Phòng bệnh ung thư theo Y học hiện đại

Trong cơ thể, bình thường luôn có sẵn mầm ung thư chính là gien sinh ung.

Gien sinh ung khi bị các yếu tố gây ung thư(độc chất, tia phóng xạ, khói thuốc lá,

virút ) tác động sẽ kích thích quá trình phát triển ung thư ở một cơ quan nào đó

và một khối u sẽ từ từ xuất hiện. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều bị ung thư

mà chỉ có một số người bị, lý do vì gien sinh ung còn bị ức chế bởi gien đè nén

bướu. Đây là một cơ chế miễn dịch tự nhiên chống lại bệnh ung thư. Gien đè nén

bướu được kích hoạt bởi 1 hệ thống bảo vệ cơ thể, đó chính là hệ miễn dịch. Nếu

hệ miễn dịch tốt thì ung thư khó phát triển. Có thể nói bệnh ung thư luôn tiềm ẩn

trong cơ thể chúng ta. Nó kiên trì đợi sức khỏe (hệ miễn dịch) suy yếu cộng với

tình trạng cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư để phát triển thành khối ung

thư. Khối ung thư này sẽ từ từ lớn lên, xâm lấn xung quanh và di chuyển khắp nơi

(ung thư di căn) khiến người bệnh suy kiệt dần rồi tử vong.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phòng bệnh ung thư theo Y học hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng bệnh ung thư theo Y học hiện đại Trong cơ thể, bình thường luôn có sẵn mầm ung thư chính là gien sinh ung. Gien sinh ung khi bị các yếu tố gây ung thư (độc chất, tia phóng xạ, khói thuốc lá, virút…) tác động sẽ kích thích quá trình phát triển ung thư ở một cơ quan nào đó và một khối u sẽ từ từ xuất hiện. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều bị ung thư mà chỉ có một số người bị, lý do vì gien sinh ung còn bị ức chế bởi gien đè nén bướu. Đây là một cơ chế miễn dịch tự nhiên chống lại bệnh ung thư. Gien đè nén bướu được kích hoạt bởi 1 hệ thống bảo vệ cơ thể, đó chính là hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch tốt thì ung thư khó phát triển. Có thể nói bệnh ung thư luôn tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta. Nó kiên trì đợi sức khỏe (hệ miễn dịch) suy yếu cộng với tình trạng cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư để phát triển thành khối ung thư. Khối ung thư này sẽ từ từ lớn lên, xâm lấn xung quanh và di chuyển khắp nơi (ung thư di căn) khiến người bệnh suy kiệt dần rồi tử vong. Vì vậy, muốn giảm nguy cơ bị ung thư, chúng ta có 2 cách: - Cách 1: không tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư. Phương pháp này không thể thực hiện được một cách tuyệt đối vì chúng ta đang sống trong một môi trường có nhiều nguy cơ ô nhiễm. Chúng ta không thể tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư mà chỉ có thể cố gắng hạn chế tiếp xúc đến mức tối đa. - Cách 2: Phát triển, kích thích, đẩy mạnh hoạt động của gien đè nén bướu bằng cách luôn luôn củng cố bồi bổ sức khỏe (hệ miễn dịch). Đây chính là phương pháp chủ động nhất, tùy thuộc vào sự cố gắng giữ gìn sức khỏe để phòng ngừa bệnh tật của chúng ta. Phòng bệnh ung thư theo Y học cổ truyền (YHCT) Theo YHCT nguyên nhân gây bệnh ung thư gồm hai loại: - Ngoại nhân (nguyên nhân bên ngoài): là các yếu tố gây ung thư như ánh tia nắng mặt trời, vi trùng, virút, hóa chất, chất phóng xạ, ăn uống nhiễm độc chất (thuốc trừ sâu, chất phụ gia, chất bảo