Phòng vệ chính đáng

Điều 15 BLHS quy định:

“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích cảu Nhà nước, của tổ

chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác mà chống trả

lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạmcác lợi ích nói trên”.

"Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm".

pdf14 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phòng vệ chính đáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng vệ chính đáng Điều 15 BLHS quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích cảu Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”. "Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm". 1. Các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ a. Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật. Sự tấn công phải là hành vi của con người, nếu nguồn nguy hiểm do thiên nhiên hoặc súc vật gây ra thì không làm phát sinh quyền phòng vệ mà làm phát sinh tình trạng nguy hiểm của tình thế cấp thiết. Tuy nhiên, không phải mọi sự tấn công của con người đều làm phát sinh quyền phòng vệ, quyền phòng vệ chỉ phát sinh khi sự tấn công là nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật. Sự tấn công phải nguy hiểm đáng kể, thông thường tính nguy hiểm của hành vi tấn công thường được xác định nguy hiểm đến mức là tội phạm, nghĩa là hành vi tấn công có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên đây không phải là điều kiện bắt buộc vì hành vi tấn công có thể do người không đủ điều kiện về chủ thể (người chưa đủ tuổi hoặc không có năng lực trách nhiệm hình sự) thực hiện hoặc hành vi tấn công đang xảy ra hoặc đang đe dọa xảy ra tức khắc và chưa xác định cụ thể mức độ thiệt hại nên chưa thể biết là hành vi đó có cấu thành tội phạm hay không thì cũng là hành vi nguy hiểm đáng kể. Ví dụ như hành vi của người dùng hung khí nguy hiểm như dao, gậy,.. đang tấn công người khác cho dù hậu quả chưa xảy ra cũng được xem là hành vi nguy hiểm đang kể. Hơn nữa, trước một sự tấn công trái pháp luật đang xảy ra thì công dân bình thường không đủ điều kiện khách quan và chủ quan để phân tích đó có phải là hành vi phạm tội hay không. Bên cạnh đó, để làm phát sinh quyền phòng vệ thì trái pháp luật. Vì phòng vệ chính đáng là cho phép công dân dùng vũ lực để chống trả lại các hành vi xâm phạm đến lợi ích được nhà nước bảo vệ nên các hành vi xâm phạm đó phải là những hành vi trái pháp luật, là những hành vi mà pháp luật không cho phép thực hiện. Nếu hành vi tấn công là hợp pháp như hành vi công an bắt tội phạm hoặc hành vi của quần chúng nhân dân bắt giữ người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã,.. thì không làm phát sinh quyền phòng vệ. b. Sự tấn công xâm phạm lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, đây là những quyền và lợi ích được nhà nước bảo vệ. Hành vi xâm hại không nhất thiết là chỉ xâm hại đến lợi ích của người phòng vệ mà còn xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của cá nhân khác. Các lợi ích bi xậm hại thường là những lợi ích về tài sản hoặc nhân thân như tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm. c. Sự tấn công phải đang hiện hữu nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc Hành vi tấn công đòi hỏi phải đang hiện hữu vì như vậy mới có đủ căn cứ để đáng giá hành vi tấn công đó là trái pháp luật, nguy hiểm đáng kể, và đang xâm phạm các lợi ích được Nhà nước bảo vệ. Hành vi tấn công phải đang xảy ra nghĩa là hành vi đó đã bắt đầu và chưa kết thúc nên cho phép người phòng vệ chống trả lại để ngăn chặn hành vi tấn công, tránh những nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đe doa xảy ra ngay tức khắc củng làm phát sinh quyền phòng vệ, sự thừa nhận này là phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan nhằm tạo điều kiện chủ động cho người phòng vệ ngăn chặn sự tấn công được kịp thời và có hiệu quả vì hành vi tấn công là của con người nên thường bất ngờ và có tính nguy hiểm cao. Một trường hợp đặc biệt cũng được thừa nhận là phòng vệ chính đáng là trường hợp có hành động ngăn chặn xảy ra sau khi hành vi tấn công đã kết thúc nếu hành động ngăn chặn đi liền ngay sau hành vi tấn công và có khả năng khắc phục thiệt hại. Ví dụ: người bị cướp tài sản đã đuổi đánh người phạm tội để lấy lại tài sản. Lưu ý: nếu hành vi tấn công chưa có những biểu hiện đe dọa xảy ra ngay tức khắc hoặc đã chấm dứt hoàn toàn trên thực tế thì không làm phát sinh quyền phòng vệ. Nếu có hành vi chống trả trong trường hợp này thì được gọi là phòng vệ quá sớm hoặc phòng vệ quá muộn.  Phòng vệ quá sớm: là trường hợp có hành vi chống trả khi chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc.  Phòng vệ quá muộn là trường hợp có hành vi chống trả khi sự tấn công đã thực sự chấm dứt trên thực tế.  => Hai trường hợp này vì quyền phòng vệ không khởi phát nên hành vi chống trả không được xem là phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự như trường hợp bình thường khác. Hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao: Trích Chỉ thị số 07/TATC ngày 22/12/1983 của Toà án nhân dân tối cao. Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc lợi ích chính đáng của công dân phải có tính nguy hiểm cho xã hội với mức độ đáng kể, mặc dù không nhất thiết phải là một hành vi phạm tội. Ví dụ: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, trong điều kiện bình thường, dùng dao chém người khác; người không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự (người mắc bệnh tâm thần, trẻ em dưới 14 tuổi) có hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay cho người khác như đốt nhà hoặc dùng dao chém người khác. Nếu hành vi xâm hại chỉ có tính chất nhỏ nhặt, tức là tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, không phải là phạm tội (như trộm cấp vặt, xô đẩy, đấm đá nhẹ…) thì việc phòng vệ bằng cách gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của người xâm hại không được coi là phòng vệ chính đáng, mà là hành vi phạm tội theo các tội danh khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể (gọi tắt là theo quy định chung của pháp luật). Việc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi bị người khác bắt, giữ (tức là thực hiện hành vi có ích cho xã hội) đã chống trả lại, gây thiệt hại cho người bắt giữ không được coi là phòng vệ chính đáng, mà phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định chung của pháp luật. Ví dụ: Hành vi của kẻ gây rối trật tự đánh lại nhân viên công an hoặc đội viên thanh niên cờ đỏ đang dùng vũ lực để bắt giữ thì bị coi là tội chống người thi hành công vụ. b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là đã bắt đầu, nếu nó đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của người xâm hại không được coi là phòng vệ chính đáng. Ví dụ: B gặp A đang đi ngoài phố, B bảo A: “Nếu đến giờ X, ngày Y… mà A không đem tiền hoặc đồ vật đến nộp ở địa điểm Z…, thì sẽ bị giết”, A bực mình rút ngay súng bắn chết B. C cãi nhau với D và bị D đánh; khi D bỏ đi, C lấy súng bắn đuổi theo làm cho D chết. Hành vi phòng vệ “quá sớm” của A và hành vi phòng vệ “quá muộn” của C không được coi là phòng vệ chính đáng, mà cấu thành tội giết người thông thường với tình tiết giảm nhẹ do nạn nhân có lỗi. c) Hành vi phòng vệ chính đáng được thực hiện không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà có thể bằng cách tích cực, chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại và do đó chỉ có thể là cố ý. Ví dụ: A cầm gậy đánh B, B tránh được rồi đâm A ngã gục. Vì vậy, nếu một người dù có khả năng bỏ chạy hoặc kêu cứu mà vẫn gây thiệt hại cho người xâm hại để phòng vệ, thì hành động của họ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Nếu trong khi phòng vệ mà gây thiệt hại, không phải là cho người xâm hại, mà cho người thứ ba, thì hành vi gây thiệt hại không được coi là phòng vệ chính đáng, mà tùy theo tình tiết của sự việc cấu thành tội giết người, tội cố ý gây thương tích nặng, gây tổn hại cho sức khỏe người khác…, theo quy định chung của pháp luật và có thể có tình tiết giảm nhẹ nhất định. Ví dụ: vì bị A đánh, B vừa tránh vừa chém lại A, nhưng không may lại chém nhầm phải C là người vừa vào để can ngăn. Hành vi vô ý gây thiệt hại cho người xâm hại không phải là phòng vệ chính đáng, mà có thể là hành vi phạm tội thông thường vô ý. Ví dụ: Khi giằng co để không cho người say rượu đánh mình, người cầm súng đã vô ý để súng nổ làm chết người say rượu. Hành vi phòng vệ bằng cách cố ý gây thương tích, nhưng dẫn đến hậu quả chết người (ngoài sự mong muốn của người gây thương tích), cũng được coi là có tính chất phòng vệ. d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. 2. Các điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ a. Mục đích của sự phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công nghĩa là hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công. Bởi vì mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn một cách tích sự sự tấn công, hạn chế thiệt hại do sự tấn cống gây ra. Cần lưu ý rằng luật hình sự không đòi hỏi hành vi phòng vệ phải là biện pháp cuối cùng và duy nhất, nghĩa là ngay khi phát sinh quyền phòng vệ thì người phòng vệ có quyền áp dụng ngay các biện pháp chống trả mà không buộc phải lựa chọn các biện pháp khác trước đó. Nghĩa là người phòng vệ chẳng những được áp dụng các biện pháp nhằm gạt bỏ sự đe dọa, tránh hoặc đẩy lùi sự tấn công mà còn có quyền áp dụng các biện pháp chống trả tích cực ngay cả khi các biện pháp này có khả năng gây thiệt hại cho người tấn công. Tuy nhiên thực tiễn thừa nhận trường hợp biệt lệ đối với hành vi tấn công của trẻ em hoặc người không có năng lực trách nhiệm hình sự, thì chỉ được xem là phòng vệ chính đáng khi hành vi phòng vệ phải là biện pháp cuối cùng và duy nhất, vì đối tượng trẻ em và người không có năng lực trách nhiệm hình sự cần được xã hội đối xử một cách đặc biệt ngay cả khi học có hành vi tấn công. b. Sự phòng vệ phải trong giới hạn "cần thiết" để ngăn chặn sự tấn công, đây là phạm vi của hành vi phòng vệ. Sự "cần thiết" của hành vi phòng vệ không đòi hỏi sự tương xứng về công cụ, phương tiện, hoặc sự tương đồng về mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công và hành vi phòng vệ gây ra. Thực tiễn vẫn chấp nhận phòng vệ trong giới hạn "cần thiết" ngay cả khi thiệt hại do hành vi phòng vệ gây ra lớn hơn thiệt hại do hành vi tấn công gây ra, nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể biện pháp và mức độ phòng vệ đó là cần thiết để ngăn chặn sự tấn công. Tuy nhiên việc lựa chon biện pháp cũng như mức độ phòng vệ không được rõ ràng quá mức cần thiết, tức là hành vi phòng vệ cũng phải có mức độ, vì chỉ ở mức độ cần thiết mới được coi là chính đáng, là có ích cho xã hội, nếu vượt quá mức độ cần thiết thì hành vi đó lại trở nên nguy hiểm cho xã hội. Để đánh giá giới hạn cần thiết cần dựa vào cả những điều kiện khách quan và chủ quan. Các căn cứ để đánh giá giới hạn cần thiết của sự phòng vệ - Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại. - Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra. - Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công. - Tính chất và mức độ của phương pháp, phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công đã sử dụng, thời gian, địa điểm xảy ra hành vi tấn công và phòng vệ. - Sức mạnh và khả năng phòng vệ. Trích Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986: Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội. b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ. c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại. d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ. Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya) v.v… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ. Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng. 3. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Khoản 2 Điều 15 BLHS quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”. Đây là trường hợp người phòng vệ đã có quyền phòng vệ, đã phòng vệ vào chính người có hành vi tấn công nhưng đã đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm cua hành vi xâm hại, nên đã lựa chọn biện pháp và mức độ phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết cho người có hành vi xâm hại, trong khi rõ ràng không cần thiết để gây thiệt hại như vậy. Để đánh giá hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết cần xem xét tổng hợp toàn bộ các tình tiết liên quan đến sự việc trong đó cần so sánh khách thể được phòng vệ và khách thể bị hành vi phòng vệ gây thiệt hại, mức độ gây thiệt hại ra cho người tấn công và mức độ thiệt hại do hành vi tấn công đe dọa gây ra, tương quan lực lượng, công cụ, phương tiện bên tấn công và bên phòng vệ sử dung, vv... Người gây ra thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng đây là trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được qui định tại điểm c khoản 1 điều 46 BLHS, vì hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ phát sinh trên cơ sở hành vi xâm hại trái pháp luật của chính người bị hại. 4. Phòng vệ tưởng tượng Phòng vệ tưởng tượng là việc gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người đó hiển nhiên có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội. Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm một cách không có căn cứ là có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội, được coi là phạm tội do cố ý theo quy định chung của pháp luật. Ví dụ: A đang đi trong vườn hoa lúc có nhiều người, thấy B đang ngồi ở ghế đá đứng lên lững thửng đi về phía mình; A rút dao đâm B vì tưởng lầm là B đến cướp tài sản của mình. Trong trường hợp này, mới chỉ trông thấy B đi lững thững về phía mình trong hoàn cảnh vườn hoa có nhiều người mà đã vội nghi ngờ là B đến cướp tài sản của mình. Sự nghi ngờ đó là hoàn toàn không có căn cứ; do đó hành vi A đâm B là phạm tội do cố ý. Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý rằng có sự xâm hại thực sự và người đó không biết rằng mình đã tưởng lầm. Trong hoàn cảnh cụ thể nhất định, người phòng vệ tưởng tượng không nhận thức được, không buộc phải nhận thức được, và không thể nhận thức được là không có hành vi xâm hai nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: A đi qua vườn hoa trong đêm tối gặp mây tên càn quấy, bọn này tưởng A là thiếu nữ, do bọn chúng thách đố nhau, một tên đến gần và dở trò trêu ghẹo thì bị A rút dao đâm, vì A tưởng lầm rằng tên đó có ý định cướp tài sản. Trong trường hợp này hành động trêu ghẹo của nạn nhân mặc dù thực chất không phải là cướp tài sản, nhưng đã là cơ sở cụ thể để cho A tin tưởng rằng bị cướp, do đó A được miễn trách nhiệm hình sự. PV tưởng tượng cũng là một dạng sai lầm về sự việc, thường xảy ra các trường hợp sau:  Hoàn toàn không có sự tấn công nào cả, thực tế HV tấn công đã không xảy ra nhưng người PV lại tuởng là có sự tấn công.  Có sự tấn công nhưng người PV đã thực hiện HVPV nhầm vào người không có HV tấn công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf102_1275.pdf
Tài liệu liên quan