Phương phám khám lâm sàng bệnh tim mạch

Khám bệnh nhân tim mạch cần tỉ mỉ, cẩn thận, phát hiện chính xác các triệu

chứng có trên bệnh nhân để phục vụ cho chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Khám hệ thống tim mạch bao gồm:

-Khám tim.

-Khám mạch

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương phám khám lâm sàng bệnh tim mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương phám khám lâm sàng bệnh tim mạch (Kỳ 1) Khám bệnh nhân tim mạch cần tỉ mỉ, cẩn thận, phát hiện chính xác các triệu chứng có trên bệnh nhân để phục vụ cho chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Khám hệ thống tim mạch bao gồm: - Khám tim. - Khám mạch. 1. Khám tim. Tim là cơ quan nằm sâu trong lồng ngực. Khám tim gồm các thao tác: nhìn, sờ, gõ, nghe. 1.1. Nhìn: - Nhìn tổng trạng bệnh nhân, thể trạng phát triển cân đối hay gầy yếu, có biến dạng lồng ngực, lồng ngực hình gà hay gặp ở bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh. Có móng tay khum, ngón tay dùi trống hay không? - Nhìn môi, cánh mũi, đầu ngón tay, ngón chân có tím hay không? Bệnh nhân có khó thở hay không? Nhịp thở có nhanh, nông không? Có cánh mũi phập phồng hay không? - Nhìn mỏm tim đập ở đâu? Bình thường mỏm tim đập ở liên sườn IV-V trên đường vú đòn trái, mỏm tim có đập mạnh hay không? Nhìn mũi ức có đập theo nhịp tim hay không? Nếu mũi ức đập theo nhịp tim gọi là dấu hiệu Harger (+). - Nhìn xem bệnh nhân có phù mặt, phù ở chân hay không? Phù có tím hay không? Thường nhìn kết hợp với sờ để đánh giá chính xác hơn các triệu chứng. 1.2. Sờ: Sờ tim để phát hiện một số triệu chứng. - Vị trí chính xác mỏm tim đập, sờ bằng cả lòng bàn tay, áp sát vào ngực bệnh nhân để tìm vị trí đập rõ nhất của mỏm tim. Khi suy tim, tim to ra thì mỏm tim ở ngoài đường vú đòn trái và có thể xuống thấp đến liên sườn VI, VII. - Sờ rung mưu tại các vùng của tim, hay thấy rung mưu ở mỏm tim, rung mưu ở liên sườn III- IV trái, nơi có các tiếng thổi có cường độ lớn 4/6 - 5/6... - Rung mưu là cảm giác một vùng cơ tim rung đập vào thành ngực khi ta đặt bàn tay lên vùng ngực đó. Cảm giác rung này giống như khi ta sờ tay vào lưng mèo. Có rung mưu tâm thu, rung mưu tâm trương. - Sờ vùng hạ sườn phải để xác định có gan to không? Trong suy tim thường thấy có gan to dưới bờ sườn phải, kèm theo tĩnh mạch cổ nổi, làm nghiệm pháp phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+), gan nhỏ lại sau điều trị suy tim được gọi là gan đàn xếp. 1.3. Gõ tim: Gõ tim để xác định diện đục tương đối của tim. Sơ bộ đánh giá tim to ra trong suy tim hay tràn dịch màng ngoài tim. + Bình thường diện đục tương đối của tim là một hình bình hành: - Diện đục bên phải của tim cách bờ ức sườn phải 1 - 1,5cm. - Diện đục bên trái của tim cách bờ ức sườn trái 1 - 1,5cm. - Mỏm tim không vượt quá liên sườn V đường vú đòn trái. 1.4. Nghe tim: Nghe tim là phương pháp khám quan trọng để xác định một số bệnh lý tim mạch, nhất là bệnh van tim. Nghe tim phải được thực hiện rất chu đáo, trong phòng yên tĩnh, xác định chính xác các tạp âm tim trong các thì tâm thu và tâm trương. Nghe tim ở tất cả các vùng nghe tim; sau đó nghe kỹ lại ở những vị trí có tạp âm bệnh lý. + Nghe tim để đánh giá: - Tần số tim nhanh hay chậm, đều hay không đều. - Các tiếng tim: T1, T2 và các tiếng bất thường. - Các tiếng thổi bệnh lý.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_pham_kham_lam_sang_benh_tim_mach_ky_1.pdf
  • pdfphuong_pham_kham_lam_sang_benh_tim_mach_ky_2.pdf
Tài liệu liên quan