quản…). - Nội nhân (nguyên nhân bên trong): do các rối loạn tình chí - cảm xúc - tâm lý chủ yếu là lo, buồn, giận, sợ một cách thái quá và kéo dài liên tục. Bên cạnh đó chúng ta lại phải đè nén, cầm nín những cảm xúc đó (nuốt giận, giấu buồn, lo sợ không dám thổ lộ). Những điều này làm chính khí suy, sức khỏe suy kém, suy giảm hệ miễn dịch. Nội nhân là nguyên nhân gây bệnh chính vì chỉ khi hệ miễn dịch suy kém thì các yếu tố gây bênh (ngoại nhân) mới có thể xâm nhập tấn công cơ thể và gây bệnh (Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư). So sánh với quan điểm y học hiện đại, chính tình trạng stress liên tục (do các yếu tố gây stress) làm tinh thần bất an, căng thẳng luôn luôn lo, buồn, giận, sợ. Yếu tố gây stress làm gia tăng bài tiết các chất như Cathecholamine, Glucocorticoid (Cortisol) làm suy giảm miễn dịch. Chính tình trạng suy giảm miễn dịch là điều kiện làm xuất hiện và phát triển bệnh tật trong đó có ung thư. Như vậy, YHCT cũng có 2 cách giúp phòng chống bệnh ung thư: - Ngăn chặn các ngoại nhân: khó vì không thể nín thở để khỏi hít khí ô nhiễm, khói thuốc lá, không thể nhịn ăn để khỏi nhiễm độc chất từ thức ăn… - Ngăn ngừa nội nhân: tức là duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể giúp chống trả lại thành công các yếu tố gây bệnh. Giảm nguy cơ ung thư bằng phương pháp “4T” YHCT tác động chống suy giảm miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư bằng liệu pháp “4T”: T1: Tinh thần - Tâm lý: Duy trì cuộc sống tinh thần bình an, thanh thản (chống và giảm stress) T2: Thực phẩm: Chế độ ăn uống quân bình âm dương (axít – kiềm) T3: Tập thể thao, rèn luyện thân thể: thư giãn, tự xoa bóp, tập thở sâu, tập vận động toàn thân (thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga, đi bộ…) T4: Thuốc : Đông dược. 1. T1: Tinh thần – Tâm lý nhằm tạo một cuộc sống tinh thần luôn bình an (Thanh tâm) Đây là biện pháp giúp tiến tới 1 cuộc sống “3 giảm – 1 không”: giảm lo, giảm buồn, giảm giận, không sợ. Trong cuộc sống hằng ngày nhất là cuộc sống văn minh hiện đại đầy khẩn trương, phức tạp luôn thúc đẩy người ta phải lo nhiều (để tìm danh lợi, uy quyền…). Từ lo nhiều mà phát sinh buồn, giận, sợ. Chúng ta cần phân biệt 2 loại lo: lo vị kỷ và lo vị tha. - Lo vị kỷ là chỉ lo cho bản thân mình, danh lợi, chức tước, quyền lực… (thậm chí có thể gây hại kẻ khác) sẽ sinh ra nhiều hậu quả nguy hiểm là lo buồn, tức giận, lo sợ. - Lo vị tha: lo cho người khác, cho tập thể xã hội như thầy thuốc hết lòng lo cho bệnh nhân vô điều kiện, vô vị lợi thì rất ít nguy cơ phát sinh buồn, giận, sợ. Theo YHCT: Lo hại bộ máy tiêu hóa (tư thương tì), Buồn hại bộ máy hô hấp (bi thương phế), Giận hại bộ máy vận động (nộ thương can), Sợ hại bộ máy sinh dục, tuyến thượng thận, thận, xương tủy (khủng thương thận). Thường xuyên lo sợ thì nguy hiểm nhất vì gây suy giảm miễn dịch. Con người còn sống thì còn lo nghĩ nên vấn đề là lo cho ai, lo như thế nào. Lo “lành tính” chính là lo vị tha thì không hạn chế nhưng cũng không nên quá sức. Lo “ác tính” chính là lo vị kỷ, đầy nguy cơ sinh giận, buồn, sợ thì nên hạn chế. Khi tiến đến “3 giảm - 1 không”, không phải là ta trở nên vô cảm, không còn cảm xúc buồn, giận, sợ mà chính là ta tìm cách để tránh các nguyên nhân làm cho mình phải lo, buồn, giận, sợ. Tục ngữ có câu “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, vậy cây muốn yên thì chỉ còn cách đừng làm gì tạo gió, thậm chí gây bão. Muốn tiến “3 giảm-1 không” thì nên : - Đơn giản hóa cuộc sống, giảm các nhu cầu (quả dục). - Trong mối quan hệ giữa người với người: vị tha là chính, học tập và thực hiện tối đa các giá trị cuộc sống (living values). Thực hiện các giá trị cuộc sống bằng cách luôn tôn trọng người khác, hay tha thứ khoan dung, thường xuyên giúp đỡ người khác, thương yêu lẫn nhau sẽ giúp chúng ta bớt lo, buồn, giận, sợ (ngừa stress). - Còn nếu stress đã xảy ra thì giải tỏa stress bằng tư duy tích cực (Positive thinking). Khi gặp thất bại hay sự việc không vui, không hài lòng, làm căng thẳng, lo, buồn, giận, sợ thì lập tức phải suy nghĩ tìm các khía cạnh có lợi, các mặt tích cực, cái lỗi về phía mình… 2. T2: Thực phẩm - Chế độ ăn Phương pháp này giúp chúng ta tiến tới một chế độ ăn quân bình âm dương. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể con người (huyết tương) có tính hơi kiềm (Dương) nằm trong khoảng pH = 7,35-7,4. Nếu cơ thể có khuynh hướng axít (Âm) thì hoạt động tế bào kém, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết ra ngoài, chuyển hóa cũng chậm theo, tăng gánh nặng cho gan thận, suy giảm sức đề kháng, dễ xuất hiện các bệnh mạn tính như trước tiên dễ bị cảm cúm, nhiễm siêu vi (dân gian gọi là trúng gió). Đồng thời, tình trạng axít làm cho cơ thể mau già yếu, dễ mệt mỏi, tâm thần không ổn định. Yếu tố then chốt quyết định là chế độ ăn uống, thức ăn có thể chia thành nhóm sinh axít, sinh kiềm và trung tính. Những thức ăn ngon hấp dẫn phần lớn đều mang tính sinh axít như thịt, lòng đỏ trứng, gạo trắng, bánh mì trắng, đường trắng, trái lại các loại rau, củ, đậu, rong biển, trái cây và nhất là gạo lức đều mang tính sinh kiềm. Chế độ ăn thịt sinh axít vì có nhiều đạm động vật, trong quá trình chuyển hóa sẽ cho ra nhiều sản phẩm độc hại cho cơ thể như urê, acid uric, nitrit, nitrat… Chính lượng nitrit - nitrat cao trong máu sẽ phối hợp với các gốc Oxy tự do sẵn có trong cơ thể tạo thành Nitrosamin- một chất gây ung thư (chất này có nhiều trong thịt nướng, chiên, hun khói). Do đó đối với người trưởng thành, lượng đạm động vật nên đạt từ 25-30% trên tổng lượng đạm là thích hợp. Chế độ ăn chay có ưu điểm làm kiềm hóa máu. Trong bữa ăn chay, nếu thay gạo trắng bằng gạo lức, có thêm đậu, mè, nấm thì không sợ thiếu chất đạm và các loại axít amin. Đặc biệt một số nấm ngoài tính chất chứa nhiều đạm thực vật lại có những hoạt chất chống ung thư như nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm tuyết, nấm mèo đen, nấm hầu thủ. Nếu ăn chay trường, trong mỗi bữa ăn cần luôn luôn có đủ 4 nhóm: rau, củ, quả, bột đường, đạm thực vật (đậu, nấm), dầu thực vật. Ăn gạo lức muối mè kèm thức ăn chay thì rất tốt cho sức khỏe. Khi chọn thức ăn uống nên chọn các loại có chứa các vitamin kháng ung thư như vitamin A, B, C, E hoặc có khoáng chất chống ung thư như Ma-nhê, Kẽm, Germanium, Selenium. Tình trạng tăng axít trong cơ thể cũng thường xuất hiện khi lo lắng thái quá hay lao động quá