HỌC 10 C. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 10 I. NHÓM PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN 10 II. NHÓM PHƯƠNG PHÁP DÙNG LỜI NÓI 12 1. Đọc thơ (ca dao, tục ngữ, đồng dao) 12 2. Kể và đọc truyện 13 3. Kể lại chuyện 13 4. Đàm thoại 13 5. Nói mẫu 13 6. Giảng giải 14 7. Câu hỏi 14 III. NHÓM PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH 15 1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi 15 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giao tiếp, các hoạt động, lao động 15 IV. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI 15 D. CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 16 1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ học 16 1.1. Giờ học Nhận biết - Tập nói (ở lứa tuối nhà trẻ) 16 89 1.2. Giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh (ở lứa tuổi mẫu giáo) 17 1.3. Giờ làm quen với tác phẩm văn học (ở nhà trẻ và mẫu giáo) 17 1.4. Các giờ học khác 2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động ngoài giờ học 17 2.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi 17 2.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động lao động 18 2.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động dạo chơi, tham quan 18 2.4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua sinh hoạt hàng ngày 18 E. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 18 I. GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT 18 1. Khái niệm 18 2. Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 0 đến 6 tuổi 19 2.1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 đến 12 tháng tuổi) 19 2.2. Giai đoạn ngôn ngữ (từ 1 đến 6 tuổi) 19 3. Nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm 20 3.1. Rèn luyện khả năng nghe lời nói (rèn luyện thính giác ngôn ngữ) 20 3.2. Rèn luyện khả năng phát âm 20 3.3. Hoàn thiện chuẩn mực chính âm 21 3.4. Rèn luyện ngữ điệu của lời nói 21 3.5. Sửa các lỗi phát âm của trẻ 21 4. Nội dung, biện pháp luyện phát âm cho trẻ giai đoạn tiền ngôn ngữ 22 4.1. Giai đoạn 2 - 4 tháng 22 4.2. Giai đoạn 5 - 12 tháng 22 5. Nội dung, biện pháp luyện phát âm cho trẻ giai đoạn ngôn ngữ (1 - 6 tuổi) 23 90 5.1. Nội dung 23 5.1.1. Rèn luyện thính giác ngôn ngữ 23 5.1.2. Luyện cơ quan phát âm 23 5.1.3. Luyện thở ngôn ngữ 23 5.1.4. Luyện giọng 23 5.2. Biện pháp 23 5.2.1. Luyện phát âm theo mẫu 23 5.2.2. Luyện phát âm qua trò chơi 24 5.2.3. Luyện phát âm qua xem vật thật, đồ chơi, tranh ảnh 24 5.2.4. Luyện phát âm qua việc đọc thơ, đọc câu nói có vần, đọc đồng dao và tập nói nhanh, nói đúng 25 6. Hình thức giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ mầm non 26 6.1. Tiết học rèn luyện ngữ âm (giờ chơi – tập) 26 6.2. Rèn luyện ngữ âm trong các tiết học phát triển lời nói 26 6.3. Rèn luyện ngữ âm trong các tiết học âm nhạc 27 6.4. Rèn luyện ngữ âm trong các hoạt động khác 27 II. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 27 1. Khái niệm 27 2. Đặc điểm vốn từ của trẻ 27 2.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 - 3 tuổi 27 2.1.1. Về số lượng từ 27 2.1.2. Về từ loại 28 2.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 3 - 6 tuổi 28 2.2.1. Vốn từ xét về mặt số lượng 28 2.2.2. Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại 28 91 2.3. Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mầm non 28 3. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 29 3.1. Làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ làm quen với các từ mới và chú ý đến cơ cấu từ loại hợp lý trong vốn từ của trẻ 29 3.2. Củng cố vốn từ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từ 30 3.3. Tích cực hóa vốn từ cho trẻ 30 4. Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non 30 4.1. Những nguyên tắc xây dựng nội dung 30 4.2. Nội dung phát triển vốn từ 31 4.2.1. Những từ ngữ về cuộc sống riêng 31 4.2.2. Những từ ngữ về cuộc sống xã hội 32 4.2.3. Những từ ngữ nói về thế giới tự nhiên 33 5. Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non 33 5.1. Trẻ dưới 3 tuổi 33 5.1.1. Giờ học phát triển vốn từ: Nhận biết - Tập nói 33 5.1.2. Phát triển vốn từ trong giao tiếp tự do 35 5.2. Trẻ từ 3-6 tuổi 36 5.2.1. Phát triển vốn từ trên các giờ học 37 5.2.2. Phát triển vốn từ trong giao tiếp tự do 37 5.2.3. Hướng dẫn trẻ quan sát 39 5.2.4. Sử dụng đồ chơi để phát triển vốn từ 40 5.2.5. Sử dụng các trò chơi học tập 41 III. DẠY TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP 41 1. Khái niệm 41 2. Đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ từ 1 đến 6 tuổi 41 92 2.1. Giai đoạn dưới 3 tuổi 41 2.2. Giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi 43 3. Nhiệm vụ, nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp 43 4. Một số biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp 44 4.1. Xây dựng mẫu câu 44 4.2. Trẻ tập nói theo mẫu 44 4.3. Sửa lỗi ngữ pháp 45 4.4. Đàm thoại, trò chuyện 46 4.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi 46 4.6. Cho trẻ được thực hành giao tiếp, kể chuyện 46 IV. DẠY TRẺ NÓI MẠCH LẠC 47 1. Khái niệm 47 2. Các hình thức ngôn ngữ mạch lạc của trẻ 47 3. Đặc trưng lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo 48 4. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ mẫu giáo 48 4.1. Trò chuyện với trẻ 48 4.2. Đàm thoại 50 5. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ độc thoại 51 5.1. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trong giao tiếp tự do 51 5.2. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trên tiết học 51 V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ LÀM QUEN CHỮ CÁI 51 1. Ý nghĩa của việc dạy trẻ làm quen chữ cái 51 1.1. Góp phần phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ của trẻ 51 1.2. Góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ 52 1.3. Góp phần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 52 93 1.4. Góp phần giáo dục tình cảm, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ 52 2. Nhiệm vụ của việc dạy trẻ làm quen chữ cái 52 3. Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với nhóm chữ cái cụ thể 52 PHẦN II CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 94 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ 07 Hà Nội, Huế - Điện thoại: 054.3834486; Fax: 054.3819886 Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc: Nguyễn Xuân Khoát Tổng biên tập: Hoàng Đức Khoa Biên tập nội dung Nhật Tân Biên tập kỹ - mỹ thuật Bình Tuyên Trình bày bìa Minh Hoàng Chế bản vi tính Ngọc Anh TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM In bản, khổ 16 x 24 cm tại . Số đăng ký KHXB: . Quyết định xuất bản số: /QĐ-ĐHH-NXB, cấp ngày . In xong và nộp lưu chiểu quý năm 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflyluanvaphuongphapphattrienngonnguchotreem_p2_3725.pdf