Phòng và giải quyết sự cố đĩa cứng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu này có thể áp dụng tốt khi bạn làm việc

với đĩa cứng. Tuy nhiên, một khi bạn phát hiện triệu chứng bất thường

hay đã bị đĩa cứng "hành hạ” thì vẫn chưa phải là "hết thuốc chữa".

Chúng ta cùng chia sẻ cách thức để "chung sốnghoà bình" với thiết bị

chứa tất cả thông tin của bạn.

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Phòng và giải quyết sự cố đĩa cứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực tế, đĩa cứng là thứ ảnh hưởng tới bạn nhiều nhất trong máy tính chứ không phải là bộ xử lý! Chính vì thế việc kiểm soát được trạng thái đĩa cứng cũng như hoạt động của nó sẽ giúp bạn tránh mất mát thông tin quý báu. LỖI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT Phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu này có thể áp dụng tốt khi bạn làm việc với đĩa cứng. Tuy nhiên, một khi bạn phát hiện triệu chứng bất thường hay đã bị đĩa cứng "hành hạ” thì vẫn chưa phải là "hết thuốc chữa". Chúng ta cùng chia sẻ cách thức để "chung sống hoà bình" với thiết bị chứa tất cả thông tin của bạn. 1. Kiểm tra đĩa cứng Dù đĩa cứng đang hoạt động bình thường thì chuyện nên làm là "khám tổng quát" nó. Có ba phương án chính để kiểm tra và sửa lỗi đĩa cứng cũng như dữ liệu. a. Kiểm tra lỗi (Error Checking): Quy trình duyệt các tập tin và thư mục trên ổ đĩa, xác định những tập tin bị lỗi và những đối tượng được đăng kí tên trên bảng FAT nhiều lần, hay thông tin không chính xác như file sau khi xóa vẫn hiện diện trên danh sách đĩa cứng máy tính. Quá trình này sẽ dọn sạch những lỗi cơ bản và giúp máy tính ổn định hơn. Tuy nhiên hãy chú ý, nếu lần nào thực hiện kiểm tra lỗi cũng phát hiện trục trặc thì đó có thể là dấu hiệu báo trước đĩa cứng đang trên đà hỏng hóc, xuất hiện vùng xấu (bad sector) và có thể còn nhiều rắc rối khác. Bạn nên tìm giải pháp dự phòng. Việc quét lỗi cơ bản dạng này thường khá nhanh chóng. b. Quét bề mặt (Surface Scan): Phép kiểm tra này sẽ rà soát từng sector trên đĩa một cách chi tiết để xác định và đánh dấu những bad sector. Những khu vực này sau đó sẽ không được hệ điều hành sử dụng tới. Nếu còn sector dự phòng, chúng sẽ được sử dụng thay thế. Việc quét bề mặt thường tốn rất nhiều thời gian nhưng đây là cách duy nhất để phát hiện triệt để bad sector trên đĩa cứng mà không phải xóa dữ liệu hay định dạng lại ổ. c. Phép thử quét S.M.A.R.T (Self Monitoring, Analysis and Reporting Technology): Phép thử này sử dụng các thông tin báo về từ tính năng của công nghệ SMART tích hợp bên trong mỗi đĩa cứng hiện đại để suy luận ra kết quả. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lợi ích của công nghệ SMART ở phần sau của bài viết. Bây giờ, vấn đề cần quan tâm chính là dấu hiệu nào sẽ giúp bạn nhận biết một đĩa cứng đang "hấp hối"? 2. Dấu hiệu nguy hiểm Tuy bạn có thể sử dụng các phần mềm sửa lỗi để khắc phục rắc rối do bad sector gây ra, nhưng một khi đĩa cứng bắt đầu có trục trặc về vật lý, không gì có thể cản lại được. Trong trường hợp đó, việc phát hiện và hạn chế tối đa những thiệt hại là lựa chọn duy nhất mà bạn phải làm. