Phương pháp điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ

Tắc lệ đạo là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và tạo cho bà mẹ rất

nhiều âulo. Không lo sao được khi mà đứa con bé bỏng vừa mới chào đời của

mình thường xuyên bị chảy nước mắt sống dù bé không khóc, rồi lâu ngày mắt

bệnh tiết mủ vàng, đóng ghèn làm bé bị viêm kết mạc tái đi tái lại.

Bác sĩ Trần Châu Thái, Trưởng phòng khám Mắt Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ

giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Hình trên giúp hình dung được dễ dàng, nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ sẽ

tráng bề mặt nhãn cầu rồi tập trung đổ vào điểm lệ, là một lỗ nhỏ nằm ở khóe

trong của mắt, từ đây nước mắt sẽ đivào một ống nhỏ để đổ vào khe mũi dưới.

Ống nhỏ này chính là lệ đạo.

Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hố lệ đến khe mũi dưới.

Nước mắt vào lệ đạo qua điểm lệ, chảy trong lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi và chảy

vào vùng mũi họng qua khe mũi dưới.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Phương pháp điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ Tắc lệ đạo là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và tạo cho bà mẹ rất nhiều âu lo. Không lo sao được khi mà đứa con bé bỏng vừa mới chào đời của mình thường xuyên bị chảy nước mắt sống dù bé không khóc, rồi lâu ngày mắt bệnh tiết mủ vàng, đóng ghèn làm bé bị viêm kết mạc tái đi tái lại. Bác sĩ Trần Châu Thái, Trưởng phòng khám Mắt Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Hình trên giúp hình dung được dễ dàng, nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ sẽ tráng bề mặt nhãn cầu rồi tập trung đổ vào điểm lệ, là một lỗ nhỏ nằm ở khóe trong của mắt, từ đây nước mắt sẽ đi vào một ống nhỏ để đổ vào khe mũi dưới. Ống nhỏ này chính là lệ đạo. Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hố lệ đến khe mũi dưới. Nước mắt vào lệ đạo qua điểm lệ, chảy trong lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi và chảy vào vùng mũi họng qua khe mũi dưới. Khi nước mắt không chảy vào lệ đạo mà lại chảy ra ngoài gây nên hiện tượng chảy nước mắt sống thì nguyên nhân thường gặp nhất là do tắc lệ đạo, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Khi phát hiện thấy trẻ bị chảy nước mắt sống hoặc thường thấy đọng nước ở khe mi thì nên đưa trẻ đi khám ngay, để được điều trị đúng và kịp thời. Tắc lệ đạo bẩm sinh thường do ba nguyên nhân sau đây: - Không có điểm lệ: Trẻ sẽ luôn bị chảy nước mắt và viêm kết mạc kéo dài. Tùy theo mức độ bệnh mà có các cách xử trí khác nhau. Nếu chỉ do màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo nhưng nếu do tắc lệ đạo hoàn toàn thì phải phẫu thuật thông hố lệ mũi khi trẻ lớn. - Rò túi lệ bẩm sinh: Vùng da gần góc trong của mắt có lỗ rò nhỏ gây chảy nước mắt qua lỗ rò này. Điều trị bằng cách phẫu thuật đóng lỗ dò. - Tắc ống lệ mũi bẩm sinh: Đây là trường hợp thường gặp nhất xảy ra ở khoảng 5% trẻ sơ sinh 12-20 ngày tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt, thỉnh thoảng gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, nếu bị thường xuyên và kéo dài có thể tạo ra mủ nhầy, viêm kết mạc mắt, sưng túi lệ. Các phương pháp điều trị tắc ống lệ mũi bẩm sinh: - Đối với trẻ < 3 tháng tuổi: Nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt nhi để có phương pháp điều trị thích hợp. Việc điều trị chủ yếu là mát-xa túi lệ, nếu như có nhầy mủ thì dùng thêm kháng sinh nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ. - Đối với trẻ 3-12 tháng: Phương pháp bơm thông lệ đạo cho hiệu quả cao. - Đối với trẻ >12 tháng: Phương pháp bơm thông lệ đạo thường không hiệu quả nên cần cho trẻ đi khám để đánh giá việc phẫu thuật nối thông túi lệ mũi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_dieu_tri_tac_le_dao_bam_sinh_o_tre.PDF
Tài liệu liên quan