Quá trình du nhập, sự biến dạng và nguyên nhân của pháp luật Anh vào Mỹ

A -Mở đầu

Tổ tiên xa xưa của đại bộ phận người Mỹ hiện nay có nguồn gốc từ Anh, họ vượt

qua đại dương 6000 km để đến miền đất lạ màu mỡ của những thổ dân da đỏ

mang theo một nền văn hoá tiến tiến trong đó có hệ thống pháp luật của Anh. Vậy

quá trình du nhập, sự biến dạng và nguyên nhân của sự biến dạng như thế nào

nhóm chúng em xin trình bày như sau.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Quá trình du nhập, sự biến dạng và nguyên nhân của pháp luật Anh vào Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Mở đầu Tổ tiên xa xưa của đại bộ phận người Mỹ hiện nay có nguồn gốc từ Anh, họ vượt qua đại dương 6000 km để đến miền đất lạ màu mỡ của những thổ dân da đỏ mang theo một nền văn hoá tiến tiến trong đó có hệ thống pháp luật của Anh. Vậy quá trình du nhập, sự biến dạng và nguyên nhân của sự biến dạng như thế nào nhóm chúng em xin trình bày như sau. B- Giải quyết vấn đề I. Quá trình du nhập của pháp luật Anh vào Mỹ: 1. Người Anh bắt đầu chiếm các thuộc địa tại Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ XVI. Những người nhập cư đầu tiên đến nơi này không phải là đồng nhất: họ gồm có nhiều nhóm người từ nhiều tín ngưỡng và tầng lớp xã hội khác nhau và đã định cư tại nhiều nơi vào bờ biển miền đông. Các tín đồ Quaker tại Pennsylvania, các tín đồ Thanh giáo (Puritanism) tại thuộc địa Tân Anh (New England), những người đi tìm vàng tại Jamestown và những người tù tại Georgia đến lục địa này vì nhiều lý do khác nhau. Họ tạo ra các thuộc địa có nhiều cấu trúc xã hội, tôn giáo, chính trị và kinh tế khác nhau. Giai đoạn này họ không cần đến pháp luật vì còn phải chống chọi với thổ dân da đỏ và thiên nhiên. 2. Giai đoạn XVII: Thuộc địa thật sự thành công đầu tiên của Anh được thành lập vào năm 1607 tại một khu vực tên là Virginia, trên một đảo nằm trên sông James, gần cửa sông trên vịnh Chesapeake. Thuộc địa này tên là Jamestown, được một công ty cổ phần tại Anh tài trợ và điều hành. Các thuộc địa đã dần được hình thành, phát triển và có hai xu hướng pháp luật: một số người chú ý xây dựng xã hội thần quyền với vai trò to lớn của nhà thờ Cơ đốc giáo: tòa án là nhà thờ, người phán xử là các cha cố, dựa vào kinh thánh; xu hướng thứ hai là coi trọng pháp luật thành văn thể hiện ở hoạt động pháp điển hóa và ban hành bộ luật ở Massachusetts năm 1634 và Pensylvania năm 1682. Như vậy thời kì này đã nảy sinh nhu cầu cần sự điều chỉnh của pháp luật nhưng các thuộc địa không sử dụng luật Anh. 3. Giai đoạn đầu XVIII tới 1776: Pháp Luật Anh đã bắt đầu được tiếp nhận. Ở gia đoạn này pháp luật Anh đã bắt đầu được tiếp nhận ở các bang thuộc địa của họ ở Bắc Mĩ. Trong số tư liệu tổng quát mà ta có thể tham vấn tốt, có tác phẩm “Historical collection of State papers and other authentic documént, intended as materials for an history of the United States of American” của Ebenzer Hazard. Nội dung có ghi, tại phần lớn các bang nằm ở Tây – Nam sông Hudson, có những trang chủ lớn người Anh đến sinh sống. Họ du nhập vào đó những nguyên lí cơ bản nguyên lí quý tộc trị, cùng với chúng là những luật lệ của người Anh về thừa kế. Nguyên nhân pháp luật Anh trong gia đoạn này được tiếp nhận: - Do giao lưu thương mại buôn bán giữa nước mẹ Anh với các thuộc địa và giữa các thuộc địa với nhau tăng mạnh do đó nảy sinh tranh chấp thương mại và cần có pháp luật, nhất là luật thương mại điều chỉnh. Pháp luật Anh được áp dụng vì: thuộc địa buôn bán nhiều với mẫu quốc; nguồn luật của mẫu quốc rất sẵn; ngôn ngữ chung nên dễ dùng. - Các thành tố khác của pháp luật Anh cũng được áp dụng. + Nghề luật sư: khi đã cần đến luật Pháp thì lực lượng luật sư mới có đất dụng võ. Những người này di cư từ mẫu quốc sang nhiều. + Thủ tục kháng cáo lên Hội đồng cơ mật của mẫu quốc được áp dụng: các phán quyết ở tòa án thuộc địa không ổn thì họ kháng cáo lên Hội đồng cơ mật ở Anh để có được phán quyết cuối cùng. + Chế định bồi thẩm đoàn: tương tự như nước ta, đây là những người không có kiến thức pháp luật nhưng tư cách đạo đức tốt. Chế định này đã có từ lâu đời ở Anh và rất đc thuộc địa tại Bắc mỹ hoan nghênh vì đảm bảo dân chủ, có lợi thuộc địa nhất là khi xét xử những tội phạm chính trị 4. Cuối XVIII: Sau khi giành được độc lập, tinh thần dân tộc lên cao nên có xu hướng