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết thường thấy của một đĩa cứng sắp hỏng: - Thường xuyên bị treo hệ thống, đặc biệt là khi khởi động Windows. - Thường xuyên báo lỗi khi thực hiện các tác vụ cơ bản như chuyển, copy file. - Tên thư mục và tập tin bị lẫn lộn và thay đổi lung tung. - Thư mục và tập tin đột ngột biến mất không có lý do. - Thời gian truy xuất dữ liệu trên đĩa cứng lâu một cách kì lạ. - Đĩa cứng đột nhiên im lặng một lúc lâu sau khi bạn ra lệnh mở file hoặc thư mục. - Nội dung xuất ra bị sai lệch khi bạn mở file hay in dữ liệu. - Tiếng động lạ phát ra khi đĩa cứng vận hành. Khi có bất cứ dấu hiệu nào, bạn nên sử dụng một trong các công cụ đề cập dưới đây để kiểm tra càng sớm càng tốt. Âm thanh chính là yếu tố tuyệt vời nhất để nhận ra đĩa cứng đang gặp trục trặc. Nếu từ khi bắt đầu sử dụng đĩa cứng bạn không nghe thấy những âm thanh lạ như hiện tại thì hãy kiểm tra ngay. Nếu đĩa cứng ồn ào hơn bình thường hoặc phát ra những tiếng lạch cạch, bạn hãy chuẩn bị phương án sao lưu tức thời rồi kiểm tra thay thế đĩa cứng bởi có nhiều khả năng đĩa bắt đầu xuất hiện vấn đề ở phần cơ. Trong một số trường hợp treo máy và có tiếng kim loại va chạm bên trong ổ, bạn phải tắt máy tính ngay lập tức (rút dây điện luôn nếu không có cách nào khác) và chuyển ổ đến các chuyên gia cứu dữ liệu, vì càng để ổ hoạt động lâu sẽ càng nguy hiểm hơn. 3. SMART – Khái niệm và chức năng SMART là từ viết tắt của Self Monitoring, Analysis and Reporting Technology (Công nghệ tự theo dõi, chẩn đoán và báo cáo). Đây là tính năng tiêu chuẩn của các ổ đĩa cứng hiện đại, cho phép chúng tự theo dõi trạng thái hoạt động. Khi sử dụng kết hợp với phần mềm, bạn có được phương án dự báo lỗi khá hiệu quả. Hệ thống BIOS (Basic Input/Output System) của đại đa số các bo mạch chủ đều hỗ trợ SMART thu nhận thông tin từ đĩa cứng cũng như đưa ra các cảnh báo khi cần thiết. Tuy vậy, mặc định nó bị vô hiệu hóa để không kéo dài thời gian khởi động của hệ thống. Tuy nhiên, khả năng của BIOS chỉ có thể dự báo trạng thái chung chung của đĩa cứng theo kiểu "OK" hay "not OK" mà thôi. Những tính năng nâng cao khác chỉ có thể khai thác thông qua phần mềm của hãng thứ ba. Nguyên tắc làm việc của SMART là so sánh trạng thái, hiệu năng hiện hành của đĩa cứng với thông số mặc định của ổ. Ví dụ, nếu thời gian cần thiết để mô tơ tăng tốc đủ mức đọc dữ liệu thấp hơn so với quy định, SMART sẽ gửi thông báo tới hệ thống. SMART theo dõi hơn 30 giá trị khác nhau của đĩa cứng và thậm chí có thể hơn nếu như có sự hỗ trợ của cả hai nhà sản xuất đĩa cứng và bo mạch chủ. Để kích hoạt SMART từ trong BIOS, bạn truy cập vào CMOS bằng cách nhấn Del (hay nút nào đó thường xuất hiện khi khởi động), sau đó tìm phần Advanced BIOS Options và bật nó lên. Lưu ý, SMART không thực sự đáng tin cậy khi dùng để xác định lỗi của ổ đĩa do chỉ phân tích các giá trị vật lý của đĩa cứng mà thôi. Hiệu quả làm việc của SMART còn phụ thuộc vào bo mạch chủ và phần mềm. Hơn nữa, không có một tiêu chuẩn nào về SMART cả. Giá trị của những điểm cảnh báo đều do nhà sản xuất đặt ra và chúng thay đổi tuỳ theo hãng. Tốt nhất, bạn nên kết hợp SMART với một tiện ích theo dõi đĩa chuyên sâu. 4. Công cụ kiểm tra đĩa cứng a. Windows Disk Checking: CHKDSK Tiện ích này được tích hợp trong Windows XP và hỗ trợ đồng thời hai chế độ kiếm