sức. Nước uống nên chọn loại nước có chất khoáng lượng thích hợp, không chất có hại, độ cứng vừa, chứa nhiều oxy, chứa ion bicarbonat, có tính kiềm. Nên giới hạn dùng nước đá, kem lạnh vì dễ làm rối loạn tiêu hóa, viêm họng. Khi ăn cần nhai kĩ lưỡng trước khi nuốt vỉ khi nhai kỹ thức ăn đã được tiêu hóa một phần và được kiềm hóa một phần nhờ nước bọt. Chính cuộc sống hiện đại đầy khẩn trương khiến người ta ăn vội vàng, ăn những thức ăn nhanh (fast-food) không có thì giờ nhai. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến bộ máy tiêu hóa. Vậy chế độ ăn nhằm giảm nguy cơ ung thư: - Kiêng cữ mỡ động vật (mỡ heo, gà, bò…) - Hạn chế thịt (nướng , hun khói, chiên), muối, đường, trứng, hóa chất (phẩm màu, hương vị thực phẩm, chất bảo quản, phụ gia…) - Nên ăn rau (bông cải, dền,bắp cải), củ (cà rốt, dưa leo…), đậu (đậu trái, đậu hột: đậu đen, đậu đỏ), nấm (nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm tuyết, nấm mèo đen, nấm kim chi, nấm mỡ, nấm hầu thủ), rong tảo biển, trái cây (táo, dâu…), tỏi, hành tím, rau thơm, mè đen và cá đồng (ít) - Uống đủ nước: nước khoáng kiềm, nước trà xanh, nước trái cây, nước gạo lức rang, nước đậu đen, sữa đậu nành. 3. T3: Tập luyện Có nhiều phương pháp tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe (hệ miễn dịch) : - Thư giãn: chống stress (thư giãn thụ động và chủ động ). - Tự xoa bóp: thúc đẩy lưu thông khí huyết, chống ứ trệ như phương pháp tự xoa bóp “Cốc đại Phong” là phương pháp tự xoa bóp toàn thân từ đầu đến chân. Phương pháp này có tác dụng kép vừa của xoa bóp vừa của vận động. Nó làm tăng tiết Endorphin, một chất tác có tác dụng tăng miễn dịch, làm sảng khoái dễ chịu, tăng sức khỏe. - Tập thở sâu khi mệt, căng thẳng. - Tập thái cực quyền: Đây là môn võ dưỡng sinh rất phù hợp cho người lớn tuổi, sức khỏe kém. Môn võ này vừa giúp vận động toàn thân, lại giúp tinh thần bình an (thiền trong thế động). Tập hương công cũng có lợi cho sức khỏe. - Ngoài ra có thể tập thiền định, khí công, đi bộ chậm, thở sâu... 4. T4- Thuốc-Đông dược : Chỉ sử dụng lúc cơ thể quá mệt mỏi. Bồi bổ hệ miễn dịch bằng các dược liệu bổ tinh, khí, thần như đỗ trọng, ba kích, nhân sâm, linh chi, tâm sen.. Vậy, ung thư là chặng cuối của con đường bệnh tật, đầy đau khổ. YHCT có thể góp phần giảm nguy cơ ung thư, hạn chế tái phát ung thư bằng cách giúp bồi dưỡng nội lực (chính khí) làm tăng sức đề kháng với bệnh tật nói chung và ung thư nói riêng bằng liệu pháp 4T. Nhưng để phòng ngừa ung thư bằng các phương pháp trên thì khó thực hiện ở người còn trẻ, khỏe, còn ham danh lợi, chưa từng bị bệnh nặng, còn ham ăn ngon mặc đẹp… Các phương pháp trên phù hợp hơn với người cao tuổi. Người cao tuổi sức khỏe kém, cuộc đời đã qua nhiều phong ba bão táp, đã nếm đủ các lạc thú cũng như đã chịu nhiều đau khổ do đó dễ thấm thía các giá trị cuộc sống (living values), luật nhân quả và nhất là sau khi đã bị ung thư lần đầu, phải chịu đựng các tác dụng phụ của quá trình điều trị kết hợp phẫu, hóa, xạ cùng với nỗi ám ảnh ung thư tái phát, di căn. ThS.BS Quan vân Hùng – Trưởng khoa Nội 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphong_benh_ung_thu_theo_y_hoc_hien_dai_642.pdf
Tài liệu liên quan