phủ nhận pháp luật Anh, biểu hiện: ban hành Hiến pháp (Anh không có hiến pháp thành văn), một số bang còn cấm không áp dụng pháp luật Anh. Sau khi Hiến pháp liên bang ra đời, lý tưởng xây dựng một quốc gia dân chủ thực sự thì nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh cần đến pháp luật điều chỉnh. Một số muốn áp dụng luật La mã nhưng gặp phải rào cản là ngôn ngữ: tiếng Pháp là ngoại ngữ được nhiều người biết nhất thì pháp luật Pháp lúc ấy lại chưa được nhiều người biết đến (BLDS khét tiếng mãi đến 1804 mới ra đời). Trong khi đó nguồn luật và tiếng Anh thì lại rất sẵn do đó quay lại với common law. 5. Từ XIX đến nay: trung thành với common law. II. Những biến dạng và nguyên nhân của biến dạng: a. Những biến dạng: - Vai trò của nguồn luật: + Án lệ: ở Anh đậm nét hơn vì ở Anh nó đã trở thành một nguyên tắc đã ăn sâu vào người Anh. + Luật thành văn: ở Mỹ quan trọng hơn: Hiến pháp liên bang, bang, nhiều bộ luật liên bang: Bộ luật thương mại thống nhất (UCC), Bộ luật Hoa kỳ diễn giải (United States Code Annotated - USCA); tất cả các bang đều có Bộ luật hình sự, một số có Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự. Các bang California , Bắc Dakota , Nam Dakota , Georgia , Montana còn có các Bộ luật dân sự theo mô hình châu Âu. - Nếu phân chia tương đối luật Anh thành hai ngành công và tư (họ đã chia như thế trong vài thế kỷ, sau đó bỏ) thì công pháp Anh không ảnh hưởng đáng kể đến công pháp Mỹ. Trong lĩnh vực luật tư thì hình sự có nhiều biến đổi: Hình sự Anh rất hà khắc còn Mỹ thì nhân đạo hơn. b. Nguyên nhân: - Về mặt nguyên tắc, khi độc lập các nhà thuộc địa chấp nhận pháp luật Anh nhưng với điều kiện phải phù hợp với điều kiện địa phương. Người Anh không có ý định áp đặt pháp luật Anh đối với cư dân bản địa đặc biệt trong lĩnh vực luật tư,…Trước hết, việc chấp nhận pháp luật Anh chỉ diễn ra đến giới hạn, một phán quyết của thẩm phán Anh đưa ra sau thời điểm đó. Hơn nữa, các quy định của Anh tại Mỹ cũng chịu ảnh hưởng của những thay đổi trong pháp luật địa phương. Tiếp theo, các quy định của pháp luật Anh có phạm vi “áp dụng chung” và chỉ trong trường hợp được xem là phù hợp với các điều kiện ở địa phương và các thẩm phán, vì thế rất tự do trong công tác xét xử và có thể lấy ý kiến của mình không hạn chế. - Truyền thống luật Anh có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong các ngành luật tư, còn đối với các ngành luật công, ảnh hưởng của truyền thống luật Anh có phần lu mờ vì những người di cư từ mẫu quốc sang chán ghét chế độ phong kiến hà khắc, hình thức tổ chức nhà nước Anh không được cư dân ở đây ưa chuộng, phần lớn trong số họ di cư sang Bắc Mỹ vì lí do xung đột hoặc bất mãn với trật tự xã hội ở Anh và họ không hề muốn tạo lại một nhà nước như thế tại vùng đất hoang vu, rộng lớn mới này. - Tư tưởng của xã hội Mỹ và lý tưởng xây dựng một nhà nước thực sự dân chủ, đã dẫn đến triệt tiêu một số đặc điểm có tính chất bảo thủ của pháp luật Anh. - Dân di cư đến từ rất nhiều nước, nhiều nền văn hóa lên không dễ gì chấp nhận một mô hình nào duy nhất. Ví dụ như khi thay thế người Pháp ở Bắc Mỹ, người Anh đã phải thừa nhận người Bắc Mỹ gốc Pháp sống ở lưu vực sông St.Lawrence có quyền tiếp tục áp dụng luật tư của họ được xây dựng dựa trên tập quán pháp Paris hay ở bang Louisiana truyền thống civil law tiếp tục được duy trì từ thời còn là thuộc địa của Tây Ban Nha. Riêng New York đã từng là thuộc địa của Hà Lan và những người Hà Lan ở đây vẫn theo truyền thống civil law của mình sau khi thuộc địa này được chuyển nhượng cho người Anh, nhưng sau đó, họ nổi dậy chống chính quyền thực dân Anh nên người Anh đã áp đặt hệ thống common law của mình ở thuộc địa này để trừng phạt những người gốc Hà Lan. C- Kết luận Tóm lại sự du nhập của hệ thống pháp luật Anh vào Mỹ bắt đầu từ khi quan hệ thương mại giữa nhữngthuộc địa của người Anh ở phần châu lục này phát triển và cùng với thời gian do nhiều yếu tố chính trị, lịch sử, địa lí... mà nó đã biến dạng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật so sánh trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân năm 2008. 2. Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nxb Tp Hồ Chí Minh năm 2003. 3. Luật so sánh (bản tiếng Việt), Micheal Bogdan năm 2002. 4. Trang web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_3005.pdf