tra nhanh và quét bề mặt chi tiết. Bạn khởi động nó bằng cách mở My Computer và nhấn chuột phải lên ổ đĩa muốn kiểm tra rồi chọn Properties. Sau đó chuyển sang tab Tools và nhấn Check Now. Cách tốt nhất để sử dụng công cụ này là từ dấu nhắc Command Prompt vì cho bản báo cáo lỗi chi tiết hơn. Bạn mở Start > Run rồi gõ vào cmd và nhấn Enter. Tiếp đó gõ "chkdsk /v" kèm theo tên ổ đĩa muốn quét. Nhấn Enter. Quá trình quét lỗi nhanh sẽ diễn ra trong nháy mắt. Để quét bề mặt chi tiết, bạn thay khóa /v bằng /r. Chú ý chế độ này có thể sẽ yêu cầu máy tính phải khởi động lại. Sau khi quá trình quét hoàn tất, bạn xem bản báo cáo chi tiết bằng cách nhấn chuột phải vào My Computer, chọn Manage và mở Event Viewer\Applications. Bạn tìm những đối tượng mới nhất trong danh sách và nhấn đúp vào đó để mở bản báo cáo chi tiết về các tác vụ mà Chkdsk đã thực hiện cũng như số Bad Sector được phát hiện (nếu có). Nhìn chung, Chkdsk là ứng dụng khá toàn diện để kiếm tra đĩa cứng, có rất nhiều ứng dụng kiểm tra đĩa cứng cũng tận dụng cơ chế Chkdsk dưới một lớp giao diện khác để "đánh lừa" người dùng. b. Tiện ích của nhà sản xuất Hầu hết các đại gia trong làng đĩa cứng như Maxtor, Seagate đều cung cấp cho khách hàng một số công cụ kiểm tra. Những phần mềm này có hai ưu điểm chính là rất hiệu quả và dễ dùng. Một số ví dụ điển hình như Maxtor PowerMax, Seagate Seatools, Western Digital Data LifeGuard Diagnostics. Thông thường nếu bạn phát hiện ổ đĩa của mình có vấn đề và liên lạc với nhà sản xuất, họ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra bằng ứng dụng tương ứng do họ phát hành trước rồi sau đó mới tiến hành các chế độ bảo hành theo quy định. Hầu hết các tiện ích này đều yêu cầu cài đặt lên đĩa mềm hoặc đĩa CD có khả năng khởi động. Trong số chúng, chỉ có Data Life là cho phép kiểm tra đĩa cứng của hãng khác, ngoài ra nó cũng dễ dùng và hỗ trợ đủ cả soát lỗi, quét bề mặt và lấy thông tin SMART. Cách sử dụng chương trình như sau: Trước tiên, bạn tải nó về từ sau đó cài và chạy chương trình. Màn hình chính sẽ hiện đầy đủ thông số của các ổ đĩa vậy lý lẫn luận lý có trên hệ thống của bạn. Để tiến hành phép thử, bạn chỉ cần nhấn đúp chuột trái vào một ổ đĩa để mở menu chức năng. Trong menu này, mục Quick Test sẽ tiến hành soát lỗi đơn thuần, Extended Test sẽ rà soát bề mặt đĩa và Write Zeros sẽ nhanh chóng dọn sạch nội dung ổ đĩa. Nhấn đúp vào Smart Status ở phía phải cửa sổ chính, bạn sẽ nhận được bản báo cáo chi tiết các giá trị SMART. c. Phần mềm khác Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng xem xét DiskCheckup ( products/diskcheckup.htm), một công cụ miễn phí với chức năng quản lý thông tin SMART do nhà sản xuất Passmark Software thực hiện. Nó giao tiếp với từng ổ đĩa và lấy thông tin khá nhanh chóng. Giao diện của chương trình rất đơn giản và dễ sử dụng ngay cả với người dùng lần đầu. Sau khi tải về, bạn chỉ cần chạy file exe, chỉ định đĩa cứng cần kiểm tra từ menu thả xuống và nhấn Get Info là xong. Tiếp theo là ActiveSmart của Ariolic: Về cơ bản tính năng của tiện ích này giống DiskCheckup nhưng có nhiều ưu điểm hơn, ví dụ chia các giá trị theo chỉ mục (category) và lập biểu đồ so sánh chi tiết. Sau khi bạn khởi động chương trình, danh sách đĩa cứng sẽ xuất hiện, bạn chỉ cần nhấn đúp chuột vào đĩa muốn kiểm tra là bản báo cáo chi tiết sẽ hiện ra. Độ chênh lệch giữa các cột biểu đồ sẽ cho bạn biết hiện trạng nhanh hơn nhiều so với việc so sánh các con số. Active Smart sẽ liên tục ra lệnh lấy thông tin với một chu kì cố định và cảnh báo khi có một giá trị thay đổi đột ngột. Nhờ vậy bạn có thể theo dõi sức khỏe ổ đĩa theo thời gian thực (real-time). Chu kỳ yêu cầu thông tin có thể được thiết lập trong bảng tùy chọn Preferences của chương trình. Có nhiều chọn lựa chế độ quét, và mặc định Active Smart sẽ quét đĩa cứng lúc Windows nạp xong và lặp lại theo chu kì 1 giờ. Việc lấy thông tin diễn ra rất nhanh và hầu như không sử dụng tài nguyên hệ thống. Khác với DiskCheckup, ActiveSmart là phần mềm thương mại và chỉ cho dùng thử 21 ngày. Mặc dù tính năng cơ bản của cả hai giống nhau nhưng việc sử dụng ActiveSmart có nhiều tiện lợi hơn. Một tiện ích khác là HD WorkBench của DIY Data Recovery ( Phần mềm thương mại này cũng có thời gian dùng thử miễn phí và được trang bị đầy đủ các tính năng soát lỗi cần thiết. Cuối cùng là Norton Utilities cực kì thông dụng của Symantec với gói công cụ Norton Disk Doctor truyền thống. Về cơ bản, NDD sử dụng cơ chế quét tích hợp Chkdsk của Windows, tuy nhiên nó cho những bản báo cáo chi tiết hơn rất nhiều cũng như đưa ra nhiều giải pháp khắc phục lỗi hiệu quả hơn. 5. Khắc phục Bad Sector BadSector (khoảng hư hỏng) là một khoảng đĩa không còn khả năng tiếp nhận dữ liệu. Có nhiều lý do để phát sinh yếu tố này, tuy nhiên nó sẽ khiến hệ điều hành của bạn không sử dụng khoảng đĩa cứng bị đánh dấu lỗi này. Nếu đĩa cứng đang được sử dụng hoặc đang định dạng thì Bad Sector không phải là vấn đề vì các phần mềm định dạng thường tự động đánh dấu vị trí Bad Sector và tránh sử dụng chúng về sau này. Những thế hệ ổ đĩa hiện đại được nhà sản xuất tặng kèm những sector dự phòng để thay thế khi cần thiết; giúp cải thiện phần nào những giới hạn của công nghệ chế tạo ổ cứng. Khi đĩa cứng được định dạng, những Bad Sector sẽ bị đánh dấu và Sector dự phòng sẽ được đưa vào sử dụng thay thế. Rắc rối cho người dùng chính là khi những Sector tốt bị "hỏng" và chuyển thành Bad Sector, khiến dữ liệu lưu trữ trong chúng bị lỗi hoặc biến mất. Hệ điều hành trong trường hợp này sẽ tự động tìm cách thay thế bằng các Sector dự phòng, điều này thường dẫn tới việc mất mát thông tin và nghiêm trọng hơn là hệ thống có thể "chết" nếu Bad Sector rơi đúng vào vị trí của các tập tin quan trọng. Có hai loại Bad Sector: + Bad Sector ảo được tạo ra chủ yếu do lỗi phần mềm hoặc trục trặc đầu đọc/ghi của đĩa cứng. Việc dữ liệu được "thả” xuống đĩa từ không chính xác sẽ khiến hệ điều hành không nhìn nhận chính xác và tự động đánh dấu Bad Sector. Những loại Bad Sector này có thể khôi phục sau khi bạn xóa dữ liệu triệt để, ví dụ format cấp thấp. + Bad Sector thực sinh ra do trục trặc vật lý. Dấu hiệu nhận biết thường là việc "lây lan" nhanh chóng do đầu đọc hoặc tác nhân vật lý bên trong đĩa cứng có vấn đề nên liên tục tạo ra các tổn thất cho cơ cấu đĩa từ của ổ cứng. Khi đó, với cơ chế thay thế tự động, các Sector dự phòng sẽ được dồn lên liên tục khiến cho nhiều phần mềm kiểm tra khó lòng nhận ra đúng lỗi. Dĩ nhiên, sau khi hết sector dự phòng thì trục trặc thực sự sẽ bắt đầu, đĩa cứng cực kì thiếu ổn định. Nếu bạn thường xuyên mất dữ liệu hoặc nghe tiếng động lạ, hãy huy động đĩa quang hoặc ổ cứng khác để lưu toàn bộ dữ liệu trước khi ổ cứng hiện thời "chết" hẳn. Nếu đĩa cứng của bạn trở nên vô dụng vì dữ liệu bị lỗi liên tục mà tất cả những công cụ quét không thể khắc phục thì vấn đề đã trở nên khá nghiêm trọng. Có nhiều lý do cần phải tính toán tới. Thứ nhất, đĩa cứng có trục trặc vật lý và sẽ hỏng rất nhanh; thứ hai, hệ thống bị ảnh hưởng bởi virus hoặc lỗi từ các phần mềm đã tạo ra Bad Sector ảo. Trong cả hai trường hợp, bạn phải nhanh chóng sao lưu toàn bộ dữ liệu. Tiếp theo, bạn tiến hành việc xóa tận gốc thông tin của ổ cứng. Việc này không thể thực hiện bằng cách format cấp cao thông thường mà phải sử dụng phần mềm chuyên dụng của nhà sản xuất, ví dụ như DigiLife hay PowerMax. Nếu thực sự các Bad Sector hiện tại chỉ là ảo thì việc này sẽ sửa toàn bộ lỗi, sau đó, bạn có thể cài lại hệ điều hành và đưa vào sử dụng như bình thường. Tuy vậy, trong trường hợp có trục trặc vật lý, bạn không còn cách nào khác ngoài việc thay thế bằng ổ mới thông qua chế độ bảo hành hoặc "đau khổ" rút ví của mình ra. Những bức ảnh người thân, phim số, nhật kí, tài liệu, tin nhắn, thông tin kinh doanh và nhiều thứ quan trọng khác của bạn hay tất cả những thứ bạn cần để làm việc cũng như giải trí với máy tính đều được chứa trong đĩa cứng ngay cả khi máy tính đã tắt. Thực tế, đĩa cứng là thứ ảnh hưởng tới bạn nhiều nhất trong máy tính chứ không phải là bộ xử lý! Chính vì thế việc kiểm soát được trạng thái đĩa cứng cũng như tình hình hoạt động của nó sẽ giúp bạn tránh mất mát thông tin. Những công cụ vừa giới thiệu đều rất hữu dụng bởi chúng cho phép theo dõi sức khỏe, quá trình làm việc của đĩa cứng, đưa ra các cảnh báo nếu có vấn đề bất thường để bạn có phương án khắc phục kịp thời. CHỌN MUA ĐĨA CỨNG Vấn đề lưu trữ hiện nay khá đơn giản do giá ổ cứng đã giảm đáng kể và giá GB/USD thấp hơn bao giờ hết. Thực tế, không có định mức nào cho dung lượng đĩa cứng, bạn cần bao nhiêu thì mua bấy nhiêu, điều đáng quan tâm là tốc độ (thường là 7200rpm), giao tiếp (SATA-2) và chế độ bảo hành từ nhà sản xuất. Nếu cần dung lượng lớn, bạn có thể xem xét một vài sản phẩm trên 250GB như Caviar SE16 320GB của Western Digital và Seagate Barracuda 7200.10 320GB. Hai sản phẩm này cạnh tranh quyết liệt trong các phép thử nghiệm cũng như nhận xét của người dùng. Seagate có vẻ tốt hơn trong các ứng dụng đa phương tiện, trong khi Western Digital lại vượt lên khi hệ thống thực hiện tác vụ xử lý đa nhiệm. Mặc dù vậy, thực tế sử dụng sẽ không khác biệt nhiều. Bạn cũng có thể xem xét những model dung lượng từ 400GB trở lên nếu thường xuyên lưu phim ảnh, hay là một tín đồ trung thành của BitTorrent vì số tiền phải chi thêm cho mức dung lượng tăng cường chắc chắn không nhiều như mua thêm ổ mới. Dĩ nhiên, không cần thiết phải có tới 2 ổ cứng trong cùng một máy tính, nhưng nếu lắp như thế bạn có thể tận dụng được ưu thế tốc độ hoặc tính an toàn dữ liệu của RAID-0 hoặc RAID-1. Ngay cả khi không muốn sử dụng RAID, hiệu năng cũng có thể được cải thiện trong Windows bằng cách đặt các file tráo đổi cũng như ứng dụng sang ổ đĩa cứng thứ hai. Một số nhà sản xuất có phát triển các loại ổ đĩa tốc độ cực cao như Western Digital với dòng Raptor, tuy nhiên điểm yếu của các ổ loại này là dung lượng khá nhỏ và giá thành cao. Một vấn đề khác cần phải đặc biệt chú ý là nhiệt độ của đĩa cứng, tránh để nhiệt độ lên quá cao. Bạn nên dùng một số phần mềm chuyên dụng theo dõi như SpeedFan (_www.almico.com) hay Motherboard Monitor 5. Nếu muốn đảm bảo các thông số chính xác tuyệt đối, bạn có thể tham khảo thêm những giải pháp phần cứng của một số nhà sản xuất thứ 3 như CoolerMaster Aerogate II hay CoolDrive 6 (_www.fastest.com.vn). Tạm thời, những lựa chọn SSD và Hybrid chưa có nhiều - SSD còn quá đắt (khoảng 350USD cho loại 32GB), Hybrid mới chỉ có trên máy tính xách tay đời mới đắt tiền, người dùng Desktop vẫn nên trung thành với các loại ổ đĩa truyền thống kết hợp với USB Flash vì dễ dàng hơn cho việc nâng cấp cũng như bảo trì. Nhìn chung, không có một công thức cụ thể cho việc lựa chọn ổ cứng đặc biệt là trên hệ máy tính để bàn cá nhân. Bạn nên tự đánh giá dựa trên nhu cầu cá nhân và chọn mức dung lượng cũng như kiểu cấu hình phù hợp với nền tảng phần cứng mà mình đang sở hữu. MỘT SỐ CHỈ SỐ QUAN TRỌNG Số hoạt động truy xuất mỗi giây (Number of I/O operations per second): Các loại ổ đĩa hiện đại có thể thực hiện khoảng 50 Random Access (truy cập ngẫu nhiên) hoặc 100 Sequential Access (truy cập liên tục) mỗi giây. Năng lượng tiêu thụ (Power Consumption): Mặc dù người dùng bình thường hầu như ít khi quan tâm tới vấn đề này, tuy nhiên nó rất quan trọng trong các hệ máy tính cao cấp với số lượng lớn đĩa cứng (có thể lên tới hàng chục đĩa trên mỗi máy hoặc hàng trăm trong toàn hệ thống). Hơn thế nữa, chỉ số này còn rất quan trọng đối với thiết bị di động dùng pin. Chỉ số này càng thấp thì càng tiết kiệm điện, sử dụng pin lâu hơn. Độ ồn: Bên trong đĩa cứng có trục quay và đầu từ là các thành phần cơ học chuyển động, do đó khi vận hành sẽ phát ra tiếng động. Đơn ví tính là bel hoặc decibel, chỉ số này càng thấp thì càng tốt. Định mức G-Shock: Chỉ số càng cao thể hiện độ bền của ổ trước các chấn động vật lý càng tốt. Tốc độ truyền dữ liệu (Transfer Rate): Chỉ số trung bình lượng dữ liệu mà ổ cứng có thể truyền mỗi giây (thường tính bằng MB). Thời gian truy cập ngẫu nhiên (Random Access Time): Khoảng thời gian trung bình để đĩa cứng tìm kiếm một đối tượng dữ liệu ngẫu nhiên (ổ cứng hiện tại thường có chỉ số này trong khoảng 5-15ms). Bộ đệm dữ liệu (Cache): Nơi sẽ lưu tạm những dữ liệu quan trọng cho đĩa cứng khi hoạt động để tăng tốc độ truy xuất. Bộ đệm càng lớn thì tốc độ truy xuất dữ liệu càng cao. Thời gian tìm kiếm (seek time): Đây là một trong vài yếu tố trễ trong quá trình đọc ghi dữ liệu trên ổ đĩa máy tính nói chung và đĩa cứng nói riêng. Để có thể đọc được dữ liệu, đầu từ phải chuyển đến đúng vị trí, quy trình này gọi là seeking và thời gian cần thiết để đầu từ tới được đó gọi là seek time. Do giá trị này phụ thuộc nhiều vào vị trí xuất phát của đầu từ nên thường người ta chỉ tính giá trị trung bình. Một ổ cứng tầm trung có seek time vào khoảng 8ms, ổ cao cấp có thể đạt tới 4ms.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphong_va_giai_quyet_su_co_dia_cung_.PDF